Hôm nay,  

Viết Về Nước Mỹ Năm Thứ XX: 11/8/2019, Họp Mặt Ra Mắt Sách 16 Tác Giả Sẽ Nhận Giải

17/06/201900:00:00(Xem: 9586)
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ  1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 -  được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.   

Chương trình Việt Báo Viết Về Nước Mỹ được phát động từ 30 Tháng Tư năm 2000, với ngân sách giải thưởng hàng năm là 35,000 mỹ kim. Riêng giải Chung Kết Tác giả Tác phẩm trong năm  là 10,000 mỹ kim. Họp mặt phát giải và ra mắt sách năm thứ nhất được tổ chức tại Richard Nixon Library, Yorba Linda, California, ngày 29 tháng Mười Một 2000. Từ đây, liên tục 20 năm, mỗi ngày đều có phổ biến bài viết mới, trên các ấn bản Việt Báo và Việt Báo Online.  Quốc Hội Hoa Kỳ trong khoá họp ngày 28 tháng Bẩy 2010, đã chính thức tuyên dương Việt Báo về giá trị văn hoá, lịch sử mà chương trình Viết Về Nước Mỹ đạt được.

Sang năm thứ 20, sách "Viết Về Nước Mỹ"  do Việt Báo ấn hành đã được 22 cuốn, hơn 14,000 trang sách. Ngoài các ấn bản chính thức của Việt Báo, hàng ngàn bài viết cũng liên tiếp được trích đăng lại trên các trang mạng và sách  báo Việt ngữ trong ngoài nước, nhiều cuốn sách được in đi in lại.  Không kể số lượng người đọc sách báo, chỉ riêng tổng số lượt đọc viết về nước Mỹ trên Việt Báo online hiện đã trên  800 triệu. Một số tác giả có bài viết đạt kỷ lục trên dưới 1 triệu lượt người đọc.

Gần 5,800 bài viết của hàng ngàn tác giả Viết Về Nước Mỹ hiện được phổ biến trên Vietbao.com. Bạn đọc  có thể vào "Danh Sách Tác Giả" gõ tên để đọc bài và xem thêm những bài khác do cùng một người viết.

Sau đây là danh sách các tác giả sẽ nhận giải thưởng 2019.

* 8 Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019

1. Crystal H. Võ Như Ý, với bài "Kêu Khóc Bằng Tiếng Việt."
 Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức  Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại  Sở Xã Hội Quận Hạt, kết hôn, làm con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19, cô tiếp tục viết văn tiếng Việt. Số bài viết trong năm: 5
https://vvnm.vietbao.com/a246962/keu-khoc-bang-tieng-viet

2. Lê Xuân Mỹ, với hai bài "Mẹ Tôi Nằm Bệnh Viện Ở Mỹ;"
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài đầu, viết cho  Ngày Lễ Mẹ 2019: "Mẹ Tôi Nằm Bệnh Viện Ở Mỹ." Bài mới nhất, viết trong ngày sinh nhật thứ 88 của Mẹ. Tựa đề trích từ lời cuối của bài viết xúc động: "Alzheimer, Với Mẹ Cũng Là Một May Mắn...” Số bài viết trong năm: 3.
https://vvnm.vietbao.com/a247181/me-toi-nam-benh-vien-o-my

3.  Susan Nguyễn, với bài "Bên Bờ Sinh Tử."
Tác giả sinh quán tại Huế, hiện đang định cư tại Canada. Năm 2018, với bài viết “Đi Tìm Xác Ba”, bà đã nhận giải "Hồi Ức 50 Năm Tết Mậu Thân."  Sau đó, tiếp tục dự Viết về nước Mỹ 2019.  Số bài viết trong năm: 2.
https://vvnm.vietbao.com/a247029/ben-bo-sinh-tu

4. Pha Lê, bài "Cơn Bão Ngoài Trời, Bão Trong Lòng."
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Tám 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên,  học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần  6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Số bài viết trong năm: 5.
https://vvnm.vietbao.com/a247130/con-bao-ngoai-troi-con-bao-trong-long

5.  Nguyễn Kim Nên, với bài "Người Đấm Bóp Của Tổng Thống Mỹ."
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Bẩy 2018. Bà hiện là Hội Trưởng Hội Cựu Giáo Sư và Học Sinh Trường Trịnh Hoài Đức - Bình Dương, đang làm việc trong ngành thẩm mỹ tại Houston, Texas. Đây là bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của tác giả, kể về người bạn đời của bà là Ông Nguyễn Duy Huynh, một tị nạn Việt, làm việc tại Houston Club và trở thành người đấm bóp tin cậy của Tổng Thống Bush và gia đình ông. Số bài viết trong năm: 1.
https://vvnm.vietbao.com/a247054/nguoi-dam-bop-cua-tong-thong-my

6. Nguyễn Thị Thu Hương, với bài "Đứa Con Đứng Đường."
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2010. Bà quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle,. Ba bài đã viết là chuyện 30 năm của gia đình bà: Vượt biển tới đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Nhờ chương trình ROV, gia đình vẫn tới được nước Mỹ, và với sức phấn đấu chung, tất cả đã đứng vững. Số bài viết trong năm: 4.
https://vvnm.vietbao.com/a247118/dua-con-dung-duong

7. Minh Thúy, với bài "Chuyện Những Bà Mẹ".
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12,  “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.”  Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Số bài viết trong năm: 7.
https://vvnm.vietbao.com/a247209/chuyen-nhung-ba-me

8. duyenky, với hai bài "Thời Gian Ơi, Xin Dừng Lại;"
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Bẩy 2018, với bài “Thời Gian Ơi, Ngừng Lại”. Bà cho biết tên thật Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky (chữ thường, viết liền). Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN. Sau 30.4.1075: giáo viênVật Lý - Q.10 -Tp HCM – VN. Theo chồng và 3 con gái đi Mỹ diện HO năm 1999, định cư tại Chicago-IL-USA. Số bài viết trong năm: 2.
https://vvnm.vietbao.com/a246923/thoi-gian-oi-xin-dung-lai-


* 8 Tác Giả vào Chung Kết VVNM 2019

1. Hoàng Chi Uyên với bài "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc;"
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2019. Bà là một chuyên viên xã hội, từng nhiều năm làm việc tại Trung tâm Cao niên một thành phố tại Bắc California. Bài viết đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống  cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.  Số bài viết trong năm: 4.
https://vvnm.vietbao.com/a247129/ba-ngoai-khac-chung-toc

2. Nguyễn Văn Tới, với hai bài "Đời Phi Công...Không Người Lái;" & "Philippines, Ngày Trở Lại."

Tác giả  lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2017 và đã liên tiếp nhận các Giải Biệt VVNM 2017; giải Danh Dự VVNM 2018. Ông là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippines năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới.  Bài mới nhất: "Philippinnes, Ngày Trở Lại," là tự sự của một thuyền nhân từng tới trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ, trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố.  Số bài viết trong năm : 8
https://vvnm.vietbao.com/a247143/doi-phi-cong-khong-nguoi-lai
https://vvnm.vietbao.com/a247208/philippinnes-ngay-tro-lai

3. Trần Ngọc Ánh, với hai bài "Tình Muộn" và "Ông Đồ Già Trên Đất Mỹ."
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8, 2018. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955. Bài đầu tiên: "Tình Muộn," cho biết từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn,  được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết  đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng 11 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Số bài viết  trong năm: 11.
https://vvnm.vietbao.com/a246963/tinh-muon
https://vvnm.vietbao.com/a246979/chuyen-ong-do-gia-tren-dat-my

4. Võ Phú, với bài "Tôi Dạy Tiếng Việt”;  
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ  2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978 tại Nha Trang, định cư tại Virginia  từ 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục Viết về nước Mỹ với 2 bài cho năm 2016. Từ tháng Mười 2018, ông cho thấy sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Hai bài viết tiêu biểu cho thấy những đặc thù trong sinh hoạt giáo dục tại Hoa Kỳ. Số bài viết trong năm: 10.
https://vvnm.vietbao.com/a247013/toi-day-tieng-viet

5. Ngọc Hạnh, với bài "Hoa Thịnh Đốn và Bức Tường Đá Đen";
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Hai 2019, khi tuổi đã kề ngưỡng cửu tuần (90). Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình  tới Mỹ từ 1979, bà hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết mới nhất kể về Washington D,C. mùa lễ chiến sĩ trận vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Số bài viết trong năm: 7.
https://vvnm.vietbao.com/a247210/hoa-thinh-don-va-buc-tuong-da-den

6. Hồ Nguyễn, với loạt bài "Khởi Nghiệp Trên Đất Mỹ”
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biển mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida. Sau khi nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2018, ông tiếp tục viết mạnh mẽ hơn, với loạt hồi ký về chuyện khởi nghiệp trên đất Mỹ. Số bài viết trong năm: 9.
https://vvnm.vietbao.com/a247036/khoi-nghiep-tren-dat-my

7. Tố Nguyễn, với hai bài "Chuyện Thuế & Chuyện Đời" & "Mẹ Tôi Thành Công Dân Mỹ".
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017,  cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Cô hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng,  tác giả  tiếp tục cho thấy một  sức viết khác thường. Hai bài tiêu biểu là những đề tài quen thuộc, nhưng với cách nhìn cách viết của tác giả, bỗng hiện ra những xúc động sâu sắc. Số bài viết trong năm: 14.
https://vvnm.vietbao.com/a247086/chuyen-thue-chuyen-doi
https://vvnm.vietbao.com/a247171/me-toi-thanh-cong-dan-my
     
8. Vĩnh Chánh, với hồi ký "Đằng Sau Mặt Trăng I &II."
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ 2012. Với bài "Tháng Ngày Tao Loạn", tự truyện của một Y sĩ trưởng tiểu đoàn Nhảy Dù từng chiến đấu tại vành đai Saigon tới giờ phút cuối ngày 30 tháng Tư 1975, Vĩnh Chánh đã nhận giải Danh Dự 2013. Sáu năm sau, ông góp thêm bài viết thứ 15. Giống như những bí ẩn "đằng sau mặt trăng," đây là tự truyện về những mảnh vỡ của một gia tộc hoàng phái quyền chức, với nhiều tình tiết bị lịch sử khuất lấp. Bài I, từ vụ án Đảng Tân Việt  từng làm rung rinh kinh thành Huế đầu thế kỷ 20, với việc người Pháp kết án các thầy giáo Đào Duy Anh, Đặng Thái Mai, Bửu Tiếp, các học trò Đồng Khánh, Quốc Học: Huỳnh Thị Liễu, Nguyễn thị Quang Thái, và Võ (Nguyên) Giáp, tới việc cộng sản thủ tiêu người quốc gia. Và bài II, về những mảnh vỡ trên đất Mỹ, sự sai sót y khoa tai hại và các phúc lợi xã hội tốt đẹp tại Hoa Kỳ đầu thế kỷ 21. Số bài viết trong năm : 1
https://vvnm.vietbao.com/p247076a247216/dang-sau-mat-trang-chien-tranh-nha-tu
https://vvnm.vietbao.com/a247217/dang-sau-mat-trang-2-chuyen-tu-dat-my

- Giải mang tên Bà Trùng Quang, dành cho bài viết góp phần phát huy tiếng Việt văn hóa Việt trên đất Mỹ : Kết quả sẽ được công bố sau.
- Trong danh sách vào chung kết, sẽ có một (1) Giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2019, và hai (2) giải bán kết cho tác giả và tác phẩm.



Xin quý vị tác giả có tên trên đây vui lòng liên lạc với Việt Báo để xác nhận địa chỉ và nhận thiệp mời họp mặt 
Email: hangnguyen@vietbao.com
Phone: (714) 894-2500



* Về việc Tuyển Chọn Giải Chung Kết hàng năm
Thể lệ tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ khởi đầu, năm 2000, có ghi rõ: "Mục tiêu của giải thưởng là cổ võ việc ghi lại những kinh nghiệm hội nhập của người Việt vào dòng sống nước Mỹ, càng nhiều chi tiết sống thực càng hay. Bài tham dự có thể là truyện ký, truyện ngắn, tạp bút... Người viết có thể gửi nhiều bài tham dự, hoàn toàn tự do chọn đề tài, miễn là liên quan tới nước Mỹ."
Hàng năm, một hội đồng tuyển chọn chung kết  sẽ quyết định các giải bằng cách cho điểm dựa trên tiêu chuẩn: 1) Đề tài, nội dung; 2) Cách viết, sức viết; và 3) Ý nghĩa thông điệp của bài viết.
Liên tục suốt 19 năm qua, trên các ấn bản Việt Báo và Việt Báo online, mỗi ngày đều có thêm bài mới. Tất cả hiện lưu trữ đầy đủ trên Vietbao.com, có 329 giải thưởng đã được trao tặng, trong số này có 18 giải chung kết, mỗi giải 10.000 mỹ kim.

Ban Tuyển Chọn Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ năm 2016 gồm 9 thành viên:
- Một đồng nghiệp uy tín: nhà báo Bồ Đại Kỳ, nguyên chủ nhiệm báo KBC Hải Ngoại.
- Năm  tác giả Viết Về Nước Mỹ từng nhận giải thưởng: Trương Ngọc Bảo Xuân, Lê Tường Vi, Khôi An, Bồ Tùng Ma, Trần Nguyên Đán và Nguyễn Viết Tân.
- Ba đại diện Việt Báo: Nhã Ca, Hoà Bình, Phạm Quyến
- Và Trưởng ban tuyển chọn từ 2017: Trương Ngọc Bảo Xuân, tác giả đã nhận giải Chung Kết năm thứ hai, 2001.
Tư vấn: Nguyễn Xuân Nghĩa, nguyên trưởng ban tuyển chọn VVNM 2003-2016, chủ biên Xuân Việt Báo đồng thời là bình luận gia của truyền thông Việt ngữ và các đài phát thanh quốc tế./.

Ý kiến bạn đọc
23/06/201913:56:34
Khách
Mỗi buổi sáng sớm( mà thường ... rất sớm !) công việc đầu tiên của tôi là lên mạng Việt Báo và tìm đọc ngay mục VVNM ..
Sáng nay , lại là sáng thứ hai đầu tuần , tôi thở dài và bắt đầu một ngày mới của mình bằng cách đọc một bài viết mới trong mục VVNM . Khi nhìn thấy tên mình nằm trong danh sách 8 tác giả được bình chọn nhận giải Đặc Biệt , tôi tưởng mình đang .. nằm mơ ! Tôi đã phải nhắm mắt , véo trên mặt mình một cái thật đau , rồi mở mắt ra để biết rằng đây là sự thật .
Pha Lê xin tri ân Ban Biên Tập VB nói chung , và Ban Tuyển Chọn VVNM nói riêng đã cho Pha Lê một niềm vui , nói đúng ra , một hạnh phúc thật lớn khi được nhận một giải thưởng " Đặc Biệt " của bổn bảo .
Pha Lê cũng xin chân thành cảm ơn chị Hằng Nguyễn là người đầu tiên của VB mà PL tiếp xúc . Từ những lời động viên , khuyến khích rất chân tình và rất gần gũi của chị đã giúp cho PL sự tự tin ..." dám " gửi thêm vài ba bài viết mới , để Pha Lê có được một vinh hạnh như ngày hôm nay .

Nói túm lại , ngày 11 tháng 8 tới đây PL sẽ có mặt và thật vinh dự khi được gặp các nhà văn , nhà báo mà PL luôn ngưỡng mộ ( như nhà văn Nhà Ca , không những PL đã đọc , đã trần thuyết những tác phẩm của Cô , mà PL vẫn còn nhớ tên từng nhân vật trong các câu chuyện của Cô ) . Ngày 11 tháng 8 này sẽ là một trong những ngày không thể nào quên trong cuộc đời PL ...
Pha Lê
21/06/201917:10:30
Khách
Năm đầu tiên dự thi và được giải , tôi sẽ có mặt.tran trong cám ơn Viet Báo đã tổ chức một cuộc thi rất gia tri này
21/06/201900:52:52
Khách
Vĩnh Chánh rất vinh dự có tên trong giải Chung Kết VVNM 2019. Xin sẽ có mặt với các anh chị trong gia đình - cùng là chứng nhân của câu truyện 3 thế hệ xuyên qua 100 năm lịch sử, từ trong nước ra đến hải ngoại. Trân trọng cám ơn Mục VVNM của Việt Báo.
18/06/201912:38:56
Khách
Như Ý thật vui va biết ơn ban giám khảo đã chọn mình vào giải đặc biệc. Xin hẹn gặp lại anh chị em cô chú bác vào tháng tám này. ❤️
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,327,348
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.