Hôm nay,  

Một Bài Học Đắt Giá

09/01/201900:00:00(Xem: 11212)
Tác giả: Năng Khiếu

Bài số 5575-20-31381vb4010918

 
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westmister. Tham dự Viết về nước Mỹ từ  tháng 8/2015. Đã lần lượt nhận giải Đặc Biệt 2016, giải Danh Dự VVNM 2017 và giải Vinh Danh Tác Phẩm 2018.

 
***
 

Từ Mỹ về Việt Nam xa nửa vòng trái đất, vậy mà cách vài năm bà Hoa lại sắp xếp công việc, về quê hương ăn Tết với mẹ già. Gia cảnh neo đơn, bố mất sớm, mẹ bà chắt chiu nuôi hai chị em ăn học, cô Hồng em gái bà học hành giỏi giang đã trở thành dược sĩ. Hồng không được xinh đẹp lắm, lại đam mê với công việc, lo làm kiếm tiền không có thì giờ giao thiệp, dành cơ hội tìm hạnh phúc cho mình, để tuổi xuân qua đi lúc nào không hay.

Cách đây hơn hai mươi năm, bà Hoa cùng chồng và ba con, định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO, để mẹ lại cho cô em lỡ duyên kém phận,chăm sóc. Không đành lòng, bà xót xa nói: “Tôi phải về thăm cho đến khi nào mẹ trăm tuổi trời”.

Thế rồi Tết năm đó mẹ bà Hoa bước vào tuổi chín mươi, bà thu xếp về quê tổ chức lễ mừng thượng thọ cho mẹ, dù bà Hoa vừa trải qua cơn bệnh thập tử nhất sinh. Ở tuổi “thất thập” bước đi trên đôi chân yếu ớt, Dũng con trai bà thấy vậy tình nguyện, thay ba đưa má về thăm ngoại.

Anh Hai, chị Ba đã có gia đình riêng, còn mình Dũng sống chung với ba má, nên được cưng chiều, tuy vậy Dũng là đứa con hiếu thảo, mặt mũi khôi ngô lại siêng học, chăm làm, hay giúp đỡ mọi người. Dũng theo cha mẹ đi Mỹ năm mười bảy  tuổi. Chia tay bạn bè trường lớp, ra đi mang theo bao kỷ niệm thời học trò đầy mơ ước. Nên khi vừa đặt chân đến một đất nước tự do, có nền giáo dục hàng đầu thế giới, Dũng vùi đầu vào sách vở, cố công dùi mài kinh sử, để đạt được ước mơ.

Những ngày đầu ngỡ ngàng, khó khăn bước vào trường trung học. Rồi lên đại học, cũng phải cố gắng không kém. Sau khi tốt nghiệp  Dũng đã trải qua nhiều thử thách, kiên nhẫn học hỏi và tìm được việc làm vững chắc. Dũng là kỹ sư điện tử làm việc tại Caltrans District 12.

*

Từ phi trường Tân Sơn Nhứt, Dũng thuê Taxi đưa má về xóm đạo Hạnh Thông Tây quận Gò Vấp. Lần đầu tiên về thăm lại mái nhà xưa, lòng chàng trai trẻ háo hức tìm về thời thơ ấu, ấm áp trong vòng tay ngoại. Trở về ký ức thuở còn đùa giỡn với lũ bạn, khi thì rủ nhau lén hái những trái xoài chín, buông thõng lắc lư như mời gọi. Lúc thì xin ngoại, hè nhau trèo lên cây dừa cao bên mương nước, hái về cho má làm mứt dừa ba màu, tới giờ còn cảm nhận được vị ngọt ngào, hươngthơm dịu dàng, của miếng mứtdừa ngày Tết.

 Xe qua Phú Nhuận, nhìn cảnh vật đổi thay,đường xá chật chội, xe cộ luồn lách dọc ngang, kèn bóp inh ỏi. Đi bộ băng qua đường coi chừng bịxe tông. Chạy xe lớ ngớ gặp công an huýt còi phạt túi bụi. Nhà cửa chen chúc, xây cất bừa bãi cái cao cái thấp, chỗ thụt vào, chỗ nhô ra, vô trật tự, mất thẩm mỹ, trong chương trình “Đô thị hóa” của nhà nước. Hệ thống cống rãnh thoát nước không đáp ứng đầy đủ,hèn chi vào mùa mưa nước không lối thoát, sau cơn mưa lớn, đường ngập thành sông, xe lớn nhỏ chết máy, giao thông hỗn loạn ách tắc nhiều nơi, khiến việc đi lại rất khó khăn và nguy hiểm.

Ngang qua chợ ven đường, dưa hấu chất thành đống. Các gánh củ kiệu, hành khô, dưa món, cho nhu cầu “củ kiệu dưa hành” ngày Tết. Từng hàng  bonsai, cạnh  những chậu hoa mai, hoa vạn thọ, hoa cúc đủ màu, trắng, vàng…Khách chỉ đi ngắm hơn là mua, thường là bà con đợi đến ngày 30 giá rẻ mới hốt chót.

Đến đường Quang Trung quận Gò Vấp đi ngang nhà thờ Hạnh Thông Tây, ngày xưa vắng vẻ, nhưng nay đã thành con đường đông đúc tấp nập xe cộ. Ai đi qua cũng phải ngoái nhìn ngôi nhà thờ cổ, với lối kiến trúc độc đáo, đẹp nổi tiếng. Nhưng nay hơi nhỏ so với số giáo dân ngày càngtăng nhanh. Năm 2010 má Dũng có về dự lễ kỷ niệm 150 năm thành lập Giáo Xứ Hạnh Thông Tây. Nhà Ngoại Dũng nằm sâu bên trong khuôn viên xư ùkhoảng hai ba trăm mét.

Mùa hè 1975, từ Cần Thơ má con Dũng bồng bế nhau về ở với ngoại, sau khi ba đi tù “cải tạo”. Vắng ba, nhưng nhờ ngoại những ngày Tết anh em Dũng đều được ăn no mặc ấm. Từ lúc biết nhận xét những gì xung quanh và lúc biết nói bi bô, Dũng được sống cùng ngoại trong căn nhà đầy kỷ niệm này. Trong ký ức Dũng, ngoại có gương mặt tròn phúc hậu, với sống mũi cao thanh tú.

Nhớ ngày ba má đi Mỹ muốn làm giấy tờ đưa ngoại theo, nhưng  ngoại như cội tre già bám sâu xuống đất,  không muốn rời khỏi nhà, không nỡ để dì Hồng ở lại một mình. Vì sau cuộc đổi đời như bao người khác, bằng dược sĩ của dì Hồng mất giá trị, lúc bấy giờ thuốc tây là đồ quốc cấm.Thuốc chỉ có trong các sạp lưu động ngoài chợ trời, thuốc trá hình trong các tiệm tạp hóa, hoặc bác sĩ khám bệnh xong, người nhà bán thuốc chui cho bệnh nhân kiếm lời nên cuộc sống của dì lận đận hơn.

Trong bầu không khí ấm áp của tiết lập xuân, theo đường xưa lối cũ về đến nhà. Từ xa, Dũng đã thấy ngoại bên chiếc gậy trúc run run đứng đón mẹ con chàng. Sau những cái ôm thật chặt giàn dụa nước mắt, Dũng thấy ngoại già đi nhiều, dáng người gầy gò, thương ngoại quá, chàng cất tiếng hỏi:

- Ngoại có khỏe không?

Chao ôi! Tóc ngoại trắng như bông! Răng ngoại đâu hết mà móm mém cười hoài? Đã hai mươi năm, ngày ra đi xa ngoại, Dũng còn là một thiếu niên mười bảy “bẻ gãy xừng trâu”. Bây giờ chàng đã gần tuổi “Tứ thập nhi bất hoặc”.thì hỏi sao ngoại không già thêm mới lạ. Chợt Dũng nhớ tới bài “học thuộc lòng” ngày xưa:

 

Một buổi hoa vàng ngập lối đi,

Mẹ tôi âu yếm dẫn tôi về.

Viếng thăm quê ngoại vì lâu lắm,

Người vẫn hằng mong trở lại quê.

 

Cau trắng bà phơi ở trước thềm,

Ngỡ ngàng khi thấy bóng quen quen

Dừng tay bà vội lần ra ngõ,

Cạnh bức tường rêu dụi mắt nhìn.

 

Sau phút hàn huyên ôm lấy tôi,

Nhớ thương bà chẳng nói lên lời.

Trên đôi gò má nhăn nheo ấy,

Giọt lệ vui mừng khẽ khẽ rơi…

 
*

Về chưa được một tuần, mà chương trình lễ mừng thượng  thọ cho bà ngoại, má và dì Hồng đã sắp xếp xong. Sáng thứ bảy tới, mọi người sẽ dự lễ cầu bình an trong nhà thờ, sau đó về nhà đãi tiệc, để con cháu họ hàng làng xóm, quây quần chúc mừng ngoại bước vào tuổi trăm năm “Phúc như Đông Hải, thọ tỷ Nam Sơn”.

 Nắng xuân đẹp tuyệt vời, trong bóng râm dưới tàng cây mít, Dũng nằm dài trên chiếc võng đong đưa thả hồn nhớ lại cảnh ăn Tết năm xưa. Nhớ những ngày giáp Tết, ba má Dũng bận rộn, anh chị được nghỉ học phải ra phụ má trông coi hàng bánh mứt. Chỉ mình ngoại lo sửa soạn dự trữ thức ăn cho ba ngày Tết. Ngoại đã chuẩn bị từ trước, cùng  vài người hàng xóm rủ nhau “đánh đụng heo” chia thịt ăn Tết. Trước hai ba tháng đã tìm xem nhà ai có con heo vừa ý, thì đặt cọc “con lợn có béo thì lòng mới ngon”.

Đợi khoảng 29 Tết bà con ới nhau dậy thật sớm, tập trung ở nhà có heo, mỗi người một tay. Khi nồi nước sôi thì ngườ ithọc tiết kẻ cạo lông, xả thịtthật rôm rả. Chỉ một thoáng sau con heo tám chục ký đã được thanh toán, chia các phần đồng đều cả thịt lẫn xương. Tiền trao, cháo múc, ai cũng vui vẻ, cố đánh đụng để có miếng thịt “no ba ngày Tết, đói ba tháng hè”.

Dũng được ngoại sai đi nhận phần thịt đem về. Ngoại bắt đầu chế biến, thịt ba rọi ngoại xắt miếng dọc và dài, ướp hành, muối và gia vị để làm nhân bánh. Thịt mông ngoại kho đông, lòng thì luộc, xương để hầm măng khô…. Đêm cả nhà ngủ ngon lành, thì ngoại thức đãi gạo nếp, rồi ngâm trong nước cho mềm, để sáng hôm sau gói bánh. Ngoại hay sai Dũng ra sau vườn hái lá giong, lá chuối về lau sạch cho ngoại góibánh chưng. Ngay tối đó Dũng cùng anh Hai, chi Ba và vài người bạn, ngồi canh nồi bánhchưng, bên bếp lửa đón giao thừa.

 Nằm nghĩ ngợi lan man trong không khí cuối năm thật dễ chịu, nằm đâu ngủ đó, ăn lại ngon miệng, mới ở Việt Nam có mấy bữa mà coi bộ lên cân.  Ở Mỹ bác sĩ gia đình nhắc nhở Dũng over weight, bị mỡ trong máu, cần phải uống thuốc Cholesterol, nhưng Dũng khất đi chơi về rồi tính.

Chợt nghe đâu đó vọng đến tiếng hát: “ Con nhớ xuân nào thuở trời yên vui/ Nghe pháo giao thừa rộn ràng nơi nơi/ Bên mái tranh nghèo ngồi quanh bếp hồng/ Trông bánh chưng chờ trời sáng/ Đỏ hây hây những đôi má đào…”(TLN).

Đang mơ màng thưởng thức nhạc vàng, thì nghe tiếng dì Hồng gọi lớn:

- Dũng à! Con chạy xuống chợ mua cho dì chậu bông, để sớm mơi chưng cho đẹp.

Dũng chợt nhớ hôm nay thứ sáu, mai là thứ bảy lễ mừng thượng thọ ngoại đến nơi. Chàng ta ba chân bốn cẳng ra trước nhà, thấy có chiếc xe Honda Lead mới toanh của bà chị họ đến chơi, Dũng lật đật mượn chìa khóa chạy đi cho lẹ.

Chơ ïhoa cách nhà khoảng cây số, ỷ gần, Dũng lơ đễnh quên đội mũ bảo hiểm, phóng đi cái ào, gần đến chợ thì bị công an giao thông chặn lại.

- Yêu cầu anh xuất trình giấy tờ.

Dũng móc bóp đưa giấy tờ tùy thân cho viên công an. Lật qua lật lại xem tới xem lui, không biết có đọc được không, nhưng biết Dũng là Việt kiều. Ông ta hỏi giấy chủ quyền xe. Dũng nói :

-Tôi mượn xe của bà chị vội quá quên không mang giấy tờ theo, xin ông thông cảm, tôi sẽ gọi điện thoại cho người nhà mang đến ngay.

Viên công an lên giọng:

- Anh nghe tôi “thông báo” đây :-Anh phạm vào ba lỗi. Thứ nhất: Anh không đội mũ bảo hiểm. Thứ hai: Anh không có giấy tờ xe. Thứ ba :Anh không chấp hành. Mời anh về trụ sở công an “làm việc”.

Dũng cãi lại:

- Tôi chỉ phạm có hai lỗi thôi, còn lỗi thứ ba nếu không chấp hành thì tôi phải chạy luôn, đàng này nghe ông thổi còi là tôi đứng lại ngay mà.  Ông cứ lập biên bản và xé biên lai tôi sẽ nộp phạt, nhưng chỉ hai lỗi thôi.

- Mời anh về trụ sở nộp phạt.

- Tôi không đi đâu hết, tôi đã gọi người nhà mang giấy tờ xe đến bây giờ, yêu cầu cho tôi nộp phạt tại đây

- Viên công an  không trả lại giấy tờ tùy thân cho Dũng, lên xe sửa soạn đi: -Bây giờ mời anh về trụ sở công an  “giải quyết”.

Dũng cãi:

- Tôi không thể đi được, tôi phải về trả xe gấp, ông không được mang giấy tờ của tôi đi như vậy, yêu cầu ông trả lại giấy tờ cho tôi, và lập biên bản để tôi xin nộp phạt tại đây.

Viên công an tỉnh bơ trả lời:

- Tôi không tranh luận với anh nữa, tôi sẽ giữ xe của anh tại trụ sở công an, anh phải theo tôi đi bây giờ. Tội của anh nặng lắm, ở đây không “xử lý” được

Cứ thế hai người cãi qua cãi lại mãi, không ai chịu ai.Dũng tuy hiền nhưng nóng tính, nghe giữ xe là chàng “tá hỏa tam tinh”, vì biết xe mà bị công an giữ, lúc lấy ra không còn nguyên vẹn).

 
Ra đi đã lâu, Dũng không biết tình hình đất nước bây giờ, con người đối với nhau không còn tình người “khôn sống, mống chết”.

Chàng không quen với cái văn hóa đầy phức tạp, mà một người mới về thăm quê hương lần đầu gặp phải, đó là thủ tục “đầu tiên” hoặc “bữa nhậu là đầu câu chuyện” mà Dũng vô tình không để ý.

 Tức quá máu nóng bốc lên đỉnh đầu, mặt đỏ bừng, trước mắt Dũng mọi vật quay cuồng, rồi cả thân người to béo nặng nề đổ xuống cạnh chiếc xe máy, thật thê thảm, những người đi trên đường ái ngại, chạy đến đỡ và hỏi xem Dũng có cần giúp gì không?

Dũng gượng đưa số điện thoại của má, và nhờ gọi đến đây gấp, trong lúc nửa tỉnh nửa mê Dũng còn cố đưa taygiữ chặt chiếc bóp, cho tới khi má đến mới buông ra và đi vào hôn mê.

 
*

Bà Hoa hốt hoảng gọi xe đưa conđếnnhà thương, bác tài bàn với bà đưa vào nhà thương Thống Nhất, lúc đó bà cuống lên ai nói gì cũng nghe theo. Sau khi nhập viện, trong phòng cấp cứu khám xong, bác sĩ trựcnói: “Bệnh nhân bị tai biến mạch máu não, bán thân bất toại, nhưng hôm nay là ngày cuối tuần, bác sĩ chuyên khoa về rồi phải chờ”.

Dũng tỉnh lại một lúc rồi lại thiếp đi, bà Hoa thật thà, chậm chạp không quen ứng phó với tình huống cấp bách, lúc vội quá lại không mang theo tiền, nhưng khổ nỗi  “tiền bạc đi trước, mực thước đi sau”. Bà Hoa nhắn em mang tiền lên gấp, đến nơi thì trời đã tối, hai chị em cùng lẩm cẩm có lẽ chi tiền không đúng chỗ, nên để thằng con nằm miết cả đêm thứ sáu.

Sang ngày thứ bảy, Dũng vẫn nằm thiêm thiếp, miệng cứng lại, không nói năng, không ăn uống gì được, ngoài chai nước biển treo cạnh giường, thỉnh thoảng y tá tới lấy máu đem thử, đo huyết áp, nghe nhịp tim rồi lại đi.

Thấy con nằm mê man không động tịch, bà Hoa nóng lòng khiếu nại, và kêu cứu nhưngtrong bệnh viện người ta cứ bảo chờ đến thứ hai bác sĩ mới làm việc. Thương con bà chỉ biết khóc kêu: “Tôi  không ngờ các bác sĩ ở đây lại vô trách nhiệm như vậy, bệnh đột quỵ phải chữa cấp tốc như chữa lửa, nếu để lâu thì con tôi chết mất”. Dì Hồng bình tĩnh hơn bàn với chị, lên văn phòng xin chuyển cháu đến bệnh viện Chợ Rẫy, nhưng họ trả lời: “Chờ thứ hai lấy quyết định của bác sĩ”.

Bên Mỹ, ba Dũng đã già yếu, mà căn từng giờ từng phút gọi về Việt Nam, thấy tình hình bệnh viện không quan tâm điều trị, còn bắt đợi thứ hai bác sĩ mới làm việc. Để lâu sợ biến chứng nặng, ba Dũng lo cuống quýt, nhớ tới một người bạn thân ở Saigon, là bác sĩ rất giỏi, nhưng đã về hưu, ông có uy tín lại quen biết nhiều giới, trong xã hội hiện nay. Vì đã lâu ba Dũng không liên lạc, mất số phôn, phải nhờ bạn bè tìm hỏi mãi mới gọi được bác sĩ, ông kể rõ hoàn cảnh nguy cấp của con,nhờ giúp đỡ.

Nhận được lời kêu cứu của ba Dũng bác sĩ đích thân đến xin cho Dũng được chuyển đến bệnh viện Quân Khu 7. Trước khi đưa con đi bà Hoa thanh toán tiền “viện phí”, họ nói Dũng mập quá làm gẫy chiếc giường để đẩy bệnh nhân, bắt bà phải bồi thường. Bà Hoa kể lể: “Để con tôi nằm trong phòng ẩm mốc, bọ bám đầy tường, mất vệ sinh. Đội ngũ nhân viên y tế, từ bác sĩ đến y tá đều tắc trách không chăm sóc điều trị cấp thời, để bệnh con tôi trở nặng, tôi không kiện là may, mà còn bắt đền cái này cái kia”. Thật trên thế giới này không có nơi nào mà tệ như vậy.

Thế là Dũng được chuyển đến  bệnh viện Quân Khu 7. Sau khi chụp “DSA” các bác sĩ yêu cầu mổ  gấp, và đặc biệt theo dõi chữa trị, nên Dũng được cứu sống, thoát chết trong gang tấc. Nhờ ý chí nghị lực của sức trai trẻ và những giọt nước mắt của người mẹ, tha thiết khẩn xin ơn trên ban phép mầu cứu con mình.

Sau phẫu thuật ra phòng hồi sức, Dũng đã nuốt được chút cháo và nói được, dù ngọng nghịu. Dũng được chuyển sang khoa chăm sóc hậu phẫu thuật, má chàng túc trực ngày đêm, chu đáo lo cho từ miếng ăn, giấc ngủ, nên sức khỏe Dũng tiến triển hơn, một bên người đã cử động được.

Mấy tuần sau, vừa đỡ Dũng ngồi lên được là bà Hoa và dì Hồng lo thủ tục đưa con trở về Mỹ ngay, nhưng bác sĩ nói là sức khỏe của Dũng còn yếu chưa thể đi máy bay xa một mình được, phải cần một bác sĩ và y tá theo, gia đình phải bao trọn hai vé khứ hồi, rồi tiền chi phí các khoản cho hai người.

Thấy quá tốn kém, nên bà Hoa xin bác sĩ  giúp để một mình đưa con về. Bác sĩ bắt bà phải ký giấy chịu hoàn toàn trách nhiệm. Anh Hai của Dũng mua first class airline ticket để má bình tĩnh đẩy Dũng trong chiếc xe lăn, bà giấu cái bô trong giỏ xách tay, cho con đi vệ sinh, bà cẩn thận sạch sẽ, âm thầm lặng lẽ theo lời bác sĩ dặn, đã chăm sóc con như một người y tá.

Trời thương, má con Dũng đã về đến Mỹ bình an. Xuống đến phi trường LAX  Dũng cảm thấy như được trở về quê hương đích thực của mình, với những con người đầy tình nhân ái, của một đất nước cứu từ con mèo mắc kẹt trên ngọn cây, con chó sa chân xuống hố sâu, con nai ngơ ngác trong rừng lửa.

Anh Hai đón Dũng trên chiếc xe Toyota van, thẳng đến nhà thương Fountain Valley,

Dũng được các bác sĩ tại đây tận tình cứu chữa, cộng với thuốc men đầy đủ, máy móc tối tân của nền y khoa hiện đại, Dũng đã hồi phục nhanh chóng, rồi được chuyển qua trung tâm phục hồi chức năng vận động sau tai biến, hàng ngày được các chuyên viên therapy kiên nhẫn tập luyện, Dũng từ từ đứng lên và dần từng bước trong khung tập đi.

Sau thời gian xuất viện về nhà, tuy đi được nhưng yếu ớt, phải dựa vào cây gậy, Dũng đâm ra bất mãn, cáu kỉnh, mặc cảm mình là gánh nặng của mọi người, không làm được gì, ngay cả chăm sóc bản thân. Suốt ngày Dũng nằm ệp một chỗ, gắn chặt thân thể trên chiếc giường, nên ba mẹ, anh chị, phải khuyên lơn hết lời: “Bây giờ tốt nhất là con phải tự cứu lấy mình”.

Nga là bạn gái của Dũng, từ lúc nghe tin người yêu gặp nạn, nàng đã cùng với gia đình chia sớt nỗi lo âu. Mùa hè năm đó Nga tốt nghiệp ngành tâm lý học (Clinical Psychology) hai người dự định cuối năm làm đám cưới, thì bất ngờ Dũng về Việt Nam rồi bị stroke. Nga theo gia đình đón Dũng từ phi trường, tận tình an ủi và săn sóc. Nga tỉ mỉ phân tích cho chàng hiểu những khủng hoảng mà con người thường gặp phải trong cuộc sống. Nàng lựa lời khuyên giải cho Dũng khỏi mặc cảm và khuyến khích cố gắng tập luyện để tự chủ trong sinh hoạt hàng ngày, khiến chàng tự tin và  tinh thần lạc quan hơn. Điều trị tâm lý cũng không kém gì vật lý trị liệu, mong Dũng vượt qua cơn bệnh hiểm nghèo.

*

Qua câu chuyện của Dũng mà tôi đã trình bày những diễn tiến thực tế, khó tin nhưng có thật. Tôi đổi tên các nhân vật trong truyện.Vì vấn đề tế nhị, không nêu tên các bác sĩ, tôi chỉ kể tổng quát tình hình bệnh viện bên Việt Nam hiện nay “Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn”.

Các bạn trẻ sống tại Hoa Kỳ, nên rút kinh nghiệm khi các bạn quay về thăm quê hương. Không thể đem văn hóa ứng xử đầy tính nhân bản, ở xứ sở văn minh tiến bộ, vào áp dụng ở mấy nước Cộng Sản,  coi mạng sống con người con người bị như cỏ rác.  Nhiều bạn trở về tìm lại nơi “chôn nhau cắt rốn” của mình, đã bị chết oan uổng, chết vì tai nạn giao thông, bị cướp giựt, bị ngộ độc thức ăn, hay chết chỉ bởi vài câu cãi nhau dẫn đến xô xát. Đành rằng ai cũng một lần chết, nhưng luật lệ ở Việt Nam không rõ ràng, mất một nhân mạng mà chỉ có một tờ chứng tử mỏng dính, làm cho có lệ, trong khi ở Mỹ cả xấp giấy dày ghi đầy đủ mọi chi tiết.

Có một du khách chết tại bệnh viện ở Hà Nội, trong hồ sơ chỉ ghi: “Choáng không phục hồi, không rõ nguyên nhân.!.?..” Để lại bao đau thương cho người thân. Dù cha mẹ có về Việt Nam yêu cầu công an điều tra, nhưng họ không có ý giúp đỡ cũng chịu thua, hay gửi thư đến Tòa Tổng Lãnh Sự Mỹ nhờ can thiệp cũng không có kết quả.

Nên khi về Việt Nam, các bạn hãy chuẩn bị tâm lý, đối phó với những tình huống bất trắc xảy đến “Cẩn tắc vô áy náy”. Nếu tình cờ các bạn đọc bài viết này, xin coi nó  như một lời nhắc nhở. Đừng để chỉ vi một chuyện nhỏ không đáng như Dũng mà xuýt mất mạng, hoặc tàn tật uổng phí một đời.

Năng Khiếu

Ý kiến bạn đọc
17/01/201905:38:22
Khách
Một bài học khôn cho Việt Kiều hải ngoại về thăm quê hương....Buồn thật...
14/01/201904:41:20
Khách
Cháu rất thích những bài viết của cô! Nước nào cũng có luật lệ riêng, mình ở đâu thì nên tuân theo luật lệ của nước đó. Mong cô viết thêm những câu chuyện có bài học tương tự như vậy!
13/01/201917:40:28
Khách
Một câu chuyện thật của một gia đình Việt khi trở lại Việt Nam cộng sản. Một bài học đáng suy gẫm cho những ai đã biết và sống qua với luật lệ cộng sản, cho những ai chưa biết , chưa kinh qua xứ cộng sản, và cũng cho những ai đang nghi ngờ không biết cộng sản là ai, là gì? Tóm lại là một kinh nghiệm đáng nhớ và một "wake-up call" cho những người đi về VN. Quê hương mình, ai không yêu, không nhớ? Nhưng cần "nhớ" cho những chuyện như thế này.
11/01/201905:14:17
Khách
Dám chứ sao không bác Hai Hoàng! Người có máu phiêu lưu thì thấy xe 2 bánh rất thích thú,bất kể là về lần đầu hay lần thứ mấy.Bạn tui đi khỏi VN năm 10 tuổi,25 sau về lại VN là mượn xe 2 bánh chạy đi liền.Ở Mỹ không dễ lấy bằng lái moto,nên các chú trẻ rất ham lái thử xe khi về VN.
11/01/201903:21:30
Khách
Có một chi tiết chưa hợp lý là anh chàng tên Dũng đã bỏ xứ đi đã 20 năm mà mới về lần đầu dám lái xe 2 bánh một mình?! Ở Sài gòn nhất là khu Gò vấp - Hạnh Thông Tây xe cộ và người rất đông nếu không phải dân trong nước từng lái xe gắn máy hàng ngày rất ít ai dám liều cái mạng sống của mình và người khác bằng cách lái xe khi chưa biết rõ đường xá vì với khoảng thời gian 20 năm con đường ở khu vực Hạnh Thông Tây rất khác xa với trí tưởng tượng của mọi người. Chính tôi là dân Sài gòn từ nhỏ đã định cư tại Hoa Kỳ 10 năm nhưng chỉ lần đầu về nước thăm gia đình sau 3 năm thì còn dám lái xe 2 bánh gắn máy chạy gần gần (bắt buộc phải đội nón bảo hiểm và dĩ nhiên còn bằng lái xe 2 bánh của Việt Nam, CMND.) còn lần thứ nhì về nước sau 8 năm thì nói thiệt hết dám cầm lái dù chỉ một đoạn ngắn khoảng 1 vài cây số. Các chi tiết khác về bịnh viện, bác sĩ, y tá... thì không dám bàn nhưng nói ngay ra không phải ai làm trong ngành y bên Việt Nam cũng vô lương tâm cả đâu, xứ nào, chỗ nào cũng có người tốt, kẻ xấu không nên vơ đũa cả nắm.
Trân trọng.
09/01/201921:42:55
Khách
Tại sao mình dạy con cái sống cuối lưng nếu ko phải ở Mỹ?
Cái khuyên là: luôn mua bảo hiểm khi đi du lịch.
09/01/201921:39:44
Khách
Đâu là quê hương yêu dấu?
1). Là nơi sinh ra nhưng phải rời bỏ chạy trốn?
hay
2). Là nơi được hưởng công bằng tự do và nhắm mắt lìa đời?
09/01/201918:23:10
Khách
Xin chia buồn. Tuy nhiên luật là luật, ở VN thì phải đội nón bảo hiểm cũng như bên Mỹ đi xe phải mang seatbelt. Anh không có bằng lái xe máy, không nón bảo hiểm, mượn xe người khác mà "chạy ào" ra chợ chứng tỏ bản thân anh đã nghĩ là về VN là xứ vô luật nên mình cũng không cần quan tâm đến luật. Ở bên Mỹ đến nhà khách nếu mình có ý định mượn xe của khách lái, ai cũng phải nghĩ đến các vấn đề như bảo hiểm xe có cover nếu mình lái xe này không, mình có bằng lái loại xe này không, đăng ký xe ở đâu. Huống chi khi ra nước ngoài còn phải suy nghĩ kỹ hơn trước khi định làm bất cứ việc gì.
09/01/201917:05:39
Khách
hay ..... đọc đễ học thêm kinh nghiệm , vì còn cha mẹ và anh chị nên phãi về thôi ....... nếu cã gia đình tui qua đây hết , chắc chắn tui sẽ kg về khi còn tụi cs
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,301,659
Tác giả lần đầu gửi bài Viết Về Nước Mỹ và cho biết tên thật là Trương Thị Anh Đào là tên thật. Năm sinh: 1962. Qua Mỹ theo diện ODP năm 2011.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong.
Tác giả là một kỹ sư hồi hưu, đã sống 25 năm bên Pháp, hiện là cư dân Irvine, từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Bài viết mới của ông là một du ký chất chứa nhiều tâm sự tác giả.
Tác giả tên thật Đặng Thống Nhất, một nhà giáo hồi hưu sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương.
Tác giả dự Viết về nước Mỹ từ năm 2000, Tám năm sau, ông nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Tác phẩm đã xuất bản: “Lá Số Vượt Biên”. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả đã nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001.