Hôm nay,  

Just A Smile: Nụ Cười Trong Tầm Tay

08/08/201900:00:00(Xem: 8816)
Just A Smile: Nụ Cười Trong Tầm Tay
Tác giả: Lệ Hoa Wilson
Bài số: 5758-20-31565-vb5080819

Tác giả là một Phật tử, pháp danh Tâm Tinh Cần, nhũ danh Quách Thị Lệ Hoa, đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011, với loạt bài tự sự của một phụ nữ Việt thời chiến, kết hôn với một chàng hải quân Hoa Kỳ. Năm 2016, bà nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm với bài “Bốn Ngọn Đèn Cầy”. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
image004
Các bác sĩ thay phiên nhau giúp vui  cho các trẻ em

image003
Giám đốc buổi gây quỹ, y tá trưởng Sharon Vargas  đang nhận check từ cháu Brooke 

image001
Cháu Brooke đang sửa soạn Búp bê tặng phẩm của Hội.

image002
Các cháu trong hội từ thiện Just A Smile


***

Vào một ngày thứ Bảy cuối tháng 07/2019, các bác sĩ và y tá cùng nhân viên trong bộ phận Xứt Môi và Răng Hàm Mặt (Cleft Craniofacial) của nhà thương CHOC (Children Hospital Of Orange County) có tổ chức một buổi họp mặt vui chơi cho gia đình và các em bé đã từng chữa trị chứng bịnh trên tại nhà thương.

Trời mùa hè nóng bức nhưng các lều trại mát mẻ  với màu sắc rực rỡ được dựng lên quay thành vòng trong một khoảng đất trống của Santa Ana Zoo. Mọi người được phục vụ ăn trưa và nước uống  miễn phí, được hướng dẫn nhảy múa điệu Hawaii , Limbo v.v..  các em “ cựu bịnh nhân” được vẽ mặt, được nhận quà, được tham gia nhiều trò chơi sống động, vui vẻ. Nhưng được hoan nghinh nhứt có lẽ là khi các vị nam nữ bác sĩ với quần ngắn và áo thun, leo lên một thùng nước lớn. Họ thay phiên nhau ngồi trên cây bắc ngang mặt nước và các em bé thay phiên nhau chọi banh vào cần ngang cho đến khi có một em nào đó mạnh tay lẹ mắt chọi trúng cần và vị bác sĩ té vào thùng nước, đầu mình ướt đẫm. Mọi người reo hò cười nghiêng ngả.

Tôi nhìn mọi người, mọi cảnh tượng  mà lòng bồi hồi cảm động,  trước hết là cám ơn Ơn Trên đã cho tôi sống trong một xã hội đầy tình người và sau đó là biết ơn những con người và một quốc gia đã mở rộng vòng tay đón nhận chúng ta.

Cháu Brooke Hira có mẹ là Việt Nam và cha là Nhật Bổn. Năm nay cháu được 15 tuổi. Sanh ra với bịnh xứt môi, dù cháu may mắn là sanh ra tại Mỹ và được chữa trị ngay  từ khi một tuổi, nhưng những dấu vết của sự không toàn vẹn vẫn còn đó, vẫn hằn trên vành môi, khóe miệng. Vẫn có một cái gì đó làm sự tự tin hơi lung lay, sự ngẩng đầu hơi gượng gạo.

Năm cháu học lớp 8, cháu vào internet tìm kiếm và bỗng nhận thấy rằng cái vết sẹo nhỏ nhoi nơi môi trên , cái hàm răng hơi thụt vào một chút không đáng gì so với những trẻ em khác ở những nước nghèo không có tiền và phương tiện để mổ, cho tới khi 17, 18 tuổi vẫn sống với cái miệng hở hang, méo mó và vẫn nhận lấy những ánh nhìn ghê tởm của người đời.  Thế là cháu quyết định lập ra một hội từ thiện lấy tên là “Just A Smile” để kiếm tiền giúp một phần nào cho các trẻ em trên. Dù cho sự giúp đỡ đó có nhỏ nhoi tới đâu.

Nhưng với số tuổi 13 , kiếm tiền bằng cách nào? Cháu bắt đầu bằng cách xin bà hiệu trưởng cho cháu bán kẹo trong giờ chơi. Cháu mua kẹo ở Costco và bán lại cho học sinh, mỗi cây lời được 20 xu. Các học sinh biết được ý định của cháu nên cũng vui lòng ủng hộ.

Lên lớp 9, năm đầu tiên của trung học, cháu rủ các bạn cùng lớp gia nhập hội, cùng bán kẹo và quyên tiền từ bạn bè, thầy cô, thân nhân. Một ngàn đô la đối với các em thiện nguyện nầy là bao nhiêu mồ hôi và thời gian.

Năm 2018 cháu tặng cho CHOC một ngàn để mua bình sữa cho trẻ em Phi Châu  (các em bé bị xứt môi không thể dùng núm vú và bình sữa thông dụng). Dần dần cháu biết được bác sĩ Quỳnh Kiều với Project Viet Nam nên cháu liên lạc với bà. Bác sĩ QK kêu cho cháu và nói là hội cần búp bê và thuốc Tylenol. Búp bê để an ủi các em và Tylenol để giảm đau sau khi mổ.

Thế là cả nhóm cật lực làm việc sau giờ học và đã đem đến tặng cho Project VietNam bốn thùng búp bê và cả trăm hộp thuốc Tylenol. Bác sĩ Karen Wu, phụ tá cho bác sĩ Quỳnh Kiều đã đăng trên Facebook của bà là bà rất vui mừng khi thấy tuổi trẻ biết chia xẻ và thương người bất hạnh vì dần dần các người đi trước sẽ già đi và mong đợi sự đóng góp của thế hệ sau.

Các em trong hội tiếp tục và năm nay đã tặng cho CHOC được $2,000. Số tiền không to lớn nhưng bạn hãy làm một bài toán coi bao nhiêu lần 20 cents mới thành ra 2,000. Tuy nhiên các cố gắng của nhóm cũng được một số các người quen biết với ông bà cha mẹ các cháu ủng hộ.

Với số tuổi càng ngày càng lớn, chương trình càng ngày càng phát triển, việc bán kẹo không đủ cho các cố gắng từ thiện của cháu vì thế cháu nghiên cứu và quyết định làm đơn xin với  AMAZON  ủng hộ cháu.

Một tin vui cho riêng cháu và là một tin hãnh diện cho cộng đồng VietNam. Sau khi xem xét và thẩm định những việc làm của cháu và những xác nhận của trường học cũng như các cơ quan liên hệ, AMAZON nhận hội từ thiện của cháu vào  chương trình AMAZON SMILE của họ, có nghĩa là mỗi khi bạn mua hàng hóa từ Amazon, bạn không cần phải trả thêm một xu nào hết,  mà chỉ nhấn vào tên hội từ thiện của cháu thì công ty sẽ cho cháu 0.5 trên số tiền lời của họ.

Một đứa trẻ VietNam 15 tuổi được một công ty quốc tế như AMAZON nhìn nhận những hoạt động từ thiện và ủng hộ thì có làm cho bạn vui và hãnh diện không? Vậy xin bạn khi đọc bài xong hãy truyền tin tức nầy đến bạn bè thân nhân để mỗi khi mua hàng hóa từ AMAZON  thì xin hãy nhấn vào link dưới đây, mọi hàng hóa đều hiện ra bình thường, bạn cũng trả tiền bình thường, nhưng hội từ thiện của cháu sẽ được credit và có nhiều trẻ em VietNam và các nơi khác trên thế giới được nở nụ  cười.

Với những tệ nạn cần sa, rượu chè hiện nay, cha mẹ của các học sinh trong trường trung học TESORO ở Mission Viejo chia xẻ với nhau rằng họ rất vui mừng khi thấy các con họ gia nhập hội để học hỏi phát triển lòng thương yêu đồng loại và biết nhìn những thiếu sót của người khác với lòng bao dung hơn là mai mỉa.

Hội từ thiện của cháu xin gởi lời cám ơn đến các nhóm người sau đây:

• Amazon International
• MPAC Mortgage company
• Boston Consulting Group
• Julie Tonnu O.D. INC
• Ilana OlguinTrust
• Gia đình bác sĩ John Abe
• Sky Light Seating Corp.
• Tiệm ăn Thành Mỹ
• Nhóm Line Dancing Thư Viện VN
• Nhóm Line Dancing Royal Garden
• Nhóm Line Dancing SouthLand
• Và các ân nhân khác

Ghi chú : Khi mua hàng của AMAZON xin các bạn nhấn vào link dưới đây và shopping như thường lệ :

https://smile.amazon.com/.ch/81-5412856

Nếu các bạn muốn giúp tiền thì có thể gởi check và được trừ thuế về:

Just A Smile, 2 Windgate, Mission Viejo, CA 92692

Thay mặt cháu và tất cả hội viên cùng những trẻ em bịnh tật vô phước ở những nước nghèo khổ, tôi xin gởi đến các bạn lời cảm ơn chân thành và cầu mong ơn trên giúp các bạn luôn nhớ về những kẻ kém may mắn hơn mình.
Thương Yêu,

Lệ Hoa Wilson

Ý kiến bạn đọc
11/08/201912:34:09
Khách
Bài viết hay, làm rung động lòng người!
08/08/201914:50:28
Khách
"sứt môi" chớ không phải là "xứt môi", thưa tác giả.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,232,175
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY đăng 2 kỳ.Tiếp theo và hết.