Hôm nay,  

Hạnh Phúc Mong Manh

19/01/201900:00:00(Xem: 11672)
Tác giả: Lê Nguyễn Hằng

Bài số 5598-20-31404-vb7011919

 
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.

 
***
 

Huyền lơ đãng nhìn xấp thư để trên bàn. Lẫn lộn trong đám giấy quảng cáo có một phong bì nho nhỏ, Huyền tò mò mở ra xem, thì ra là thư của Bill cám ơn Huyền đã đến Santa Rosa, cách San Jose nơi Huyền ở hơn 100 dặm, để chia buồn với Bill về sự ra đi của Gracie, vợ anh,  lòng Huyền lại dấy lên nỗi bùi ngùi, thương cảm.

Không ai ngạc nhiên khi được tin Gracie qua đời vì cô ấy bị ung thư đã mấy năm nay, thế mà nó vẫn làm Huyền sửng sốt và toàn thân run rẩy khi nhận điện thoại của Bill.

Hôm đến thăm anh sau đám tang, Huyền ngỏ ý muốn được viếng nơi an nghỉ của Gracie, Bill dẫn Huyền đi qua hai dãy tường xám ngút ngàn buồn thảm của nhà quàn để vào thăm hũ tro cốt của Gracie đặt trong lồng kính.

Chung quanh bốn bề quạnh quẽ không một bóng người.  Nhìn vào tấm hình của người bạn thân mến, mái tóc vàng bóng mượt, cặp mắt linh động như mỉm cười với mình, mũi Huyền bỗng cay xè, rồi Huyền òa lên than oán, “Tại sao? Tại sao một người ngay thẳng, dịu hiền và nhân ái như  Gracie lại gặp nhiều bất hạnh như thế? Vẫn biết ai cũng phải đi qua bốn chặng đường “sinh, lão, bệnh, tử”, nhưng Gracie thân mến của tôi ơi, sao ông trời lại nỡ hẹp hòi với bạn thế, ông đã chọn cho bạn con đường “sinh” đầy gập ghềnh, thuở nhỏ sống thiếu thốn vật chật, lớn lên vất vả với hai cuộc hôn nhân đều ra đi trong vội vã, đớn đau; chưa qua con đường “lão” thì con đường “bệnh” đã ập tới, dập vùi hành hạ thân xác mòn mỏi, tả tơi mấy năm trời và con đường “tử” quá oan khiên khi bạn vừa mới được nếm mùi dịu ngọt của tình yêu đích thực như vậy?”

Gracie, người bạn Mỹ thân nhất của Huyền trong cuộc đời làm việc ở California. Hai người đã cùng trải qua mười một năm trong một hãng sản xuất disk drive ở vùng thung lũng điện tử. Gracie là trưởng phòng nhân viên, còn Huyền cai quản phần tài chánh.

Trong một công ty, thường thì ít ai ưa và tin những người làm việc ở phòng nhân viên và luôn coi họ như hung thần vì khi bạn phải đến gặp họ thì đa phần là chuyện chẳng lành như bị khiển trách hay cho thôi việc... Gracie lại ngoại lệ, với một nụ cười tươi trẻ rạng rỡ như ánh bình minh, cô là một phụ nữ nhân hậu, luôn bênh vực và bảo vệ quyền lợi cho nhân viên. Trước mắt cô, không phân biệt gái trai, đen trắng, giàu nghèo, cô luôn đối xử bình đẳng, nhã nhặn, chan hòa tình người.

Vì là một người nhân hậu, nên rất nhiều lần Gracie đã rơi nước mắt khi phải đưa giấy cho thôi việc tới một vài nhân viên lúc hãng bị thua lỗ và không đủ tiền để trả lương dù cô đã cực lực tranh đấu để giữ họ lại.

Riêng với Huyền, lúc nào Gracie cũng thăm chừng xem Huyền có bị “kỳ thị” không, vì Huyền là một người đàn bà, lại gốc Á Châu và vóc dáng nhỏ bé nữa, mà chen vai vào thế giới “công việc của đàn ông”, cô luôn khuyến khích và động viên tinh thần khi Huyền gặp khó khăn, bực tức hay chán nản.

Huyền còn nhớ như in, năm 1985, cách nay hơn ba chục năm, ngày Huyền vào nhận việc ỡ hãng điện tử này, Gracie đã làm những thủ tục đầu tiên chào đón nhân viên mới rất niềm nở và thân mật, khiến Huyền đã cảm thấy hợp và gần gũi với cô ấy ngay và hai người lập tức trở thành đôi bạn thân.

Gracie rất quý người Việt, cô ấy thường nói với Huyền rằng, “Người xứ của bạn vừa thông minh, vừa chịu khó mà lại không đòi hỏi lôi thôi, lúc nào cũng xem nhu cầu của hãng là quan trọng, ước gì hãng mình có thật nhiều nhân viên Việt Nam.”

Gracie nói rất đúng. Khi mới đến Mỹ năm 1975, người Việt chúng ta đều sẵn sàng chấp nhận những công việc dưới khả năng của mình để bắt đầu một cuộc đời mới. Lúc nào cũng làm việc chăm chỉ, miệt mài và khi hãng cần thì luôn luôn làm thêm giờ phụ trội để hoàn tất công việc, dù nhiều khi phải hủy bỏ những chuyến nghỉ phép đã cùng gia đình dự định từ trước. Những đức tính này rất có giá trị đối với hãng xưởng.  Các chủ nhân và công ty đã bắt đầu nhận ra rằng sự sẵn lòng và thừa năng lực của nhân viên Việt Nam là những tài sản vô cùng quý giá. Gracie, một người có khả năng và công bằng đã là một trong những người đầu tiên trong lãnh vực của nàng nhận ra sự kiện này.

Theo lời kể của Gracie, Huyền được biết về gia thế của bạn. Cha Gracie là một quân nhân Hoa Kỳ, gặp mẹ cô, một phụ nữ người Đức tại Hamburg, hai người hẹn hò rồi kết hôn và sinh ra Gracie ở quê mẹ. Khi Gracie lên năm, gia đình dọn về quê cha tại New York. Ở đó, Gracie cố gắng đi học dù gia đình đang ở trong tình trạng tài chánh khó khăn.

Gracie lớn lên trở thành một cô gái với nước da trắng hồng, mũi cao thanh tú, tóc vàng óng ánh, đôi mắt xanh long lanh, hiền hậu như một thiên thần. Cùng với một nhan sắc khả ái, cô ấy thông minh, tận tụy và chăm chỉ học hành.  Khi ra trường, Gracie lập gia đình và có một đứa con gái. Năm 1984, vì tình duyên trắc trở, buồn bã, muốn tránh xa nơi có những kỷ niệm đau lòng của mối tình đầu, cô đem con qua California lập nghiệp và làm cho hãng điện tử này trước Huyền gần một năm.

Sau thời gian khó khăn gần tuyệt vọng của một công ty khởi nghiệp, điều may mắn đã xảy đến cho hãng của hai người, nhờ có một số cổ đông bằng lòng tăng thêm vốn vào hãng và sự giúp đỡ đắc lực của một khách hàng chính, công ty đã vượt qua được những ngày tháng chênh vênh trên bờ bực và cuối cùng đã thành công. Tuy lúc đó hãng còn nhỏ, Gracie và Huyền cũng đưa ra nhiều đề nghị tưởng thưởng và bù đắp cho sự hy sinh của mọi người lúc công ty bấp bênh, bằng cách trả tiền bảo hiểm sức khỏe cho toàn thể gia đình của nhân viên, trợ cấp học phí cho nhân viên đi học thêm để thăng tiến nghề nghiệp, góp thêm tiền vào quỹ hưu bổng, cho mua cổ phần với giá thấp.

Đó là thời gian vàng son ở Thung Lũng Điện Tử. Gracie và Huyền rất vui vẻ xây dựng liên hệ cá nhân và làm việc mật thiết với nhau. Rồi hãng lớn mạnh rất nhanh và bành trướng sang  Âu Châu và Á Châu nên hai người đã có nhiều dịp cùng đi công tác.


Huyền còn nhớ có một lần Gracie và Huyền đi kiểm tra chi nhánh ở Hồng Kông vào gần dịp lễ Giáng Sinh, buổi họp cuối cùng trong ngày chấm dứt sớm nên người bạn trong hãng ở địa phương muốn hướng dẫn Gracie và Huyền đi “thăm dân cho biết sự tình”, hai người vui vẻ nhận lời ngay.

Khi tới Macau, Gracie bảo, “Đến xem nó như thế nào.” Tới nơi thấy Macau thật nhỏ bé so với Las Vegas, nhưng Gracie ham vui nên cũng muốn thử thời vận một tí xem sao. Gracie đã đi Las Vegas vài lần rồi nên chỉ hỏi người bạn sơ sơ là biết cách chơi ngay, còn Huyền thì mù tịt, ngơ ngơ như mán trên rừng, nhưng lúc đó Huyền cũng sẵn lòng chung vài chục với bạn cho vui.

Mấy ván đầu Gracie thắng nên hò hét và Huyền tuy chẳng hiểu gì cũng la to ủng hộ, nhưng chỉ một lát sau là Gracie đã thua gần hết tiền và bỏ cuộc, Thua mấy chục bạc nhưng hai người đã có được những phút vui hào hứng bên nhau.

Tối hôm đó, Gracie và Huyền ở trong một khách sạn ngay trên sông ở Hồng Kông. Hai người đứng nhìn ra cửa sổ, cả một khung trời rực rỡ, đèn Noel đủ màu rọi xuống sông lung linh huyền ảo, lòng hai người cũng rộn rã với thế giới mỹ lệ, tươi hồng hạnh phúc ngoài kia.

Đang thao thao nói về những dự án trong tương lai của công ty và của chính cá nhân mình, bỗng giọng Gracie trầm xuống, “Huyền ơi, bạn có bao giờ tưởng tượng một ngày như hôm nay không? Một ngày mà một đứa con gái từng sống trong khu nghèo nàn, rác rưởi ở Nữu Ước và đứa kia chạy bán sống bán chết bất chấp hiểm nguy ra khỏi đất nước của mình, nơi đang rơi vào tay giặc, gặp nhau, thân nhau rồi cùng được một kinh nghiệm tuyệt vời như thế này không?”

Qua những cọng tóc lòa xòa, Huyền thấy mắt Gracie ánh lên niềm hãnh diện. Huyền gật đầu, “Ừ, có biết bao nhiêu người tài giỏi hơn mình gấp bội, cũng làm việc cật lực như mình, mà họ vẫn còn long đong. Gracie ơi, thế nên lúc nào tôi cũng cám ơn Trời cho sự may mắn của chúng ta; thêm nữa, tôi còn cám ơn gia đình bảo trợ, đất nước và nhân dân Hoa Kỳ, đã cho gia đình tôi cơ hội thứ hai trong đời để vươn lên và đạt được giấc mơ. Tôi nguyện với lòng là lúc nào cũng cố gắng học hỏi và quyết tâm tận lực làm việc cho xứng đáng với ơn phước được Trời ban cho; tình bạn cao quý của Gracie đã một phần giúp tôi thực hiện lời hứa này.”

Một hôm, Gracie bị cúm nặng, nằm liệt giường, Huyền vội nấu cháo thịt bò và một nồi súp rau đem đến cho cô ấy. Gracie là người Mỹ gốc Đức, dù đã từng ăn phở và chả giò với Huyền, nhưng cháo thì quả thật là một món lạ, thường người Mỹ ăn “chicken noodle soup” khi đau ốm, thế mà Gracie cũng ráng ăn cháo cho Huyền vui lòng và cô cũng hết cảm như những người Việt Nam tin vào vị lành của cháo cho người bệnh. Huyền rất vui mừng là Gracie đã đặt lòng tin vào mình và đã giúp đỡ được bạn lúc đau ốm và tình bạn của họ càng thêm sâu đậm.

Năm 1996, sau mười một năm sát cánh, hai người mỗi đứa một nơi, không còn làm chung hãng nữa nhưng vẫn thường xuyên liên lạc và thỉnh thoảng gặp nhau. Có một hôm trong bữa ăn trưa, Huyền cảm thấy rõ ràng là đôi mắt Gracie long lanh sáng ngời niềm hạnh phúc.

Đã lâu lắm mới thấy cô ấy vui như thế. Huyền phải “tra khảo” mãi Gracie mới bẽn lẽn thú thật là vừa có bạn trai. Gracie đã gặp Bill rất tình cờ trong một tiệm ăn, rồi họ yêu nhau như trời sinh ra hai người để yêu nhau. Hạnh phúc dù đến muộn nhưng đã đến với người bạn thân thiết, một người xứng đáng được hưởng nó và Huyền thật sự mừng cho bạn.

Lần đầu khi Gracie đưa anh ấy đến công ty để ra mắt bạn, Huyền có cảm tình ngay với người đàn ông hiền hòa, dáng cao thanh nhã. Huyền đã bắt Bill hứa với Huyền là phải thương yêu và chăm sóc Gracie, người bạn thân yêu của Huyền suốt đời và Bill đã gật đầu không một chút do dự.

Ít lâu sau, khi được tin Gracie bị ung thư, chân tay Huyền bủn rủn, người lạnh toát và Huyền khóc, khóc cho một người bạn hiền hậu, từ ái lại gặp lắm tai ương.

Dù Gracie bị ung thư nặng, Bill vẫn xin cầu hôn với nàng và Gracie đã có được người “bạn đời” đúng nghĩa. Trong tiệc cưới, Huyền đọc rõ được niềm hạnh phúc trong ánh mắt hai kẻ yêu nhau. Người bạn thân yêu của Huyền cuối cùng đã tìm được hạnh phúc đích thực và vĩnh cửu.  Và Bill đã giữ lời hứa với Huyền, anh chăm sóc Gracie suốt thời gian cô ấy chống chọi với căn bệnh ngặt nghèo.

Trước khi mất, Gracie đã tự viết một điếu văn cho mình, kể lại cuộc đời gian truân, nhọc nhằn, hai cuộc hôn nhân thất bại, những thành công trong nghề nghiệp và tình yêu mãnh liệt của cô ấy và Bill.

Tuy đau ốm nhưng lòng cô rất tươi sáng, không hề than thân, trách phận hay oán trời, hận đất.  Cô ấy chịu đựng những cơn đau vật vã xé ruột như chấp nhận số phận hẩm hiu.

Sau gần hai năm chống chọi với căn bệnh tàn ác, Gracie đã từ biệt cõi đời. Tim Huyền đau thắt, Huyền vừa mất một người bạn thân thiết, đáng yêu và can đảm. Tuy cõi lòng tan nát, nhưng Huyền cũng không thể ích kỷ muốn bạn mình kéo dài cuộc sống trong đau đớn.

Sự duyên dáng, hiền hòa và lòng quảng đại của Gracie đã khiến bao nhiêu người thương cảm. Gracie ra đi để lại con gái, cháu ngoại, bạn bè thân thiết, một người chồng rất mực yêu thương với cuộc hôn nhân hạnh phúc nhưng tiếc thay quá muộn màng và ngắn ngủi.

Ngoài kia, vạt nắng hè rực rỡ lúc nẫy đã tàn theo hư không và chiều đang chầm chậm xuống. Vài giải mây xanh nhạt đang từ từ chuyển sang màu xám, những giải mây mong manh như cuộc sống của con người, như cuộc đời của Gracie.

Có một điều Huyền biết chắc là Gracie hiền hòa và rất quan tâm đến nhân viên của hãng chứ không hề ác ôn và bíến cái phòng nhân viên “human resources” trở thành “in-human resources” như nhiều người vẫn diễu cợt đầy ác ý như vậy. Thêm nữa, không phải ai có tóc vàng sợi nhỏ cũng đều là cô gái tóc vàng ngu ngốc “dumb blonde”, Gracie là một bằng chứng.

Huyền cũng biết chắc rằng hình ảnh của Gracie với đôi mắt xanh biếc, mái tóc vàng óng như tơ và nụ cười hiền hậu như một bà tiên sẽ sống mãi trong lòng Bill và Huyền.

Lê Nguyễn Hằng

Ý kiến bạn đọc
20/01/201917:49:33
Khách
Chào chị Tác Giả Lê Nguyễn Hằng,
Cám ơn một bài viết hay và đầy xúc động, một tình bạn như những “giải mây mong manh”. Văn phong của chị Hằng nhẹ nhàng nhưng thấm sâu vào lòng người đọc, càng đọc càng thấy sự dịu dàng dễ thương của Tác Giả. Ngày xưa, KD cũng có những người bạn gái mắt xanh tóc vàng sợi nhỏ làm việc trong cơ quan DAO cùng nhiều nhân viên khác. Rồi một buổi sáng buồn đau tang thương trước ngày 30 Tháng Tư Đen vài ngày, mọi người vào sở đã nghe tin chiếc máy bay di tản, mang quý bạn trở lại HK trên chiếc máy bay C5 Baby-lift đầu tiên đã gặp nạn ở gần sông SàiGòn, có những người còn sống sót, nhưng trong những ngày tháng đau buồn hỗn loạn ấy, nên không biết ai mất ai còn sống để được mang trở lại quê hương HK của họ?
Chúc chị Hằng và quý quyến một mùa Xuân Kỷ Hợi được dồi dào sức khoẻ, hạnh phúc an khang và mọi sự như ý để sáng tác nhiều bài hay nữa nhé.
Ptkd
20/01/201907:46:07
Khách
Cám ơn hai bạn Hồng Điệp và Phương Hoa: Đây là chuyện thật và Huyền rất đau lòng trước sự ra đi của người bạn thân thiết. Cũng mong cô ấy được ngậm cười nơi chín suối như PHoa nói.
20/01/201906:25:38
Khách
Bài viết thật là xúc động! Đọc mà lòng cung cảm thắy rưng rưng. Tình bạn tình yêu của người phụ nữ hiền lành này thật là sâu đậm. Dù đã sớm lìa bỏ trần gian nhưng cô ấy cũng đã hưởng được hạnh phúc quý giá dù ngắn ngủi. Chắc cô cũng ngậm cười nơi chín suối. Cám ơn chị Hằng đã cho đọc bài viét hay và cảm động
Chúc chị và gia đình luôn vui khỏe
P.Hoa
20/01/201906:04:51
Khách
Một tình bạn đẹp , mong manh...
Tác giả là một người rất tình cảm và nhân hậu ...
Nếu đây là chuyện thật thi :Ước mong tôi được thế chỗ đứng của Gracie trong tim Hoàng .
20/01/201901:25:58
Khách
Xin thành thật cám ơn Ái Khanh, Đông Trinh, Sao Nam và Long Nguyễn đã đọc truyện và cho tôi những ý kiến và lời khuyến khích chân tình.
Xin chúc các bạn một mùa xuân an lành.
19/01/201923:45:22
Khách
Cảm ơn tác giả thật nhiều, bài viết thật xúc động về một tình bạn thật đẹp không phân biệt mau da chung tộc, chỉ có những tâm hồn thật sự vi tha và nhân hậu. Ôi cuộc đời này sẽ đẹp biết bao nếu có được nhiều tình bạn chân thành và đẹp đẽ như vậy!!! Bởi vậy ngan ngữ phương tây có câu "sống không bạn như sống không mặt trời". Qua câu chuyện cũng thật để chúng ta suy nghĩ, ở đâu đó trong xã hội ngày nay khi mà vật chất chiếm ưu thế, thì vẫn có những tình bạn chân thành và đẹp đẽ như vậy rất đáng cho chúng ta trân quý. Chúc tác giả và GĐ khỏe mạnh hạnh phúc, để cong hien cho độc giả nhiều bài viết thật hay, đầy tính người, tình bạn, tình quê hương.
19/01/201920:54:09
Khách
Sao Nam Trần Ngọc Bình
Chào Chị
Lâu lắm mới lại được đọc bài của Chị.Bài viết tuy kể chuyện “Tình bạn …buồn” giữa hai người nhưng mạch văn rất sống động,vui vẻ khiến người đọc tiếp tục đọc cho đến khi bài văn chấm dứt.
Thăm Chị thân tâm thường an lạc. Mến
19/01/201920:43:33
Khách
Dù cho da trắng, tóc vàng, dù là da vàng mủi tẹt, ai cũng mang trong người dòng máu đỏ luân lưu khắp châu thân rồi quay về trái tim ấm áp. Gracie nhân ái và Huyền thì thân thiện...hai tâm hồn đẹp gặp nhau!
Cảm ơn Hằng, ngày cuối tuần đọc câu chuyện tuy buồn nhưng thật nhẹ nhàng, dễ thương với tình bạn dị chủng nhưng thật cao quý.
19/01/201913:05:40
Khách
Một câu chuyện tuyệt vời về tình bạn dù không cùng chủng tộc, tình cảm, sự chân thành bao giờ cũng chinh phục trái tim con người.
Cảm ơn chị đã cho tôi vui buồn, khóc cười với nhân vật chính, một lần nữa chị đã thể hiện tính nhân bản qua ngòi bút của chị.
Chúc chị và gia đình năm 2019 An Lành và Hạnh Phúc.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,294,753
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và sau 12 năm, vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018, với bài “Thằng Tý Con là... Con Thằng Tý”.
Nhạc sĩ Cung Tiến