Hôm nay,  

Ai Bảo Camping Là Khổ?

09/06/201900:00:00(Xem: 9679)
Tác giả: Tê Hát I Cờ Rét
Bài số  5710-20-31517-vb8060919

Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả.  Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét'   được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY được ghi “Hè 2019, kỷ niệm 30 năm tìm được “cái xương sườn cụt của tôi”. Bài đăng 2 kỳ.

image003
Ca viên Ca Đoàn Hồng Ân San Jose thời đầu.

image004
Sinh hoạt trong ca đoàn.

image007
Yosemite Half Dome: Hè 2019, người viết và “em xã”


***
Anh em ta mau cố chất cây khô vào đây đốt chung
Đêm khuya nghe tiếng tí tách cây khô nổ vang giữa rừng
Dang tay nhau đứng vòng quanh lửa hồng
Trông khói xanh gió đưa bốc cao
Cùng cầm tay hát đều chân bước
Lửa thêm sáng tươi xua tan bóng đêm
Anh em ta đùa vui ca hát
Hát cho đời vui vui thật vui...
"Nhảy Lửa" của Văn Giảng

Mỗi lần có dịp đi cắm trại với một nhóm bạn bè hoặc đoàn thể nào đó là bài hát năm xưa lại hiện về trong trí tôi khi ngồi bên ngọn lửa bập bùng trong màn đêm dày đặc của núi rừng...

Không biết cái thú cắm trại mà ở Mỹ này gọi là camping bắt đầu có từ thuở nào?   Bữa nọ (hơi rảnh).  Tôi thử mày mò trên mạng tìm hiểu thêm thì được biết cái mục ăn ngủ ngoài trời và vui chơi với thiên nhiên ở Mỹ bắt đầu có cách đây khoảng gần 160 năm, nghĩa là từ thời ông nội của ông Trump còn ở truồng tắm mưa lận.

**Ông Frederick Gunn là người sáng lập ra Gunnery Camp tại Washington, tiểu bang Connecticut có trường dạy cho nam học sinh thời bấy giờ.  Khoảng năm 1861.  Ông tổ chức một chuyến camping hai tuần lễ vào nơi hoang dã dựng trại và bày trò vui chơi cho đám trẻ. Các sinh hoạt gồm có: leo núi, câu cá, và ngắm cảnh thiên nhiên.  Và dĩ nhiên là cả đám tự nấu ăn lấy bằng củi đốt từ lửa trại với những thứ mang theo, hoặc săn, bắt được.

Mười ba năm sau, 1874.  Hiệp hội Young Women’s Christian Association (YWCA) lập một khu trại dành riêng cho phái nữ tại Pennsylvania, lấy tên “Sea Rest”.  Thời này, nước Mỹ còn bảo thủ "nam nữ cọ cọ có thai" nên camping toàn đàn bà con gái là chuyện đương nhiên.

Điều ngạc nhiên là mãi đến mười một năm sau.  Năm 1885, đám mày râu mới "ngộ" ra là đi camping nó lành mạnh và bổ ích như thế nào cho sức khỏe con người đủ mọi tầng lớp từ già đến trẻ.  Một nhóm đực rựa bèn lập ra khu trại YMCA (Young Men Christian Association) ở New York.  Và trại này vẫn còn hoạt động cho đến ngày nay.  Thời gian trôi qua, những khái niệm về camping ngày càng phát triển mạnh. Cộng thêm dân số ngày càng gia tăng và sự phổ biến của ngành kỹ nghệ xe hơi đã giúp cho hàng triệu người đi tới được nhiều nơi cắm trại xa hơn và lý tưởng hơn.  Theo thống kê, hàng năm ở Mỹ có khoảng hơn 42 triệu người đi camping ở mọi nơi, mọi chỗ.

Camping theo cấu trúc thay thế như trailers cũng bắt đầu vào những năm đầu 1900 và lan rộng kết hợp các phương pháp cắm trại khác tựu chung gồm những thứ cần thiết như: lều (tent), túi ngủ (sleeping bag), đèn măng xông (lantern), đèn pin (flashlight), vật dụng nấu bếp (xoong nồi lỉnh kỉnh).

Hiện nay, có trên 113,000 khu camping dưới sự điều hành của liên bang, và hơn 166,000 khu camping thuộc tiểu bang.  Ấy là chưa kể đến biết bao nhiêu khu camping khác nữa do tư nhân làm chủ rải rác khắp nơi trên nước Mỹ. **

Càng ngày xã hội càng văn minh hơn thì đi camping trở nên dễ dàng hơn.  Bao nhiêu kiểu lều khác nhau lớn nhỏ đủ cỡ được làm ra cho từ một đến chục người nằm.  Có những lều lớn được ngăn ra làm mấy phòng đàng hoàng, đã vậy phía trước lại còn nới ra giống như cái patio nữa.  Nhìn vừa đẹp, vừa gọn, mà lại không tốn quá nhiều công dựng lều hay xếp lại sau đó.  Nhờ vậy mà các cơ sở làm ăn như Big 5, Dick’s Sporting Goods, Sports Authority, Bass Pro Shop, Costco, v.v… cũng làm ăn khấm khá.  Số lợi tức cho riêng mục vui chơi ngoài trời như du ngoạn, câu cá, chèo thuyền, cắm trại, v.v., hàng năm nước Mỹ hốt cũng bộn bạc chứ không ít.  

Ngay từ nhỏ, tôi vốn mê những sinh hoạt ngoài trời như chơi thể thao (đạp xe, đá banh, quần vợt, bóng chuyền, bơi lội, v.v.)  Nhưng riêng với camping thì chắc là khoái nhất.

Hồi còn độc thân, cũng chính vì sở thích đi camping, câu cá mà sau này tôi “dính” được một "em" nặng cỡ trăm pounds đấy các bạn ạ!  Nói huỵch toẹt ra là nhờ tôi "chịu khó" đi camping mà lấy được vợ, chứ chả có ông tơ bà nguyệt nào mai mối gì ráo, thế mới lạ!  Vậy mà bà thầy bói ở chợ Tân Bình gần nhà ngày xưa bên Việt Nam thỉnh thoảng coi bói cho mẹ tôi dám phán một câu chắc như đinh đóng cột là số tôi lớn lên nếu không đi tu thì chỉ có ế vợ, vì vừa cù lần mà lại xấu giai nữa thì ma nào thèm ngó tới.  Nghĩ lại, có lẽ do phước đức ông bà để lại sao đó và tới đời con cháu là mình may mắn được hưởng ké.  Nên chẳng những tôi lấy được vợ ngon lành, đạo đức, giỏi giang, nàng lại còn khéo... "rặn" cho tôi được hai đôi "đầm, bồi" nữa cơ.  

Chuyện là như thế này:

Cách đây vài chục năm, người Việt mình ở San Jose, Cali chưa đông lắm. Năm 1982, khi vừa mới chân ướt chân ráo từ trại tị nạn qua Mỹ định cư được một tuần thì người cháu gọi bằng cậu kéo tôi vào ca đoàn nhà thờ ngay sau thánh lễ Chúa Nhật sinh hoạt cho đỡ buồn.  Và vì tôi cũng đã có ý định như vậy nên "ai kêu tui đó, có tui đây" hăng hái tham gia liền để có cơ hội sinh hoạt và được gần gũi với người VN mình.

Những năm tiếp theo.  Người Việt ở San Jose ngày càng đông dần do các đợt vượt biên, bảo lãnh, HO, v.v.  Riêng cộng đồng Công Giáo VN thì các hội đoàn và ca đoàn số thành viên gia nhập cũng theo đó tăng hẳn lên.  Trong khoảng thời gian này, chỉ bốn nơi có thánh lễ VN thì mỗi nhà thờ đều có một ca đoàn phụ trách: Đồng Tâm (St. Maria Gorretti, khu Senter Rd), Mẫu Tâm (St. Patrick, downtown SJ), Thánh Tâm (St. John, Milpitas), và Khiết Tâm (St. Lucy, Campbell).  Số ca viên của mỗi ca đoàn trên dưới bốn chục mạng chứ không ít.

Hè năm 1989.  Cách đây đúng ba chục năm.  Lần đầu tiên bốn ca đoàn khoảng hơn trăm người hợp lại với nhau tổ chức một cuối tuần camping vào dịp lễ Độc Lập Hoa Kỳ (July 4) tại Lake Sonoma (một trong những công viên có khu cắm trại của tiểu bang Cali nằm phía Bắc San Francisco, cách San Jose độ 3 giờ lái xe).  

Khu camping dành riêng cho nhóm lớn nơi đây khá rộng đủ sức chứa cho vài trăm người đã được chúng tôi sử dụng thoải mái bằng cách chia nơi dựng lều, khu ăn uống, và chỗ sinh hoạt cho cả nhóm.  Ba ngày camping nơi đây là dịp ca viên của các ca đoàn có cơ hội quen biết nhau, chia sẻ những kinh nghiệm trong đời sống phụng vụ qua thánh nhạc.  Ban ngày thì có những sinh hoạt tập thể với đủ các trò chơi lớn nhỏ.  Tối đến, sau khi cơm nước xong thì quây quần với nhau bên lửa trại đóng kịch, ca hát, kể chuyện tiếu lâm cho tới hai, ba giờ sáng.  

Ngày hôm sau trong lúc ăn trưa, tôi lấy một cái đĩa đựng cái hamburger, mấy cọng salad, và những thứ lỉnh kỉnh khác xong ngồi xổm dưới đất và bỏ mọi thứ hầm bà lằng xáng cấu trong đó. Bỗng nghe một giọng con gái cất lên có vẻ châm chọc:

"It looks so appetizing"!

Nhưng tôi hiểu ngầm ra tiếng Việt là "nhìn thấy gớm" (vì trông gớm thật). Tôi vội ngước lên để xem cô nàng nào mà dám cả gan mở lời chọc tôi như vậy.  A, thì ra là một cô em mới lớn nhưng đã… to gan.  Cô nàng trông cũng khéo từ mái tóc đến khuôn mặt, và quan trọng hơn nữa là "mặt tiền” và “sân sau” đều.... thoáng.  Nàng đang đứng tán dóc với vài cô bạn khác mà tôi nghĩ là họ cùng ca đoàn với nhau.  Tôi bèn "nhân vì sự ấy" đứng lên làm quen.  

Sau vài câu thăm hỏi thì được biết cô nàng là lính mới tò te vừa gia nhập ca đoàn nọ được chừng hơn tháng, và đây là lần đầu tiên được đi camping với một đám đông như vậy.  

Rồi không hiểu vì “phút đầu gặp em, tinh tú quay cuồng” hay hạp tuổi sao đó mà ôi thôi hai đứa nói chuyện đến… xế cả chiều.  

Hôm đó trời nóng, cả đám ngồi hóng mát dưới nhà chòi nơi camping cười giỡn với nhau. Sẵn có thùng cam để gần đó, cô nàng kiếm dao cắt cam và mời tôi ăn. Không biết là cam ngọt sẵn hay vì qua tay nàng khéo cắt mà cam ngọt lịm, khiến tôi là thằng bắc kỳ con nhà di cư nhưng không biết khách sáo là gì cứ tì tì xơi liên tục hết cả chục trái.  Để rồi sau lần camping đó, tự nhiên trong tôi "say ngất ngây" với cô nàng cắt cam…  

Vậy mà, mãi đến bảy năm sau tôi mới được phép "đưa nàng về dinh”.  Vì, nàng là gái út trong gia đình tám người con gồm bốn ông anh và ba bà chị.  Đã vậy, bố già là dân cảnh sát ngày xưa khó tính thứ thiệt nên bố bảo thằng tôi cũng không dám loạng quạng.

Bởi vậy, lúc mới quen nàng tôi thường hay nghêu ngao câu: “Nhà em Lão Gia rình trước ngõ...!"

(Còn tiếp một kỳ)

Tê Hát I Cờ Rét

Ý kiến bạn đọc
09/06/201915:25:04
Khách
Bài viết hay và vui lắm! Mong được đọc tiếp phần sau.
Cám ơn tác giả!
09/06/201912:56:02
Khách
Bài viết hay chưa đủ sao, còn khoe hình trai đẹp nhiều vậy ông I - cờ - rét?
Mong gặp ông bà tháng 8 tới...
Chúc vui và bình an
Phan
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,611,286
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Năm nay, Chủ Nhật thứ hai của tháng Năm, ngày 13 sắp tới, sẽ là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc sớm bài viết mới của Song Lam. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Nhạc sĩ Cung Tiến