Hôm nay,  

Chuyện Cứu Trợ Thị Trấn Bị Thiêu Rụi

16/12/201800:00:00(Xem: 11155)
Tác giả: Triều Phong (TPN)

Bài số 5573-20-31379-vb8121618

 
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Sau đây, thêm một bài viết mới.

 
viet ve nuoc My  (1)
Nguyễn Thượng Ánh trước khu tặng phẩm cứu trợ.

viet ve nuoc My  (2)
Ánh và học trò; Dr. Nancy của Bệnh Viện Enloe, tại bàn đăng ký nạn nhân hỏa hoạn.

 
***
 

Nhờ mấy ngày mưa lớn, trận cháy rừng tai hại ở California đã được chận đứng. Nhưng tại nhiều nơi, sau khi đã khốn khổ vì nạn “bà hỏa”,  lại đang phải chịu đựng tiếp nạn mưa lụt, đất truồi.  

Bài viết về những nỗ lực cứu trợ các nạn nhân của trận hỏa hoạn thiêu rụi Paradise, tôi có đề cập tới anh bạn Nguyễn Thượng Ánh. Ánh  và gia đình đi chính thức theo diện ODP đến Mỹ chứ không phải là gia đình thuyền nhân vượt biển. Bà mẹ của Ánh là cư dân Paradise, khi thị trấn bị thiêu rụi, bà may mắn chạy thoát và sau đó, Ánh trở thành một tình nguyện viên tận lực lo cứu trợ các nạn nhân hỏa hoạn.

Mới đây, trong lúc tôi đang ngồi đếm tiền quyên góp của anh chị em ở tiệm “Venetian Nails” gửi cho nạn nhân hỏa hoạn tại CA thì cell phone  chợt reo vang.

-  Hello! Ánh đây, làm gì đó mậy? Ánh hỏi tôi.

-  Đang cộng tiền để gửi cho American Red Cross.

-  Nhiều không?

-  Không!  Chỉ khoảng gần một ngàn.

-  Kệ, của ít lòng nhiều. Được bao nhiêu hay bấy nhiêu!

Rồi Ánh kể

-  Ê, hổm rày tao lu bu quá quên kể mày nghe chuyện này.

-  Vụ gì?

-  Tuần trước tao đang phụ giúp ngoài “parking lot” thì một hôm độ khoảng gần hai giờ chiều tao gặp vợ chồng thằng bạn từ San Francisco chở đồ lên cho, mậy.

-  Bạn mày hả?  Bạn học hay bạn đời?  Tôi hơi ngạc nhiên.

Nó cười khà khà:

-  Bạn tù! Thằng cha này vượt biên chung chuyến với tao và bị bắt nhốt ở Thốt Nốt, sau đó tụi nó chuyển đám tao xuống giam tạm ở Trà Nóc, Cần Thơ, mấy tuần rồi đưa ra trại lao động tại U Minh. Khi ở tù buồn quá anh em tâm sự với nhau chơi, nói qua nói lại mới biết ra thằng “khứa” này cũng học Taberd và lớn hơn mình hai lớp. Sau này tao qua đây,một hôm đi San Francisco chơi cho biết, lúc vô nhà hàng ăn trưa thì đụng mặt thằng chả. Sau một hồi í qua í lại mới nhận ra nhau. Thằng chả ra tù vượt biên tiếp và đến Mỹ trước tao. Chả làm cho một công ty Mỹ rồi nó đưa chả qua Nhật làm nên vợ chả là người Nhật đó nghe mậy. Bây giờ dù đã mấy chục năm nhưng thỉnh thoảng anh em vẫn điện thoại cho nhau. Hôm nghe cháy trên tao, chả cũng có gọi hỏi thăm.

Tôi ngắt lời nó:

-  Anh này tên gì? Bữa hỏa hoạn ảnh gọi thăm mày nhưng không có báo cho mày biết là ảnh sẽ lên đây à?

-  Chả tên Tùng. Thằng chả đâu có nói lên đây gì đâu nên tao mới ngạc nhiên đấy chứ. Có những người họ cũng chẳng muốn khoe khoang ba cái vụ này mày ơi. Người ta thích làm âm thầm thôi mày biết hông. Làm từ thiện mà còn đi kể lể công lao thì thôi thà đừng làm còn hơn!

Tôi chợt thắc mắc:

-  Mà nè, vợ chồng họ nói tiếng gì với nhau mậy?

-  Tiếng Việt!  Thằng chả có dạy cho bả tiếng Việt mà. Vợ chả nói không giỏi lắm nhưng cũng OK, đủ xài!

-  Ừ, hay há…ổng…cho nhiều đồ không?

-  Tao thấy có quần áo, mềm, tã, đồ hộp…đủ thứ. Chắc cũng nhiều!

-  Họ chở đồ đạc lên à?

-  Ừ, trước khi cho vợ chồng chả cũng tìm hiểu và biết đồ đạc trên này khan hiếm rồi nên họ phải mua hết mọi thứ ở SF và mướn một cái “U Haul” loại trung bình chở  lên thôi. Mấy ngày đầu tao và đám học trò tao cũng phải chạy tuốt sang các thành phố xa lắc xa lơ khác để mua đồ đó chứ mày tưởng vì ở Chico này thiên hạ gom sạch hết trơn trọi mọi thứ, đâu còn mẹ gì nữa đâu!

Tôi chép miệng:

- Đã bỏ của lại còn bỏ công đi xa nữa, chắc họ mệt lắm, tội nghiệp quá. Đúng là “Bồ Tát!”  Còn mấy bữa nay tình hình trên đó sao rồi Ánh?  

Nó lầm bầm:

-  FEMA (The Federal Emergency Management Agency) trưng dụng một cửa hàng đã đóng của Sears để cho các cơ quan như bưu điện, ngân hàng, các hãng bảo hiểm nhà, bảo hiểm xe, DMV, “county”… tới đặt bàn và đưa nhân viên vào làm việc để giúp nạn nhân. Thí dụ như mày muốn cho biết địa chỉ mới của mày bây giờ đang ở đâu để có thể nhận thư thì mày tới bàn có nhân viên bưu điện ngồi trực hay tới bàn ngân hàng mày có “account” để nhờ họ cấp lại cái “debit card hay credit card” khác hoặc nhân viên county thì lo giấy tờ, số An Sinh Xã Hội, bảo hiểm sức khỏe của trẻ em, người gìa, của mấy người không còn giấy tờ gì cả!  Còn muốn làm lại bằng lái xe thì tới chỗ DMV chẳng hạn…  Tụi FEMA hôm nay cũng đổ đồ đạc vô nhiều lắm rồi, mọi chuyện coi như tạm ổn!  Dân cháy nhà thì một số về các thành phố khác nếu có họ hàng thân nhân, số còn lại họ vào nhà trú ẩn hết vì mấy hôm nay trên tao mưa dữ lắm. Mưa suốt ngày Thứ Tư trước Thanksgiving đến Thứ Bảy mới dứt, ở ngoài trời đâu chịu nổi!  Chuyện mới bây giờ là có rất nhiều dân “homeless” ở khắp nơi trên nước Mỹ đổ về đây “ăn có,” mậy. Cái đám ở ngoài lều bây giờ là homeless chính hiệu không đó!  Thành phố đang lo lắng, sợ xảy ra tệ nạn trộm cắp, cướp, giựt, trong những ngày tới đây. Chico này lúc trước sạch sẽ lắm, bây giờ thì bầy hầy dơ dáy vô cùng. Mấy ông homeless đi tiểu bậy bạ, đại tiện khắp nơi khiến người ta phải mang thêm mấy chục cái cầu tiêu di động để đầy ngoài các bãi đậu xe mới đủ cho thiên hạ sử dụng.

-  Ủa, vậy à?  Tôi ngơ ngác hỏi lại.

Ngẫm nghĩ giây lát tôi lên tiếng tiếp:


-  Nhưng người ta chỉ giúp cho nạn nân hỏa hoạn thôi phải không?

-  Ờ, chứ sao nữa. Vấn đề là lúc này mày phải có cái gì chứng minh mày là nạn nhân ở mấy nơi bị cháy chứ!  Tao dầm mưa làm việc suốt hôm Thứ Tư vừa rồi nên về nhà bị cảm, mệt quá nằm mẹp, nghỉ mấy hôm không có ra. Bây giờ thì khi nào tao rảnh và khoẻ thì ra đó giúp vài tiếng mỗi ngày thôi. Hôm nay chính quyền thành phố lấy thêm cái cửa hàng đã đóng của Toys “R” US làm nơi chứa hàng luôn nên tao hay chạy ra bàn đăng ký; nơi có cô Nancy, học trò học vẽ với tao ngày xưa ở Chico State, giờ là bác sĩ của Bệnh Viện Enloe, cũng đang làm thiện nguyện ở đây để coi có ai “sai gì thì làm đó vậy mà!”  Bàn này có nhiệm vụ xem xét nếu mình là nạn nhân thực sự thì họ sẽ phát cho một cái xe như xe mua sắm hàng lúc mình đi chợ vậy đó để thiên hạ vào trong muốn lấy các thứ nào họ cần thì lấy.

Nghe thế tôi liền cười đùa:

-  Á, bây giờ thầy xuống làm lính rồi a.

-  Có gì đâu, bình thường thôi mà mậy. Mày phải thông được cái lẽ ấy thì mới không có cắn đắng để thoải mái sống vui vẻ được. Trên cõi đời này chuyện gì cũng có thể xảy ra cả.

-  Bởi vậy người Mỹ mới có bài hát “never say never!”

-  Đó, nhưng nói giỡn vậy thôi chứ cũng hổng ai dám sai mình đâu.

-  Chỉ “nhờ” thôi là thầy cũng chạy chết mẹ rồi!

Anh bạn cười hề hề:

-  Volunteer mà!  Người Mỹ quan niệm chữ “volunteer” hay lắm nghe mậy. Khi mày đồng ý đi làm volunteer là chấp nhận tất cả. Không đòi hỏi quyền lợi gì hết đó. Người ta cho cái gì là nhận cái đó thôi. Tinh thần thiện nguyện này rất hay!

-  Ê, nói nghe nè…nhưng tao có nghe báo chí và TV cũng có nói là có một số người bị cảnh sát ép buộc di tản ngay nên hình như bây giờ họ đâu có giấy tờ tùy thân hay bất cứ cái gì để chứng minh là nạn nhân thì làm sao giúp họ?

Bên kia đầu dây, anh bạn tôi chép miệng:

-  Thì bởi vậy nhưng Mỹ mà, rồi ra nó cũng có cách hết đó mày ơi!  Đôi khi tao thấy nó cũng có lấy vân tay của một số người rồi đấy chứ!

Tôi thở dài:

-  Mệt hé, đủ thứ chuyện trên đời trời đất để lo.

-  Chịu thôi, thiên tai thì phải vậy! Trận này là ghê gớm lắm đó mày. Tính đến nay đã có 85 người chết, số mất tích giảm xuống chỉ còn chừng gần 300 người thôi nhưng theo cảnh sát nói những người này đến bây giờ thì kể như là chết rồi nhưng họ chưa công bố được vì còn đang xác minh tung tích hay thử DNA. Hiện chính quyền bắt đầu cho dân trở về tuy nhiên vẫn còn một số nơi dân chúng chưa thể về được vì chính quyền còn  khoanh hàng trăm vùng nghi ngờ có người chết để bới tìm. Tuy vậy mấy hôm nay trời lại mưa quá làm công việc này thêm khó khăn hơn.

-  Nhưng nhờ mưa nên dễ chữa cháy chứ?

Ánh chửi thề trong phone:

-  Đươc cái này thì lại khổ vì cái khác, bởi hỏa hoạn thì đã dập tắt được 98% rồi nhưng do trời mưa nên bây giờ lại bị lũ lụt vì nước từ vùng cao đổ xuống làm trôi vết tích nạn nhân hoặc bùn sình vùi chôn mọi thứ. Hiện nay chuyện bùn trôi; “mud slide” là vấn nạn vô cùng khó khăn và nguy hiểm cho mấy đội tìm kiếm, lại thêm tất cả các kế hoạch thành phố dự trù như dẹp vật dụng đổ nát, dọn vệ sinh, đưa điện nước trở lại…đều bị đình trệ hết!

-  Và ô nhiễm môi trường nữa. Tôi kể thêm.

-  Đó, đây là chuyện lâu dài mày biết không. Thứ nhất là vấn đề sức khỏe bởi trên tao hôm nay có nhiều người bị bệnh kiết lỵ do nguồn nước uống bị ô nhiễm. Thứ hai là khi hỏa hoạn thì nhà cửa, tủ bàn ghế, mọi thứ… bị cháy hết nên làm cho không khí bây giờ vô cùng độc hại ảnh hưởng đến hệ hô hấp của mọi người do hoá chất trong các loại sơn, dầu, insulation…bị đốt tạo ra.

-  Khổ thiệt!

-  Nhưng cũng đỡ là mọi việc bây giờ kể như tạm xong không còn cấp bách như mấy hôm đầu. Chắc có lẽ tuần sau tụi tao không còn ra đó giúp nữa vì đã có chính phủ “take care” hết các thứ rồi. Dù sao thì tao cũng không cảm thấy áy náy vì ít ra mình cũng đã làm được một cái gì đó giúp người khác lúc hoạn nạn. Mày biết không, tao hạnh phúc khi thấy ánh mắt của những nạn nhân sáng rực lên niềm vui lúc mình chia sẻ với họ các món quà nhỏ nhặt như chai nước hay cái bàn chải đánh răng đó mày. Bởi khi đó họ hiểu họ không cô độc trong quãng hành trình đầy khó khăn này.

-  Ừ, khúc này mình phải ủng hộ để tinh thần họ được vững vàng mà bước tới tương lai.

Hai anh em nói qua lại d8am câu nữa rồi cúp phone. Hoàn cảnh Anh và tôi khá giống nhau nên dễ thông cảm, bởi sau ngày 30 tháng 04 năm 1975 thì hai thằng tôi chỉ lo vượt biên và ở tù. Nhưng hậu vận của nó thì may mắn hơn tôi vì đến Mỹ một cách suông sẻ trong lúc tôi còn lận đận thêm gần mười một năm bên trại tỵ nạn ở Phi Luật Tân. Nhưng chính ở đây, tôi đã từng chứng kiến cảnh trại bị cháy, dĩ nhiên là không như CA vừa rồi nhưng cũng kinh hoàng lắm vì trại được xây cất bằng cây và lá dừa!  Sau này khi đi buôn “bà ba ngố” lúc được ở lại Phi tôi cũng đã từng biết thế nào là sự nguy hiểm của “mud slide” khi ngồi trên các chuyến xe buýt Genesis đi từ Pampanga về Pasay City, Manila vì được chứng kiến cảnh tàn phá khủng khiếp của bùn sình lúc xe chạy ngang qua các ruộng đồng.

Câu chuyện Ánh kể về những sự chia sẻ trợ giúp của dân chúng dành cho những nạn nhân của trận cháy rừng ở Cali làm tôi bần thần mãi!

Phước đức biết bao khi mà  mọi người cho đi mà không đòi hỏi bất cứ điều kiện nào. Tôi nhớ lời Anne Frank đã nói về lòng bi mẫn từ những người đã chia sẻ giúp đỡ kẻ hoạn nạn, “Không ai trở nên nghèo khi cho đi bao giờ!”

Triều Phong TPN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,393,888
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Thụy Nhã, sinh năm 1980, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, khi vừa học vừa làm “full time job” tại trạm kiểm soát hành khách trong phi trường Salt Lake City. Năm 2001, khủng bố cướp phi cơ tấn công nước Mỹ, cô viết “Check Point, Những Ngày Ta Mất Nhau” và nhận giải bán kết Vinh Danh Tác Phẩm. Bẩy năm sau, cô nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2008, với bài “Chuyện của Cây Vông”. Tác giả tốt nghiêp cử nhân ngành tâm lý học và đã hoàn tất chương trình thạc sĩ (master) ngành điều dưỡng, chuyên về AGNP, hiện làm việc tại một bệnh viện và là cư dân Nam California. Bài sau đây, chuyện từ một dòng suối trên cao nguyên miền Nam tới Bolsa Chica, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Mậu Tuất.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 194, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây thêm một bài viết mới.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego. Bài trước đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang. Sau đây là bài tiếp.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài mới viết mới, về chương trình Hospice cung cấp cho người bệnh trong tình trạng chờ mãn phần, không phân biệt tuổi tác, tình trạng gia đình hay lợi tức.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Tác giả là một nhà thơ, sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Ông tiếp tục làm thơ và góp nhiều bài tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên.
Tác giả sinh năm 1938, cựu sĩ quan an ninh quân đội, sang Mỹ theo diện H.O1. năm 1990, hiện đã về hưu, an cư tại Westminster. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2008, đã góp nhiều bài viết giá trị, từng nhận giải đặc biệt. Sau đây là bài viết mới nhất.
Nhạc sĩ Cung Tiến