Hôm nay,  

Cuối Năm-Giáng Sinh: Như Mới Hôm Qua

23/12/201800:00:00(Xem: 12110)
Tác giả: Captovan

Bài số 5580-20-31386-vb8122318

 
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận  giải á khôi năm 2014.

 
***
 

“Merry Christmas & Happy New Year”. Những ngày  cuối năm là lúc nói lên lời chúc mừng tốt đẹp nhất cho Đêm Giáng Sinh, chiều tất niên, sáng tân niên, khi gia đình, thân hữu, đồng môn, đồng khóa, ngồi bên nhau nâng ly.

Đây cũng là lúc mọi người nhớ đến nhau, gọi tên nhau và hướng về tương lai. Nhưng  cũng không khỏi ngậm ngùi với dĩ vãng từ nửa thế kỷ trước. Làm sao không  nhớ lại những ngày tháng khó quên của đời lính chiến, thương tiếc quá những người anh em đã ra đi!

Với tôi, những kỷ niệm quê nhà với đồng đội từ chiến trường, từ nhà tù, dù đã hơn  nửa thế kỷ, vẫn như mới xẩy ra ngày hôm qua.

 

“Hôm Qua”:

Chiến trận cuối năm

Sáng 31/12/1964, tôi dẫn anh em Đại Đội 4, TĐ5/TQLC ra bãi tập chiến thuật ở bên cạnh suối Lồ Ồ, (Dĩ An), dưới chân núi Châu Thới (Biên Hòa), bãi tập là cánh rừng thưa có nhiều mai vàng đang hé nhụy, báo hiệu mùa Xuân sắp về. Khi thực tập bài học tấn công, anh em binh sĩ lại ngụy trang bằng những cành hoa mai, việc này tuy sai với nguyên tắc ngụy trang, nhưng tôi chỉ mỉm cười.

Đang tập cho lính xung phong vào mục tiêu giả thì tôi nghe kèn báo động từ Bộ Chỉ Huy, tôi nhận lệnh đem đại đội trở về doanh trại gấp. Tiểu Đoàn 5/TQLC súng đạn sẵn sàng ở sân cờ để tiếp viện cho đơn vị bạn. Mấy sĩ quan trung đội trưởng chúng tôi lo âu ngơ ngác nhìn nhau, nhìn vào phòng “văn khang”, hoa rượu đã sẵn sàng trên bàn tiệc, ngoài cửa, cờ quạt cùng dòng chữ “Cung Chúc Tân Xuân”, thay vì phất phới bay thì đang rung lên bần bật theo tin dữ báo về: “TĐ4/TQLC đang đụng nặng tại Bình Giả”.

Trung Úy Dương Bửu Long*, ĐĐT/ĐĐ4, sau khi kiểm soát súng đạn xong, kéo tôi ra chỗ vắng nói nhỏ:

-TĐ4/TQLC đụng ở Bình Giả, thiệt hại nặng lắm, Tiểu Đoàn Trưởng, Tiểu Đoàn Phó, Bác Sĩ đều tử trận cả rồi! Các ĐạiĐội trưởng làTr/Úy Huệ (K17) tử trận, Tr/Úy Toàn (K16) mất tích, chỉ còn Tr/ÚyTùng* và Tr/ÚyTống* (K16). Hai bạn cùng Khóa 19 của mày làTh/Úy Võ Thành Kháng và Nguyễn Văn Hùng cũng tử trận rồi!

*Các anh Long, Tùng, Tống nay cũng không còn nữa!

Nghe tin các bạn đồng Khóa 19/TQLC Võ Thành Kháng, Nguyễn Văn Hùng và BĐQ Nguyễn Thái Quan đã tử trận khiến tôi sững sờ, toàn thân tê đi. Tình nguyện về đơn vị chiến đấu là chọn hiểm nguy, nhưng không ngờ các bạn tôi lại tử trận nhanh quá!

Chúng tôi vừa tốt nghiệp thiếu úy ngày 28/11/1964, mới hưởng xong 15 ngày phép mãn khóa, cặp lon thiếu úy TQLC kim tuyến trắng tinh, chưa dính bụi trần, tưởng như vẫn còn hương thơm và dấu tay của người yêu, mới ra trận có 15 ngày thì đã nhuộm máu, các bạn tôi đã hy sinh, đã trả xong nợ nước.

Nếu như ngày “Hôm Qua”, 31/12/1964 nhiều đồng đội, đồng khóa, đồng môn của tôi tử trận tại Bình Giả,  thì ngày “Hôm Qua”: 31/12/1967, đối với tôi còn quái ác hơn, tôi mất đi những anh em yêu thương nhau còn hơn ruột thịt.

Ngày cuối năm ấy, Đại Đội 1/TĐ2 của tôi nhảy trực thăng đợt đầu xuống mục tiêu kinh Cái Thia, quận Cai Lậy, và đụng địch ngay. Đủ mọi thứ súng từ trong bờ kinh bắn ra, quân ta từ đồng ruộng lúa trống không chỗ ẩn núp nên cách duy nhất để tìm cái sống trong cái chết là nhào vô, với kinh nghiệm, Đại Đội Phó Nguyễn Quốc Chính K20VB đã chỉ huy điều quân thay cho Trung Đội Trưởng Huỳnh Vinh Quang K22VB (mới ra trường) mà phất tay ra lệnh “xung phong” thẳng vào mục tiêu. Giặc chạy tán loạn, quân ta giảm thiểu được thương vong, nhưng than ôi, tiếng Quang hét qua máy:

-Anh Cấp! Anh Chính chết rồi!

Tiếng thét ấy, dù đã hơn 50 năm, vẫn không ngừng ám ảnh tôi. Thương nhớ biết bao.


Khi anh Nguyễn Xuân Phúc làm ĐĐT/ĐĐ4/TĐ2/TQLC thì Trần Văn Hợp làm đại đội phó, còn Chính và tôi là trung đội trưởng. Đại đội có  4 anh em: Phúc, Hợp, Cấp, Chính. Chú em út Quốc Chính ra đi quá sớm.  Và rồi, gần 8 năm sau, lúc 9 giờ sáng ngày 29/3/1975, ông anh cả Xuân Phúc cũng biến mất trong khói lửa mịt mù bên bờ biển Non Nước, còn Hợp thì “tử nạn” trong ngục tù CS vào năm 1978 ở rừng núi Hoàng Liên Sơn (Bắc Việt).

 

“Hôm qua”: Giáng Sinh 1975 trong trại tù cộng sản

“Hôm Qua”: 24/12/1975, trong trại tù Suối Máu, Biên Hòa, Trần Văn Hợp kiếm đâu ra được ít vỏ và một miếng bí đỏ cỡ 3 ngón tay, kèm theo cái loon guigoz có ít nước vo gạo và chừng ¼ chén cơm nguội, hắn bảo tôi:

- Giao cho mày cái này để nấu chè, đêm nay mình ăn “reveillon”.

- Đường đâu mà ... chè!

- Cho tí muối thay đường, hạt muối chia hai, chia ba còn ngọt hơn đường, đừng cho họ biết, chờ đúng lúc có chuông nhà thờ, mình gọi họ dậy cùng thưởng thức.

“Họ” là gồm các anh Đoàn Trọng Cảo* K13, Đinh Xuân Lãm* và Trần Kim Hoàng* K17. K19 có Trần Xuân Bàng*, Trần Văn Hợp*  Huỳnh Văn Phú, Tô Văn Cấp. K21 có Trần Quang Duật, Doãn Thiện Niệm, Lê Xuân Sơn. Chúng tôi ở cùng trại, nằm sát bên nhau trong nhà tù Suối Máu, thương nhau, an ủi nhau nhưng không có gì cho nhau ngoài hai tiếng “niên trưởng.”

Và rồi, Giáng Sinh 25/12/1975. Nệm là miếng chiếu rách trải trên nền xi măng. Chăn là mảnh “poncho line”, bông gòn không còn, chỉ có cái vỏ mỏng tanh.

Những giọt sương khuya tí tách, lộp độp trên mái tôn, gió rít qua khe vách.

Lạnh quá, ngủ không được, tôi nằm nghiêng, co chân, ôm đầu gối vào lòng kiếm tí ấm thì đụng Trần Văn Hợp, hắn giật mình hỏi:

- Mày làm gì thế mà thúc đầu gối vào lưng tao?

- Lạnh quá, tao co đầu gối kiếm tí ấm.

Hắn im lặng, bản tính là thế. Không co bên phải nữa, tôi xoay qua bên trái, lại co, lại nghe anh Hoàng càu nhàu:

- Sao mày cứ nhúc nhích hoài vậy.

Tôi không ngủ được vì lý do cái loon guigoz chè mà Hợp giao cho tôi nấu đã bị đổ hết rồi! Tôi treo lon chè lên đầu khúc gỗ, làm cần câu đưa lon guigoz vào lò nấu cơm của nhà bếp trại tù, lửa nóng quá, cháy đầu cần câu bằng thanh gỗ, lon guigoz rớt xuống đống than hồng, tôi như rơi xuống địa ngục!

“Bính boong, bính boong”: Từng hồi chuông kéo dài, rồi “Đêm Thánh Vô Cùng”, “Đêm Đông”, “Cao Cung Lên”... từ xứ đạo Kim Bịch, ở cấy số 6, Hố Nai, vút lên trời cao, vọng vào trại Suối Máu, len vào từng thớ thịt, mạch máu của những tên tù bất đắc dĩ.

Xứ đạo Kim Bịch ở cây số 6, rất gần với trại Suối Máu, ban ngày tôi trông rõ cái tháp chuông. Kim Bịch là nơi tôi đã đi tu mấy năm trời, cha bố của tôi là Linh Mục Thọ, ngài có cái đầu hói, thông minh nhưng kỷ luật vô cùng. Ngài giao cho tôi phụ trách tập hát cho ca đoàn, trong ca đoàn có cô nhỏ xinh, tên Lựu, cô hay liếc và cười duyên với thầy dậy hát. Sau lễ nửa đêm Noel năm ấy, cô bé hẹn tôi đến tháp chuông... thế là cha bố bắt gặp và tôi bị xuất tu. Chúa gọi thì nhiều mà chọn thì ít chứ không phải vì tôi chọn Lựu làm người yêu.

Đêm Giáng Sinh 25/12/ 1975. Giáng Sinh đầu tiên tôi bị nhốt trong tù. Tôi nhớ gia đình, và thầm hỏi không biết cô học trò tên Lựu ngày xa xưa có còn ở xứ Kim Bịch không? Tuy gần mà xa.

Tôi ngồi dậy làm dấu Thánh Gía, mở mỉệng không ra nhưng nghe trong đầu có tiếng ca: “Silent Night, HoLy Nigh”.

Trong bóng đêm lờ mờ, nhiều tiếng động, tôi biết có nhiều anh em đồng tù cũng đã ngồi dậy cầu kinh và hát theo những bản thánh ca.

Hợp cũng ngồi dậy từ hồi nào, chờ tôi lẩm bẩm xong bài Silent Night, hắn hỏi:

- Hát xong chưa, mang chè ra, tao gọi “họ” dậy.

- Tao làm đổ hết trong lò rồi, cái lon guigoz cũng cháy theo.

Hợp không nói gì, chỉ thở dài rồi nằm xuống. Tôi vốn là con chiên không ngoan đạo, nhưng trong hoàn cảnh khó khăn tôi tin là có Chúa. Gặp lúc hiểm nguy, người ta cầu xin cả Chúa lẫn Phật. Tôi cầu xin Chúa và bạn bè tha lỗi cho cái tội “đoảng” của tôi, nấu có lon guigoz nước vo gạo cũng không xong.

Captovan
 

* cả 5 anh  đều đã qua đời.

Ý kiến bạn đọc
25/12/202221:13:30
Khách
generic plaquenil http://www.hydroxychloroquinex.com/
12/12/202204:05:02
Khách
<a href="http://candipharm.com/
">www.candipharm.com</a>
28/12/202107:32:12
Khách
<a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis tadalafil & dapoxetine</a> cialis pills
19/12/202100:46:31
Khách
generic cialis <a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis generic</a>
30/11/202106:22:03
Khách
cialis without a doctor prescription <a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis price</a>
09/11/202102:26:53
Khách
cialis generic https://cialiswithdapoxetine.com/
05/11/202119:41:08
Khách
https://cialiswithdapoxetine.com/ buy cialis usa
07/10/202107:36:47
Khách
https://cialiswithdapoxetine.com/ cialis without a doctor prescription
27/08/202116:40:30
Khách
<a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">generic cialis</a> cialis alternative
22/02/202116:59:46
Khách
side effects of hydroxychloroquine <a href=https://hydroxychloroquinex.com/#>covid raoult</a> plaquenil wiki
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,301,734
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Bài viết mới là truyện ngắn.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản. Ông định cư tại Mỹ theo diện H.O., dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, đã nhận giải bán kết 2001. Tuy từ 10 năm qua đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, tác giả vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Thời chiến trước 1975, ông xuất thân Khóa 9 Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức, sau đó dự Khóa Căn Bản TQLC ở Quantico, Virginia năm 1963, nhiều lần bị thương và thăng chức ngay tại mặt trận. Sau gần 10 năm tù hậu chiến, ông vượt biển và định cư tại Salt Lake City, Utah từ tháng 8 năm 1987 đến nay. Bài viết của ông là hồi ký về một bạn thân người Mỹ tử trận tại Việt Nam.
Tuần lễ Halloween bắt đầu, mời đọc chuyện sợ ma. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Tác giả đã nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ và là thành viên ban tuyển chọn chung kết của giải thưởng nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ năm 2015.Đã nhận giải Đặc Biệt năm 2016. Giải Danh Dự VVNM 2017. Sang năm 2018 nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài mới của bà là chuyện về một gia đình H.O. có các con trên 21 tuổi từng bị từ chối cho đi theo cha mẹ. Nhờ Tu Chính Án của Thượng Nghị Sĩ John McCain, mà họ đã có thể đoàn tụ từ sau năm 1995.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây, thêm một bài mới của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ ba của ông.