Hôm nay,  

Kỷ Niệm Mùa Thu

08/10/201900:00:00(Xem: 10049)

Bài số: 5804-20-31610-vb3100819

 

Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong. Bà tên thật Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979., hiện hưu trí tại miền Đông và vẫn tiếp tục viết. Sau đây, thêm một bài viết mới.

 

***

Ngày tháng qua nhanh, thấm thoát mùa Hè nóng nực sắp ra đi,Thu lại về với nắng nhẹ, gió mát, trời trong. Sáng  sáng  trên sân cỏ lá khô rơi rải rác,  cây lá  bắt đầu đổi màu. Hoa cúc rực rỡ đó đây.

Khí hậu mùa Thu làm  mọi người cảm thấy dễ chịu vui tươi hơn, hoa hồng bắt đầu khỏe trở lại sau những ngày nắng nóng bức mùa hè, có nhiều nụ non bé bé xinh xinh...  Riêng Vân mùa Thu có nhiều kỷ niệm vui và buồn.

Niềm vui đầu vào mùa Thu của Vân là con trai ra đời ngày rằm Trung Thu  nên  mỗi năm vào mùa Thu gia đình họp mặt  mừng Sinh nhật cháu. Ngày xưa  lúc sinh cháu  cả nhà vui vẻ, người vui nhất là bà Nội. Sau này Vân biết bà Nội cháu đã đến chùa nhiều lần cầu nguyện cho cháu sinh đúng ngày tháng. Cụ sợ  cháu ra đời vào tháng 7 ta là mùa cúng... cô hồn.

Niềm vui khác vào mùa Thu là  các con vào lớp một. Ngày đầu tiên cháu đến trường.  Các trường trung tiểu học thường rất đông học trò, nhưng trường mẫu giáo  chỉ có dăm ba lớp, thày cô giáo cũng ít, các con bỡ ngỡ chẳng muốn rời tay mẹ, ngơ ngác  nhìn quanh nhưng rồi cũng quen.

Mùa Thu năm dài tháng rộng,  thường đủ chuyện vui buồn. Vân không thể nào quên cách đây hơn 30 năm, người bạn đời yêu quý của Vân đã rời bỏ gia đình thân yêu về cõi vĩnh hằng sau những ngày tháng đau ốm dai dẳng.

Anh bị ung thư phổi khi biết đã muộn, xạ trị, hóa trị không còn hữu ích  và  chỉ làm  anh thêm mệt mỏi. Theo lời anh yêu cầu, Vân đem anh từ hospice về nhà. Ngày y tá đến  săn sóc, đêm mẹ con thay phiên  nhau, giúp anh làm vệ sinh và thay đổi cách nằm cho thoải mái, trở từ phía trái sang phải hay ngược lại mỗi hai giờ. Sau  cùng Vân xin nghỉ phép ở  nhà với anh  suốt ngày đêm. Anh mơ màng khó ngủ nhưng chỉ cần Vân cầm tay  là anh ngủ ngon lành. Tuy thế về nhà  chỉ được vài tuần là anh ra đi mãi mãi, để lại thương nhớ cho gia đình, bè bạn.

Khi  anh ra đi các con còn là học trò nên anh rất lo.  Thương  anh làm việc vất vả  nhưng chưa biết kết quả việc học hành, tương lai các con ra sao. Năm 1975 anh  bị đi tù cải tạo gần 2 năm tuy chỉ đi dạy học. Được thả ra, phải về thôn quê  sống cả năm mới được trở lại thành phố tiếp tục nghề cũ. Vượt biên chịu sóng gió mưa nắng may mà thành công. Định cư Hoa kỳ tay trắng anh làm việc 7 ngày một tuần, chưa một lần thăm viếng  nước ngoài như ước mơ.

Khi bệnh nặng lại  lo Vân khù khờ, tiếng Anh bập bẹ, làm sao nuôi con. Anh nhắc nhở Vân học lái xe để có thể đi làm hằng ngày. Trước kia có anh đưa đón. Vân khuyên anh an tâm, trời sanh voi sanh cỏ. Tiếc thay ngày nay khoa học tiến bộ, ung thư phổi không còn là bệnh nan y nếu biết và điều trị sớm. Nhưng anh không còn nữa.

 Đúng là trời sanh voi sanh cỏ. Khi anh qua đời Vân  làm việc 60 tiếng một tuần hay hơn, chẳng có  ngày lễ hay cuối tuần chi cả vẫn khỏe mạnh. Trời cũng công bình. Lúc ở Việt Nam Vân đi dạy 16 tiếng 1 tuần, trừ 1 giờ chủ nhiệm lớp còn 15 tiếng. Khi anh mất Vân làm việc lu bù để  có đủ tiền trả tiền nhà,  và các chi phí khác. Lúc đó  hai vợ chồng đã mua được nhà có sân trước vườn sau, nếu không có tiền trả hàng tháng, nhà băng sẽ tịch thu nhà.

Vân lòng dạ tan nát, vừa làm việc như điên vừa lo lắng đủ thứ nhưng chẳng dám than sợ các con buồn ảnh hưởng việc học. Cũng may và nhờ ơn trên các con rất ngoan và học hành tử tế, đứa lớn nhắc đứa nhỏ, Vân chẳng phải bận tâm.

Giờ nhớ lại thời gian anh  mới ra đi, Vân vừa lái xe vừa... khóc. Về nhà hay đến sở, Vân cố gắng bình tĩnh để khỏi phiền lòng người thân. Xin cám ơn gia đình, bạn hữu đã an ủi, giúp đỡ tinh thần Vân qua thời kỳ khó khăn...

Mùa thu, với từng cá nhân bé nhỏ như Vân, đã có biết bao điều để nhớ. Nhưng mùa thu còn là lúc đánh dấu việc khủng bố tấn công nước Mỹ trong biến bố ngày 11 tháng 9.

Niềm đau mất bạn đời của Vân thật nhỏ bé so với  gần 3000 người thiệt mạng ở Nữu Ước và Ngũ Giác Đài năm 2001, ngày 11 tháng 9.

Hàng năm đến ngày kỷ niệm ảnh TV lại chiếu cảnh Tháp Đôi, Nữu Ước và Lầu 5 Góc (Pentagon ) Virginia bị máy bay  khủng bố  đâm thẳng vào bốc cháy, khói lửa mù mịt. Gạch đá cát bui tung tóe, cao ốc sup đổ tang thương.

 Năm ấy vào ngày  kể trên, anh cả Vân từ Cali gọi hỏi thăm xem gia đình có bình an không. Anh thấy  TV chiếu hinh ảnh Ngủ Giác Đài (Pentagon), Arlington, Virginia bị không tặc tấn công. Anh biết gia đình có người  là nhân viên dân sự cho quân đôi  nhưng không biết  nhiệm sở nào nên anh rất lo.

Cũng may, cháu làm việc nhiệm sở khác nhưng  bạn cháu làm việc Ngũ Giác Đài, đã bị thương và qua đời khi không tặc đâm phi cơ  vào Lầu Năm Góc. Con trai đầu lòng nạn nhân được 3 hay 4 tuổi. Từ đó mỗi năm vào mùa Thu, Vân lại xót xa nhớ đến cuộc khủng bố bạo tàn ở Nữu Ước, những nạn nhân  vô tội,  gia đình họ, nhất là những người con còn nhỏ dại, mẹ  trẻ ngây thơ. Vân nhớ như in hình ảnh Tổng Thống Bush  trên TV, nước mắt rưng rưng khi nghe tin dữ.

Sau đây, xin sơ lược nội vụ. 

 

Khủng bố

 

 Trung Tâm Thương Mại Quốc Tế (The World Trade Center, 1973-2001) gồm 7 bảy cao ốc tọa lạc phía Nam Manhattan, Nữu Ước. Tháp đôi Twin Towers cao nhất trong  các cao ốc khu Thuơng Mại Quốc Tế và các cao ốc khác ở Hoa Kỳ cũng như thế giới thời bấy giờ, có 110 tầng.

Cao hơn Empire State Building cho đến lúc tháp Sears ở Chicago ra đời mấy năm sau, rộng 16 mẫu. Mới nhìn tưởng như 2 tháp cao bằng nhau (Twin Tower s). Thật ra tháp 1 cao 417m, tháp 2 cao 415m. Khu Trung Tâm Thương Mại có khoảng 50.000 nhân viên làm việc và khoảng  hơn 140.000 du khách, người mua bán đi lại thăm viếng hằng ngày.

Khi xảy ra tai nạn nhiều người kẹt  trong hành lang, văn  phòng, thang máy… tuyệt vọng không thể thoát thân.  Khu Trung Tâm Thương Mại có ngân hàng, khách sạn, nhà hàng ăn uống, cửa tiêm buôn bán, trụ sở các công ty thương mại lớn của các quốc gia khác nhau, đài truyền thanh, truyền hình và là trung tâm tài chính, kho cất giữ vàng quôc gia trong hầm kiên cố. Tầng hầm có thuơng xá lớn, rộng rãi, có xe điện ngầm giao thông các nơi.

 

Không tặc

 

Ngày 11 tháng 9  năm 2001, phi cơ  hảng American  Airline  và United  Airline bị không tặc uy hiếp phi hành đoàn, cươp may bay và với tốc độ  kinh hoàng  đâm thẳng vào Tháp Đôi. Tháp 1 bốc cháy, khói  đen và lửa đỏ cuồn cuộn  từ tháp bay ra, tháp từ từ sụp đổ ... Môt phi cơ khác lao vào tháp 2. Cả hai tháp đều cháy, khói lửa mịt mù, cát đá tứ tung. Thang máy ngừng hoạt động, nhân viên kẹt trong cao ốc.

Cuộc khủng bố này làm  thiêt mạng gần 3000 người trong đó có công dân của hơn 90 quốc gia khác nhau, 343 lính cứu hỏa, 6000  người bị thương ,23 sĩ quan cảnh sát, thiệt hại hàng tỷ mỹ kim, thi trường chứng khoán mất giá...

 

Hậu quả

 

Thời gian qua nhanh, 18 năm, đứa trẻ  3, 4 tuổi ngày xưa  mất cha vì bọn người ác đã  trưởng thành, học hành tử tế. Hàng ngàn trẻ em khác mất cha mất mẹ, gia đình tan nát, vợ chồng vĩnh viễn chia ly…

Có lắm nạn nhân được cứu khỏi cao ốc nhưng sau cũng qua đời vì bệnh phổi do hít phải  khói và tro bụi. Các cao ôc ,thương xá gần Tháp Đôi phải đóng cửa thời gian để sửa chữa các hư hỏng  ảnh hưởng sự  rung chuyển  khi Tháp đôi bị không tặc tấn công sụp đổ.

Sau ngày 11/9/01 người du lịch trong nước và ngoại quốc thưa thớt, phi trường vắng vẻ, it ai muốn đi xa trừ khi có việc cần thiết. Các hãng du lịch than thở vì thiếu khách, phi cơ cũng vắng, ngành du lịch thất thu. Số lớn du khách chịu mất tiền hủy bỏ các chuyến du lịch gần xa. Sự tàn bạo bọn khủng bố làm họ lo ngại khi đi phi cơ.

Có lần sau 11/9 vài năm, Vân đi Cali thăm bà con, lúc trở về  Washington DC, trên máy bay chỉ có 3  hành khách nhưng  phi cơ cũng cất cánh đúng giờ.  Chẳng biết có khi nào bọn khủng bố  nhớ công  ơn nuôi dưỡng  của cha mẹ  từ  lúc  em bé mới ra đời đến khi trưởng thành, đã dành cho con em  rất nhiều tình yêu thương, công sức và hy vọng... Nếu con người  đem tài trí, sự thông minh, lòng can đảm  để phụng sự quốc gia, giúp ich cho nhân loại. Như thế  không những bản thân vẻ vang, gia đình, đất nước cũng  được thơm lây…

 Hiên nay Tháp Đôi hoạt động lại và phồn thinh như xưa, ngành du lịch sống mạnh, đông du khách, các phi trương  đông  đúc và bao giờ  check in cũng phải chờ, sắp hàng  cái đuôi  dài ngoằn...

Bên ngoài trời trong nắng ấm, chim hót líu lo, hứa hẹn mùa Thu  tươi đẹp sẽ thay thế mùa hè nóng nực ra đi. Cầu mong thế giới không còn kẻ quá khích, ác tâm, mọi người sống bình an, ấm no  nơi xứ cờ Hoa nhân hậu  hay  quê hương mến yêu xa xôi...

 

Ngọc Hạnh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,197,600
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài gần đây của ông là chuyện khởi nghiệp, rồi dựng ngiệp trên đất Mỹ. Sau đây là phần cuối khi gia đình tác giả di chuyển về Orlando đầu tư vào ngành địa ốc và sinh sống tại đây.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà cho biết: Tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ tư của bà.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ: Bà tên thật Nguyễn Lệ Chi, một chuyên viên xã hội, từng nhiều năm làm việc tại Trung tâm Cao niên thành phố Milpitas, Bắc California. Bà cho biết muốn tham gia viết về nước Mỹ từ lâu, nhưng phải chờ tới khi về hưu mới thực hiện được ý nguyện. Bài viết đầu tiên của bà dựa trên những tình tiết có thật, tuy nhiên tên nhân vật đã được chỉnh sửa đôi chút để giữ sự riêng tư. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến