Hôm nay,  

Hành Trình Để Trở Thành Người Mỹ

19/09/201900:00:00(Xem: 11426)

Bài số: 5791-20-31597-vb5091919

 

Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất, một nhà giáo hồi hưu. Sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota. Người di dân tại Hoa Kỳ một chủ đề quan trọng cho học sinh tị nạn khi ông dạy trong chương trình Song Ngữ tại Minneapolis. Bài  được viết lại khi gần đây câu sỉ nhục nặng tính kỳ thị kiểu KKK  thường xuất hiện trở lại: “Go back where you come from”

 

***

Thấm thoát tôi đã sống một thời gian dài trên đất Mỹ hơn cả một nửa đời người với bốn mươi bốn năm dòng dã và hôm nay ngồi nghĩ lại mình đã là người Mỹ chưa hay là nửa Mỹ nửa Việt?

Vậy người Mỹ là ai? Có phải là ông Mỹ da trắng gốc Na-uy, người điều khiển chương trình giáo dục Song ngữ và ESL của Khu Học Chính Minneapolis khi tôi mới vào làm hay là vợ chồng gốc Mễ Tây Cơ mới dọn từ California đến ở cạnh nhà tôi hay là ông bạn quí gốc “da đỏ” đồng nghiệp với tôi?

Các nhà chính tri gia và dân Mỹ đều hãnh diện cho rằng nước Mỹ là nước của người di dân nơi mà gia đình của mọi người tới sống để kiếm tự do hay cải thiện cuộc sống. Ngay cả Tượng Nữ Thần Tự Do cầm đuốc soi sáng tại Đảo Liberty ở New York cũng là người di dân. Tượng này là món quà thân hữu của Pháp được nhập cảnh và khánh thành vào năm 1886.

 

Thổ dân Mỹ Châu

 

Ngay cả người Mỹ đầu tiên cũng là di dân. Họ được gọi là Paleo-Indians đến Châu Mỹ từ Á châu hai mươi ngàn năm về trước qua ngả Beringa, cầu thiên tạo nối liền Châu Á và Châu Mỹ nay gọi là eo biển Bering. Những dân này sống rải rác trong các bộ lạc mà họ gọi là quốc gia. Mỗi bộ lạc có tiếng nói riêng và hầu hết được tổ chức theo chế độ gia đình truyền từ đời này sang đời kia. Các bộ lạc thường trao đổi hàng hóa với nhau. Dân bản xứ tin vào sức mạnh của linh hồn hiện diện trong thiên nhiên mà người lãnh đạo tôn giáo được gọi pháp sư hay shaman. Họ cũng tin rằng con người cần phải sống hòa đồng với nhau.

Vào năm 1492 ông Christopher Columbus, nhà thám hiểm và thuyền trưởng Ý, đã có ý định kiếm con đường gần hơn đến Ấn độ nhưng ông và ba thuyền của ông là Santa Maria, Pinta và Nina xuất phát từ Tây Ban Nha cặp đến đất Châu Mỹ mà cứ tưởng là Ấn độ. Vì vậy ông gọi dân bản xứ là người Indians và Châu Mỹ sau đó được gọi là Tân Thế Giới. Thường trong sách giáo khoa hồi xưa chúng ta học dạy rằng Christopher Columbus này là người khám phá ra Châu Mỹ nhưng thật ra người bản xứ sống cả ngàn năm trước họ chính là người khám phá ra ông và đoàn tùy tùng.

Hãy nghe một dân bản xứ vô danh nói về cách đối xử của người da trắng với thổ dân:

“Khi các ông đến đất chúng tôi, các ông không mở rộng vòng tay nhưng các ông mang Thánh Kinh, súng đạn và bệnh tật. Các ông chiếm đất của chúng tôi. Các ông giết chúng tôi với súng đạn và bệnh tật rồi còn ngạo mạn gọi chúng tôi là đồ mọi rợ vô thần.”

Quả đúng như vậy. Vào đầu thế kỷ 16 trong khi binh lính xâm lược Tây Ban Nha và nhà buôn da thú người Pháp cạnh tranh nhau về đất đai và tài nguyên trên Tân Thế Giới còn các nhà truyền giáo Âu châu hăng say bằng bất cứ giá nào muốn truyền bá Ki tô giáo cho dân bản xứ là những người chưa được nghe phúc âm bao giờ. Kết quả của công cuộc truyền giáo là phần nhiều thổ dân có cảm tình lẫn lộn với văn hóa và tôn giáo mới này. Nước Mỹ lúc đó đang bành trướng đất đai và các giáo sứ cũng được thành lập và gia tăng từ Florida cho đến California.

Trước khi người da trắng đến dân bản xứ sống biệt lập yên ổn trên đất ông cha để lại nhưng khi người Âu châu đến thì đời sống của họ bị đảo lộn mọi mặt. Chiến tranh xẩy ra vì dân da trắng Mỹ gốc Âu châu nghĩ dân bản xứ là dân mọi rợ thiếu văn minh nên họ dùng vũ khí bạo lực để dành đất xua đuổi họ đi nơi khác với ngụy luận đất Mỹ là thiên định hay “manifest destiny” nên dân da trắng có quyền mở mang quốc gia mới “của” họ.

Trong khoảng năm 1830-1850 các bộ lạc ở miền Đông Nam nước Mỹ bị bắt buộc rời đất mẹ của họ đến miền Tây của sông Mississippi gọi là Lãnh Thổ Người Da Đỏ. Trên đường đi bao nhiêu dân bản xứ chịu bao nhiêu gian nan đau khổ với bệnh tật, đói khát và nhiều dân đã tử vong trước khi đến “ vùng kinh tế mới”. Máu và nước mắt đã chảy dài trên con đường mòn dài đăng đẳng này vì thế con đường này được gọi là Đường Mòn của Nước Mắt hay “Trail of Tears”.

Thêm vào đó khi các nhà thám hiểm người Anh, Pháp và Tây Ban Nha tiếp xúc với Tân Thế Giới họ mang theo nhiều kỹ thuật và cách sống hoàn toàn xa lạ đối với dân bản xứ nhưng họ cũng mang một kẻ thù tiềm ẩn cho thổ dân: bệnh tật mới. Dân bản xứ không có tính miễn nhiễm với các bệnh tật của người Âu châu nên họ mắc bệnh nhanh chóng khi trực tiếp tiếp xúc với người da trắng trong khi người da trắng quen với các bệnh này. Bệnh như đậu mùa, cúm, sởi, thủy đậu...đã lan tràn tới thổ dân mà thổ dân không biết cách cứu chữa và đã làm họ gần như tuyệt chủng.

Ngày nay có khoảng hơn năm triệu dân bản xứ sống trên đất Mỹ. Tôi có người bạn đồng nghiệp là dân bản xứ có ông nội người Ba Lan nên có nhiều dịp học hỏi về lịch sử và văn hóa của bộ lạc Ojibway mà ông thuộc bộ lạc này.

 

Người gốc Âu châu

 

Sau khi Christopher Comlumbus đặt chân đến Mỹ châu thì có nhiều sắc dân Âu châu sang lập nghiệp. Vào thập niên 1950, người Âu châu đầu tiên là dân Tây Ban Nha và Pháp. Vào năm 1607, người Anh sang định cư tại Jamestown thuộc Thuộc Địa Virginia. Sau đó vào năm 1620 một nhóm người Pilgrims tránh sự ngược đãi tôn giáo tại Âu châu và sang Mỹ lập một thuộc địa tại Plymouth, Massachussetts rồi có nhóm người Puritan (Thanh giáo) cũng sang Mỹ kiếm tự do tôn giáo và định cư tại Thuộc Địa Vịnh Massachus- setts (Massachusetts Bay Colony).

Các thuộc địa của Anh quốc được thành lập dọc theo bờ biển Đại Tây Dương, từ Maine cho tới phía bắc của Georgia. Thuộc địa củaThụy Điển và Hòa Lan được thành lập chung quanh New York. Trong thập niên 1600 và 1700 có nhiều chiến tranh vì tranh chấp đất đai trong khi có nhiều di dân tới Tân Thế Giới.

Pháp và Anh gây gổ với nhau nên xẩy ra cuộc chiến tranh Pháp và Thổ Dân hay French and Indian War (1754-1763). Anh Quốc thắng trận nên chiếm cứ Canada và cai trị 13 thuộc địa.

Hai nhóm di dân đến nhiều nhất trong giữa thế kỷ 18 là người Đức và Ái Nhĩ Lan sau đó là người Ý, người theo đạo Do Thái và người Đông Âu.

Ý niệm Hiệp Chủng Quốc là một lò luyện thép “ melting pot” khi dân chúng của nhiều quốc gia kết hợp lại và tạo ra người Mỹ rất thịnh hành khi nói về nước Mỹ. Tuy vậy người Mỹ lúc đó đã không mở rộng bàn tay và nhiều khi từ chối nhập cảnh nhiều nhóm di dân. Nhiều người định cư gốc Âu châu đến trước khinh thường các giống dân khác mới đến dù rằng họ là người xây dựng đường xá, đường xe lửa, nhà cửa, đào than đá và sắt... cho nước Mỹ.

Lúc đó theo ý của nhiều người thì người Mỹ “chính gốc” là người da trắng, theo đạo Tin lành và nói tiếng Anh.

 

Người da màu gốc Phi châu

 

Dân thuộc địa cũng muốn dùng thổ dân làm lao công trong các đồn điền thuốc lá hay bông vải nhưng bệnh dịch đã tiêu diệt họ gần hết nên dân thuộc địa nghĩ ra một lớp lao công khác: nô lệ người Phi Châu.

Trong suốt thế kỷ 17, các nhà lập nghiệp Âu châu ở Bắc Mỹ đã dùng nô lệ Phi Châu là nguồn lao động rẻ tiền và dồi dào bằng cách “nhập cảng” các nô lệ coi như là “hàng hóa”từ Phi Châu thay vì dùng các người làm mướn nghèo gốc Âu châu. Họ đã dùng ba chặng hàng hải trong công việc này. Chặng thứ nhất hay “Outward passage” là tàu xuất phát từ Âu Châu với hàng hóa tới miền Tây Phi Châu và nơi đây chủ tầu trao đổi hàng hóa và mua nô lệ. Những người nô lệ này thường bị ruồng bắt trong các vụ tấn công tại làng của họ hay mua lại từ những con buôn. Sau đó tàu di chuyển sang Mỹ châu có sức chứa khoảng 250-600 nô lệ một tàu và được gọi là chặng giữa hay “Middle passage”. Nô lệ sống chen chúc thiếu vệ sinh trong khi bị xiềng xích và ngủ trên bãi chất thải của họ. Có chừng 20% người nô lệ bị tử vong vì bệnh dịch, tra tấn vì chống đối hay tự vẫn trong hành trình trần ai kéo dài từ sáu đến tám tuần.

Sau khi cặp bến, các người nô lệ được mang ra chợ bán cho con buôn như một món hàng và trở thành người lao động không lương suốt đời tại các đồn điền của Mỹ. Buôn bán nô lệ xong các chủ tầu giầu có lại mua các nguyên liệu thô như thuốc lá, đường, lông thú, bông vải của Mỹ... để mang về Âu Châu là chặng kết thúc hay “Return passage”. Đây là hành trình mậu dịch tam giác hay “triangular trade passage”.

(còn tiếp một kỳ)

 

Đặng Hà Nội

 

 

Ý kiến bạn đọc
20/09/201916:15:19
Khách
Phai song lau tren nuoc My moi hieu nguoi My. My co tu do ngon luan nen nguoi ta phat bieu nhieu khuynh huong khac nhau, sai va dung. Phong theo loi TT Thieu ngay xua noi, thi co the tom tat la “Dung nghe nhung gi My noi, ma hay nhin nhung gi nguoi My lam”. Dan Minnesota da trang keo nhau bo phieu bau cho dan bieu Omar nguoi da den, hoi giao. Co mot ong da trang lay vo bac si, nay lai ly di de di theo ba hoi giao Omar da den, co 3 doi chong con, nhu the thi thay dan da trang cung rat thich nguoi da den. Khi ba Omar ve lai Minneapolis, dan da trang keo nhau den phi truong chao don hoan ho nhu don ruoc nu than. My tuy co nhung khuyet diem, nhung dan chung khong do xo vuot bien, va dan ngoai quoc do xo den My. Khong Tu xua co ke chuyen che do ha khac doc hai hon ho du, cho thay tai sao nuoc My van la nhat, mac du bao chi thien ta tuyen truyen.
20/09/201915:05:51
Khách
Bai viet rat hay. That toi nghiep cho nhung nguoi no le ngay xua.
Tac gia viet:
“Sau đó tàu di chuyển sang Mỹ châu có sức chứa khoảng 250-600 nô lệ một tàu và được gọi là chặng giữa hay “Middle passage”. Nô lệ sống chen chúc thiếu vệ sinh trong khi bị xiềng xích và ngủ trên bãi chất thải của họ. “
Nam 1976 nguoi VietNam cung dua nhung nguoi di cai tao ra mien bac trong nhung chuyen tau y het nhung tau cho no le hon 100 nam truoc. Nhieu nguoi Viet dang song hay du hoc o My co the la con chau cua nhung nguoi bo doi, thuy thu hay thuyen truong nhung tau cho cai tao. Nguoi My da xau ho ve su doi dai no le tan te, nhung den bao gio nguoi Viet cam thay xau ho khi ho doi xu tan te voi nguoi di cai tao?
19/09/201923:29:56
Khách
Xin đính chính người Tây Ban Nha và Pháp sang Mỹ lập nghiệp vào thập niên 1590 thay vì 1950.
19/09/201909:57:40
Khách
Thơm ngon, béo bổ với hương vị và màu sắc mới.
Món ăn tinh thần này của anh thuộc hàng... đặc sản!
Cám ơn anh Đặng Hà Nội đã khoản đãi mọi người một món ngon, lạ miệng.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,356,064
Tác giả đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang trong chương trình Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà là nhà giáo dạy ngôn ngữ và văn hóa Việt tại Hoa Kỳ và là tác giả Kim Dzung Phạm, sách “Vietnmese: An Intro-ductory Reader” đã được Viện Việt Học và University of California, Riverside xuấn bản lần đầu trong năm 2008.
2018-1968, đánh dấu 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân, tiếp tục viết về cuộc tàn sát tại Huế. Susan Nguyễn là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada, lần đầu viết bài gửi Việt Báo. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín, 2017-08. Sau đây là bài viết thứ 11 trong năm.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm niều bài viết đặc biệt. Nhân mùa Father’s Day đang tới, ông góp thêm bài viết về các cô nhi của tử sĩ VNCH hiện sống trên đất Mỹ.
Từ ngày Một tháng Bẩy 2018, giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ sang năm thứ hai mươi. Bài viết đầu tiên của Tố Nguyễn tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18.
Vài hàng vềû tác giả: Trước 1975, là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Định cư tại Hoa Kỳ từ 1985. Công việc: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu tại Westminster, từ 2002. Năm 2005, tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Sau đây là hồi ký của ông dành cho loạt bài “Tưởng nhớ 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân 1968 - 2018.”.
Cam Li là cây bút quen thuộc của Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Bài viết là một truyện ngắn mới, tác giả gửi tặng cho bạn đọc Việt Báo.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012. Trước 1975, ông là sĩ quan hải quân VNCH, một nhà thơ quân đội, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Hồi Ức về Trận Chiến Tết Mậu Thân sau đây là chuyện khi tác giả còn là một sinh viên.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Nhạc sĩ Cung Tiến