Hôm nay,  

Bệnh Ung Thư Mắt...

03/01/201300:00:00(Xem: 274310)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả tên thật là Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, cựu sĩ quan VNCH, cựu tù công sản, định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. 1, hiện làm việc tại học khu Ocean View. Ông đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ, bài nào cũng cho thấy tấm lòng. Bài viết sau đây kể về việc cháu gái của nhà văn quá cố Cao Xuân Huy tham dự cuộc chạy bộ gây quĩ cho việc giúp chữa trị ung thư mắt. Cuộc chạy bộ đã hoàn tất, nhưng tinh thần của cháu gái dành cho những người đồng bệnh của bố làm xúc động lòng người.

Người lính già “Tháng Ba Gẫy Súng” đã đi xa, mi đã khép lại vĩnh viễn vì bệnh ung thư mắt, nhưng tiếng cừơi khề khà bên bàn cafe, nhừa nhựa bên ly bia và cái giọng ngọng nghịu của ông “đại tá hưu” trong “Thư Saigòn” vẫn cỏn đây. Bạn bè vẫn nhớ đến anh, nhớ chỉ để mà nhớ đến một người lính sống có tình, chiến đấu hết mình bên đồng đội, nhưng ngừơi thân của anh, những đứa con nhớ đến bố thì lại tiếp tục công việc của bố còn dở dang, làm những việc thật nhỏ để hy vọng có kết quả thật to lớn. Kết quả không phải để giúp bố quay lại với con, mà kết quả ấy nếu thành công thì sẽ giúp những bệnh nhân như bố có cơ may đựơc qua khỏi chứng bệnh quái ác, quái ác như tử thần rình rập và bất ngờ đột nhập vào bất cứ ai.

Cháu Xuân Dung đã tình nguyện tham gia cuộc chạy việt dã để gây quý giúp tổ chức OMF sớm tìm ra liệu thuồc trị bệnh công hiệu. Xin quý độc giả nghe cháu Xuân Dung, con gái Cao Xuân Huy, tâm sự với Bố:

Bố Yêu Quý.

Con dự cuộc chạy bộ này cho bố. Con chạy cho bố vì sự chịu đựng, quyết tâm, và nhất là nỗi đau đớn (của cuộc chạy đường dài này) nhắc con nhớ lại sức mạnh và ý chí của bố khi phải đối diện với một điều kinh khủng và hoàn toàn mù mờ lúc đó. Lời chẩn đoán của bác sĩ là một cú shock cho bố và con, vì mình hoàn toàn không biết mức độ của nó như thế nào. "Choroidal Melanoma" là hàng chữ mình đọc trong kết quả thử máu, nhưng bố và con, mình chỉ biết hỏi nhau và tự hỏi “Ung thư mắt?” “Dữ vậy sao?” . Chúng ta chẳng biết gì hết, Bố ơi, bố cũng chẳng biết bệnh tình mình thế nào hết.

Con ước gì lúc đó mình biết nhiều hơn thế, con ước gì lúc đó bố có nhiều cách chữa trị để lựa chọn, con ước gì lúc đó có cách chữa bệnh cho bố…

Vì vậy, cuộc chạy này của con là để cho bố. Con chạy cuộc đua này để ủng hộ cho tổ chức đang nỗ lực tìm ra cách chữa trị căn bệnh đó.

Con biết là bố sẽ hãnh diện khi biết con bố làm chuyện này. Mỗi ngày con tìm thấy phấn khởi và động lực trong cuộc sống từ bố và cuộc đời bố đã sống. Con biết là bố lúc nào cũng bên con, và con biết là bố sẽ có mặt ở đó khi con vượt đích đến của cuộc đua,

Con yêu bố


Sau khi thưa chuyện với bố xong thì cháu Bé mới nhận ra đoạn đường chạy đua này xa quá xa, chí mong chạy đều bước, nhưng sức “e không kham nổi đoạn đường dài” nên cháu Bé đành thưa chuyện với những ngừơi thân trong gia đình đề tiếp sức cho cháu sao cho về đến mức cuộc chạy marathon mà không quan tám tới thứ hạng. Mục tiêu xa hơn cao hơn, lý tưởng hơn đó là nhờ sự tiếp sức mà cháu có thể lạc quan nghĩ đến sự thành công, tìm ra liều thuốc hữu hiệu để trừ căn bệnh quái ác cho tha nhân. Thư của cháu như sau:

Thưa Các Bác, Các Chú:

Như nhiều bác , nhiều chú đã biết, hồi tháng Hai 2005 bố cháu được bác sĩ cho biết ông bị mắc chứng ung thư Choroidal Melanoma và tháng Mười Một năm 2010 thì bố cháu mất khi khối ung thư di căn phá nát gan ông. Khi ung thư chạy xuống gan thì bố cháu có rất ít lựa chọn. Ông chỉ có thể chọn, hoặc theo 1 cách hoá trị hầu như đã bị coi là vô hiệu quả, hoặc tham dự một cuộc khảo cứu của các bác sĩ chuyên khoa ung thư ở Viện Đại học UCLA thí nghiệm một loại thuốc mới cho các bệnh nhân bị ung thư Metastatic Uveal Melanoma. Bố cháu đã quyết định chọn cách chữa thí nghiệm này.

Khi bố cháu chọn cách chữa trị có hy vọng có thể cứu được mạng mình, và nếu thành công, sẽ cứu mạng được biết bao nhiêu người nữa, cả nhà cháu đã dấy lên niềm hy vọng. (Một trong những điều quan trọng nhất mà cháu và gia đình học được từ kinh nghiệm này là chúng ta cần có hy vọng, cần có nhiều hy vọng, khi đương đầu với một thứ đáng sợ và độc địa như bệnh ung thư!) Thế nhưng không may, loại thuốc mới này không thành công trong trường hợp của bố cháu, và 8 tháng sau khi biết tin ung thư đã di căn xuống gan, cháu mất bố!

Với cháu và gia đình, chuyện bị mất vĩnh viễn người bố thân yêu là điều khủng khiếp không thể nào diễn tả nổi, và như các bác, các chú chắc cũng hiểu được, hoàn toàn thay đổi cuộc đời cháu.

Giờ đây, sau khi có thời gian để nguôi ngoai niềm đau mất bố, cháu nhất quyết dấn thân để đóng góp vào việc giúp đỡ những người đang trải qua những gì bố cháu đã phải chịu đựng, bằng cách giúp tổ chức Ocular Melanoma Foundation (OMF) gây quỹ tài trợ các cuộc khảo cứu nhằm tìm ra phương thức điều trị tốt hơn và hy vọng có được cách chữa được chứng ung thư này.

Cháu sẽ dự cuộc chạy Việt dã Surf City Half Marathon vào ngày 3 tháng Hai 2013 để tưởng niệm bố cháu, và để gây quỹ giúp tổ chức Ocular Melanoma Foundation, là nơi mà cháu đã từng nhờ cậy nhiều lần trong suốt thời gian bố cháu mang bệnh. Đây là lần chạy thứ nhì của cháu, và cháu đang cố sức tập luyện ráo riết hơn nữa vì biết rằng có nhiều người ủng hộ cháu.

Mọi sự đóng góp dù nhiều hay ít của các bác, các chú đều rất được trân trọng và sẽ giúp cháu đạt được muc tiêu tự đặt ra là gây được $1,500 cho OMF.

Các bác , các chú không thể biết được rằng tất cả những gì các bác các chú đã chia sẻ, nâng đỡ cháu trong suốt thời gian khó khăn nhất của đời mình vừa qua có ý nghĩa thâm sâu đến độ nào, và cháu không thể nào có đủ lời, đủ cách để bày tỏ hết tấm lòng biết ơn các bác, các chú.


Cháu xin được chân thành tạ ơn về tất cả những gì mà mọi người đã làm cho cháu và gia đình, cháu cũng xin cám ơn nếu được các bác, các chú hỗ trợ cho một việc làm có ý nghĩa hết sức lớn lao đối với cháu như thế này,

Nếu các bác, các chú có lòng ủng hộ cho cháu, xin vào địa chỉ này.

(xxxxx@yahoo.com/ địa chỉ này cháu gửi cho người thân nên tôi xin cất đi).

Mặc dù thư của cháu Bé chỉ gửi cho những ngừơi thân thuộc trong gia đình, nhưng chú Hùng, một đồng đội của Huy, từ Úc Châu sang thăm Huy, ở bên cạnh Huy và khi Xuân Huy gẫy súng lần thứ 2 thì lo hậu sự cho Huy, nên chú Hùng đã nhận ra lý tưởng cao đẹp của cô cháu gái, cháu biết nghĩ đến tha nhân thì mục tiêu của cháu không thể chỉ gói gọn trong tình thân mà phải vượt ra xa hơn.

Không ai hiểu cháu Bé hơn chú Hùng, chinh tay chú đã cầm “tông-đơ” vừa ứa nước mắt vừa hớt trọc đầu đứa con gái cưng, theo nguyện vọng của con để tặng mái tóc dài óng mựơt cho những thiếu nữ chữa bệnh bằng phương pháp “ki-mô” và cháu mang “đầu trọc” cùng bạn bè xuống phố để chia xẻ nổi buồn với người rụng tóc đồng thời gây quỹ cho hội ung thư. Giọt nứơc mắt trước đây hãnh diện vì con đã hy sinh mái tóc cho ngừơi mắc bệnh nan y thì nay chú Hùng hãnh diện vì cháu Bé quyết tâm chommục tiêu cso cả. Mặc dù cháu không yêu cầu, nhưng chú Hùng vẫn gửi thư đến đồng đội của Cọp Biển Cao Xuân Huy, thơ rằng:

Thưa Huynh Đệ Cọp Biển

Tháng 11 năm 2010, người anh em của chúng ta, Cao Xuân Huy, qua đời vì chứng ung thư mắt. Anh để lại vợ và 2 con. Cháu gái thứ nhì (Xuân Dung, Beatrice, tự là Bé) hiện đang là một cố vấn tâm lý giáo dục cho học sinh Trung học ở California . Bé đã ở bên cạnh bố suốt thời gian điều trị cho đến ngày cuối.

Chứng ung thư mắt mà Huy mắc phải, tuy không hiếm, nhưng ở nơi Huy, là chuyện bất trị (vì di căn xuống gan, và khi đã chạy sang nơi khác, chỉ 15% có thể sống thêm được trong vòng 5 năm kể từ ngày biết có bệnh). BS Ngô Thế Vinh đã giải thích về chứng ung thư mắt nơi Huy sau khi Huy ra đi.

Cho đến giờ này y khoa vẫn chưa có cách gì chữa trị chứng ung thư mắt, như Huy đã gặp. Và tổ chức Ocular Melanoma Foundation vẫn tiếp tục nghiên cứu hy vọng có thể một ngày tìm ra phương thức chữa trị một cách hiệu quả chứng bệnh quái ác hàng năm cướp đi bao mạng sống.

Từ khi biết bố bị chứng Ocular Melanoma, cho đến lúc bố mất, Bé đã thường xuyên liên lạc với Ocular Melanoma Foundation để hỏi thăm, tìm hiểu về chứng bệnh này, cũng như đã nhờ sự gíp đỡ của OMF trong việc tìm kiếm cách thức điều trị cho bố.

Vì thế, để bày tỏ lòng nhớ thương bố một cách cụ thể và có ý nghĩa, cũng vì biết ơn tổ chức OMF, Bé quyết định dự cuộc chạy bán Việt Surf City Half Marathon gây quỹ cho OMF vào ngày 3 tháng Hai, năm 2013.

Chạy một đoạn đường 21 cây số chắc chắn không phải là chuyện ai cũng làm được. Bé biết là để có thể hoàn tất cuộc đua, cháu cần phải có thể lực và sức chịu đựng dẻo dai. Nhưng cháu nhất quyết phải làm bằng được, chỉ vì muốn có một chút đóng góp cụ thể cho tổ chức mà cháu và bố cháu đã mang ơn. Và nhất là vì Bé muốn chia sẻ nỗi đau đớn và chịu đựng của bố cháu suốt thời gian đau đớn vì bệnh. Bé đã ráo riết tập luyện bấy lâu nay và đang chờ đến ngày đó.

Bé viết thư cho bạn bè, thân hữu trong vòng gia đình thân thuộc báo tin cháu sẽ làm việc này để nhớ đến bố.

Cháu không hề nhờ tôi chuyển thư này đến các bác các chú trong gia đình TQLC của bố, nhưng tôi tự nhận bổn phận gửi đến quý NT và các CH của Cao Xuân Huy, những người mà Huy luôn coi là một phần đời không thể phân ly của mình, với ước mong các bác, các chú của Bé cùng chia sẻ với cháu, lòng thương yêu và tưởng nhớ đến người bạn, người anh em của mình.

(Ó Biển Như Hùng)

Nếu cuộc đời bằng phẳng cả thì nào dễ biết ai hơn ai? Nếu sáng vác ô đi, tối vác về, sáng lên xe chiều xuống ngựa đã có cơm ngon canh ngọt bên vợ đẹp con khôn chờ sẵn thì sao hiểu đựơc tình người đồng sở đồng đơn vị. Nhưng “Tháng Ba Gẫy Súng” Cao Xuân Huy thì có những ngừơi anh, người em cùng súng gẫy như Huy, cùng sống thác bên nhau trong hững ngày cuối Tháng Ba năm ấy.

Sáng dậy, họ chia nhau nắp nước bi đông
Giữa đại dương mênh mông.

Trên bãi cát Thuận An, bên bờ biển Đông mà chết khát

Trưa hôm ấy, hết đạn, họ chia nhau những viên cuối cùng

Và đêm hôm ấy họ nằm trên bãi cát ngó đèn “kéo quân” của tàu thuyền ngoài biển khơi, ngó trăng sao trên trời cao mà lòng cùng ngao ngán.

Bãi cát mênh mông, đại dương mênh mông và trời cao mênh mông nhưng Cao Xuân Huy cùng đồng đội thì mang nỗi buồn mênh mông,

Chôn chân tại chỗ, móc túi tìm đạn thì chỉ thấy những viên bi.

Bắn súng bằng miệng đế át tiếng AK.

Sáng hôm sau họ lại chia nhau..., không phải hớp nứơc, bịch gạo xấy mà là trái “mãng cầu gài” M26!

Một trái không đủ chia nhau,

Ai may mắn banh xác nằm lại trên cát rồi đi vào lòng đaị dương

Ai không may thoát chết thì tử thần đến bắt cho tay vào còng!

Cao Xuân Huy có những đồng đội như thế, cháu Bé có những chú bác như thế thì chuyện có những đứa con cháu biết nghĩ đến tha nhân không có chi lạ. Chỉ lạ khi không nhận ra nghĩa cử của thê hệ thứ hai. Vì vậy sau khi chú Hùng loan tin nghĩa cử cùa cháu Xuân Dung, con gài Xuân Huy, thì những đồng đội của Bố Huy đã tiếp sức cho cháu vượt qua đoạn đừơng chiến binh, vựợt gấp đôi chỉ tiêu mà cháu tự đặt ra trong thời gian ngán nhất.

Những đứa con ngoan và có hiếu thì không có cha chú thiếu bổn phận.

Cám ơn các chú các bác, cám ơn cháu Bé Xuân Dung.

TQLC Cao Xuân Huy đang mỉm cừơi nơi chín suối.

Philato

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 58,033,256
Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011. Bà là một Phật tử, pháp danh Tâm Tinh Cần, nhũ danh Quách Thị Lệ Hoa, sinh năm 1940 tại Cần Thơ. Hai bài viết đầu tiên của bà là tự sự của một phụ nữ Việt thời chiến, kết hôn với một chàng hải quân Hoa Ky. Cưới nhau: 1972. Tới Mỹ năm 1975. Từ 1985, hai vợ chồng mở v/p Di Trú và Thuế Vụ tại Long Beach. Bài viết mới nhất là một hồi ức về mảnh đất tạm dung và quê hương yêu dấu.
Tác giả là một kỹ sư hồi hưu, đã sống 25 năm bên Pháp, 25 năm ở Mỹ, hiện cư ngụ tại Irvine cùng gia đình. Bài viết về nước Mỹ thứ ba của ông là chuyện hậu valentine Day, ngắn nhưng ý nghĩa. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết.
Tác giả là một kỹ sư hồi hưu, đã sống 25 năm bên Pháp, 25 năm ở Mỹ, hiện cư ngụ tại Irvine cùng gia đình. Bài viết về nước Mỹ thứ ba của ông là chuyện hậu valentine Day, ngắn nhưng ý nghĩa. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết.
Tác giả tên thật Linda Hoa Nguyễn, sinh năm 1950, đến Mỹ năm 1994 diện tị nạn chính trị theo chồng, vừa làm vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp đại học ngành Early Childhood Education tại Chapman University California khi 62 tuổi. Hiện đang volunteer tại một trường tiểu học ở Marysville, Bắc Cali, trong khi chờ đi dạy.” Bài viết mới của tác giả cho mùa Valentine là một truyện tình Việt-Mỹ bắt đầu từ thời chiến, với ghi chú:
Tác giả tên thật là Tô vĩnh Phúc. Trước 1975, tốt nghiệp cử nhân Luật Khoa và Văn Khoa tại Sài Gòn. Định cư tại Sacramento, California từ 1986, học và làm nhiều ngành khác nhau. Hai tập thơ đã xuất bản: "Bên Bến Sông Buồn" (2011) và "Nắng Chiều Còn Vương" (2012). Tác giả hiện là cư dân ở Sacramento, Cali và tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 5, 2011. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả sinh năm 1938, cựu sĩ quan an ninh quân đội, sang Mỹ theo diện H.O. vào năm 1990, hiện đã về hưu và an cư tại Westminster. Ông tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2008 và đã góp nhiều bài viết giá trị. Trong một bài viết được phổ biến đầu năm, tác giả kể chuyện về một Linh Mục giúp giải cứu những nạn nhân bị buộc làm nô lệ lệ tình dục.
Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ. Ông là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục, từng trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA.
Tác giả là một nhà văn đã xuất bản 3 tác phẩm, góp bài cho Việt Báo Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Ông sinh tại Hội An, Quảng Nam, tốt nghiệp Đốc Sự Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Cựu tù chinh trị, hiện định cư tại Virginia. Truyện tết Cali sau đây của ông có lời của tác giả trân trọng đề tặng cho nhân vật:
Tác giả đã có nhiều bài viết về nước Mỹ được phổ biến, như "Chồng Tếch Vợ Ly"; "Cái Bát Mạ Vàng", “Kết Hôn Để Qua Mỹ”... Cô cũng là người đã mời đã mời Chú Sáu Steve Brown -một người Mỹ yêu tiếng Việt- gia nhập sinh hoạt làng Việt Bút, Sách Viết Về Nước Mỹ 2012 vừa phát hành, cô có bài viết “Sinh Nhật 4 Tháng Bẩy”. Các bài viết của cô luôn cho thấy sự thẳng thắn, đôi khi ngang tàng nhưng tử tế vui vẻ.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2001, giải Việt Bút 2011, và là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo từ 7 năm qua. Bà hiện là cư dân vùng Little Saigon, công việc: giám khảo của Bureau of Barbering & Cosmetology (Nha Khảo Thí ngành Thẩm Mỹ) thuộc tiểu bang California. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Quý Tỵ.