Hôm nay,  

Người Đàn Bà Tuyệt Vời

24/05/201300:00:00(Xem: 226001)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả lần đầu góp bài cho Viết Về Nước Mỹ sau dịp Lễ Mẹ. Bài được chuyển đến bằng điện thư, với lời ghi “Viết theo lời kể của chị N.T.L”. Mong Tôn Nữ Huyền Trang sẽ tiếp tục viết và bổ tục ít dòng sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
. . .
Thời giờ thấm thoát trôi qua! Anh đã đi gần một năm rồi, từ ngày chuẩn bị Ngày Lễ Mẹ năm ngoái. Ngôi nhà tôi ở tự nhiên sao rộng mông mênh, lạnh lẽo quá. Chỉ có ba mẹ con mà bốn phòng ngủ, chưa kể phòng đọc sách do anh chế thêm. Mỗi khi đi qua phòng này, tôi lại hình dung thấy anh đang ngồi trước computer, hý hoáy viết gì đó.

Anh thích viết lắm, nhất là viết tranh luận về những đề tài chống Cộng. Bọn tay sai nằm vùng vẫn phóng những điều bậy bạ, không đúng sự thật lên mạng làm anh nổi giận, viết trả lại chúng. Tôi có nói với anh là “kệ chúng, việc gì phải tranh luận với bọn vô liêm sỉ này”, thì anh trả lời: “Không được! Anh là chiến sĩ, thì suốt đời vẫn là chiến sĩ. Phải đánh cho bọn này bỏ chạy, để diễn đàn được trong sạch, không để cho bọn chúng tuyên truyền nhảm nhí.” Và anh cứ lên mạng, viết liên miên.

Ngày hôm nay, nghe báo, đài nói về Ngày Lễ Mẹ, lòng tôi lại nhói đau hơn các ngày thường. Vì anh đã ra đi đúng vào ngày Lễ Mẹ, sau khi chúng tôi cãi nhau một trận kịch liệt. Anh lẳng lặng cho quần áo, vật dụng thường ngày vào vali, và mang theo cái computer, rồi đi thẳng. Trước khi bước ra khỏi cửa, anh nói với lại: “Nhớ bảo thằng Hoàng ghi tên học kẻo trễ thì không có lớp.” Tính anh vậy đó. Lúc nào cũng lo lắng cho từng đứa con, hỏi han vợ về cơn đau lưng kinh niên của vợ. Vậy mà anh đã ra đi!

Hôm nay, chắc như mọi năm, anh mua về nhà một chục hoa hồng tại Costco, trao cho cô vợ nhỏ và nói: “Chúc em ngày lễ mẹ vui vẻ nhé!”, như anh vẫn làm với tôi từ mấy thập niên nay.

Năm nay, tôi không có hoa, và cũng không còn tiếng cười, tiếng nói của anh vang vang khắp mấy căn phòng, tiếng anh cưa, đục, đóng, đẽo cái gì đó ở gara, hoặc tỉa cây, cắt cỏ… Anh đi, để lại cho mẹ con tôi nỗi buồn cô quạnh, nỗi buồn không thể nào nguôi. Cho đến chết. Nhưng, không phải lỗi tại anh, mà là tại tôi. Tại tôi, tại tôi.. Tôi có một lỗi lớn vô cùng, đó là tôi luôn nghĩ rằng mình là người đàn bà tuyệt vời! Ngược đời thay, người đàn bà tuyệt vời này đã làm cho ông chồng phải dứt gánh ra đi! Chồng tôi là một người đàn ông tốt, một người chồng lo lắng cho gia đình, một người cha đầy trách nhiệm! Thế mà anh cũng phải bỏ đi, không thể sống với người đàn bà tuyệt vời này nữa!

Tôi luôn nghĩ mình là người vợ hoàn hảo nhất trên mọi người vợ mà tôi quen biết. Từ nhỏ, tôi đã đẹp, tuy không chim sa cá lặn, nhưng luôn là hoa khôi trong các lớp học, từ trung học đến đại học, tôi đi đâu cũng có vài anh ngấp nghé đi theo. Hồi đó, tôi hãnh diện lắm về nhan sắc của tôi, tôi càng hãnh diện về đức tính hiếu thảo của tôi với cha mẹ. Tôi không hề đi tắt về trễ, ngay cả sau khi tôi đi làm, lương cao, người theo tôi càng đông, tôi vẫn luôn tìm cho mình một người chồng xứng đáng, không cần tiền bạc giầu sang gì, chỉ cần vừa đủ, nhưng phải là một người hoàn hảo. Và tôi đã gặp anh, người Sĩ Quan trẻ trung, dân tác chiến, ngực đầy huy chương, tính tốt, ôn hòa, nhẫn nhịn, có hiếu với cha mẹ, tuy là lính nhưng không uống rượu, hút thuốc, cà phê cà pháo linh tinh.

Vừa qua một người bạn giới thiệu, tôi thấy anh có đủ điều kiện để làm chồng tôi, nên tôi đã loại tất cả các Bác Sĩ, Kỹ Sư, Giáo Sư, Thanh Tra... ra ngoài và nhận lời lấy anh, vì tôi sợ mấy ông kia, đào hoa, nhiều tiền, sẽ chẳng mang lại hạnh phúc gia đình, y như bố tôi, có uy thế, có môt vợ và năm, sáu bà nhân tình, chẳng hề chăm sóc mẹ con tôi, ngoài việc đưa tiền về tháng tháng. Tôi đã tính đúng. Chồng tôi có đủ tính nết dễ thương, không cờ bạc, rượu chè, hút sách gì, chỉ biết lo cho vợ con, biết gạt ngoài tai mọi lời gạ gẫm của các cô gái đoảng hư cứ bám theo chồng tôi sát nút. Tôi thương anh thật tình.

Chúng tôi sống hạnh phúc và cho ra đời ba đứa con xinh đẹp. Cho đến 30-4. Anh đi tù, tôi lẽo đẽo đi theo, cơm nắm muối vừng thăm nuôi chồng tù đầy từ Trảng Lớn, Cà Tum, rồi ra Bắc... Trong thời gian đó, tôi cũng như chồng tôi, phải chống cự với bọn khốn, chủ sở, chủ phường, chủ quận, cứ dùng đủ mọi âm mưu hòng nuốt sống tôi và cướp nhà tôi. Tôi hãnh diện với sự cứng cỏi của tôi, nhất định không chịu đầu hàng, như chồng tôi cũng không chịu sự đàn áp của cai tù, mà hay chống đối, đến bị đánh hộc máu mồm, máu mũi. Nghe bạn của chồng tôi kể lại cho vợ bạn chồng tôi, tôi mến phục và càng thương anh hơn.

Cho đến tám năm sau, tám năm vất vả, ngược xuôi, bán chợ trời, bán đường dài, buôn lậu, buôn đồ ăn trộm, tôi đón chồng tôi về, vui vẻ hạnh phúc chan hòa. Chúng tôi cùng sát vai nhau, làm đủ chuyện để kiếm sống, nhưng có chồng tôi về, tôi đỡ lo, vì anh cũng được bạn bè cho làm một công việc khá tốt trong một tổ hợp làm dao, kéo gì đó. Từ đó, đời sống chúng tôi cải thiện đôi phần và để khi đi Mỹ theo diện H.O. chúng tôi vui lắm, vì lại được sống tự do, không sợ công an xét nhà bất tử, đem nhốt!

Nhưng cũng từ đó, hạnh phúc vợ chồng bắt đầu nứt rạn. Cũng vì tôi!

Như đã nói trước, tôi luôn hãnh diện là người đàn bà tuyệt vời, mà không biết rằng tính cứng cỏi của tôi đã đem họa cho gia đình. Vốn bao năm phải tranh đấu, giành dật với bọn cộng sản để sống, để nuôi chồng tù cải tạo, tôi đâm ra cứng rắn, chai đá con tim. Cũng vì khi sang đất mới, chúng tôi phải bương chải mưu sinh căng thẳng, tính cứng rắn của tôi lại càng lên cao độ. Tôi hay cáu kỉnh, gắt gỏng thường xuyên. Mà cũng tại chồng tôi nữa! Anh thấy tôi cáu kỉnh thì không cản ngăn mà chỉ chịu đựng âm thầm. Anh cứ nhịn, vì anh cứ bảo: “Anh thương em quá! Thương em vất vả vì gia đình, nên anh phải chịu đựng em.” Khi nghe anh tâm sự như thế, thì tim tôi mềm nhũng cả ra, nhưng chỉ vài ngày, đâu lại hoàn đó. Tôi vẫn cáu gắt, và vì anh cứ im lặng, nên tôi được thể làm già. Càng ngày càng nói những lời độc địa, rỉa rói hơn. Nếu anh có cự cãi, thì tôi gầm lên: “Anh là đồ vô ơn! Không có em chịu đựng để nuôi anh trong tù, thì anh chết rũ từ hồi nào rồi!” Thế là anh lại im lặng, lầm lũi đi làm việc gì đó, hoặc chúi đầu vào computer… Tôi cũng hiểu là tôi lỗi, nhưng tôi lại nhủ mình: “Thật thế, nếu không có mình thì ông ấy ra sao? Nếu mình như người đàn bà khác, bỏ chồng đi lấy cán bộ, thiếu gì tiền lên xe xuống ngựa chứ? Đâu có khổ như bây giờ? Bạn bè bao đứa sang trước, lúc nào cũng rủng rỉnh nhẫn kim cương, hột nào hột nấy to tổ chảng. Còn mình, có đòi hỏi gì đâu? Có ăn diện gì đâu? Suốt ngày chỉ lo cho gia đình, con cái! Anh ấy phải hiểu giá trị của mình chứ! Người đâu mà hay giận!”

Và thế là tôi mỗi ngày mỗi sa vào cái thế giới Người đàn bà tuyệt vời của mình và quên rằng anh cũng có tự ái chứ! Tự ái của anh lớn lắm! Ngày nào còn xe díp, hộ vệ, bây giờ đi làm Technician cho một hãng điện tử, tuy lương cũng khá đủ nhưng chỉ đủ chi dùng, không mang nợ thôi, chứ không có tiền cho vợ con đi du lịch, không mua nổi cho vợ một cái nhẫn xoàn… Anh buồn lắm và tủi thân lắm. Thỉnh thoảng, anh chỉ vào các cửa tiệm lóng lánh kim hoàn và cười nói: “Khi nào anh trúng số, anh sẽ mua cho em nguyên một tiệm vàng cho em đeo hột xoàn đầy người”. Tôi lại quạt anh: “Hừ! Số anh chỉ có mà trúng gió!” Anh xịu mặt, im lặng. Tôi tuy biết mình có lỗi, nhưng không bao giờ tôi nhận lỗi, vì tự ái và cũng vì nghĩ rằng mình là người đàn bà tuyệt vời mà! Cứ thế, cuộc sống chúng tôi cứ trôi đi trong tự ái và căng thẳng. Dần dần anh lạnh nhạt với tôi và tìm quên trong computer. Tôi cũng chẳng cần. Hể tôi nổi nóng là tôi nói như tát nước vào mặt anh! Có lần tôi quạt anh ngay trước mặt một nhóm bạn vì anh quên không mang theo cuốn “check” để trả tiền hội họp ăn nhậu! Anh cúi đầu, lẳng lặng đứng dậy đi ra ngoài. Bạn tôi mắng tôi: “Sao cái con này! Mày dữ quá! Có gì đâu mà mày cũng la lối!” Tôi gạt tay chúng nó ra: “Mày biết gì mà nói! Kệ tao! Ổng này già rồi, lẩm cẩm bỏ mẹ. Quên sót hoài!” Tính nết tôi như thế đó, tôi biết mà không hiểu sao, tôi không thể nào xuống nước với anh, nói lời xin lỗi! Ngược lại, tôi còn nói: “Anh mà không lấy em, mà lại lấy mấy bả khác, thì chúng nó cho anh leo cây từ khuya!” Nghe tôi nói thế, anh chỉ cười: “Đừng đùa nhe! Có khối bà ngoài kia đòi theo anh hoài mà anh không chịu!” Tôi hừ mũi: “Chúng nó lấy anh để lấy cái quần xi líp của anh hả! Anh thì có chó gì cho chúng lấy!”

Mấy tháng trước đây, nhân dịp coi phim “người đàn bà tuyệt vời” của Đại Hàn, tôi mới chợt bừng tỉnh, thấy mình thua xa hai nhân vật nữ chính trong phim đó. Chính họ mới là những người đàn bà tuyệt vời, vì họ nhẫn nhịn, chịu đựng, và ôn hòa. Trong khi tôi hay nổi nóng, cáu gắt, không tôn trọng chồng, nói năng vũ phu, lại tự ái cao như cái đình. Và vì thế, mà anh ra đi…

Ngày Lễ Mẹ năm ngoái, anh mua bó hồng về tặng tôi. Có lẽ lúc đó, tôi đang viết trả “bill” nên đầu óc âu lo, tôi chỉ liếc anh rồi nói: “Bẩy đặt làm chi! Dành tiền trả bill đi thì tốt hơn!”Anh “quê độ”, cụt hứng, đứng lóng ngóng một lúc rồi bỗng vất mạnh bó hoa vào thùng rác. Tôi la lên: “Làm gì thế? Đã nghèo mà còn xài hoang!” Đột nhiên, như bị tức nước vỡ bờ, anh cũng gầm lại: “Cái gì là xài hoang? Tôi mua hoa về cho vợ là xài hoang hả?” Nghe chữ “tôi”, tự nhiên tôi cũng nổi nóng lên: “Bộ tiền chứ có phải cứt đâu mà muốn xài là xài! Làm hộc máu ra cũng không đủ trả nợ, mà còn bầy đặt!” Anh cũng không chịu nhịn: “Bầy đặt cái cục c.! Mẹ kiếp! Thằng này có biết bầy đặt bao giờ!” Rồi anh phẫn nộ, gào lên: “Đ.M. Thằng này mà bầy đặt hả! Nó đi làm hộc máu, chỉ biết vợ với con, có biết con c. gì là bầy đặt!” Nghe anh chửi bậy, tôi biết là anh đã điên lên rồi, nhưng tôi không sợ, cũng điên theo: “Chửi như đồ vô giáo dục!”

Anh nhẩy tới một bước: “Ai bảo tôi là đồ vô giáo dục? Cô dám nói thế hả! Có cô mới là đồ vô giáo dục! Ăn nói như con mẹ nặc nô!” Tôi đứng phắt dậy, chống tay, gầm gừ, rồi đập mạnh giấy tờ xuống đất, bỏ đi. Anh chợt nói với theo: “Ở với con nặc nô như cô thì thà chết mẹ nó cho rồi! Lúc nào cũng đành hanh. Đã vậy, tôi đi.” Và anh ầm ầm lôi quần áo ra khỏi tủ, chất vào vali. Tôi chẳng nhịn: “Đi thì đi luôn, đừng có về!” Anh lẩm bẩm: “Chỉ nói một lời. Chiến sĩ ra đi không mong trở lại.” Nhưng, trước khi bước ra khỏi cửa, anh lại nói: “Nhớ bảo thằng Hoàng ghi tên học kẻo trễ thì không có lớp.”

Thế là anh đi. Và đi luôn, không trở lại. Đến nay đã đúng một năm. Nghe nói có người nào trẻ hơn tôi đã rước anh về.. Tôi hối hận thì đã không kịp nữa rồi. Tự ái tôi có giảm xút nhiều nhưng vẫn không đủ để ngỏ lời xin lỗi anh.

Năm nay, ngày lễ Mẹ, tôi không có một bông hoa nào trong bình.

Người đàn bà không tuyệt vời.

Tôn Nữ Huyền Trang

Ý kiến bạn đọc
31/05/201317:38:29
Khách
Kinh' co^ Huyen Trang ,
Chau xin cam on co đa~ chia xe~ tam su & xin chuc' co^ som' tim` đuoc niem` vui trong cuoc song'.
Chau' nghi~ la` con nguoi` ai cung~ mac' phai? loi~ lam`. Co^ hay? xin loi~ chu' đi co^, co' the? chu' se~ bo? qua.... tat' ca? & tro? lai mai' nha` xua , noi chu' đa~ mot thoi` song' ' & yeu co^ rat nhieu` .
Cung~ co' the? đa~ qua' muon , nhung neu' co noi' loi` xin loi~ ,co se~ cam? thay' de~ chiu & va` noi~ buon`se~voi đi nhieu` .
Co^ co' biet đau , co' the? chu' cung~ đang mong tin co^ lam' & va` nhu co^ đa~ noi' chu' rat' tu. ai' & loi` noi'.... truoc' khi chu' ra đi ,chu' se~ ko tro? ve` truoc' khi co' loi` xin loi~ cua? co^.
Vai` hang` chia xe~ & chuc' co^ moi su nhu y''
Kim Ho
31/05/201309:30:18
Khách
Làm vợ làm chồng , làm bạn bè làm người tình của nhau chứ đừng làm cha làm mẹ của nhau !!!
27/05/201300:52:21
Khách
Xin chia buồn cùng người phụ nữ trong câu chuyện này. Dẫu sao đây cũng là một điều đáng quý vì không ai dễ gì viết ra những lỡi lầm của chính mình để nhiều người cùng rút kinh nghiệm giữ gìn hôn nhân gia đình trước khi quá muộn màn.
25/05/201315:29:17
Khách
Có hai cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này:
Một là mình phải giàu hay tài chánh thoải mái.
Hai là chồng dư sức bao mình toàn bộ hay cho mình cái job ngon, chồng cho chứ không phải người lạ cho.
24/05/201321:11:35
Khách
Bà này ăn nói hàng tôm hàng cá qua! Tội nghiệp ông chồng chiu đựng hết nổi rồi mới xách gói ra đi. Bây giờ Bà Chằng hối hâ.n thì đã muộn rồi. Các sư tử Hà Đông khác nhớ soi tấm gương tày liếp mà đối xử khoan hoà với ông nhà nhé!
24/05/201310:27:31
Khách
Tui mới đọc lướt qua phần cuôi thấy có mấy chữ viết chưa chính xác, chẳng hạn "giành giật" thay vì "giành dật", "giảm sút" thay vì "giảm xút"(Theo Việt Nam Tự Điển của Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ, nhà Khai trí, 1970); còn phần trên chưa đọc hết, nên rất nhắc chừng tác giả nên coi lại, nếu không bài dễ bị ít điểm!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 58,738,189
Tác giả 65 tuổi, định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba1992, hiện là cư dân Cherry Hill, tiểu bang New Jersy. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là “Tháng Ba, Trời Đất Vào Xuân,” tự sự của người vợ người mẹ trong một gia đình H.O., tự sơ luợc về mình “22 năm dạy học trong nước, 22 năm làm “culi job” trên đất Mỹ. Sau đây là bài viết thứ chín của tác giả.
Tác giả định cư tại vùng Seattle, tiểu bang Washington từ năm 1975, đã hồi hưu hơn mười năm qua. Ông đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2013 với bài viết đầu tiên và cũng là bài duy nhất trong năm, kể về một gia đình có ba tôn giáo lớn của thế giới kết hợp: Một con dâu Thiên Chúa Giáo, một rể đạo Phật, một rể đạo Muslim, nhưng tất cả thuận hoà và đạo ai nấy giữ, các gia đình liên hệ đều tôn trọng tín ngưỡng của nhau. Bài thứ hai, ông viết về phở. Sau đây là bài viết thứ ba.
Tác giả một mình vượt biển giữa thập niên 80’ khi còn tuổi học trò. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, cô nhận giải danh dự 2001. Bốn năm sau, cô nhận thêm giải vinh danh tác phẩm 2005 với bài viết “Tháng Tư, Còn Đó Ngậm Ngùi,” kể về tình gia đình chung thuỷ của người Việt tị nạn tại Hoa Kỳ. Bài mới của Diệu Hương được viết để tiễn đưa ca nhạc sĩ Việt Dzũng, người cô chưa từng gặp.
Tác giả là một nhà báo quen biết tại Dallas, từng dự phần chủ biên một số báo Việt ngữ địa phương. Góp bài với Việt Báo từ nhiều năm, ông vừa nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2013. Mới tuần trước, Phan đã có bài “Mùa Lễ”, và nay là bài viết ngay ngày lễ Giáng Sinh 2014.
Tác giả sinh tại Saigon năm 1962, hiện cư trú tại Tulsa, Oklahoma. Nghề nghiệp: kỹ sư cơ khí, làm cho hãng Learjet, Wichita. Học vấn: cao học. Gia đình: vợ và ba con- hai gái, một trai.
Cam Li Nguyễn thị Mỹ Thanh trước 1975, đã có nhiều truyện ngắn, truyện dài do tạp chí và nhà xuất bản Tuổi Hoa ấn hành tại Saigon. Sau tháng Tư 1975, cô không viết, chỉ chuyên làm công việc nghiên cứu khoa học. Định cư tại San Jose từ 2003, Cam Li bắt đầu góp bài cho Việt Báo từ 2009 và đã nhận giải Vinh danh Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2010.
Tác giả sinh năm 1949, định cư tại Mỹ theo diện HO năm 1991. Nghề nghiệp trước 75: dạy học. Công việc làm ở Mỹ: du lịch. Hiện đã hưu trí và là cư dân vùng Little Saigon, Westminster, California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà năm 2013 là "Kock and Me / Vi trùng lao và Tôi." Và liên tiếp cho thấy sức viết nhanh, viết mạnh. Mừng Lễ Giáng Sinh cùng tác giả, xin mời đọc bài viết thứ chín.
Tác giả cho biết ông nguyên là lính Hải Quân VNCH; 12 năm 4 tháng đúng tính đến ngày 30 tháng Tư 75, tự lái tầu vượt biển năm 1982, hiện định cư tại Úc. Sau đây là một bài viết ngắn của ông.
Tác giả cho biết ông đã tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên với một số bài viết về đề tài Du Lịch Nước Mỹ hoặc Trại Hè. Sau hơn 10 năm, ông trở lại với giải VVNM, với bút hiệu mới là Phạm Thái. Sau đây là bài viết thứ năm của ông trong năm.
Tác giả là một nhà báo quen biết tại Dallas, lui tới với bạn đọc Viết về nước Mỹ từ nhiều năm, vừa nhận giải Vinh Danh Tác Giả 2013.
Nhạc sĩ Cung Tiến