Hôm nay,  

Chó Cắn

11/11/201800:00:00(Xem: 14699)
Tác giả: Nguyễn Tài Ngọc

Bài số 5543-20-31350-vb7111018

 
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Vui vẻ nhưng bốp chát, thẳng thừng. Sống độâng, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và  tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Bài mới viết của ông là tự truyện hiếm có: trực chiến với Pit Bull, loại chó chiến trận lợi hại nhất. Chúc tác giả mau hồi phục công lực.


NTNgoc, Max, 2 chau
Tác giả, hai cháu ngoại Ellie, Thea và chó Max.(hình: Ngọc Nguyễn)

Cho Pit Bull
Chó pit bull. (hình Internet)

NTN Cho can
Chờ phục hồi công lực.(hình: Ngọc Nguyễn)

 
***
 

Mỗi lần có sự vui mừng hay hoan hỉ trong đời, chúng ta thường chia sẻ cho người thân, bạn bè biết: mua sale quá rẻ, lên chức ông bà, con thành tài đỗ đạt...; thế nhưng sự việc không may thì chúng ta giấu kín không muốn ai biết: ra đường trượt vỏ chuối, đánh bài thua bạc, vợ ban lệnh án binh bất động vô thời hạn.

 Tuần vừa rồi tôi có một sự việc xảy đến nằm trong trường hợp thứ hai : tôi bị chó cắn. Mỗi năm có 4.7 triệu người bị chó cắn ở Hoa Kỳ, 800,000 người phải vào nhà thương chữa trị. Và nếu phải nằm nhà thương qua đêm, tiền trung bình phải trả nhà thương là $18,000 dollars.

 Theo dữ kiện của Hoa Kỳ và Canada từ năm 1982 đến 2014, loại chó cắn người ta nhiều nhất là:

  1. Pit bull (tỷ lệ người bị Pit bull cắn chết là 64.8%).

  2. Rotweiller (tỷ lệ người bị Rotweiller cắn chết là 11%).

  3. Pit bull lai giống.

  4. German Shepherd -"Bẹc-giê" (tỷ lệ người bị "Bẹc-giê" cắn chết là 3.8%).

Con chó cắn tôi không phải là thường, mà nó là loại chó cắn chết người ta nhiều nhất nước Mỹ: pit bull.

Theo thống kê tại Hoa Kỳ, năm 2015,  có 25 người bị chó cắn chết, trong số này có tới 21 người bị cắn bởi loại chó Pit Bull hoặc lai Pit Bull. Sang năm 2018, số chết vì chó cắn vẫn là 25, trong số này 19 vụ là do Pit Bull hoặc lai Pit Bull cắn.

Pit bull là loại chó rất nguy hiểm nuôi trong nhà vì nó là loại chó được huấn luyện để đánh nhau. Chẳng những sức đã mạnh, mà hàm răng của nó cứng chắc khủng khiếp. Sở trường của nó là táp đối phương không nhả, vừa cắn mạnh vừa lắc đầu để gây thương tích tối đa. Vì thế khi lâm trận pit bull thường chiến thắng hay giết chết địch thủ.

Rất nhiều tiểu bang ở Mỹ lẫn Canada cấm không cho dân nuôi pit bull trong nhà, nhưng ở California không có luật đó. Nhà láng giềng cách tôi hai căn năm ngoái ra Sở Thú Vật mang về một con pit bull người khác bỏ.

 

*

Con chó con Max của tôi không hiểu có đọc chuyện Don Quichotte hay không mà mỗi sáng thường sủa vào con pit bull khi nó nằm ở cửa sổ trên lầu nhìn xuống dưới đường khi thấy bà láng giềng dẫn chó của bà ta đi dạo. Đã thế, vì bà ta và tôi cùng dẫn chó đi dạo vào ban sáng, thỉnh thoảng chúng tôi gặp nhau ở trên đường, con Max của tôi tính giống chủ dọa là giỏi, thường nhe răng sủa inh ỏi vào khoảng không qua phía bên kia đường nơi con pit bull đi bộ. Mối thù không đội trời chung giữa hai con chó không biết bắt đầu từ lúc nào, nhưng tôi bảo đảm cả hai không bao giờ ngồi xuống thương thuyết Hiệp định Paris. Con Max của tôi lập trường của nó dứt khoát hơn Nguyễn Văn Thiệu, không bao giờ bắt tay hòa bình với quân địch Phạm Văn Đồng.

Mấy ngày gần đây mỗi sáng dẫn Max đi bộ, tôi kéo theo cái xe wagon chở hai chị em Ellie và Thea đi theo ngắm cảnh.

Sáng Thứ Sáu vừa rồi vì Thea hơi nóng sốt nên tôi để Thea ở nhà. Vì Thea ở nhà, Ellie cũng không muốn đi. Tôi mừng thầm trong bụng vì vừa dắt Max đi bộ, vừa kéo xe để ý trông chừng hai đứa bé không phải là chuyện dễ dàng.

Buộc dây vào cổ Max, tôi dẫn nó ra đường. Đi đến giữa đường của hai căn nhà bên tay phải thì tôi nghe có tiếng chó chạy như bay ở sau gáy. Quay lưng lại, nhà có con chó pit bull cách tôi hai căn phía tay trái, cửa garage mở, và tôi thấy một cảnh tượng kinh hoàng là con chó pit bull không người kềm, không dây kéo, mồm không có quai đeo cho nó khỏi cắn người khác, đang bay đến, chỉ cách tôi độ ba thước.

Phản ứng đầu tiên của tôi là tôi biết con pit bull sẽ cắn con Max, chỉ cần một ngoạm vào cổ là con Max chết ngắc nên tôi cúi xuống bế con Max lên ôm vào lòng. Chưa kịp mừng rỡ vì vừa cứu mạng sống con chó của mình, tôi hoàn toàn không ngờ là con pit bull giận dữ không cắn được con chó nhỏ, xoay mũi dùi cắn vào chân trái tôi phần ngay dưới đầu gối. Tôi chết điếng cả người vì hàm răng nó ngoạm vào chân tôi sâu nhất định không nhả ra.

Máu chẩy lênh láng, tay vẫn giữ Max, tôi kéo con pit bull vòng vòng hy vọng chân được sút khỏi hàm răng của nó vì lúc này đầu óc tôi hiện lên những mảnh tin kinh hoàng tôi đã đọc là hàm răng con pit bull như sắt, một khi nó ngoạm thì sẽ không thả ra.

Trong khi tôi chạy vòng vòng, bà chủ con pit bull đứng ở giữa, khủng khiếp hiện lên nét mặt, đuổi bắt nó nhưng bắt không được, hét "Stop! Stop!" xối xả nhưng con chó xem bà ta như ne pas. Có lẽ độ chừng mười giây sau, ông Đạo Dừa ở thế giới bên kia sắp sửa đi ngủ nhận điện tín của tôi (VN khác giờ sáng tối với Mỹ) S.O.S. chấm.chấm.chấm.gạch-gạch-gạch-chấm.chấm.chấm., nên ông ta dùng thần giao cách cảm ra lệnh cho con pit bull thả chân tôi ra. Nhưng thả ra không có nghĩa là hưu chiến: nó tiếp tục xông vào cắn tôi, và tôi tiếp tục chống trả trong khi chạy vòng vòng.

Tôi đã nẩy ý ôm con Max chạy về nhà nhưng tôi bỏ ý định đó ngay vì với con Max trong tay và chân đầy thương tích, tôi không thể chạy nhanh hơn con pit bull. Nó sẽ còn có lợi thế nữa là cắn tôi từ đằng sau, trong khi bây giờ ít ra tôi đối diện với nó, dùng tay và chân xua đuổi những làn tấn công. Tôi ở trong tư thế bất lợi là bà chủ con pit bull ngay đó nên tôi không dám đấm mà chỉ dùng tay tạt vào mặt và chân của nó khi nó chồm lên người tôi. Mà thật sự có đấm có lẽ cũng không được vì một tay tôi ôm con Max và một nửa sự chú ý của tôi đã chú trọng vào Max, ôm nó lên thật cao để con pit bull không thể cắn nó được. Bàn tay tôi và chân bên trái phút chốc đầy thương tích, máu chẩy khắp nơi.

Cứ giao chiến với con pit bull như thế thì đến một lúc trong một phút lơ đễnh khi dùng tay phải chống chọi với hàm răng của nó, tôi hơi hạ tay tôi xuống. Cái hạ này trở thành cái hạ chết người vì con Max trong tay tôi cũng hạ xuống ngang tầm con pit bull, và con pit bull nhanh nhẩu tạp vào phần móng chân bên trái của Max, không nhả ra. Con Max hét lớn. Cả bà chủ con pit bull và tôi kinh hoàng tột độ vì lần này nó ngoạm được chân con Max. Bà ta chụp được cổ con pit bull, và cho dù bà ta cố kéo nó lại và tôi cố kéo con Max ra, con pit bull vẫn ngoạm chân con Max trong hai hàm răng, không nhả.


Trong lúc kéo con Max với hy vọng con pit bull nhả ra, tôi không dám kéo mạnh vì tôi nghĩ chắc chắn là con Max sẽ gẫy chân. Vì thế, con pit bull vẫn ngoạm chân con Max. Ghì co như thế một lúc -tôi chưởng chừng như cả thế kỷ nhưng thật sự có lẽ vào khoảng 30 giây- và vẫn không thấy một người láng giềng nào ra hỗ trợ, tôi quyết định kéo con Max ra thật mạnh một lần cuối cùng, và lần này thì tôi thành công. Con Max thét lên một tiếng hãi hùng vì đau đớn.

Đến lúc này thì cả ba nhà hàng xóm, con trai tôi và vợ chồng con gái tôi mới túa ra. Một người nói với tôi là cậu con trai nhà đối diện mang ra cái mã tấu để định giải cứu tôi! Tôi không biết vì đông người túa ra nên con pit bull ngừng tấn công tôi, hay vì bà chủ nó cuối cùng giữ được nó, nhưng nó không còn cắn tôi nữa. Giao con Max lại cho con trai, tôi ngồi xuống bệ đá ở nhà đối diện với máu chẩy lênh láng ở chân trái và bàn tay phải. Các nhà láng giềng đã đem ra những hộp băng cứu thương khẩn cấp. Bệ đá nhà tôi ngồi chủ nhà là bác sĩ, ông ta dùng Hydrogen peroxide (thay vì dùng alcohol đau xót không chịu được) lau vết thương, lau khô những nơi dính máu, dán băng tạm bợ và rồi con rể tôi chở tôi đến nhà thương lo dịch vụ khẩn cấp.

Bà láng giềng chủ con pit bull khi thấy chân tay tôi đầy máu, bàn tay phải tôi run lẩy bẩy có lẽ vì bị cắn nhiều nơi và vì shock, khóc lóc xin lỗi tôi rối rít là chó bà ta cắn tôi. Bà nài nỉ chở tôi đi nhà thương nhưng tôi nói con rể tôi chở được, không cần. Trước khi đi nhà thương, tôi bảo bà ta là tôi không sao, không có gì phải xin lỗi, chó ghét nhau nên nó cắn nhau, tôi xui đứng ngay giữa. Tôi bảo con gái bà ta an ủi và lo cho mẹ, nói bà ta yên tâm tôi không hề hấn gì.

Ở nhà thương, bác sĩ nói có vài vết thương ở chân tôi cần phải khâu nhưng bà ta không muốn khâu kín vì sợ bên trong vết cắn bị nhiễm trùng. Bà ta đề nghị là cứ để như thế, lau lại một lần nữa, thoa pain relief ointment Neosporin (tôi không biết dịch là gì, thoa "pom-mát" chống đau? chắc chắn không phải là thoa Nhị Thiên Đường), rồi băng lại.

Bác sĩ biên toa cho tôi mua thuốc uống kháng sinh antibiotic, dặn tôi mỗi ngày phải lau và thoa pom-mát như thế. Nếu vết thương không bớt đau mà đỏ lên, hay ra mủ thì trở lại nhà thương chữa.

Tôi về nhà thì con trai tôi cũng đã dẫn con Max đi bác sĩ băng bó bàn chân trái. Rất may cho nó là con pit bull chỉ ngoạm được một tí phần móng chân nên vết thương không trầm trọng. Ấy thế mà bill tiền nhà thương của Max là $272 dollars.

Bà láng giềng đã email cho tôi nói là để bà ta trả hết tất cả tiền nhà thương. Phần tôi, tôi có bảo hiểm, trả deductible chỉ có $50 dollars, thuốc thang chỉ có $40 nên nói với bà ta là không cần. Nhưng bill con Max thì cao nên tôi nói bà ta trả lại số tiền đó.

Chiều hôm đó, nhân viên của Sở Thú Vật thành phố đến "viếng thăm" nhà bà láng giềng và nhà tôi về chuyện chó cắn. Anh nhân viên hỏi tôi kể lại diễn tiến, và hỏi tôi có muốn thưa kiện gì không. Tôi nói với anh ta là muôn đời không."Gia đình chủ con pit bull là bạn láng giềng rất tốt với chúng tôi. Tôi không muốn chỉ vì con chó mà láng giềng ghét nhau. Con chó của tôi nó ghét con chó của bà ta nên hai con chó cắn nhau. Hôm đó xui là con pit bull chưa bị buộc dây vào cổ rồi  xổ chuồng nên nó đuổi cắn con chó của tôi, và vì tôi là chủ con Max nên con pit bull ... cắn tôi luôn. Vết thương cũng không sao nên tôi không muốn gây rắc rối cho con chó của láng giềng tốt của tôi. Tôi không muốn họ buồn nếu chuyện gì xẩy đến cho nó".

Hai đêm đầu sau khi bị chó cắn, tôi trằn trọc không ngủ đến hai giờ đêm vì vết thương đau, nhưng đến ngày thứ tư hôm nay thì vết thương đã đỡ khá nhiều. Tôi đi lại không cần nạng chống.

Nước Mỹ này là xứ thưa kiện. Mình làm việc gì thiệt hại người khác là bảo đảm bị thưa kiện đền bù. Vì bà láng giềng khóc và xin lỗi tôi rối rít, tôi có kể lại cho bà ta nghe những gì tôi nói với người nhân viên Sở Thú Vật thành phố. Tôi cũng nói với bà ta dù chuyện không may xẩy ra nhưng nên vui mừng: Thứ nhất, con chó của bà ta cắn... tôi thay vì những ông chồng khác trong xóm vì tôi là người duy nhất về hưu không đi làm. Thứ hai, chỉ có tôi và một ông chồng nữa trong xóm có sức khỏe... Hercules nên bị chó cắn chịu đựng không sao. Thứ ba, nó cắn tôi thay vì cắn mấy đứa bé khác. Và thứ tư, rất may là hôm nay tôi không dắt hai cháu ngoại của tôi đi theo Max vì nếu con pit bull cắn Thea hay Ellie thì tôi ân hận nghìn đời với con gái và con rể của tôi.

Bà láng giềng lại cảm ơn tôi rối rít, nói là rất may mắn có người láng giềng tốt như tôi, và qua tôi, bà biết là những người hiền lành nhân hậu trong xã hội vẫn còn tồn tại.

Tôi không may bị chó cắn nhưng nhờ chó cắn mà tôi có được hai kinh nghiệm:

Thứ nhất, tình thân thiện láng giềng trong xóm tôi không bị sứt mẻ, không như kỷ niệm thơ ấu tôi vẫn còn nhớ trong xóm Bàn Cờ xưa kia: ông Bắc kỳ thợ bạc, Thầy Bẩy thơ ký, bà Ba Đú, ông Ba Đống, ông Năm chủ tịch phường, bà Tư Rỗ, bác Hai xe lam, và ngay cả gia đình tôi thỉnh thoảng cãi nhau là chuyện thường. Cãi nhau, choảng nhau luôn luôn dẫn đến chiến tranh lạnh khiến nhân dân ta thay vì chung sống hòa thuận thì lại bị dồn vào một môi trường với không khí ngột ngạt khó thở.

Thứ hai, tình thương yêu giữa Max và tôi bây giờ còn đậm đà hơn Romeo&Juliet, hơn Hùng Cường&Bạch Tuyết, hơn Caesar& Cleopatra. Ngày đầu tiên hai chủ chó nằm liệt giường kế bên nhau vì thương tích (nó ngủ dưới đất kế bên giường tôi), đầu nó bị một vòm plastic bao lại để không cho nó có thể ngậm răng vào chân trước có vết thương. Nó không uống nước được nên vợ tôi, con trai, con gái tôi thi nhau đem bát nước tận miệng mà nó không uống. Tôi phải lê  thân già ngồi dậy cầm bát nước kề vào mồm nó thì nó mới uống!

Không đánh trận chiến Trân Châu Cảng, không tử thủ ở Khe Sanh, còn quá trẻ để lâm trận trong Mùa Hè đỏ lửa, thế mà tôi lại có cảm tưởng tôi đã anh dũng hy sinh tính mạng để cứu con chó con của tôi. Không có tôi thì bảo đảm Max đã là phần ăn điểm tâm của con pit bull.

Ngày mai tôi phải đi chợ trời tìm mua "Anh dũng bội tinh với nhành dương liễu" rồi mang vào áo mỗi khi dắt Max đi bộ mỗi sáng.

November 2018

Nguyễn Tài Ngọc

http://saigonocean.com/index.php/en/

 

Tài liệu tham khảo:

https://www.knrlegal.com/dog-breeds-frequently-bite-humans/

https://www.edgarsnyder.com/statistics/dog-bite-statistics.html

Ý kiến bạn đọc
11/12/202223:34:00
Khách
<a href="https://www.candipharm.com/#
">Dync</a>
17/12/202102:16:05
Khách
cialis alternative <a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis coupon</a>
15/12/202119:47:38
Khách
buy cialis online https://cialiswithdapoxetine.com/
30/11/202111:45:45
Khách
https://cialiswithdapoxetine.com/ cialis without a doctor prescription
19/11/202121:22:13
Khách
cialis generic https://cialiswithdapoxetine.com/
06/11/202100:35:58
Khách
https://cialiswithdapoxetine.com/ cialis online
30/10/202109:24:46
Khách
buy cialis online https://cialiswithdapoxetine.com/
27/10/202103:36:31
Khách
cialis tablets <a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">buy cialis online</a>
27/08/202121:51:01
Khách
buy cialis online <a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis dosage</a>
07/04/202120:04:04
Khách
vardenafil 10 mg https://vegavardenafil.com/ is vardenafil in the va formulary
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,025,019
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến