Hôm nay,  

Nhật Ký Du Ngoạn Alaska

10/10/201800:00:00(Xem: 12882)
Tác giả: Bảo Trân

Bài số 5518-20-31325-vb4101018

 
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2009.  Bài viết mới của cô là một du ký, đăng 2 kỳ.

 
viet ve nuoc My 01
Hình chụp với băng sơn ngàn năm.

viet ve nuoc My 02
 “Xóm  đèn đỏ” ngày xưa  nay thành nhà bảo tàng.


***

 
Tháng 10, chúng tôi đi dự tiệc Halloween, nghe một người bạn trong nhóm than thở là kỳ đi chơi Alaska tháng 8 vừa rồi của ông chán quá, vì Global Warming, địa cầu bị hâm nóng, nên thời tiết thay đổi, những tảng băng to lớn ngày xưa đã tan chảy rất nhiều.  Cũng may là ông đã lấy tour trực thăng bay lên đỉnh núi, chụp hình với đám tuyết vạn niên nên cũng đỡ buồn.   Ông nói, ai muốn đi chơi vùng Alaska thì nhanh chân mà đi, kẻo sau này băng sơn sẽ tan tành, biến mất.

Nghe vậy, hôm sau ông chồng tôi gọi phone cho vợ chồng Hùng Yến, hỏi xem bọn hắn còn muốn đi du ngoạn Alaska không thì nhỏ bạn áo tím của tôi hăng hái nhận lời.

Thế là ông chồng tôi rủ thêm một vài người bạn nữa, nhân Princess Cruise đang  mùa đại hạ giá, vé máy bay được bớt tới $300 một người, thấy cũng hấp dẫn, chúng tôi ghi danh ngay.

Chúng tôi chọn tàu Star Princess, với chương trình du ngoạn 11 ngày - Denali and Cruise - On Your Own – tự mình lo, cho đỡ túi tiền.  Chúng tôi sẽ bắt đầu từ Anchorage, rong chơi 4 ngày trên bộ đi du ngoạn Denali Park, xong xuống tàu xuôi Nam, ghé ngang vịnh Yakutat và Glacier ngắm băng sơn, thăm viếng mấy hải cảng Skagway, Juneau, Ketchikan, rồi cập bến Vancouver. Chuyến hải hành này chắc cũng êm vì tàu sẽ đi mé bên trong vịnh.  

 
6/21

Chuyến bay 159 của hãng Alaska lên Anchorage sẽ khởi hành lúc 9 giờ 50 phút sáng, đáp xuống phi trường Anchorage khoảng 2 giờ 30 chiều.

Nhân viên của Princess Cruise đã chờ sẵn đón hành khách.  Trước khi đi chúng tôi đã được thông báo là phải xếp quần áo vào hai vali riêng biệt để dễ dàng phân loại.  Khi chúng tôi ra tới nơi là họ nhanh chóng cột nhãn hiệu Princess có hai màu khác nhau lên hành lý:  màu Xanh Lá Cây cho Join Me Tonight Luggage đem lên xe bus theo chúng tôi đi Denali, và màu Hồng cho Join Me Onboard Luggage sẽ được chở thẳng vào nhà kho chờ ngày chuyển lên tàu.  

Xe bus chở chúng tôi về khách sạn Captain Cook trước, rồi tiếp tục đưa nhóm khách còn lại tới những khách sạn chung quanh.  Sau khi nghe nhân viên của hãng Princess dặn dò kỹ lưỡng về chương trình ngày mai xong là chúng tôi lên thẳng phòng nghỉ ngơi chờ tới chiều đi ăn tối và dạo phố, vì chương trình của ngày hôm nay là… tự biên tự diễn, chúng tôi cứ tự nhiên thăm viếng Anchorage, tìm hiểu về thành phố này, nên bữa tối tự biên của chúng tôi sẽ là xuống phố đi ăn… phở rồi dạo chơi phố phường.

Thường thì, trước khi đi du lịch tới một thành phố lạ nào tôi cũng chịu khó lên mạng tìm kiếm xem ở thành phố đó có tiệm bán… phở, món ăn tiêu biểu của người mình.  Không phải tôi ghiền ăn phở mà là tôi muốn đi thăm viếng đồng hương, tìm hiểu xem công ăn việc làm của họ như thế nào nơi xứ lạ.

Lần này, ngoài ý định đi thăm tiệm phở tôi còn có ý định đi tìm quán café Side Street, để chiêm ngưỡng bức tượng Phật Thích Ca trắng đã phiêu du từ Ngũ Hành Sơn qua đến Anchorage… “chọn an vị trong một quán café của người Mỹ thay vì ở một vườn cây cảnh hay một ngôi chùa, và trở thành một biểu tượng bình an đối với bất kỳ ai đã từng ghé lại quán café”.  Tôi đã đọc được bài báo viết về tượng Phật này trên mạng từ mấy năm trước, và định bụng là nếu có dịp đi chơi Anchorage tôi sẽ tìm thăm.

Nhưng, sau khi đi dạo một vòng phố xá quanh khách sạn.  Mang tiếng là ở trung tâm của một thành phố có gần 20 giờ đồng hồ mặt trời chiếu sáng mà mấy cái tiệm lớn, tiệm nhỏ đóng cửa hết ráo.  Quán café Side Street cũng thế, chỉ bán hàng tới 3 giờ chiều.

 
6/22

Chúng tôi rời Anchorage đi tới Mt. Mckinley Princess Wilderness Lodge sáng hôm nay.  Chuyến đi chắc cũng phải tới 3 hay 4 tiếng đồng hồ.  Khi đi ngang thành phố Talkeetna, nơi gặp gỡ của ba giòng sông Talkeetna, Chulitna và Susitna, ông tài xế nói:

-  Nếu chiều nay có thì giờ thì du khách cũng nên ghé thành phố này cho biết.  Nó chỉ cách khách sạn khoảng 1 tiếng đồng hồ xe thôi.  Thành phố nhỏ nhưng cũng có đầy đủ hàng quán và khách sạn.

Talkeetna khởi đầu là khu vực của thổ dân Tanaina, và đã trở thành một thị trấn khai thác mỏ vào năm 1896.  Nhưng hiện giờ, Talkeetna là trạm dừng chân của các nhà leo núi để chuẩn bị cho việc thám hiểm Mt. Denali.  Và Talkeetna đã thật sự nổi tiếng từ khi cư dân ở đây bầu 1 chú mèo cụt đuôi làm thị trưởng danh dự.  Du khách ở khắp mọi nơi có dịp đến thành phố này đều hiếu kỳ mong được diện kiến “ông thị trưởng bốn chân”.

Chẳng bao lâu chúng tôi tới khách sạn. Khu vực khách sạn Mt. Mckinley Princess Widerness Lodge này to và đẹp thật, nhưng nó bị cô lập bởi núi rừng.  Đi rảo qua mấy dãy nhà trệt, dẫn vào mấy con đường núi, ngắm cảnh, chụp hình rồi chúng tôi cũng chẳng biết làm gì cho hết ngày vì giờ ăn chiều chưa tới.  Nhớ tới lời giới thiệu của ông tài xế về thành phố Talkeetna nên chúng tôi rủ nhau đón xe bus của khách sạn ra thị trấn dạo chơi.

Xe bus thả chúng tôi xuống trước trạm xe lửa.  Bà tài xế bảo thành phố này chỉ có một con đường chính, nên không lo đi lạc.  Chúng tôi đi một vòng con đường chính (Main Street) của Talkeetna, duyệt qua các quán café, tiệm bán thực phẩm, bánh kẹo, bánh mì, đồ lưu niệm… Nhìn thôi, chứ chẳng mua bán gì.  Đi vào sâu hơn chút nữa, tôi thấy có vài cái khách sạn con con.  Lúc trở ra, chúng tôi định ghé vào một quán bán hải sản trên đường Main ăn thử càng cua, cá hồi tươi Alaska ở đây, để xem nó ngon tới đâu, nhưng thấy đông người xếp hàng quá nên chúng tôi ngần ngại, vì không biết phải chờ bao lâu mới tới phiên mình.

Không muốn lỡ chuyến xe sắp đến nên chúng tôi đi ngược trở lại trạm xe lửa chờ bus đón về.  Chừng về gần tới khách sạn thì tình cờ chúng tôi nghe được mấy người khách trên xe nói chuyện với nhau về cái khách sạn Fairview Inn ở góc đường Main, nơi mà ông tổng thống Harding đã chết vì bị ngộ độc sau khi ăn mấy cái càng cua Alaska.  Ông chồng tôi cười bảo:  

- Cũng may… là mình đã không thử ăn càng cua ở Talkeetna.

 
6/23

Ngày hôm nay, chúng tôi sẽ đi Denali bằng xe lửa của hãng tàu Princess.  Chiếc xe lửa với mái vòm cao bằng kính, dài ngoằng, chắc cũng đến 10 toa, vì tôi nghe nói có thể chuyên chở tới hơn 800 người.  Ngồi trên cao nên chúng tôi nhìn thấy rõ ràng toàn cảnh cây cối, sông nước dưới chân mình.  Toa xe rộng rãi, có hai tầng, tầng trên chỉ có chỗ ngồi, cuối toa là quầy bán rượu, beer, nước ngọt cho khách, tầng dưới là nhà hàng, phục vụ ăn uống.  Vì tầng dưới có bàn ăn, chỗ ngồi hạn chế hơn tầng trên, nên hành khách sẽ thay phiên nhau xuống nhà hàng dùng bữa trưa.

Toa xe của chúng tôi có 2 bà hướng dẫn viên rất hoạt bát, tên Kate và Rebecca. Theo lời của bà Kate, tuyến đường xe lửa của chúng tôi sẽ rất là thích thú, vì được nhìn ngắm bao nhiêu phong cảnh hữu tình.

Một trong những cái thích thú nhưng không kém hồi hộp là khi chúng tôi đi ngang qua cầu Hurrican, một cây cầu dài 914 feet, được xây dựng vào năm 1921, nằm chênh vênh trên vực thẳm.  Lúc tới đoạn cầu này, xe lửa đã đi thật chậm, và hình như có dừng lại ít lâu, để cho hành khách được một cơ hội đặc biệt ngắm nhìn phong cảnh chung quanh.  Nhưng khi nhìn qua cửa kính tôi không thấy cây cầu đâu, chỉ thấy vực sâu thăm thẳm dưới chân, nên chỉ thầm mong cho tàu mau mau đi qua bên kia bờ vực.  

Nơi chúng tôi tạm trú hai ngày trước khi xuống tàu ra khơi là Denali Princess Wilderness Lodge.  Khác với Mt. Mckinley Princess Wilderness Lodge bị biệt lập nơi hoang dã, Denali Princess Wilderness Lodge nằm ngay trong McKinley Village, một vùng thị tứ với nhiều quán ăn, khách sạn, quán hàng to lớn.  Khác với Mt. Mckinley Lodge, toàn là những căn nhà gỗ xây riêng biệt trong từng khu vực, thì Denali Lodge có những căn phòng ngủ nằm sát cạnh nhau như những dãy chung cư.

Chúng tôi lại tự biên tự diễn buổi chiều hôm nay, tour “On Your Own” mà, hãng Princess không phụ trách phần ăn uống trong mấy ngày trên đất liền.  Điều cần thiết nhất của chiều hôm nay là chúng tôi phải tìm đường đến Denali Park trước giờ đóng cửa để điều chỉnh giờ giấc cho chuyến du ngoạn Denali Park ngày mai.  Hôm trước, vì ghi danh, đóng tiền khác ngày nhau nên người bạn trong nhóm đã ghi khác giờ khởi hành.  Cũng may là phần đông những khách sạn ở đây cung cấp dịch vụ chuyên chở miễn phí cho khách hàng, nên chúng tôi có ngay xe bus của Denali Lodge đưa đi đến công viên.  Khi chúng tôi đến nơi, Park chưa đóng cửa, nhưng những người khách cuối ngày của Denali Park đang xếp hàng chờ chuyến xe về.  Chúng tôi nhanh chóng vào điều chỉnh giờ giấc, lấy vé.  Nhờ ông chồng tôi mới mua được cái Senior Pass, vào cửa các Công Viên Quốc Gia miễn phí, nên 4 người chúng tôi được hoàn lại mỗi người $10.

Xe bus thả chúng tôi về trước cửa Denali Lodge.  Không muốn ăn ở khách sạn, nên chúng tôi băng ngang đường đi “thám hiểm” McKinley Village.  Tuy có “thị tứ” hơn Talkeetna một chút nhưng mấy tiệm bán đồ lưu niệm cũng không có gì hấp dẫn, nên chúng tôi đồng lòng là đi tới bến cảng hẵng mua.  Chỉ xem qua loa được vài ba tiệm vậy mà cũng vừa tới giờ ăn, chúng tôi ghé vào một tiệm ăn coi như là lớn nhất trên con đường này để ăn tối.  Tuy nhiên, nhìn qua cái giá “không dễ thương” của món càng cua Alaska chúng tôi đành chuyển sang những món khác.

 
6/24

Chúng tôi phải dậy từ 5 giờ sáng để sửa soạn đón xe đi vào Denali Park vì chuyến Wonder Lake Shuttle sẽ khởi hành vào lúc 6 giờ 45 phút.  Đây là cái tour duy nhất của chúng tôi ở Denali Park để ngắm núi rừng và đỉnh Denali. Hôm nay chúng tôi sẽ đi du ngoạn nguyên ngày.  Con đường đi chơi dài hơn 90 dặm, và không có quán ven đường, nên chúng tôi phải lo đem theo thức ăn, thức uống.

Sớm vậy mà cũng đã có nhiều người xếp hàng chờ trước cửa Wilderness Access Center.  Bà tài xế xe bus kiêm hướng dẫn viên rất dễ thương, vừa lái xe, vừa giảng giải cho chúng tôi nghe về khung cảnh Công Viên Denali và những loài thú đang sinh sống ở đây.  Bà nói năm nay là một năm rất đặc biệt, vì Dịch Vụ Công Viên Quốc Gia (National Park Service) đã tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm thành lập.  Và tháng 12 năm tới, Công Viên Quốc Gia và Bảo Tồn Denali cũng sẽ có một ngày hội tưng bừng để ăn mừng ngày lễ trăm năm.  

Theo lời bà thì đỉnh núi Denali, trước đây được gọi là Mt. McKinley, là đỉnh núi cao nhất ở Bắc Mỹ.  Nó cao hơn 20 ngàn feet và là trung tâm của Công Viên Quốc Gia Denali, một khu vực rộng đến 6 triệu mẫu Anh, lớn hơn cả tiểu bang New Hampshire.  Công Viên Quốc Gia Denali được thành lập vào năm 1917, là một nơi chốn tuyệt vời để du khách chiêm ngưỡng phong cảnh, và quan sát động vật hoang dã.  Công Viên Quốc Gia Denali có 39 loài động vật có vú và 169 loài chim, nhưng khó có thể tìm thấy chúng, nhất là có một số loài động vật ít hoạt động vào ban ngày, thành ra, thời điểm tốt nhất đi ngắm thú là những giờ mát mẻ như buổi tối và tảng sáng hôm nay.  Tuần lộc, thỏ, sóc, chạy nhẩy lung tung, nên không khó tìm, chứ những loài gấu đen, gấu xám, gấu nâu, sói, nai sừng tấm, cừu Dall, marmot, chồn, marten… thì “hên” lắm mới nhìn thấy chúng.

Bà nói nếu du khách muốn tự đi thám hiểm Công Viên Denali, cũng có thể xuống xe, đi bộ vào những cánh đồng đầy hoa cỏ, sẽ có nhiều cơ hội gặp gỡ, kề cận những con thú lạ của Denali hơn, miễn là nắm vững thời khoá biểu của những chuyến xe chuyên chở, biết giờ nào chuyến xe chót rời khỏi công viên. Khi nào mệt mỏi rồi thì đi trở lại đường cái, chỉ việc vẫy một chiếc xe bus có mang cùng bảng hiệu, trình vé, xe sẽ đưa trở ra.  Nhưng, nếu muốn tìm hiểu Công Viên Denali một cách hoàn mãn hơn thì phải cần có nhiều thời gian, du khách có thể cắm trại tại một trong những khu vực cắm trại được chỉ định, rồi mỗi ngày đi từ từ vào rừng để ngắm nhìn cỏ cây, hoa lá và kiếm tìm muông thú.

Bà cũng căn dặn là nếu có đi lang thang, và nhìn thấy mấy con gấu thì đừng làm chúng… hoảng hốt. Hãy cảnh báo chúng về sự hiện diện của mình bằng cách tạo ra tiếng nói ồn ào, hay ồ ồ… hát cho chúng nghe!?  Thường thì khi thấy có bóng dáng người, và biết không bị đe doạ con gấu sẽ lảng tránh ra xa.  Đừng bao giờ mon men đến gần mấy con gấu con khi có mặt mẹ chúng ở đâu đó, đừng đến quá gần để chụp hình gấu, vì khoảng cách an toàn để… ngắm nhìn gấu là cách xa hơn 300 feet.  Nếu lỡ con gấu nào nhìn thấy mình và có ý muốn tiến tới thì hẵng đứng yên, đừng chạy, vì gấu có thể chạy nhanh hơn 50 cây số 1 giờ, mình sẽ không thể vượt qua chúng. Hãy cố gắng tránh hướng nhìn của chúng và lẳng lặng tìm cách tháo lui.  Còn không thể tránh được thì hãy ôm đầu, co chân, cuộn mình như trái banh… giả chết, nhưng nếu không qua được mắt chúng và bị chúng tấn công thì phải chống trả thật mãnh liệt mới mong được sống còn.  Nếu có được thuốc xịt gấu bên mình thì đây là lúc hữu hiệu nhất để xử dụng hy vọng đuổi được chúng đi.

Được cảnh báo từ sáng, những mãi đến giữa trưa, chúng tôi mới nhìn thấy một con gấu màu vàng nâu, nằm ngủ trên sườn đồi thật cao, thật xa.  Gần cuối con đường là Wonder Lake.  Bà tài xế xe bus thả chúng tôi ở đầu đường, bảo cứ theo con đường đất mà đi xuống, cuối dốc là nơi nghỉ giải lao, xả nước.  Bà sẽ ngừng ở bãi đất trống trên đầu dốc đón chúng tôi.

Trước khi đi chơi tôi đã nghiên cứu về cái hồ kỳ diệu (Wonder Lake) này.  Wonder Lake nằm trong một khu vực ẩm ướt của công viên, và muỗi rất là khốc liệt.  Khốc liệt đến nỗi mà có người đã đưa lên mạng “khoe” hình một cái lọ thuỷ tinh to, đóng kín nắp, bên trong đựng đầy những con muỗi mà người này đã “vợt” được ở ven hồ.  Vậy mà không hiểu sao Wonder Lake lại được vinh danh là hồ nước tuyệt đẹp của Denali, và còn được ca tụng là một nơi lý tưởng để cắm trại vì cảnh đẹp hữu tình như trong tranh vẽ?  Để chuẩn bị cho cuộc thăm viếng Wonder Lake, chúng tôi đã phải mua sẵn những cái nón có lưới trùm từ trên đầu xuống cổ như nón của mấy người đi lấy mật ong đem theo.

Chúng tôi đội nón, theo lối mòn dẫn ra bờ hồ.  Nhưng chưa đi được 10 bước tôi đã phải dội lại vì những tiếng kêu vo ve ở chung quanh.  Muỗi, muỗi, muỗi… cả đàn muỗi vỡ tổ bay đến tấn công chúng tôi.  Thế là chúng tôi nhanh chân giã từ Wonder Lake, nhưng cũng cố gắng chụp vội vài tấm hình… đội nón lưới bên hồ làm kỷ niệm.

Mưa nặng hột hơn trên con đường về.  Lúc này thì tôi chỉ mong sao nhanh chóng ra đến cửa Park để đón xe về khách sạn.  Về đến nơi, tắm rửa, dọn quần áo vào vali để sửa soạn lên đường ngày mai xong xuôi là chúng tôi rủ nhau đi xuống nhà ăn tối.  Đêm nay, chúng tôi sẽ ăn ở nhà hàng King Salmon của Denali Lodge, để xem có ngon hơn thức ăn của nhà hàng Alaskan Grill ở Mt Mckinley Lodge không.

Vừa ngồi xuống ghế của nhà hàng, bỗng dưng chúng tôi nghe có tiếng còi báo động hụ một tràng dài.  Mọi người không ai bảo ai túa ra ngoài sân, đi về phòng mình.  Tôi cũng theo bước chân người trở lại phòng mình thì thấy hai nhân viên khách sạn đang đi gõ cửa từng phòng kiểm soát xem có người ở bên trong không.  Và cứ thế, họ đi hết dãy lầu tôi đang trú ngụ.  Khi họ xuống đến chân cầu thang, tôi hỏi thăm thì mới biết là có một chú nai sừng tấm (Moose) nào đó chạy lăng quăng đụng đổ cột điện, làm cả khu vực bị mất điện.  Ban giám đốc khách sạn đang tìm cách để giải quyết vấn đề.

Chúng tôi quay trở lại bàn ăn.  Lúc này, các đầu bếp của nhà hàng đang nhóm lửa mấy cái lò BBQ bằng gas để sửa soạn nướng Hamburger, Hot Dog, Salmon filet… những món dễ làm.

 
6/25

Hôm nay, từ Denali chúng tôi sẽ đi xe bus đến Whittier để lên tàu bắt đầu chuyến hải hành.

Xe chạy được một quãng ngắn thì đi qua thị trấn Cantwell.  Ngang một toà nhà trệt bằng gỗ, dài và nhỏ, ông tài xế chỉ cho chúng tôi xem, bảo toà nhà đó là nơi hội họp của cư dân thị trấn ngày xưa.  Vào thời gian đó, Cantwell chỉ có khoảng hơn 80 cư dân.  Buổi tối, sau bữa cơm, không có chuyện gì làm, họ tụ tập lại đây để đánh bài, tán gẫu với nhau.  Chuyện hi hữu đáng kể là chuyện của một anh chàng lang bạt kỳ hồ đã dừng chân nhận Cantwell làm quê hương mới.  Không biết với tài cán gì anh đã làm cho cư dân luyến mến đến độ bầu lên làm thị trưởng.

Để ăn mừng, ông thị trưởng đã hân hoan lên phố mua ngay một cái Tivi đời mới về để cho cư dân giải trí.  Bất ngờ, một ngày kia trong buổi giải trí truyền hình, cư dân Cantwell đã nhìn thấy hình đương kim thị trưởng của mình trong chương trình… “Most Wanted Person In America”, người mà chính phủ liên bang đang truy nã.

Chuyện hồi sau ra sao thì ông tài xế không nói tới.

Ông tài xế cho xe ngừng ở trước cửa khách sạn Captain Cook, nhìn qua góc đường đối diện, nói với chúng tôi:

-  Quí vị thật là hên, ngày hôm nay chỗ này có chợ phiên, quí vị có thể tìm thấy những món ăn của nhiều sắc dân khác nhau ở chợ phiên này mà không cần đi đến nhiều nhà hàng quanh phố.

Thế là chúng tôi túa xuống chợ phiên.  Đây là một loại chợ trời của mọi thành phố trên nước Mỹ, có bán đủ thứ mặt hàng mà đa số là hàng ăn.  Tôi cũng bắt chước bạn đồng hành mua một miếng bánh kẹp thịt của người Nga ngay góc vào cửa ăn thử, rồi đi lang thang tìm cá hồi hun khói, thổ sản của Alaska.  Tôi tìm được 1 gian hàng bán cá hồi, mà người bán bảo là đặc sản chỉ có ở cửa hàng ông ta vì là thương vụ của gia đình, nhưng gía bán ở cửa hàng ông không “gia đình” chút nào.  Còn đang đứng ngắm nghía mấy cái bánh cá Taiyaki thì tôi nhận được tin nhắn của người bạn đi chung, bảo đã thấy 1 tiệm phở trong chợ phiên.  Thế là hai vợ chồng tôi nhanh chân tìm đến.

Tiệm Phở Gia Đình nằm trong 1 góc chợ, có cô bán hàng người Việt Nam, nhưng anh chàng sắp bánh phở, thịt thà, rau, hành lại là người Mỹ.  Tôi hỏi cô có phải là người của một tiệm phở nào đó ở Anchorage không thì cô lắc đầu bảo:

-  Tụi cháu chỉ làm cho vui mỗi buổi chợ phiên thôi.  Vì là phở Gia Đình, nên lối nấu cũng rất… gia đình.  Còn cô muốn đi tới mấy tiệm phở chuyên nghiệp thì cô phải đi xuống phố dưới.

Tôi còn đang no ngang với cái món bánh kẹp thịt của Nga, nhưng cũng muốn thử phở gia đình cho biết, nên mua 1 tô phở đặc biệt có đủ chín, tái, bò viên… cho hai vợ chồng.  Món phở không có gì đặc sắc, nhưng ăn cũng được.  Trước khi rời đi, tôi xin phép cô bán hàng chụp tấm hình bảng hiệu Phở Gia Đình làm kỷ niệm.

 
Chỉ còn hơn nửa tiếng nữa là chúng tôi sẽ đến bến cảng Whittier.  Lúc này ông tài xế mới giới thiệu về cái thành phố nho này.

Whittier là một thị trấn nhỏ nằm về phía tây của Prince William Sound, và cách Anchorage chỉ khoảng 58 dặm.  Whittier có khoảng 200 cư dân, và hãnh diện với danh hiệu “thị trấn dưới một mái nhà” vì hầu hết những người dân trong thị trấn chọn chung sống với nhau trong một toà nhà 14 tầng được gọi là Begich Towers.  Bên trong toà nhà, có đầy đủ những dịch vụ cần thiết như trạm cảnh sát, văn phòng hành chánh thị xã, trạm y tế, nhà hàng, chợ, quán tạp hoá, bưu điện, tiệm giặt, nhà thờ v.v…

Ông tài xế nói tiếp về con đường hầm Anton Anderson Memorial, hay còn được biết đến với cái tên Whittier Tunnel.  Đây là đường hầm xe lửa và xa lộ dài nhất của vùng Bắc Mỹ:  2.5 dặm, xuyên qua rặng núi Maynard của Alaska. được xây dựng năm 1941 khi quân đội Hoa Kỳ làm tuyến đường xe lửa từ Whittier đến Portage.

Đường hầm được hoàn thành vào năm 1943 và trở thành mạch lộ chính của Alaska trong thời chiến.  Năm 1998, con đường hầm xe lửa này đã được mở rộng để cho xe cộ lưu thông.  Tuy nhiên, vì là đường giao thông 1 chiều nên xe cộ qua lại chỉ được phép di chuyển tại một thời điểm nhất định.

Đúng 4:30 chiều thì dòng xe cộ từ Anchorage chạy sang Whittier sẽ được phép di chuyển, nếu tới trễ thì phải đợi đến 1 tiếng đồng hồ.

Xe bus tới sớm. Sau khi xong xuôi mọi thủ tục, tôi cầm giấy tờ lên tàu đi dò tìm phòng mình. Tôi ở phòng B403, tầng dưới thấp chắc có thể hơi bị nhồi một chút. Chờ cho người bồi phòng của Princess Cruise đem hành lý đến rồi là chúng tôi đi lang thang ra sau đuôi tàu để nhìn tàu rời bến.  Tôi không quên xách theo cái bản tin (Princess Patter) đã được để sẵn trong phòng xem họ hướng dẫn những chuyện phải làm.

Cái thông báo cần thiết nhất nằm chễm chệ giữa cột trái của trang ba, nói về buổi họp, học cách phản ứng khi xảy ra chuyện nguy cấp, tàu… chìm.  Theo thông báo này thì đúng 8 giờ tối, sau khi tàu ra cửa biển rồi là sẽ có còi hụ, kêu gọi tất cả mọi người về phòng lấy áo phao, rồi ra tụ tập trước boong tàu đã được chỉ định.  Nhân viên của tàu Princess sẽ hướng dẫn cách mặc áo phao như thế nào cho đúng, cùng những nguyên tắc cần biết khi di chuyển xuống tàu cấp cứu.

 
6/26

Theo dự định thì tàu Star Princess sẽ vào trong Yakutat Bay khoảng 3 giờ chiều hôm nay để du khách ngắm cảnh Hubbard Glacier.  

Wikipedia đã diễn tả Hubbard Glacier là… một khối băng hà to lớn, (76 miles chiều dài và 1.200 feet chiều sâu), là một kỳ quan thiên nhiên với một màu xanh biếc, nổi bật.  Hubbard Glacier còn có biệt danh là "Sông băng Phi Mã" (Galloping Glacier) vì nó đã nhanh chóng tiến vào vịnh Alaska qua lối vịnh Disenchantment.  Rất khó có thể đến chiêm ngưỡng cái khối băng sơn này vào mùa lạnh, lúc nhiệt độ xuống quá thấp, vì sẽ gây nguy hiểm cho những con tàu di chuyển đến gần nó khi mặt nước vẫn còn đông đá…

Alaska mùa này không lạnh mấy, nhưng tàu lớn không được phép đến gần Hubbard Glacier mà chỉ có thể đi vòng vòng trong vịnh cho du khách đứng trên boong tàu ngắm cảnh băng tuyết và ngắm mấy cục đá nhỏ đang lặng lờ trôi trên mặt nước phía xa xa.

Đêm nay là Captain Night, đêm thuyền trưởng, sẽ được tổ chức ở đại sảnh Piazza để thuyền trưởng đón chào quan khách.  Piazza là một đại sảnh nằm ở trung tâm tàu, được kiến trúc theo kiểu Ý. Piazza có một khoảng không gian trống lớn mà đứng từ ban công của ba tầng lầu 5, 6, và 7, hay trên những chiếc cầu thang cong vòng thật to, tuyệt đẹp, quan khách vẫn có thể nhìn thấy rõ ràng mọi sự việc diễn ra ở phía dưới.

Vừa  ra khỏi cửa thang máy, sửa soạn bước xuống đại sảnh Piazza tôi đã thấy một cái phông cảnh Yakutat Bay to tướng, ở ngay khoảng hành lang trống trước khi vào nhà ăn Capri.  Đằng trước phông có dựng 1 cái lan can tàu bằng sắt.  Trên góc phông bên phải có in hình một tảng băng sơn sững sững giữa đại dương.  Thì ra, cái hình ảnh… chỉ có trong phim trường là đây, cứ tưởng tượng như là đang đứng ngoài boong tàu… “vói tay đụng băng sơn”!  

Ban đầu tôi tưởng đó là cái phông mà Princess Cruise đã dành cho du khách tự chụp hình, nên nhân lúc không có ai tôi cũng đứng tựa thành lan can trước phông, để ông chồng chụp cho mấy tấm hình với trời mây non nước.  Nhưng vừa chụp hình xong, bước ra, tôi thấy có một anh phó nhòm chạy tới, rồi hai ông bà mặc tuxedo, áo dạ hội lóng lánh bước theo sau.  Hỏi thăm,  mới biết đây là chỗ du thuyền dàn dựng để chụp hình cho khách, có tính tiền.  Mỗi xuất hình chỉ có… một trăm thôi!

Khoảng 7 giờ tối, ông thuyền trưởng Stefano Ravera đẹp trai của tàu Princess Star xuất hiện.  Theo tiểu sử của ông đăng trên tờ Princess Patter thì ông Ravera này được sinh ra từ một ngôi làng nhỏ của Vezzano Ligure, gần thành phố biển La Spezia của Ý.  Ông đã giữ nhiều cấp bậc và nhiệm vụ khác nhau với hải quân Ý, và từng là sĩ quan liên lạc trên tàu Frigate Scirocco trong cuộc chiến giữa Iran và Iran vào năm 1987.  Ông đảm nhận trách nhiệm thuyền trưởng của tàu chở hành khách đầu tiên vào tháng 3 năm 2004, trên du thuyền Dawn Princess.  

Đúng như chương trình thì khoảng 7 giờ rưỡi ông thuyền trưởng và ê kíp chào mừng quan khách.  Sau đó đêm náo nhiệt bắt đầu, tiếng nhạc dồn dập hơn, du khách hăng say túa ra giữa sảnh, nhẩy bắt những cái bong bóng đủ màu sắc đang được thả xuống từ màng lưới to tướng treo lơ lửng nãy giờ từ tầng lầu thứ 7.  

 
6/27

Chín giờ hơn tàu mới vào tới Glacier Bay.  Có người bảo Glacier Bay đẹp hơn Hubbard Glacier vì nó có nhiều dãy băng hà nối tiếp nhau.  Chắc đó cũng là lý do để UNESCO công nhận Glacier Bay là một di sản thế giới.

Muốn vào tới Glacier Bay các tàu du lịch phải trả lệ phí để nhân viên kiểm lâm lên tàu, hộ tống vào trong vịnh chứ không thể tự động đi một mình,.

Vì tàu lớn không thể lại gần băng sơn như những tàu du lịch nhỏ, nên ai có ống nhòm xa là tốt nhất.

Chúng tôi đứng chờ thật lâu, không có chuyện gì xảy ra, nhưng khi tàu vừa quay mũi qua phía trái thì chúng tôi nghe được những tiếng nổ ầm vang của những tảng băng khổng lồ rơi xuống biển, rồi nhanh chóng biến mất, chỉ để lại những vòng tròn đá lụn vụn trên mặt nước.  Không chụp hình được băng hà sụp lở, mấy người ôm máy ảnh trên tàu quay sang chụp hình mấy con cá heo đang trồi lặn ở phiá xa xa.  

 
6/28

Khoảng 6 giờ sáng, tàu ngừng ở hải cảng Skagway, điểm dừng chân đầu tiên của chuyến hải hành.  Du khách có hơn 12 tiếng đồng hồ để “thám thính” Skagway.  Hèn gì trang mạng Du Lịch Alaska đã giới thiệu vô số chuyến du ngoạn thật là hấp dẫn.  

Chúng tôi chọn tour Glacier Point Wilderness Safari để đi đến tận Davidson Glacier rờ rẫm băng sơn ngàn năm.  Muốn đi vào tận chỗ có băng sơn, phải di chuyển trên những huyền máy nhỏ, băng ngang qua Lynn Canal, một khúc biển hẹp và sâu nhất Bắc Mỹ, vùng biển nổi tiếng có những phong cảnh tuyệt vời với hoa dại mọc trên những vách đá dốc đứng, và nhiều thác nước nho nhỏ chảy róc rách xuống từ những ngọn núi cao.

Chúng tôi chọn chuyến đi vào lúc 1:30 chiều. Nhân viên của hãng tour phát cho chúng tôi giầy bốt cao su lội nước và áo phao.  Họ cho biết là chúng tôi sẽ còn phải đi qua một đoạn đường rừng ngắn để đến chỗ đậu cano, giầy cao su sẽ giúp chúng tôi đi bộ dễ dàng trong bùn đất và không sợ bị côn trùng tấn công, còn áo phao màu cam thì sẽ giúp chúng nổi lềnh bềnh trên mặt nước cho dễ nhìn thấy, lỡ khi chúng tôi bị sóng nhồi “bay” ra khỏi cano.  Nhưng mọi chuyện chỉ là phòng hờ thôi, vì vùng biển trước chân băng sơn Davidson này rất êm và không sâu lắm!

Đoàn tour Glacier Point Wilderness Safari ngày hôm nay có tổng cộng 30 người.  Cứ sáu người là được lên một chiếc cano, có một anh “captain” chỉ huy.  Trước khi cho thuyền xuôi giòng anh captain đã tập cho chúng tôi cách xử dụng mái chèo.  Vùng biển êm lặng, chắc chèo cũng không khó.  Nói là học cách xử dụng cho vui, chứ đâu nhất thiết chúng tôi phải chèo, vì tôi thấy đằng sau cano có một cái máy chèo hỗ trợ.  Năm chiếc cano nhịp nhàng theo nhau trôi trên giòng nước, không bao lâu đã đến bờ.

Tuy nói là dưới chân băng sơn nhưng từ bãi biển chúng tôi cũng phải đi bộ vào một khoảng khá xa.  Mấy người hướng dẫn viên bảo trước đó thì mỏm băng này nằm rất gần bãi biển, nhưng vì Global Warming, băng đá đã tan chảy nhiều lắm rồi, nên bây giờ đã trụt tuốt vào trong.  Thảo nào mà lúc mới xuống cano chúng tôi đã nhìn thấy hai con lạch lớn, nước đang êm đềm chảy xuôi ra biển, đây chính là những giòng nước từ băng sơn tan chảy.

Chúng tôi không được đến gần băng sơn vì mấy người dẫn tour sợ bất thình lình băng sụp thì rất là nguy hiểm.  Mấy cái núi tuyết vạn niên, nhìn xa thì xanh ngời, tuyệt đẹp, nhưng khi tới gần rồi thì mới thấy đất bụi đóng đen đủi dơ quá chừng chừng.

Trở về base camp, trả áo, giầy xong là chúng tôi lên xe bus trở về bãi biển Glacier Point, rồi lên tàu cao tốc trở về bến cảng.  Chuyến về có vẻ thong thả hơn và còn thì giờ nên ông captain chạy chầm chậm cho chúng tôi ngắm cảnh thác nước, chụp hình hoa dại, và quay phim mấy con hải cẩu đang tắm táp, đùa giỡn với nhau trên mấy mỏm đá.  Lần này, chúng tôi gặp hên, nên quay được rõ ràng mấy con cá heo bơi lượn theo đằng sau tàu.

 
6/29  

Tàu sẽ vào cảng Juneau khoảng 7 giờ sáng hôm nay, nhưng lại rời bến khoảng 3 giờ rưỡi chiều, nên chúng tôi không có nhiều thì giờ để thăm viếng Juneau, thành phố đã trở thành thủ phủ của Alaska năm 1959, khi Alaska trở thành tiểu bang thứ 49 của Hoa Kỳ.

Tờ Princess Patter đã giới thiệu vài giòng về thủ phủ đặc biệt này. Cái đặc biệt của Juneau là không có đường bộ nào nối liền thành phố này với Alaska.  Tuy nằm trên đất liền nhưng Juneau bị cô lập vì địa hình gồ ghề của nó.  Tất cả hàng hoá chuyên chở ra, vào Juneau phải sử dụng phương tiện đường hàng không và đường thuỷ.

Ở cảng Juneau, chúng tôi chọn tour M & M đi chơi một vòng thành phố, thăm trại nuôi cá hồi Macaulay và đi ngắm cảnh Mendenhall Glacier.  Bà tài xế xe bus của tour du lịch M & M đón chúng tôi trước bến tàu đúng giờ đúng giấc.  Bà cho xe chạy vòng qua những con đường thành phố, giới thiệu với chúng tôi về toà nhà Quốc Hội, dinh thự của Thống Đốc, Red Dog Saloon nổi tiếng.  Rồi từ khu vực trung tâm thành phố bà đưa chúng tôi đến trại nuôi cá hồi để khám phá vòng đời của các loài cá hồi Thái Bình Dương, chứng kiến sự phát triển của chúng từ những cái trứng đỏ hỏn, thành những con cá bé xíu, rồi lớn lên bơi ra biển, tiếp tục với cuộc sống giữa đại dương cho đến khi trở về nguồn, đẻ trứng, và chết.

Rời trại nuôi cá hồi chúng tôi đi tiếp về phía sông băng Mendenhall.  Bà tài xế thả chúng tôi xuống trước cổng, đưa cho chúng tôi mấy cái vé vào cửa rồi hẹn giờ đến đón.

Khi vào đến bên trong khu vực, nhìn bản đồ chỉ dẫn mỗi đường mỗi hướng, chúng tôi chả biết phải bắt đầu với cái trail nào.  Photo Point Trail và Steep Creek Trail là những con đường mòn dễ dàng và ngắn nhất. Photo Point Trail dẫn tới một rừng hoa dại, Steep Creek Trail có những lối đi lát ván cao nên dễ dàng tìm xem cá hồi và gấu, Moraine Ecology Trail dẫn tới khu vườn sinh thái, Trail of Time có những mỏm đá rêu và cây dương xỉ, East Glacier Loop dài hơn và đi dọc theo đường viền của sông băng nên du khách có thể ngắm nhìn quang cảnh sông băng một cách bao quát hơn.  Nhưng sau cùng thì chúng tôi chọn Nugget Fall Trail để đến nhìn xem thác nước và hồ Mendenhall.

Cái thác nước Nugget thật là vĩ đại, thật cao, đổ dồn dập xuống trước bãi cát trước hồ Mendenhall tung nước trắng xoá.  Tuy nói là ở trước mặt hồ Mendenhall nhưng không thể đến gần chụp hình, nên chúng tôi chỉ có thể đứng trên bãi cát, mấp mé mặt hồ chụp xéo qua.

Một cái tour hấp dẫn khác của Mendenhall Glacier là Tour Đi Bộ Trên Sông Băng Mendenhall.  Nhưng cái tour dài 8 tiếng đồng hồ này chỉ dành cho những người có nhiều thì giờ, có đầy đủ sức khoẻ, và mê mạo hiểm.  Tuyến đường trail này dài nhất, nguy hiểm nhất vì người muốn đi tìm cảm giác mạnh phải vượt qua những con đường mòn lởm chởm đá, những tảng băng trơn trượt, những giòng suối xanh thẳm, hồ nước, và những hang đá sâu trước khi họ đặt chân được lên mặt sông băng Mendenhall.

Đi chơi về còn sớm, chưa muốn lên tàu nên chúng tôi nói bà tài xế thả chúng tôi xuống đầu phố, viếng thăm cái tiệm bán hải sản Taku nổi tiếng của Juneau, nơi mà họ đã quảng cáo là không có hải sản ở nơi nào có thể sánh nổi. Cá hồi ở tiệm này nhìn rất hấp dẫn và có nhiều loại để chọn lựa.  Nào là Sockeye, Red King, White King, Coho… toàn những cái tên lạ.  Từ nào tới giờ, tôi chỉ biết có 1 loại cá hồi nuôi trong trại cá, mua ở Costco!

Khi chúng tôi đến nơi, người bán đang giải thích cho một nhóm khách hàng nghe về sự khác biệt của mấy loại cá.  Tuy không nghe được từ đầu, nhưng tôi cũng bắt kịp được một đoạn nói về cá King Salmon và Sockeye.  Theo lời ông thì King Salmon thịt không rắn chắc bằng Sockeye Salmon nhưng được cái mềm hơn, béo hơn.  Đặc sản của Alaska bán tại nơi sản xuất mà tới những gần $30 một pound, chưa kể tiền cước phí.  Nhìn bảng giá, chúng tôi lẳng lặng dời chân, ra ngoài nói nhỏ với nhau, thôi về chờ chợ Stater Brothers có big sale, hay tới Costco mua ăn cho… đỡ tốn.

 
6/30

Mười giờ sáng, tàu cập bến cảng Ketchikan. Theo lời diễn tả trên mạng thì “Dựa lưng vào những sườn cây rậm rạp của dãy núi Deer Mountain, phía trước nhìn ra dòng kênh Tongass Narrows, thành phố Ketchikan của hòn đảo Revllagigedo đẹp như tranh vẽ”.   Đã qua mấy tour du ngoạn ở hai thành phố trước rồi, nên chúng tôi quyết định đi bộ chơi vòng vòng ở Ketchikan, xem cái thành phố như tranh vẽ này nó đẹp đến cỡ nào.

Từ bến tàu đi ra, chúng tôi thay phiên nhau đứng chụp hình với tấm bảng “Welcome to Alaska 1st City - Ketchikan” (Chào mừng đã đến thành phố đầu tiên của Alaska - Ketchikan), rồi quẹo trái sang những gian hàng dọc theo bến tàu bán quần áo lưu niệm.  Tôi và Yến mua mấy cái khăn choàng mỏng in hình con gấu và non nước Ketchikan, vài cái áo dạ, nón len có thêu chữ Alaska về làm quà.  Tiện chân, chúng tôi đi dọc theo bến tàu, ra đến tận cuối con đường, nơi không còn bóng dáng của mấy cái tàu du lịch nữa, nhìn ngược lại mấy con đường dốc nhỏ quanh co dẫn lên núi, có thấp thoáng những căn nhà gỗ nho nhỏ đủ màu sắc, tôi thấy thành phố Ketchikan này cũng rất dễ thương, nhưng nếu muốn nhìn thấy một Ketchikan đẹp như tranh vẽ thì chắc phải lên đỉnh Deer Mountain nhìn xuống.

Ketchikan được xem là thủ đô cá hồi của thế giới nhưng tôi không thấy có tiệm cá nào tầm cỡ như Taku ở Juneau.  Qua quán hàng nào cũng thấy quảng cáo “Cá hồi hun khói ngon nhất.” Ăên thử, thấy miếng cá ở tiệm nào cũng “the best” như nhau, nhưng không hiểu sao vẫn không ngon bằng miếng cá tôi thử ở Juneau.

Bỏ xa mấy quán hàng, chúng tôi đi xuyên qua cái vườn hoa nho nhỏ đến một góc phố, chụp hình với mấy cái cột gỗ điêu khắc hình người, hình thú (Totem).  Đi thêm một đoạn đường ngắn nữa thì tới bến tàu buồm, và tôi nhìn thấy Creek Street,  một con đường nhỏ, lối đi bộ được lát gỗ, được xây dựng trên lạch Ketchikan, có những căn nhà gỗ nhỏ như nhà của búp bê, với đủ thứ màu sơn xanh, đỏ, tím, vàng, cam… thật dễ thương.  

Theo lời giới thiệu thì Creek Street được nhiều du khách thăm viếng vì con đường này đã một thời nổi tiếng với cái lịch sử “khu nhà lồng đèn đỏ”, và là một nơi trao đổi hàng hoá lậu của Ketchikan.

Thời đó, Creek Street đã có khoảng 30 căn nhà thổ, mà nổi tiếng nhất là căn nhà mang số 24 của Thelma Dolly Coperland hay Dolly Arthur, một nàng Kiều đắt giá.

Giờ đây, Creek Street đã thay đổi hình dạngù.  Những căn nhà với đủ sắc màu vẫn đó, nhưng bây giờ đã trở thành các cửa hàng, và các phòng trưng bày tranh ảnh nghệ thuật, văn hoá địa phương.

Căn nhà màu xanh lá cây non của Dolly bây giờ là một bảo tàng viện, được hàng ngàn khách du lịch viếng thăm mỗi mùa hè.  Cũng theo lời của ông Gù trên mạng thì “chỉ với một lệ phí nhỏ, du khách có thể tìm thấy hình ảnh của Dolly trang trí trên tường, phát hiện “tủ quần áo bí mật” trong phòng ngủ của Dolly, nơi cô đã cất giấu hàng lậu, thậm chí, du khách cũng nhìn thấy tấm rèm cửa của Dolly, may bằng những cái… bao cao su”.

Tôi không có hứng thú để đi thăm viếng căn nhà thổ khét tiếng này, nên chỉ đứng bên này cầu chụp hình qua lấy toàn cảnh căn nhà “lịch sử”. Nhỏ Yến bạn tôi, thì không biết gì về chuyện con đường mang tên “Khe Suối” hết, nhưng thấy khung cảnh mộc mạc, dễ thương, quyến rũ, nên rủ tôi đứng chụp hình chung với nó dưới tấm bảng Creek Street.  

Theo con đường chính, chúng tôi lại từ từ đi xuống xa hơn tới trung tâm văn hoá, Totem Heritage Center, ở cuối đường Deermount. Nghe nói, đây là nơi có những bộ sưu tập nổi tiếng thế giới về các cột Totem nguyên thuỷ từ các làng Tlingit và làng Haida, mà có cái còn chưa được tu tổ lại.

7/1

5 giờ 15 chiều tàu rời Ketchikan đi Vancouver.  Đây là buổi tối cuối cùng chúng tôi ăn ở trên tàu.  Tối nay sẽ được thưởng thức món càng cua của Alaska.

Lúc xem hàng ở tiệm Taku trên bến Juneau, nhìn thấy giá “phát sốt” của món càng cua Alaska đến nỗi phải… lẳng lặng bỏ đi.

Hôm qua ngồi vào bàn ăn, nhìn thực đơn cũng chẳng thấy “bóng dáng” càng cua đâu, Nhân lúc Norlan rót rượu cho chồng tôi, tôi hỏi nhỏ:

-  Sao tôi không thấy có món càng cua trong thực đơn?

Anh chàng cười hóm hỉnh:

-  Có chứ, nhưng phải để dành tới đêm cuối cùng.  Món ngon của thuyền trưởng đãi khách quí mà.  Với lại, phải để cho nhà hàng bán càng cua thu được một số tiền kha khá chứ.

À thì ra đó là mánh lới của tàu du lịch.

Nói cho cùng thì con mắt lúc nào cũng to hơn cái bụng, nên đòi cho cố mà mới ăn hết cái càng cua thứ hai thôi mà tôi đã ứ tới cổ.  Tôi gác nĩa ngồi chơi nhìn các bạn đồng hành của tôi ăn “phục hận”.   Nhưng chẳng bao lâu thì mọi người cũng buông nĩa đầu hàng, xếp nhẹ giấc mơ… càng cua Alaska.

 
7/2

Ngày lên bờ đã đến.  Tàu cập bến từ bao giờ mà tôi không hay biết.  Đang ngồi ăn sáng, bỗng dưng nhìn ra khung cửa sổ, không còn thấy nước non gì nữa, thay vào đó là mấy chiếc tàu to lớn nằm im lìm ở hai bên.

Chuyến bay 7170 của Delta 4 giờ 45 chiều, õ đưa chúng tôi trở về Los Angeles.

Bảo Trân

Ý kiến bạn đọc
21/06/202402:22:15
Khách
This medication is also used to prevent malaria <a href=https://cialis.lat/discover-the-best-prices-for-cialis>cialis online without prescription</a>
11/06/202310:35:49
Khách
Luciano ThyFrvykdaNvyx 6 17 2022 <a href=https://viagr.mom>taking viagra before a date</a> Nat Biotechnol 33 1 102 106
21/03/202310:51:00
Khách
Subject specific variables were obtained from EHRs <a href=https://buycialis.hair>buy cialis 5mg online</a> Secondary end points included comparison of the 75 mg twice daily target pregabalin treatment change from baseline hot flash score versus placebo, comparisons of the change from baseline hot flash frequencies between 150 mg twice daily target pregabalin and 75 mg twice daily target pregabalin treatments versus placebo, and comparisons of toxicity profiles, moods from POMS, and the HFRDIS scores between either treatment arm and placebo
26/12/202108:38:00
Khách
cialis 20mg <a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis with dapoxetine overnight to</a>
09/12/202107:17:35
Khách
<a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cheap cialis</a> cheap cialis
28/11/202102:16:59
Khách
<a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">can i take cialis with daxpoteine</a> cialis dosage
24/11/202112:29:58
Khách
https://cialiswithdapoxetine.com/ cialis 20mg
21/11/202106:03:31
Khách
https://cialiswithdapoxetine.com/ cialis tablets
31/10/202113:57:44
Khách
cialis alternative <a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis price</a>
28/10/202106:35:42
Khách
cialis 20mg <a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cheap cialis</a>
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,240,179
Hội chợ Tết Sinh Viên tại San Jose năm Đinh Dậu tại San Jose tưng bừng khai trương vào dịp Rằm Tháng Giêng. Đặc biệt, năm nay một số tác giả trong nhóm bạn Việt Bút đã góp phần đưa sách Viết Về Nước Mỹ
Tác giả tham gia VVNM gần đây và được giải danh dự năm 2016. Ông là một nhà giáo, một sĩ quan QLVNCH, một chuyên viên về hưu, đang sinh sống tại Orange County.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với nhiều bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ. Nhiều bài viết và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet,
Tác giả một mình vượt biển giữa thập niên 80 khi còn tuổi học trò. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, cô nhận giải danh dự 2001. Bốn năm sau, nhận thêm giải vinh danh tác phẩm 2005.
Hôm nay, 14 tháng Hai, Velentine 2017, mời đọc một chuyện tình thời chiến của tác giả từng nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2013.
Ngày 14 tháng Hai sẽ là Velentine 2017. Mời đọc một truyện ngắn về người tình Việt kiều của Bồ Tùng Ma, trích từ báo xuân Việt Báo 2017. Tác giả tên thật là Nguyễn Tân.
Ngày 14 tháng Hai sẽ là Velentine 2017. Mời đọc bài viết mới và lời chúc “Happy Valentine” của Lệ Hoa Wilson. Tác giả là một Phật tử, pháp danh Tâm Tinh Cần, nhũ danh Quách Thị Lệ Hoa,
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông cũng là tác giả Viết Về Về Nước Mỹ đầu tiên có bài đạt số lượng trên một triệu người đọc
Tác giả Khôi An, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2013, giải Việt Bút Trùng Quang 2015; Từ 2016, là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Đinh Dậu,
Tác giả từng nhận Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2016. Cô tên thật là Ngọc Diệp. Từng là diễn viên sân khẩu ở Saigon trước khi đi vượt biển năm 1985.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến