Hôm nay,  

Tạ Ơn…

26/11/201800:00:00(Xem: 12917)
Tác giả: Phan

Bài số 5557-20-31363-vb2112618

 
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới  của ông.

 
 ***

1.

 
Tôi chuẩn bị hành lý để đi xa.  Đi nghỉ lễ Tạ ơn, đi chơi lễ Tạ ơn, đi ăn lễ Tạ ơn thì đã bao lần trong đời từ khi sang Mỹ. Nhưng lần này chỉ nhân dịp được nghỉ lễ Tạ ơn… cũng không phải là đi họp mặt bạn bè dù có những người bạn đã bốn mươi năm qua tôi chưa gặp lại. Nhưng nay tụ về một địa chỉ trên nước Mỹ mà những người bạn rời nhà đi họp mặt từ khắp nơi trên thế giới. Chúng tôi hẹn nhau về nhà người bạn không may để thắp hương cho một người anh, người chồng của bạn tôi vừa qua đời mấy tháng trước.

Bỏ mấy bộ quần áo vô vali xong. Tôi bần thần nhớ lại cái đám cưới đầu tiên trong bạn bè là đám cưới của nhỏ Thùy Hương với anh Tuấn bên cạnh nhà nó. Chuyện hứa hôn ngày xưa thiếu cập nhật thời thế nên đàng trai đòi cưới dâu khi Thùy Hương mới xong lớp 9. Anh chị sui gái phải thương thuyết qua bờ giậu với anh chị sui trai, “thời buổi đổi thay rồi, phải cho con gái tui học hết lớp 12 thì mới có việc làm.”

Vậy là vừa tốt nghiệp trung học xong, bạn bè đã được đi ăn đám cưới. Nhưng trong trí nhớ tôi: Một là từ đám cưới Thùy Hương đến nay đã bốn mươi năm, tôi chưa bao giờ thấy cái đám cưới nào mà tấm bảng Vu Quy treo kế tấm bảng Tân Hôn.

Không biết tôi nghĩ có quá đáng không khi tôi nghĩ thời đại tôi đã bắt đầu thay đổi là thường lấy vợ, lấy chồng xuyên thành phố, rồi xuyên tỉnh, tới xuyên quốc tịch. Sang Mỹ thì lấy vợ, lấy chồng xuyên bang, thậm chí xuyên đại dương theo phong trào về Việt nam cưới vợ. Nghĩ dở cười dở khóc cho câu “Bụt nhà không thiêng” vì vợ chồng nhà Thùy Hương tới nay đã có bốn mươi năm hờn anh giận em nhưng cháu ngoại, cháu nội vui quá xá! Cò mấy thằng bạn già ta bà thiên địa năm châu lại trở về quê cũ kiếm mảnh tình vắt vai đoạn cuối cuộc đời…

Điều thứ hai tôi nghĩ về Thùy Hương là ngay khi còn đi học. Thùy Hương làm lớp phó học tập vì học giỏi, có đức độ trời ban nên được bạn bè mến phục. Nhưng không vô Đoàn (Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh) nên không làm lớp trưởng được. Thời hồng hơn chuyên ngày đó, chúng tôi kệ mẹ con lớp trưởng là đoàn viên đoàn thanh niên…

Nhưng từ khi chưa lấy chồng thì Thùy Hương đã có một bầy cháu ngoại chín đứa. Lớp chỉ có chín đứa con trai như những hoàng tử nhỏ thì đều gọi Thùy Hương là bà ngoại, rồi nói gọn lại chỉ một tiếng “ngoại”. Ngoại đi học sớm để quét lớp cho ngày trực quét lớp của mấy thằng con trai, để nhỏ trưởng lớp là đoàn viên không lôi mấy thằng đẹp trai ra chửi mắng… vì cái tội đẹp trai mà không có trong mắt nàng lớp trưởng đoàn viên.

Ngoại Thuỳ Hương của chúng tôi dễ thương như bà ngoại trong truyện cổ nhưng không hiền đâu! Hồi ngoại quét lớp ngoài ý muốn, đứa nào xớn xác như tôi, vô lớp mà không thấy đống rác ngoại đã gom được nhưng chưa kịp hốt. Đá tung đống rác đó theo bước chân người đi trên mây thì dưới hạ giới, ngoại trở cán chổi phết cho đau điếng… “mày đui hả?”

Có vậy mới nhớ ngoại Thùy Hương bằng nỗi lòng đứa cháu trai đã bốn mươi năm không gặp ngoại, nhớ nắm xôi, nửa củ khoai luộc ngoại đã dằn lòng đói thấy mẹ thời mới lớn cho mấy thằng cháu ngoại trời ơi đất hỡi! Bài tập về nhà làm, luận văn phải viết… cứ ghé qua nhà và liệng cho ngoại lo để đi đá banh, tập ngồi quán cà phê nghe nhạc không lời…

Mùa Tạ ơn đã về nơi thương xá kẹt xe, con đường vắng rì rào cơn gió lạnh trước nhà trên nước Mỹ. Tôi không buồn như những mùa đông viễn xứ đã qua trong đời dạt trôi từ độ. Năm nay lạnh mấy cũng ấm lòng được nắm tay ngoại Thùy Hương từ Việt Nam bay qua. “Ngoại ơi! Nắm xôi ngày nào, nửa củ khoai ăn hoài không hết trong đời vô tình…Ngoại hen.”

Ngoại Hương tôi sẽ khóc, “mày nhớ chi xa xưa nữa! Nhớ bây giờ như tao nhắc mày làm toán, làm văn hồi xưa đi… mày nhớ uống thuốc mỗi ngày dùm tao nha thằng quỷ… bạn bè mình tới lúc người đi kẻ ở rồi đó. Lần này ngoại qua Mỹ thăm bay là lần đầu nhưng cũng là lần cuối…”

   Tôi không tính trước mà vô hồn ra sân sau đốt điếu thuốc, như thắp nén hương cho bạn bè ở lại biển đông sau phong trào vượt biển. Mùa Tạ ơn đã về. Trong tình thương yêu còn gặp được, có những người thân đã vĩnh viễn, đang chờ nhau ở nơi không có biên giới, chính thể dối lừa…

 
2.

 
Trở vô nhà ngồi đọc để tìm cơn buồn ngủ tới. Có thể tác giả của đoản văn sau là người sót lại của Sài gòn đổi chủ? Nhưng không. Không thể! Phải hy vọng hơn vì Sài gòn không của riêng tôi với bạn bè. Sài gòn bất tử, Sài gòn của muôn người, muôn đời; Sài gòn của đất và nước làm nên tình bạn, tình yêu, nhân tính… thể chế qua đi theo quy luật, chỉ tình người Sài gòn không đổi thay.

Người viết trang chữ này chừng tuổi con tôi, nhưng tôi cảm ơn nhiều trong mùa Tạ ơn khi đã xa quê nhà đã lâu và đã thấy tới cuối đời lưu vong chưa dứt, nhưng Sài gòn luôn có những truyền nhân biết yêu thương vừa đủ mảnh đất của ân tình…

 
“Mình yêu nhất là quê mình, yêu nhì là Sài Gòn. Có đi đâu rồi mỗi lần về lại Sài Gòn cũng cảm thấy thoải mái, như hôm nắng gắt ở Tây Nguyên, hôm mưa phùn xứ Bắc.

Sài Gòn sống dễ queo, dân nhập cư làm gì cũng sống được. Không làm công nhân thì làm bưng bê, không bưng bê trong nhà hàng thì bưng bê ngoài quán cóc. Không thôi thì sắm cái xe đẩy dạo bán cóc ổi mía ghim, bán bánh tằm, bán cháo lòng, bán bánh tráng trộn, bán kẹo bông gòn, bán bò bía mặn, bán xôi dứa ống…

Cái quầy bán cà phê cóc dưới gốc cây có mấy chai nước ngọt với mấy chai cà phê pha sẵn, nuôi sống được một gia đình, dựng vợ gả chồng cho con cũng từ đó.

Ở Sài Gòn thì vui, mấy giờ xuống đường chơi cũng không phải ngại. Nửa khuya rồi, bạn gọi lâu quá không ngồi với nhau… Ờ, thì mấy thằng lại ngồi đến tảng sáng, có bia có hột vịt lộn, có hột gà, có trứng cút lộn, có lẩu, có tôm nhúng mù tạt, có bolero vỉa hè… rồi có xiếc, có nuốt lửa, có biểu diễn rắn chui vào miệng thò ra ngoài mũi…

Sài Gòn mấy giờ cũng còn thức, 0h cũng được, mà 1h cũng được, 2h cũng được mà 3h cũng được.

Sài Gòn có nhiều bar, rượu tràn như suối. Bên cạnh bar thì cũng có quán nép vỉa hè, cá đuối chấm với nước mắm me.

Dân Sài Gòn thích ăn thịt, phải là rất nhiều thịt. Cái gì cũng có giò nạc, loại giò to như nắm đấm, cắn ngập răng chấm nước mắm ớt từ cái chén con con để sẵn trên bàn. Bún bò Huế cũng có giò nạc mà hủ tíu cũng có giò nạc, bánh canh bột gạo cũng có giò nạc.

Ăn phở thì phải có giá trụng, có đầu hành, có tương đen, có chén hột gà có chén thịt thêm. Ăn cơm tấm nhất định phải sườn nướng.

Sài Gòn đi ăn ốc, gọi đủ ốc hương nướng muối ớt, ốc giác xào sa tế, ốc mỡ xào tỏi thì cũng phải có ốc len xào nước dừa.

Sài Gòn dân chơi, vỉa hè có thùng nước uống miễn phí, có tủ kính bánh mì cho người nghèo. Có quẹt xe nhìn nhìn liếc liếc phát rồi đi.

Sài Gòn được cái ai giàu ai nghèo thây kệ. Ngồi cà phê túm tụm trong câu chuyện của mình, còn thằng ngồi kế bên vừa trúng Vietlott thì cũng kệ…

Sài Gòn cơ bản là dễ trò chuyện cùng nhau. Đi ra quán xem đá banh, hai thằng thích cùng một đội bỗng dưng trở thành bằng hữu thì không nói. Nhưng ra quán thấy thằng kia ngồi một mình, mình cũng ngồi một mình, thôi thì kiếm cớ nói vài câu cho qua giờ. Toàn chuyện không đâu vào đâu, chuyện đập vỉa hè, chuyện ngập nước, chuyện kẹt xe. Vui miệng chút xíu rồi chào nhau về…

Mấy tuần sau, mình đang ngồi lọ mọ gõ laptop, chợt có bàn tay chìa trước mặt, nhìn lên, đúng là thằng cha hôm trước phiếm chuyện. Vậy là bắt đầu một câu chuyện khác, vậy là kết bạn facebook, rồi trao đổi số điện thoại, thân thì chưa thân lắm nhưng chắc chắn không còn xa lạ nữa… Sài Gòn nhiều cái vụn vặt như không, mà nghĩ cứ thương thương.”

 
Tôi đọc đoản văn của người hàng con hàng cháu không quen vào mùa Tạ ơn đã về. Nhưng lòng tràn ơn nghĩa với Sài gòn không phân biệt người đi kẻ đến, hễ ai có lòng (hay không) với Sài gòn thì Sài gòn vẫn rộng vòng tay nhân ái từ nhà hàng hạng sang tới vỉa hè quán cóc…

Sài gòn của tạ ơn, của người đi kẻ đến, của bao dung vô loài, vô thần, của tình yêu mà Thiên Chúa đã hằng ban…

Cảm ơn tất cả những niền vui và nỗi buồn mà tôi và bạn bè thơ dại đã bước vào tuổi về thắp cho nhau nén hương. Chuyện sinh lão bệnh tử đã hiểu được phần nào thì phần còn lại là buông bỏ, tha thứ cho chính mình trước để tạ ơn đời, tạ ơn nhau…

 Phan

Ý kiến bạn đọc
28/11/201801:05:17
Khách
Trời mưa. Đọc. Nghe man mác buồn. Có tí gì gần gũi. Có xíu gì thiết tha. Phận đời sẽ qua.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,175,395
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ. Ông là con của một sĩ quan Võ Bị Đà Lạt, ra đời trong mùa hè đỏ lửa. Bài viết mới của ông có lời ghi “Xin cám ơn Ba vì câu chuyện đã kể, là nội dung chính cho bài viết này!”
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ. Nhiều bài và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet,
Tác giả từng nhận các giải bán kết từ năm đầu tiên 2001, và từ 8 năm qua, là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết Viết Về Nước Mỹ. Trước 1975, ông là một hạm trưởng hải quân VNCH,
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey, một vùng ít cư dân Việt. Sau đây, thêm bài mới của Song Lam.
Chủ Nhật 18 tháng Sáu là Fathers Day 2017. Mời đọc bài viết cho ngày này của Đoàn Thị. Tác giả định cư tại Pháp, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010.
Chủ nhật 18 tháng 6 là Fathers Day 2017, mời đọc bài mới của Năng Khiếu: đứa con được sinh ra tại khu kinh tế mới Sông Ray, tỉnh Long Khánh, trở thành một nữ dược sĩ tại Mỹ kể về người cha H.O.
Chủ Nhật 18 tháng Sáu sẽ là Fathers Day 2017, mời đọc bài mới của Trương Ngọc Bảo Xuân. Tác giả hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC)
Tác giả đa nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Tốt nghiệp Y Khoa Huế, thời chiến tranh Bác sĩ Vĩnh Chánh đã là Y Sĩ Trưởng binh chủng Nhảy Dù
Chủ Nhật 18-6 tới đây là Fathers Day 2017. Xin mời đọc bài Viết Về Nước Mỹ thứ hai của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Cũng “Ngày Lễ Cha” hai năm trước đây, tác giả đã có bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên kể về Ba.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến