Hôm nay,  

Sao Anh Không Cùng Về (VN) Với Em?

18/02/201300:00:00(Xem: 275980)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ. Ông là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục, từng trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA.

Mỗi lần về Việt Nam thăm gia đình vào dịp Tết, nàng thường hỏi tôi câu này nhưng chưa lần nào tôi trả lời thẳng và đúng cho nàng rõ.

Tôi có về Việt Nam đã lâu trong những lần thăm ba tôi bị bịnh nặng và để làm giấy tờ bảo lãnh nàng. Kể từ đó tôi tự hứa với mình là tôi sẽ không về nữa. Lý do? Có lẽ vì tôi là một trong những người có những kỷ niệm máu và nước mắt trong những lần vượt biển cộng thêm vào đó là những năm dài bị tù tội và bị đày ải trong các trại gọi là “cải tạo”.

Hiện nay, nhiều người ở thế hệ trên sáu mươi như tôi đã rũ nhau về Việt Nam sống để dưỡng già. Họ có lý do và đó là chuyện riêng của họ. Rồi cũng có nhiều người ở thế hệ trẻ hơn tôi cũng rũ nhau về Việt Nam để…hưởng lạc! Thậm chí còn có những người trước kia đã từng bị đày đi cải tạo giờ vẫn vui vẻ, hăng hái về với quê hương!

Đa số người đi Việt Nam về đều trầm trồ là bây giờ Việt Nam giàu và đẹp lắm. Họ ca ngợi nào là khách sạn nhiều sao, nhà hàng sang như bên Mỹ, nhà lầu nhiều từng mọc lên như nấm ngoài mặt đường không thể nào nhìn ra những nơi ở khi xưa nữa. Với tầm nhìn và nhận thức của họ như vậy cũng đúng với họ thôi. Còn những gì ở đằng sau cái mặt tiền đồ sộ cách hào nhoáng bề ngoài đó và bên trong hiện tình của đất nước họ chẳng cần để ý tớí làm gì. Đó là đa số những người gọi là “dân thường” thì không ai dám có ý kiến gì. Tuy nhiên ta còn thấy có những thành phần trước kia bị coi là “kẻ thù của nhân dân”, đã từng nắm chức vụ trọng yếu trong chính quyền hay quân đội cũ cũng có mặt trong lớp người rình rang trở về cách “vô tư” đó!

Nàng thường than phiền là bà con bạn bè ở Việt Nam lúc nào cũng hỏi là “sao chồng mầy không về chung? Bộ hai người có chuyện gì phải không?” hay “Đúng là …cưới được vợ rồi ở luôn bên đó!” Mỗi lần như vậy nàng không biết trả lời sao và cảm thấy rất buồn. Tôi thấu hiểu tâm trạng đó của nàng nhưng tôi không thể nào làm trái với nguyên tắc sống của mình đã đề ra. Nguyên tắc đó là giữ lại được phần nào tính tự trọng và nhân cách của một kẻ bại trận.

Trong cuộc đời đảo điên này cái xấu, cái tiêu cực thường lấn áp đi cái tốt, cái tích cực mà con người ta lại rất dễ bị lôi kéo vào vực thẳm u minh. Nhiều người có nhiệt tâm muốn có một chế độ thực sự tốt đẹp cho dân mình nhưng vô tình đã gián tiếp nuôi dưỡng cho tai hoạ hiện tại hoành hành đất nước. Cứ thử nhìn số tiền hằng năm gởi về nước thì ta thấy rõ điều này. Trừ trường hợp phải trở về để thăm thân nhân hay trong trường hợp cưới sinh, tang chế, đa số về nưóc để … hưởng lạc cho bỏ những năm tháng cầy bừa ngày đêm quên cả ăn, mất cả ngủ, không ngơi nghỉ ở nước ngoài!

Tôi mới được quen với một chị bạn cùng trang lứa ra đi với hai con nhỏ vì chồng bị rớt máy bay chết ngay ngày ba mươi tháng Tư và chị cương quyết không bao giờ trở về Việt Nam. Một ông bạn vong niên bị đi cải tạo hơn mười năm nhất định không trở về nữa và con của ông cũng vậy. Một bà bác trên bảy mươi rất ít học nhưng hiểu rõ bản chất của chế độ và thực chất lầm than của người dân bên đó và có nhận xét chính xác về chế dộ còn hơn những người có học thức về chính trị hay những kẻ có quyền chức khi xưa … Đây là một vài mẫu người, những thí dụ điển hình của những người khiến tôi phải nghiêng mình kính phục.

Tết năm nay nàng lại về thăm nhà. Tôi thì ở lại. Nhìn nàng bận rộn xắp xếp quà cáp cho kiện hàng tôi cũng thấy aí nái khi để nàng về một mình không có ai phụ giúp khi lên xuống phi trường. Dù vậy tôi vẫn thấy trong lòng mình được thanh thản vì không phá bỏ nguyên tắc sống của mình đã đề ra. Tôi cũng mua vài món quà nhỏ để tặng cho gọi là “có lễ” của người ở xa trong dịp Tết cổ truyền để nàng không bị lời ra tiếng vào. Nhưng chỉ có thể làm đến vậy thôi!

Tết năm nay tôi ăn Tết một mình khi mùa đông còn đó. Không sao, miễn là nàng vui, sau một năm trời đã làm việc quá cực nhọc. Còn phần tôi, khi đã quá sáu mươi, thì sống được một ngày là được hưởng thêm một món quà quý của Trời ban cho. Tôi nghĩ miễn là mình sống đúng với nguyên tắc mình đã đề ra cho đời mình và đi cho trọn con đường đã vạch ra thì dù ở tuổi nào, ở hoàn cảnh nào, miễn có được sự bình an tâm hồn là điều quý nhứt trong cuộc sống ngắn ngủi của kiếp con người.

Chắc rồi một ngày nào đó nàng sẽ hiểu cho tôi là tôi không còn gì để luyến tiếc một quê hương đã mất./.

Trương Tấn Thành

Ý kiến bạn đọc
11/12/201919:54:19
Khách
khong con gi de luyen tiec que huong da mat: kinh can cam on bac da viet bai nay.
24/02/201321:11:08
Khách
Rat dong y voi ban kevin Pham. Nhung de dieu nay tro thanh hien thuc. what can we do now? Who has any idea? Cam on tac gia ve bai van day long tu trong cua mot nguoi dan yeu nuoc.
19/02/201322:59:04
Khách
Ước gì đa số những người tị nạn VN có cùng suy nghĩ như tác giả Trương Tấn Thành, thì có lẻ nước VN đã không còn CS từ lâu rồi, vì không có tiền ngoại tệ tiếp tế từ bàn tay Việt kiều để mà sống còn cho đến ngày nay! Than ôi! Dân VN mình thua xa dân Nam Hàn nhiều quá!
20/02/201310:02:07
Khách
Xin cám ơn tác giã đã nói lên tâm tư cũa tôi .
20/02/201301:09:29
Khách
Xin cảm ơn tác giả ... câu cuối dù rất quen thuộc, nhưng đọc trong bài này, bỗng thấy nghẹn ngào. Nhớ 2 chữ "tự trọng"
18/02/201320:17:32
Khách
Cháu cũng là dân ODGhe, nên cháu rất là đồng ý với nguyên tắc của chú
18/02/201304:47:39
Khách
Một con người có nhân cách tự trọng hiểu biết, thật đáng khen!
18/02/201323:01:44
Khách
Tôi cũng có quan niệm giống bạn. Tôi có vài người quen , cũng vượt biển tìm sự tự do, nay quay lưng lại với chính mình, nói cám ơn cầm quyền cộng sản đã thu vàng cho đi vượt biên...Không biệt lòng tự trọng của họ đâu rồi.
21/02/201315:44:09
Khách
Tôi cũng đồng ý với Kevin Pham.
21/02/201314:36:20
Khách
Cam on!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 58,753,410
Tác giả Lê Thị, người nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2012 chính là Calvin Trần, nhà thiết kế thời trang gốc Việt nổi tiếng trong dòng chính.
Tác giả ba mươi tuổi, sinh năm 1982 tại Việt Nam, du học Australia từ 2007. Sau khi học xong từ đầu năm 2012, hiện sống tại Flemington, Victoria. "Một chị bạn từng sống một thời gian ở Mỹ khích lệ tôi viết văn trong lúc nhàn cư vi.
Chú Sáu Steve Brown chính là "người Mỹ yêu tiếng Việt" mà tác giả Donna Nguyễn đã kể trong bài "Việt Bút, Việt Báo và Chú Sáu." Báo xuân năm Thìn, khi nhắc tới tài làm thơ Việt của ông, Khôi An viết: "Tôi gọi ông là chú Sáu thay vì Mr. Steve Brown. Chú Sáu đã từng đóng quân ở Việt Nam, nơi đó chú đã gặp thím Sáu."
Tác giả sinh năm 1980, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu 2000, đã nhận giải Chung Kết 2008 với bài “Chuyện Của Cây Vông”. Thụy Nhã (hình bên) hiện làm việc trong một bệnh viện tại Nam Cali. Sau đây là bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Quý Tỵ, hiện đã phát hành khắp nơi.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, 2000, nhận giải bán kết năm 2001, thêm giải Việt Bút 2010, và đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả là cư dân vùng Little Saigon, liên tục góp bài cho giải thưởng Việt Báo từ nhiều năm qua, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2011. Bài gần đây nhất của Tịnh Tâm là “Cu Đất”, kể chuyện đi dự đám cưới cô bạn tên Nhã, tình cờ nhận ra chú rể tên Jonathan chính là đứa em nuôi ngày xưa tên Cu Đất, biệt tích từ nhiều năm, sau một chuyến vượt biển. Sau đây là hồi hai câu chuyện.
Tác giả nguyên là một sĩ quan hải quân VNCH, một nhà thơ quân đội. Sau tháng Tư 1975, ông là người tù chính trị, định cư tại Mỹ theo diện H.O., hiện là cư dân San Diego. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu tiên, Phạm Hồng Ân đã nhận giải danh dự 2012. Sau đây là bài viết mới nhất của ông, nhân ngày tưởng niệm Hoàng Sa, 19 tháng Giêng, 2013.
Trước 30/4/1975, tác giả từng viết nhiều truyện ngắn, truyện dài cho bán nguyệt san Tuổi Hoa, và Tủ Sách Tuổi Hoa - hiện có trên trang mạng: http://tuoihoa.hatnang.com/ và http://www.camlinguyenthimythanh.com Sau ngày 30/4/1975,
Tác giả là cư dân Houston, Texas, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Mong bà sẽ tiếp tục góp thêm những bài viết mới và bổ túc dùm địa chỉ liên lạc.
Với cách viết tinh tế, Nguyễn Văn đã nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ 2012. Ông sinh năm 1965, quê ở Phú Yên; Vượt biên năm 1988, hiện sống cùng gia đình tại Chicago. Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Nhạc sĩ Cung Tiến