Hôm nay,  

Người Cao Niên Ở Hoa Kỳ

02/05/201900:00:00(Xem: 16603)
Tác giả: Ngọc Hạnh
Bài số  5678-20-31485-vb5050219
 
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình  tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ. Sau đây là bài viết thứ tư.
 
***

Trong chương trình VVNM này, chắc các bạn đã từng đọc nhiều câu chuyện dở dang ngang trái được thua, chuyện ngắm cảnh đi tour, và đặc biệt là chuyện về sự thành công của những người Việt hội nhập trên đất Mỹ.

Bây giờ mời bạn hãy thử nghe “người cao tuổi” kể về những câu chuyện vui buồn của “người cao niên,” những chuyện mà ai ai trong chúng ta kẻ sớm người muộn rồi cũng sẽ phải đối mặt. Nghe biết để mà “liệu cơm gắp mắm” khi bạn đã bước vào cái tuổi sắp về chiều.

Đầu tiên là chuyện đi thăm người già ở nhà già.

*

Sáng hôm nay nắng vàng rực rỡ, cảnh vật vui tươi nhiều so với hôm qua mưa rỉ rả cả ngày. Các chị bạn tôi Hồng Ngọc, Anh Thư, và tôi rủ nhau đến khu nhà già Arlington, Virginia, để thăm một cặp cao niên quen thân với chúng tôi là anh chị Nguyễn.

Anh Nguyễn năm nay đã hơn 90 tuổi và chị thì cũng đã ngoại 80.  Anh lớn tuổi hơn mà vẫn còn tinh tường nhưng chị thì quên nhiều lắm. Khu nhà già nay được quản lý rất nghiêm nhặt. Đến thăm anh chị chúng tôi phải ghi tên nơi phòng tiếp tân, đưa số phòng, và tên họ người được viếng thăm.  Chúng tôi đã đến đây nhiều lần, nhưng lần này đến, tôi nhận ra ở đây mới được tân trang lại, xinh đẹp và rộng rãi hơn xưa. Anh chị Nguyễn được cấp 2 phòng ngủ thật to, nhà bếp với đầy đủ tiên nghi, phòng khách, và phòng ăn xinh xắn không khác gì tư gia.

Anh Nguyễn là con nuôi ba mẹ chị Hồng Ngọc. Do quen biết các cô em, anh chị Nguyễn cũng xem tôi như các cô em anh. Chúng tôi đến làm anh chị vui lắm. Tuy tuổi cao nhưng  anh vẫn thích đọc sách, viết những bài biên khảo và thường gởi các bài viết của anh cho tôi xem. Có lẽ ngày xưa anh làm việc trong ngành tư pháp nên anh viết về ngành tư pháp rất chuyên nghiệp, hấp dẫn, mạch lạc, và thường cho kết cuộc bất ngờ. Có khi phạm nhân tưởng như bị kết án lại được tha bổng và ngược lại... Chuyện về luật pháp trong nước, ngọai quốc, xưa và nay tưởng như khô khan, khó tiêu thụ nhưng được anh ghi lại với lời văn khi thì nghiêm trang, khi thì vui tươi dí dỏm nên rất hấp dẫn người đọc như tôi.

Trước kia khi chưa bị bệnh quên, chị Nguyễn thường kể chuyện “đời xưa” của chị cho tôi nghe. Chị có nhiều con, cả trai và gái chị đều nuôi tất cả bằng sữa mẹ. Con lớn của anh chị đã đi du học Mỹ trước khi quê nhà đổi chủ. Sau ngày mất nước anh bị tù. Không sống nổi với sự cơ cực bữa đói bữa no trên chính cái quê hương được gọi là “độc lập tự do” của mình, chị liều mạng vượt biên mang theo các con nhỏ, phó mặc cho định mệnh an bài. Nếu thoát được thì may, bằng không thì đem thân “nuôi cá” cũng còn khá hơn là chết dần chết mòn trong đói khổ và lạc hậu. Chị nói vậy.

May mắn mẹ con chị đến được bến bờ tự do bình an. Và chị lo làm lụng khá vất để nuôi các con ăn học thành tài.  Khi các con của chị có gia đình thì anh cũng đã được ra tù.  Chị trở về Viêt Nam lo giấy tờ bảo lãnh cho anh sang đoàn tụ cùng gia đình. Chị bảo chuyện bảo lãnh anh cũng vất vả nhiêu khê, nhưng rồi mọi việc cũng đã tiến triển tốt. Chị cũng phải mất rất nhiều thời gian chờ đợi lắm chị mới được cấp căn “nhà già” hiện tại trước khi đón anh sang Hoa kỳ.  

Nhưng phải nói đó quả thật là một sự ưu đãi tuyệt vời của đất nước tự do đối với những người dân có điều kiện kinh tế eo hẹp. Người về hưu thì tiền hưu vô nhà băng, người lãnh tiền già thì ngân phiếu tiền già cũng đến nhà, đều đặn mỗi tháng, kể cả những vị trước đó không làm việc ngày nào ở Hoa kỳ vì thiếu sức khỏe, cao tuổi, không chuyên môn…Quý cụ cao niên ở đây còn được chánh phủ cấp chương trình cho thuê nhà tiện nghi, có bãi đậu xe rộng rãi, mà hàng tháng trả tiền thuê với giá hạ, còn có thể được cấp phiếu mua thực phẩm nữa. Xứ Cờ Hoa này thật là đặc biệt, ai có phần nấy, dù con cái có khá giả thì bố mẹ muốn ở riêng vẫn có thể xin nhà già với tiền thuê rất thấp chỉ phải trả 1/3 trong số lợi tức thu nhập hàng tháng của cả gia đình.

Khi đau ốm đi bác sĩ, mua thuốc, nằm bệnh viện hay giải phẫu hầu như miễn phí. Ngoài ra còn được nhà nước cho người đến giúp làm việc nhà, nuôi bệnh khi cần.

Một người bạn của tôi đã nói “Ai được định cư xứ Hoa kỳ là có tu đến...10 kiếp chứ không phải 9 kiếp như người ta thường nói!”

Quả đúng như vậy!  Xứ sở tự do này đối xử với quý cụ cao niên, nói riêng, dù có lợi tức, lợi tức thấp, hay người tàn tật đều như nhau, không hề phân biệt chủng tộc, giàu nghèo.

Tôi không rõ chức vụ của anh Nguyễn trước 75, và nguyên nhân anh bị kẹt ở lại sau 30/4/75 để bị tù đến những 13 năm, thêm 3 năm quản chế.  Gần hai chục năm tù đày, khi sang Hoa kỳ thì anh gầy gò, bị rất nhiều bệnh tật.

Nhưng rồi một cơn bịnh nặng đã mò đến thăm anh Nguyễn. Đó là bệnh đau bụng, ăn ít ăn nhiều chi anh cũng bị đau. Không ngờ khi anh đi bác sĩ thì khám phá ra anh sắp bị “tử thần kêu,” vì đó là căn bệnh hiểm nghèo, bị ung thư bao tử! Anh tuyệt vọng, gia đình hoảng hốt. Bác sĩ kêu phải giải phẫu may ra mới còn hy vọng. Và Anh đã kiên cường đồng ý để bác sĩ cắt bỏ một phần lớn bao tử. Sau đó anh chịu khó ăn uống kiêng khem theo giờ giấc đặc biệt, như ăn ít ít và ăn nhiều lần trong ngày. Đây là một “sự chiến đấu” mãnh liệt của cái tấm thân anh, tấm thân đã từng bị dày vò trong mười mấy năm tù ngục. May mắn, theo ngày tháng sức khỏe anh dần dần tốt hơn. Anh có thể đi lại và cùng chị tham gia các sinh hoạt cộng đồng, dự tiệc, gặp gỡ bà con thân hữu…

Chị nói nhiều lúc nghĩ lại mà giật mình. Nếu như anh còn ở bên Việt Nam thì giờ này xác thân đã làm thức ăn cho giun dế rồi!

Tuy vậy cũng thật đáng buồn, lúc anh hồi phục sức khỏe thì trí nhớ chị từ từ kém đi. Chị không nhớ mình đã ăn chưa, không thể tự tắm rửa, vệ sinh cá nhân được. Anh lại là người chăm chút từng bửa ăn, cho chị uống thuốc, giúp chị ăn mặc tử tế xinh đẹp mỗi khi ra ngoài hay dự tiệc. Chị vẫn còn thích làm đẹp nhưng không tự mình trang điểm được.

Hôm nay đến thăm anh chị, chúng tôi thật cảm động khi chứng kiến anh, một ông chồng già đã qua cửu thập mà còn ngồi kẻ chân mày, bôi kem, đánh phấn cho bà vợ cũng già không kém chi mình.  Anh Nguyễn đã “đánh bại” vua Tầu Đường Minh Hoàng người được lịch sử ca tụng đời này sang đời khác vì ông từng ngồi kẽ chân mày cho nàng Dương Quý Phi, là một người đẹp sắc nước hương trời, bây giờ so với anh Nguyễn thì nhà vua đó đâu có gì đáng ca tụng? Ngồi xem anh Nguyễn kiên nhẫn trả lời diu dàng những câu hỏi lập đi lập lại của chị, dạy chị hát những bài hát ngày xưa thuở hai người mới yêu nhau, làm chị em chúng tôi thấy xúc động đến muốn khóc. Đây mới thật đúng là tình yêu chân chính. Đây mới đúng với câu hữu thệ trong ngày kết hôn trước mặt quan tòa. “Hứa giữ lòng chung thủy, khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi mạnh khỏe cũng như lúc đau yếu, yêu thương và tôn trọng nhau mọi ngày cho đến suốt đời…”

Các đôi bạn trẻ ơi! Các bạn có làm được cho “nửa kia” của mình những gì mà anh Nguyễn làm hay không, nếu một trong hai người phải lâm vào cái cảnh không tự lo cho bản thân được?

Anh Nguyễn kể chúng tôi nghe bằng một giọng nói rất vui không chút phàn nàn, là ban đêm anh phải đưa chị đi nhà vệ sinh đến 3, 4 lần. Có khi vừa xong mới lên giường độ 10 phút, chị lại muốn đi nữa, và thật khổ cho anh là, chị nhất quyết không chịu mang tã.

Chị em chị Hồng Ngọc ngồi nghe mà luôn miệng trầm trồ, nói anh là người chồng “tốt nhất trên cỏi đời.” Tôi thì cũng đồng ý “hết mình” với hai chị. Nhìn đi nhìn lại những người tôi quen biết xung quanh, tôi chưa thấy có người chồng nào chăm sóc cho bạn đời tốt, bằng cả tấm lòng yêu thương trọn vẹn như anh. Kể cả những người còn trẻ chứ đừng nói chi đến người già.

Chúng tôi được biết, sở Xã hội thành phố cũng có cho người đến giúp, nhưng chị Nguyễn nhất định không cho ai tắm chị, ngoài anh. Dù chị đã bị quên rất nhiều, Anh cũng cố gắng đưa chị đi đây đi đó, đi dự tiệc cùng anh cho chị vui. Ngày thường anh lái xe đưa chị đến thương xá gần nhà để chị đi tản bộ, xem hàng hóa và người đi lại, hay ra ngoài thưởng thức cảnh vật thiên nhiên, cỏ hoa, trời trong gió mát.

Một hôm vào mùa Đông anh vừa vào nhà trong trở ra thì chị đã biến mất.  Tìm khắp nơi không thấy chị đâu. Anh hết hồn chạy ra khỏi khu vực nhà già, tìm sân trước sân sau cũng không thấy. Tuyết rơi mấy hôm trước, đường có nơi chưa tan đá. Anh lo lắng quá nên gọi các con đến chia nhau tìm.  Cả nhà xục xạo hết các con đường chung quanh cũng không kết quả nên phải nhờ cảnh sát.

Sau cùng vị bạn dân này tìm thấy chị đứng tần ngần trên con đường đến thương xá cách nhà già khoảng gần một dặm, nơi anh thường lái xe đưa chị đi qua. Thật là may, chị không đến nỗi lú lẫn để đi ra giữa đường có thể gây tai nạn cho chị.

Như tôi đã nói, chính sách lo cho người cao niên của Mỹ thật là quá tuyệt hảo! Khi thấy anh Nguyễn cũng đã già mà còn phải vất vả lo cho chị, sở xã hội quận Arlington liền “cấp” cho chị một người đến giúp trông nom, ban đầu 5 tiếng 1 ngày, về sau này 8 tiếng 1 ngày, suốt cả 7 ngày 1 tuần. Nhờ vậy anh mới có thời gian nghỉ ngơi chút đỉnh nên những lần sau chúng tôi gặp lại thì nhìn anh khỏe khoắn hơn.

Nhưng đã là người già thì làm sao khỏe mãi. Anh Nguyễn dù có gắng sống tốt thế nào vẫn không tránh khỏi những chuyện rủi ro. Năm vừa qua anh bất ngờ bị té và dùng tay chống đỡ. May mắn đầu không chạm vào đâu, nhưng đưa đi nhà thương chiếu điện, thì thấy xương tay anh bi rạn nứt. Anh phải mang cái khăn (sling) để giữ tay nằm yên một chỗ, giúp cho xương mau lành. Tưởng như thế đã yên.

Thế mà ba tháng sau ngày té, anh còn bị “hậu chấn.” Một hôm bỗng nhiên anh không nói được, không phát âm ra thành tiếng, và cảm thấy trong người khác lạ, không bình thường. Gia đình đưa anh đi phòng cứu cấp thì mới hoảng hồn khi biết ra là anh bị xuất huyết não, một bên não máu đã đông lại, môt bên còn đang chảy từ các mạch máu nhỏ.

Sau khi gia đình làm thủ tục ký giấy cam kết, anh đã được giải phẫu và cuộc đại phẫu này rất thành công. Về sau Anh kể lại, các bác sĩ Mỹ tài lắm. Họ mổ lật da đầu anh sang một bên, chỉ cưa sọ rút máu ra xong thì đóng lại, phủ da đầu có cả tóc lên như cũ! Hay quá chưa? Tôi nghe anh kể lại một cách nhẹ nhàng mà trong lòng ngưỡng mộ kỹthuật và tay nghề của các bác sĩ trên quê hương thứ hai này của tôi quá xá!

Lần đó anh Nguyễn ở lại  bênh viện 2 tuần là họ cho về nhà tiếp tục vật lý trị liệu, (physical therapy) để giúp cho cơ thể thăng bằng  đi đứng vững vàng…

Rồi Anh cũng được sở Xã hội cho người  đến giúp, 8 tiếng 1 ngày, tuần lễ 7 ngày.  Lạm nghĩ, một tỷ phú bên nhà cũng... sang đến mức ấy là cùng! Trong nhà luôn có đến “hai người giúp việc!”

Thưa quý vị, hai lần anh Nguyễn nằm bệnh viện giải phẫu rất tốn kém, phải là cả đống tiền ấy chứ. Những người trẻ tuổi đi làm dù có bảo hiểm sở trả phần lớn bệnh viện phí, nhưng đương sự vẫn phải trả thêm số tiền sai biệt không nhỏ. Thế mà anh Nguyễn cho biết anh thuộc diện gia đình thu nhập thấp nên chẳng tốn đồng nào. Người già ở Mỹ có lợi tức thấp thật sự được nhà nước ưu đãi... tới bến luôn!

Với số tiền già, tiền lương hưu, dù không nhiều các cụ có thể sống vui sống khỏe cho đến cuối đời mà không phải bận tâm lo nghĩ. Những cụ còn khỏe mạnh cũng có thể dành dụm nhín số tiền hưu ít ỏi đó để giúp con cháu ở quê nhà vì các cụ tiêu pha không bao nhiêu, nhất là những cụ ở chung với con cháu.

Vây thì các cụ ơi, xin quý cụ hãy ráng giữ gìn sức khỏe để hưởng tiện nghi xứ tự do dành cho người cao niên, không phải quốc gia nào cũng cung cấp được.

Tôi được nghe rất nhiều người nói cao niên ở Hoa kỳ được chăm sóc tốt hơn nhiều quốc gia khác. Một lần đến thăm anh chị Nguyễn tôi gặp một người bạn đến thăm Mẹ ở nhà già. Cụ đã thọ được 102 tuổi, có người trông nom 24/24, giúp  vệ sinh cá nhân, tắm, đẩy xe lăn cho cụ khi ra ngoài dạo mát. Trông cụ hồng hào khỏe mạnh. Chị bạn cho biết chị thăm cụ hằng ngày và thường đưa Cụ dự tiệc ban đêm, ban ngày vì Cụ thích được ra ngoài tiếp xúc với mọi người. Dù tuổi cao Cụ còn minh mẫn, vui tươi. Có lẽ nhờ Cụ hay tiếp xúc với con cháu, đồng bào chăng?

Chuyện người cao niên vẫn còn dài. Bài kỳ tới sẽ là chuyện cao niên pinic du xuân.

Nhân dịp vẫn còn trong mùa Xuân, tôi xin chúc anh chị Nguyễn và tất cả các vị cao niên luôn khỏe mạnh, an vui với những ngày vàng còn lại cho gia đình con cháu được chung hưởng phước lành.

Ngọc Hạnh

Ý kiến bạn đọc
04/05/201903:32:57
Khách
Cám ơn Từ Huy rất nhiều đã xem bài viết. Sư rông lương của Từ Huy sẻ giúp tác giả thêm can đảm tiếp tục cầm bút ...
.Chuyện trên có thật đó Từ Huy ơi.Cụ bà như là baby, ăn uống, tăm rửa, làm đẹp do cụ Ong lo hết. Cụ Bà không cho ai đụng vào người dù con hay người giúp việc
Cụ Ong còn dạy cụ Bà hat mới hay chứ. Tg phục ông Cụ quá. Ông là người chồng tốt tuổi cao hiếm thấy trên đời ...
Mến chúc Từ Huy luôn vui, khỏe, nhiều hạnh phúc
Ngọc Hạnh
03/05/201916:17:27
Khách
Cam ơn Phương Hoa rất nhiêu đã xem và cho lời khich lê
Xin chúc Phương Hoa luôn an vui, vạn sự lành
03/05/201914:13:34
Khách
Chào tác giả Ngọc Hạnh,
Cám ơn bài viết nhẹ nhàng nhưng thật cảm động về cặp vợ chồng già chăm sóc lẫn nhau, từ khi còn trẻ khỏe cho đến lúc già yếu bệnh đau. Ngưỡng mộ lắm tình yêu chán thật của họ. Bài viết của tác giả có một thông điệp quý giá cho độc giả, những cặp nào thường “cắn đắng” nhau sẽ nhìn lại mà thương yêu nhau hơn chăm sóc nhau dịu dàng hơn...
Chúc tác giả Ngọc Hạnh luôn khỏe và mong tiếp tục viết nữa để chia sẻ những kinh nghiệm sống mà tg đã trải qua.
P.Hoa
03/05/201905:44:35
Khách
Cô ơi, đọc bài viết của cô cháu mê lắm. Văn phong của cô điềm đạm, bút pháp của cô mạch lạc rõ ràng.
Đọc đến đoạn bác Nguyễn làm đẹp cho bác gái. Cháu tưởng như Trương Vô Kỵ kẽ chân mày cho Triệu Minh lúc về già! (Hai nhân vật chính trong truyện Cô Gái Đồ Long của Kim Dung.)Thật đáng nghiêng mình ngưỡng mộ!
Chúc mừng cô đến với VVNM. Cháu mong được đọc bài cô viết mãi!
Kính.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,656,500
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản và vẫn tiếp tục viết. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey, một vùng ít cư dân Việt. Sau đây, thêm bài mới của Song Lam.
Tác giả đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, nhận giải chung kết 2009. Là nhà giáo dạy Anh và Pháp ngữ tại các trường trung học ở Việt Nam trước 1975, ông vượt biển đến Mỹ năm 1984, đi học và trở lại nghề cũ. Sau nhiều năm dạy tại một trường công lập Mỹ ở San Jose, ông về hưu tại Riverside, Nam California và tiếp tục góp bài. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới của bà.
Tác giả nguyên là luật sư hành nghề tại Việt Nam trước năm 1975. Ông hiện cùng gia đình đang sinh sống tạiHonolulu, Hawaii. Tác giả đã từng tham gia mục Viết Về Nước Mỹ với các bài "Tôi Hiến Tủy," “Vợ Tôi Bị Ung Thư,” và “Con Chó Trắng Trong Nghĩa Địa.” Và đây là bài thứ tư của Lê Tấn Phước.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Để phân biệt với tác giả Minh Nguyệt có bài Viết Về Nước Mỹ từ 2001, tác giả chọn bút hiệu Minh Nguyệt Graves, theo họ của ông chồng người Mỹ. Sau đây là bài viết mới của bà.
Gia đình tác giả tại Houston là nạn nhân trực tiếp của bão Harvey. Nhà bị tốc mái. Mẹ Lúa vào bệnh viện bằng trực thăng tải thương. Tác giả định cư tại Mỹ 24 năm, tốt nghiệp đại học tổng hợp, hiện đang là cộng tác viên của một đài truyền hình nhưng chỉ mới bắt đầu dự viết về nước Mỹ từ Tháng Bảy 2017, với bút danh Như Nguyện, bài “Nước Mẹ, Nước Con.” Sau đây, bài viết thứ hai, lần đầu ký đầy đủ tên họ Trần Như Nguyện.
Gió Đồng Nội là bút hiệu của một tác giả đã góp nhiều bài đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên. Bà là một chuyên gia từng làm việc tại Trung Tâm Không Gian Kennedy ở Merrit Island, Florida, hiện đã hưu trí. Bài viết mới của Gió Đồng Nội về “vòng tay” của bão Irma cho thấy nhiều ghi nhận chu đáo hiếm có.
Tâc giả 45 tuổi, cùng gia đình đoăn tụ tại Mỹ từ 1991, 26 năm trước, khi mới 18 tuổi. Hiện là cư dân Huntington Beach; Nghề nghiệp: Kỹ sư phần mềm cho Northrop Grumman Corporation; Đã tham gia VVNM từ 2002 với 4 băi viết tươi tắn, tử tế. Sau 15 năm bặt tin, ông xuất hiện trở lại với nhịp viết mạnh mẽvà đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017, năm thứ 18. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến