Hôm nay,  

Tôi Đi Dự America’s Got Talent

17/02/201900:00:00(Xem: 12284)
Tác giả: Tố Nguyễn

Bài số  5618-20-31424-vb8021719

 
Chương trình America's Got Talent (AGT) trên truyền hình NBC, ra mắt từ  tháng Sáu 2006, tới nay  đã trụ được 13 mùa, tiếp tục làm mê mẩn 12 triệu khán giả hàng tuần. Simon Cowell, nhà sản xuất của AGT, vào danh sách báo Time bình chọn 100 nhân vật thế giới tạo nhiều ảnh hưởng nhất. Sang năm 2019. Simon 60 tuổi. Show chung kết AGT The Champions mùa thứ 13, gồm những màn trình diễn hấp dẫn của các tài năng đã thắng giải từ khắp thế giới, được sắp xếp thành 7 chương trình TV, trình chiếu đúng dịp Tết Kỷ Hợi. Riêng chương trình cuối, công bố kết quả AGT 2019, sẽ chiếu ngày Thứ Hai 18/02/19. Sau đây là bài viết của Tố Nguyễn, tác giả lần đầu viết về nước Mỹ và đã nhận giải đặc biệt 2018.

 
image005
Nhà sản xuất Simon Cowell.

image002
Bộ tứ giám khảo AGT: Mel B, Heidi,  Simon, Howie.

image001
Terry Crews, MC chính.


Chàng gốc Á Shin Lim biểu diễn ảo thuật.

image004
Bé Darci Lyne và búp bê.

 
***

May mắn sao, tôi được chị bạn "ưu ái" dành cho một vé đi dự phần vào buổi quay phim AGT ngay tại thành phố Pasadena. Chị dặn tôi: khán giả đồng thời cũng dự phần vào chương trình vì tất cả sẽ cùng lên tivi, phải tuân theo "dress code", không mặc áo quần có in chữ.

Hai giờ trưa, tôi một mình một xe “phi nước đại” về phố cổ Pasadena để xếp hàng sớm mong được lấy vé ngồi gần sân khấu.

Rủi thay, hôm ấy xa lộ 134 xảy ra vài vụ tai nạn, tôi vừa nhích theo dòng xe vừa tự nhủ ráng chút nữa thôi là  mình sẽ được chụp hình với "hoàng tử” lịch lãm  Simon Cowell. Rồi tivi sẽ có hình ảnh “em gái Á Châu” mắt chớp chớp, môi chúm chím, hai bàn tay khẽ vỗ vỗ vào nhau như các quý bà quý cô ngồi hàng ghế VIP trong băng phim ca nhạc Thuý Nga Paris By Night!

Sau gần một giờ đồng hồ vượt trùng trùng xe cộ, tôi cũng đến được Pasadena Civic Auditorium, là toà nhà với quảng trường rộng lớn giữa trung tâm phố cổ Pasadena.

Toà nhà này bắt đầu mở cửa cho những buổi hội họp, lễ ra trường từ tháng Hai năm 1932, có khoảng 3000 chỗ ngồi,  cũng là nơi đã từng diễn ra những sự kiện nổi tiếng như  Emmy Awards, People’s Choice Awards,  American Idol...

Trên website của Pasadena Civic Auditorium có dòng tiểu sử: "The new Pasadena Civic Auditorium was dedicated to the citizens of Pasadena, whose efforts and sacrifices have made the erection of this beautiful and useful building possible".

Dịch theo kiểu lãng mạn cách mạng" thì “Toà nhà xinh đẹp này là nhà hát nhân dân Pasadena, do dân và vì dân Pasadena".

Sau khi đậu xe dễ dàng với giá như thường lệ, tôi tìm ra ngay chị bạn đã đứng sẵn gần… cuối hàng người rồng rắn nối đuôi nhau. Có lần tôi đọc bài viết là người Mỹ rất thích được lên tivi, hôm nay cái hàng dài thậm thượt đã chứng minh cho điều đó, đa số là các cụ, các bác đã về hưu dắt theo cháu nhỏ. Thiệt là buồn, đứng xa như vầy thì khi được xếp chỗ ngồi chắc  tôi chỉ nhìn được "hoàng tử Simon" nhỏ cỡ như… cái hột mít mà thôi. Đợi hơn nửa giờ thì chúng tôi đến được bên cạnh anh soát vé, trình giấy booking,  và được phát cho số ghế kèm theo lời dặn phải quay lại để vào cửa khoảng 4 giờ rưỡi chiều.

Khán giả không được mang thức ăn vào, dù là những thanh kẹo nhỏ, còn nước thì phải xé nhãn bên ngoài. Khi vào bên trong, đúng như dự đoán, chúng tôi không được xếp ngồi gần sân khấu mà phải đi vòng lên tầng trên lầu. Tôi thấy mọi người  trở nên thật nhỏ bé khi ngước nhìn mái vòm thật cao điêu khắc nhiều hình ảnh hoa văn trang nhã kiểu Spanish cổ xưa. Những chiếc ghế màu xanh đậm hằn nét thời gian làm tôi liên tưởng  đến cái “rạp hát nhân dân” nhỏ xíu ở quê nhà, bỗng bâng khuâng nhớ những bịch mía ghim, đậu phộng đậu nành rang...

Trong khi chờ mở màn, chúng tôi đi một vòng ngắm nghía. Bên cạnh những bức hoạ cổ, những tấm hình ghi lại các buổi lễ trong quá khứ, thì nhà vệ sinh của "rạp hát nhân dân Pasadena" cũng rất là đặc biệt. Trong nhà vệ sinh có 3 dãy buồng, có hẳn một cô nhân viên đứng giữa mà rao to "có 1  buồng trống bên phải tôi, thêm 1 cái đằng sau tôi,  mới có thêm 1 cái  cách tôi 4 buồng…" cho dòng người bên ngoài biết mà tiến vào. Phục vụ  miễn phí mà chu đáo đến mức khó tưởng tượng.

Chúng tôi trở lại ghế và nhận ra mình đã ngồi… lộn chỗ, băng ghế của chúng tôi vẫn ở trên lầu, nhưng là hàng thứ nhì, có thể nhìn thấy giám khảo và toàn cảnh sân khấu bên dưới rất rõ. Chưa kịp hí hửng vì mình được tiến gần máy quay phim hơn, tôi lại nhận ra ngồi cạnh là cụ bà người Mỹ khoảng 70 tuổi mặc áo đầm màu đỏ, trang điểm cầu kỳ, đeo nữ trang lóng lánh.  Than ôi, kỳ này "em gái Á Châu" đành chìm nghỉm vì cụ!

Khi chàng MC phụ bước ra, đèn sân khấu bật lên, âm thanh ánh sáng rực rỡ và tráng lệ, bốn dấu X của bốn vị giám khảo cũng được kéo xuống lung linh. Sân khấu America's Got Talent bên ngoài đẹp lộng lẫy gấp nhiều lần khi xem qua ti vi hay Youtube.

Chúng tôi nghe lời MC, “ngoan ngoãn” cất hết các máy điện thoại, không chụp hình quay phim nữa để giữ bản quyền cho chương trình,  lòng lâng lâng “hãnh diện” khi nghe chàng ta tâng bốc: "Quý vị không đơn thuần chỉ là khán giả, mà còn là một phần rất quan trọng của buổi quay phim…" Hôm nay  có rất nhiều phần thưởng cho khán giả, từ buổi ăn tối dành cho 2 người đến những  phiếu mua miễn phí ở các tiệm donut,  pizza. Chàng MC còn hóm hỉnh dặn dò xin đừng ai đứng hay nhảy lên trên ghế sẽ rất là nguy hiểm, vì "rạp hát nhân dân Pasadena" mua ghế của tiệm IKEA!

Rồi giây phút được mong chờ nhất cũng đến, bốn vị giám khảo lần lượt bước ra trong tiếng hò reo của khán giải. Ô kìa bác Howie…đầu trọc, cô Mel B xinh tươi, nàng Heidi mảnh mai duyên dáng như công chúa trong truyện cổ tích của nước Đức xa xưa. . . Và kia rồi, "hoàng tử" Simon bước ra sau cùng trong tiếng reo gọi tên ông và trong sự. . . thất vọng của tôi. Ôi Simon đây sao, đâu rồi người trai trẻ của hơn mười năm về trước.  Simon của năm 2019 mũm mĩm trong chiếc áo sơ mi trắng chật bó ngang bụng, hai gò má phúng phính đối lập với  bộ râu quai nón "manly".  Khán giả, kể cả bà cụ áo  đỏ ngồi cạnh tôi vẫn nhiệt tình reo to "Simon, Simon", ông quay một vòng, cười tươi tắn gửi nụ hôn gió đến mọi người, tôi lại thấy Simon vẫn còn cuốn hút lạ thường!

Máy quay phim với cần cẩu cao được giương lên, chàng MC chính Terry Crews nhún nhảy bước ra sân khấu theo điệu nhạc rộn ràng. Terry  bước tới bắt tay từng vị giám khảo, nhắc khán giả đứng lên hò reo thật lớn rồi giới thiệu hôm nay là buổi chung kết  AGT  The Champions, dành cho những tài năng đoạt giải từ các mùa trước ở Mỹ và ở khắp thế giới cùng nhau thi thố.

Tôi đang lâng lâng vì "trúng mánh" được “dự phần” trình diễn với toàn những quán quân, thì bỗng kèn trống vụt tắt, rồi tiếng của đạo diễn nhắc Terry phải làm lại từ đầu! Vậy là Terry tội nghiệp phải bước vào trong, thở một hơi lấy tinh thần để trở ra, diễn lại. Terry nói rất biết ơn  khán giả vì sự kiên nhẫn hợp tác "đứng lên ngồi xuống, vỗ tay thật lớn, reo tới reo lui " để quay phim. Cũng may màn “đồng diễn” lặp lại  đến lần thứ tư thì ông đạo diễn hài lòng, cho phép chương trình được tiếp tục.

Bấy giờ Howie cất giọng dặn dò khán giả cố gắng giữ bí mật kết quả, Simon từ tốn gửi lời cảm ơn tất cả mọi người và khuyến khích tinh thần nhóm “nghệ sĩ nhí” đã đứng xếp hàng sẵn trên sân khấu. Hai anh chàng hậu đài chạy ra… quạt để khói toả lên thật nhanh, có tiếng đạo diễn cho phép bắt đầu.

Sân khấu trở nên huyền ảo mênh mang dưới làn sương khói "mờ mờ nhân ảnh", nhạc trỗi du dương, phông màn lãng đãng cảnh mây bay hoa rơi lung linh dưới ánh đèn từ nhiều  hướng chiếu về. Khoảng trên hai mươi em, nhỏ nhất chỉ độ 5, 6 tuổi, mặc đồng phục trắng xinh như thiên thần, bắt đầu cất giọng thánh thót trong veo. Không gian huyền diệu mơ màng trong tiếng nhạc, tiếng hát trầm bổng ngân nga. Tôi tưởng tượng ngày xưa Lưu Nguyễn mà lạc đến thiên thai chắc cũng chỉ buâng khuâng trong cảnh tiên hư hư thực thực đến chừng này là cùng...

Bài hát kết thúc trong cơn mưa hoa tuyết, kim sa phun xuống ngập cả sân khấu, bay bay lấp lánh trên những gương mặt bé thơ. Khán giả bên dưới  hò reo, vỗ tay không ngớt. Màn trình diễn  mở đầu AGT của các thiếu nhi  thật tuyệt vời.

Thoáng cái sân khấu lại tràn ngập những nhân viên từ hậu trường ra thu dọn chuẩn bị cho màn biểu diễn tiếp theo. Trong khi chờ đợi, chàng MC phụ lại bước ra với những trò chơi, phần thưởng. Lúc bấy giờ tôi mới biết là AGT "gom" khán giả từ những trường trung học "vùng sâu vùng xa" ở tận Bakersfield khi nghe chàng  MC hỏi thăm ai đến từ trường học nào thì giơ tay lên. Hơn một phần ba rạp hát là những khán giả học sinh, hèn gì tiếng hò reo cỗ vũ thật là nồng nhiệt!

 Rồi hơn mười người nghệ sĩ thuộc nhiều chủng tộc, màu da cùng tiến ra sân khấu. Trong số này, tôi dễ dàng nhận ra ca sĩ Susan Boyle, người từng được gọi là “a role model for everyone who has a dream."

Mười năm trước, khi xuất hiện lần đầu trong cuộc thi  Britain's Got Talent 2009, Susan Boyle còn mang vẻ ngần ngại tự ti vì bề ngoài khi nói cô mơ làm ca sĩ, nhưng tiếng hát của cô đã  lay động con tim khán giả khắp thế giới. Nhờ “mắt xanh” của Simon Cowell, bài “I Dreamed a Dream” do Susan Boyle hát lần đầu nhanh chóng thành tên album âm nhạc bán chạy nhất thế giới  năm 2009 với 14 triệu bản. Sau nhiều thành công, hai lần được đề cử giải âm nhạc Grammy Awards, trở lại với AGT The Champions lần này, Suzan Boyle đã là một hình ảnh sống động,  tự tin. Bên cạnh Susan, nhiều em từng đoạt giải từ khi còn bé xíu, nay đã lớn lên thành những cô gái xinh đẹp, rực rỡ.

Sau khi sân khấu được dọn dẹp, đạo diễn ra hiệu bắt đầu, ánh đèn từ mọi phía lại chiếu về sân khấu. Từng màn ca hát,  nhào lộn, ảo thuật đều thật tuyệt vời. Sân khấu dựng lại những góc phố cổ xưa, những cảnh khói lửa sấm chớp thật là ngoạn mục, những màn ảo thuật như được làm bởi phép màu. Những người ca sĩ tài năng cất giọng ca cao vút vang vang hoà với phông màn được xếp đặt thật tinh tế dưới ánh đèn đủ màu sắc trông không khác gì cảnh thật, khi thì là đại dương mênh mông sóng nước, lúc là cánh rừng nhiệt đới rực rỡ cây cỏ lá hoa... Những buổi diễn mà tôi xem ở Las Vegas đều gọi là thua xa!

Chỉ có điều, vì miễn phí, nên khán giả phải chịu khó đợi chờ dọn dẹp và dàn dựng. Những phút chờ đợi, chàng MC phụ gọi các khán giả nào thích biểu diễn thì bước lên  để hát hò, nhảy múa cho chàng tặng quà. Nhiều người kéo lên khoe giọng, trong số đó có những giọng ca thật là… khủng khiếp, bị khán giả la ó bịt tai. Nhưng có hề gì, những "nghệ sĩ nhân dân" được hát cho cả ngàn khán giả giữa lòng "rạp hát nhân dân" là đã thấy vui rồi!

Tận mắt xem từng khâu chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ, cách làm  việc cẩn thận, đầy trách nhiệm của từng diễn viên, nghệ sĩ, hậu đài, tôi thật cảm phục tài năng và đam mê của họ. Như chàng MC Terry phải giữ nụ cười tươi như hoa, lặp lại cùng một hành động, lời văn rất nhiều lần trong suốt chương trình. Có màn hai ca sĩ phải đứng hát trên hai bục cao lơ lửng giữa sân khấu, bên dưới là khói lửa mịt mù. Nếu là người thường đứng cao cheo leo như vậy thì đã hồn xiêu phách tán, ú ớ không ra lời, chứ đừng nói phải hát cho trọn bài với đầy đủ cảm xúc!

Đặc biệt nhất đêm thi là màn ảo thuật của chàng trai Singapore cùng một cô gái Mỹ kiều diễm phụ diễn. Thời gian như ngừng trôi, cả khán phòng  im phăng phắc đầy hồi hộp. Các nguồn ánh sáng đều vụt tắt, chỉ còn lại ngọn đèn pha vàng rực chiếu vào hai diễn viên ngồi bên chiếc bàn trên sân khấu. Giám khảo Howie được gọi lên để cùng tham dự màn ảo thuật. Dù mọi người như cùng"nín thở" theo dõi từng cử động của hai diễn viên, không một ai có thể lý giải được thủ thuật tài tình của chàng trai với những lá bài. Cả rạp như muốn vỡ tung vì những màn vỗ tay cùng tiếng hò reo gọi tên chàng: Shin Lim, Shin Lim.

Nếu như tài năng của chàng trai Á Châu làm xiêu lòng hết khán giả lớn tuổi, thì phần biểu diễn thật là dễ thương của một cô bé với giọng ca cao vút  trong veo lại chiếm hết cảm tình của những cô cậu học sinh và giám khảo Simon. Cô bé trông thật là nhỏ nhắn giữa sân khấu mênh mông,  luôn cười tươi tắn và khiêm nhượng trả lời  câu hỏi của MC, giám khảo. Cô cầm theo con búp bê múa rối, vừa hát vừa điều khiển nó thật tài tình. Cử chỉ nũng nịu dễ thương của búp bê trên tay cô bé khiến  cho giám khảo Simon phải rời chỗ ngồi mà chạy lên sân khấu để cô... búp bê ôm hôn trong tiếng vỗ tay vang dội.

Buổi thi kết thúc đầy hồi hộp khi MC xướng tên từng nhóm bước lên sân khấu và loại dần ra còn có “top 5”, rồi còn lại có 2 người. Những nghệ sĩ rớt khỏi "top 5" đều được ban giám khảo dành cho những lời ngợi khen nồng nhiệt. Họ đã từng hưởng vinh quang của “quán quân” nên cuối buổi không có "nước mắt chia tay" như thường thấy ở các cuộc thi AGT thông thường.

Giây phút MC xướng tên người đoạt giải cao nhất, pháo hoa, kim sa từ hai bên sân khấu lẫn dưới khán đài được bắn ra ào ạt, tung bay sáng rực trong tiếng hò reo vỗ tay vang dội. Vì "uy tín" của một “khán giả  nhân dân”, tôi xin không nêu tên người chiến thắng. Xin quý vị độc giả  xem cuộc thi AGT: The Champions đang chiếu trên kênh NBC, biết đâu sẽ thấy bóng "ai kia" bên dưới khán đài.

Có lời đồn đoán rằng AGT toàn được dàn dựng, tôi vẫn thấy người chiến thắng thật là xứng đáng. Dù có thế nào, những chương trình như AGT đã mở ra trang đời mới cho bao tài năng, đã chắp cánh cho những ước mơ bay bổng trên vùng đất của cơ hội, của tự do.

Không có dịp chụp hình với Simon, cũng chẳng thể đóng vai người “em gái Châu Á” dịu dàng để lên tivi, tôi vẫn thấy thật vui vì đã được dự từ đầu đến cuối  một chương trình tivi nổi tiếng.

Khác xa với bức tranh ảm đạm về tuổi già hiu quạnh, thiếu thốn tiền hưu trên đất Mỹ, tôi vẫn  thấy bao ánh mắt ngời sáng niềm vui của những cụ ông cụ bà ngồi dưới hàng ghế khán giả hôm nay. Các em nhỏ ở những vùng quê xa xôi cũng không bị bỏ quên, được đưa đón cẩn thận bằng những chiếc xe bus thật to đẹp đậu trước cửa rạp. Vừa thấy lòng ấm áp khi nhìn những gương mặt bầu bĩnh ngây thơ sáng ngời những ước mơ hy vọng, tôi lại vừa nao nao thương bao cụ già, em nhỏ nơi quê nghèo bên kia Thái Bình Dương.

Những giây phút xếp hàng trông đợi, hò reo cùng khán giả AGT như dòng suối mát tưới vào cuộc sống tưởng như khô cằn với vòng quay "ký checks, trả bills" của tôi. Khi về hưu, nếu không được đi du lịch khắp thế gian, tôi vẫn thấy vui với đời sống sáng sáng đọc bài Viết Về Nước Mỹ bên… tô bún, phở phố Bolsa, chiều chiều đi xem và được... lên phim cùng các game shows Hollywood.

Hy vọng vài mươi năm nữa, ti vi sẽ có hình ảnh tuổi trẻ gốc Việt trong số những AGT Champions và các cụ già Á Châu áo váy sặc sỡ,  môi son má phấn kỹ càng, ngồi reo hò cỗ vũ cho những tài năng gốc Việt toả sáng trên sân khấu cờ hoa.

AGT The Champions mùa thứ 13 gồm 7 chương trình TV, khởi chiếu trên đài NBC từ 7/01/2019. Ba chương trình hấp dẫn nhất sẽ chiếu đúng dịp Tết Kỷ Hợi:

- Thứ Hai 04/02/18 nhằm ngày 30 Tết,

- Thứ Hai 11/02/18 nhằm ngày mùng 7 Tết.

Riêng chương trình cuối, công bố kết quả AGT 2019, sẽ chiếu ngày 18/02/18 nhằm 14  Tháng Giêng ta, một ngày trước ngày rằm tháng Giêng.

Tố Nguyễn

Ý kiến bạn đọc
08/10/202401:53:45
Khách
06 in this consumption category <a href=https://enhanceyourlife.mom/>priligy precio</a>
26/05/202403:57:50
Khách
Plasmids expressing the codon optimized SARS CoV 2 S proteins of B <a href=http://cialis.lat/discover-the-best-prices-for-cialis>cialis from usa pharmacy</a>
11/04/202401:22:52
Khách
suboxone withdrawal remedies <a href=""> https://forums.dieviete.lv/profils/127605/forum/ </a> natural remedies migraines
13/03/202314:34:50
Khách
cialis obat minoxidil untuk wanita Three executives at Ireland s failed Anglo Irish Bank face trial in 2014, five years after the probe into the lender began, while in Spain, around 100 people are being investigated bycourts over failings at banks devastated by a property marketcrash, though none have gone on trial <a href=http://accutane.buzz>accutane doctors</a> That stands in stark contrast to the other three BRIC emerging market powerhouses
28/06/202209:33:50
Khách
https://newfasttadalafil.com/ - Cialis It also shows antibiotic action and contains substances that are poisonous to intestinal parasites such as whipworm Trichuris trichura Ayisvu <a href=https://newfasttadalafil.com/>cheap cialis no prescription</a> Propecia Canadian https://newfasttadalafil.com/ - buy generic cialis online safely Pamukg tadalafil for raynaud's
08/03/201920:13:35
Khách
Cám ơn chị Như Ý đã dành cho em A Tố một buổi chiều tối thật tuyệt vời.Em mong sẽ sớm có ngày cùng chị đi xem những buổi biểu diễn như vậy nữa nha.
A Tố mến chúc chị và gia đình thật nhiều niềm vui và sức khoẻ.
01/03/201915:53:01
Khách
Cám ơn em đã tường thuật lại ngày chúng mình hạnh phúc xem chương trình. Mong sẽ có thời gian để thưởng thức thêm nhiều màn trình điền hay như thế với em ❤️
21/02/201905:52:35
Khách
Chú Lê Như Đức mến,

Cám ơn chú đã cho biết thêm nhiều chi tiết về cuộc đời tình ái của "hoàng tử" AGT- Simon Cowell.Thôi thì con người lắm tài nên cũng nhiều tật,người như ông dĩ nhiên Tố chỉ ngồi nhìn chứ không mơ...lấy về làm chồng! Tố luôn ghi nhớ trong lòng người chồng tốt là người phải có đạo đức nhiều đến mức "toát cả lên gương mặt", không phải là người có nhiều triệu đô la.
Còn dưới góc nhìn của một khán giả, Tố xin vẫn trân trọng tài trí của ông Simon.Dù gì thì ông Simon cũng đã góp công lớn thay đổi cuộc đời của những "tài năng nằm trong lá ủ" như Susan Boyle, và giúp những khán giả như Tố có những phút vui tươi hồi hộp.

Tố xin gửi lời chúc mừng năm mới đến chú Lê Như Đức cùng gia đình nha.
21/02/201905:26:58
Khách
Tố Nguyễn mến chào bác Jane,

Tố cám ơn bác rất nhiều vì đã dành những lời ưu ái cho cháu.Tố thật cảm động khi biết được những chữ nghĩa mộc mạc của mình đã mang lại niềm vui nho nhỏ cho bác.Tố còn phải học hỏi rất nhiều mới có thể viết được như những vị "huynh trưởng" VVNM mà bác ái mộ.Cháu hứa nếu có dịp gặp Cop Nguyễn Quân cháu sẽ "năn nỉ" ông viết tiếp,và nhất định sẽ đến thăm thủ đô Hoa Thịnh Đốn để "diện kiến" bác Jane nha.

Tố mến chúc bác Jane và gia đình thật nhiều niềm vui và sức khoẻ.
18/02/201903:17:38
Khách
Gia đình tôi rất thích coi và rất ngưỡng mộ các diễn viên, giám khào và tài tử trong AGT. Trong ban giám khảo, nổi bậc nhất là Simon Cowell, người gốc Anh và là một trong những thành viên sáng lập ra AGT. Simon phê bình rất sâu sắc và thẳng thắn. Tuy nhiên có hai điều làm tôi không ưa thích anh ta nữa đó là cái lối ăn mặc dị hợm và lăng nhăng với vợ người bạn thân của mình.
Trong chương trình thi đố Family Feud, có một lần đã đố người dự thi nghĩ gì về Simon và câu trả lời thứ nhất là AGT và thứ hai là xấc láo, dị hợm. Ra trước công chúng mà Simon cứ chơi cái áo T-shirt trông không những thiếu văn minh và còn thiếu vệ sinh khi ngồi cạnh người mẫu Heidi Klum. Nếu Simon chỉ là người lao công quét dọn trong trường học, thì ta không có lý do gì để phê bình. Đằng này một người được bao người ngưỡng mộ, tài sản hơn 500 triệu đô la mà mặc T-shirt ngồi nghế danh dự có cả chục triệu khán giả coi thì quả là quá khinh người và hơi…ngu. Hãy nhìn cách ăn mặc của Howie Mandel, Piers Morgan và Howard Stern để thấy Simon xấc xượn ra sao.
Lauren Silverman đã có chồng và con, nhưng ông chồng là businessman chỉ kiếm được bạc cắc, bạc lẻ chứ không được bạc triệu. Khi biết được chồng mình là bạn thân của Simon, Lauren mau mắn xin chồng giới thiệu cho người mình hâm mộ bao năm. Gặp được anh chàng playboy chỉ thích rong chơi chứ không chịu lên xe hoa, Lauren tấn công tới tấp và để cho có con cho Simon phải chôn chân, trở về mái nhà xưa. Nếu ly dị không kiếm được 50% cũng ít ra 20% gia tài của Simon. Ngờ đâu Simon chơi nước cờ cao. Có bầu thì đẻ, đẻ xong thì nuôi. Không nuôi thì tớ nuôi, chứ tớ đây chỉ coi là partner, không chịu lên xe hoa, ký giấy giam lỏng cuộc đời lẫn tài sản của tớ đâu.
Trong phim trường Simon hơi ngu, nhưng trong tình trường Simon là đại cao thủ.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,252,069
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2009. Bài viết mới của cô là một du ký, đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ hai của ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Sau đây là bài viết thứ tư của bà, về thảm họa Alzheimer’s đang gia tăng khắp thế giới, đặc biệt là tại Hoa Kỳ.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung . Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu, nơi ông đang làm việc.
Lời giới thiệu: Tôi là một nữ cư dân của California. Mi Thu là tên viết văn của tôi, hàng mi mùa Thu. Thật ra, tên nàylà âm của chữ MeToo, tên của phong trào nạn nhân lên tiếng tố cáo những người đã xâm phạm tình dục. Câu chuyện sau đây là có thật nhưng các tên đã được thay đổi vì hiện giờ tôi không thấy cần phải tiết lộ danh tánh những người trong chuyện. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8, 2017. Bà tên thật là Huỳnh Kim Oanh, sống tại tiểu bang Virginia. Trước 1975 tại Việt Nam đã làm thơ đăng báo. Đến Mỹ, hiện nội trợ việc nhà. Bài viết đầu tiên kể chuyện từ miền Đông về Little Saigon dự họp mặt liên trường tỉnh Tây Ninh. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông sanh năm 1962, sanh ra và lớn lên ở Sài Gòn. Sang Mỹ năm 2006, hiện cư ngụ tại Quận Cam Nam Cali. Đã làm nhiều nghề để sinh sống. Hiện nay là nhà báo tự do.
Nhạc sĩ Cung Tiến