Hôm nay,  

Kêu Khóc Bằng Tiếng Việt

24/08/201800:00:00(Xem: 11726)
Tác giả: Crysta H. Vo / Võ Như Ý

Bài số 5475-20-31282-vb6082418

 
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức  Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại  Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.

nhu-y-4
Ra mắt sách "Finding My Voice-A Journey of Hope”“ từ trái: Crystal H. Vo, Iris Dinh, Phùng An Kim, Thụy Nhã.

 
***
 

Đã từ lâu, sống tại nước Mỹ, tiếng Việt đối với tôi là ngôn ngữ dấu yêu.

Khi nghe tiếng Việt bên tai, tôi như được nghe tiếng Mẹ hiền yêu dấu với những âm thanh trầm bổng nhiều cung bậc. Mỗi lần nghe nhạc Việt cất lên, lòng tôi chùng lại vì bùi ngùi thương nhớ những người thân còn bên quê nhà. Vì thế tôi yêu lắm khi được nghe, được nói và được viết tiếng Việt.

Xa nhà, xa nước khi mới 15 tuổi, trong mười năm trau dồi Việt ngữ, tôi tập tành viết lên những câu chuyện đời mình, đời người.  Đó là lúc tôi cảm thấy hạnh phúc như mình được gần gũi gia đình và đồng bào của tôi hơn.

Có hạnh phúc nào bằng khi mình có thể làm được những gì mình yêu thích? Nhưng mấy mươi năm sống trên đất khách quê người, bắt đầu từ đôi bàn tay trắng, tôi phải xoay sở mọi cách để tìm kế sinh nhai, và vì thế cái thú đam mê tiếng Việt của tôi đành cất giữ trong một góc tim mình.

Từ năm bảy năm qua, tôi đã miệt mài trau dồi Anh văn với mong ước có thể viết bằng Anh ngữ, hoà nhập vào văn chương bản…

Để học tiếng Anh cho rành rẽ, tôi phải chăm chỉ và dành nhiều thời gian rèn luyện những kỹ năng nói, nghe, đọc, viết… nên đành lùi bước trước những sinh hoạt cộng đồng của người Việt Nam nói chung và nhóm gia đình Việt Bút nói riêng.

Cho đến một hôm vào tháng Bảy năm 2016. Đó là lúc một biến cố lớn đã xảy ra cho gia đình chúng tôi khi thân phụ đã từ giã cõi trần một cách quá đột ngột. Hung tin như sét đánh bên tai. Tim như bị xé thành trăm mảnh. Trong nỗi đau quá mức, tôi cầm bút và lạ thay, những dòng chữ tôi viết ra, không phải Anh  ngữ mà là bằng tiếng Việt, thứ ngôn ngữ của mẹ hiền dấu yêu. Ôi, hai tiếng “Ba ơi” nghe ngọt lịm tâm can. Sau tiếng kêu ba, những dòng chữ Việt như suối tuôn sau bao năm tắc nghẽn và tôi như thấy lại quê hương dấu yêu hiện trên từng mặt chữ.

Chính tiếng kêu khóc kỳ diệu khi gọi ba ơi đã giúp tôi hiểu ra là dù có sống và viết  bằng bất kỳ ngoại ngữ nào, thì tiếng Việt, tiếng mẹ đẻ, vẫn là  thứ ngôn ngữ trực tiếp từ trái tim mà tôi thân thiết nhất.

Sau lần trở lại quê nhà gặp lại người cha già trong chiếc quan tài cô quạnh, khi về Mỹ tôi liên lạc lại với gia đình Việt Bút.  Bài tôi viết về Ba, “Ba Tôi và Định Mệnh Người Cầm Bút” sau đó đã được  in trong “Tuyển Tập Việt Bút 2017” gồm 25 tác giả.

Với nhóm bạn Việt Bút, tôi như đứa em đã bị thất lạc bấy lâu nay mà do duyên số đã trở về đoàn tụ với gia đình. Những người anh, chị của tôi vẫn còn đó, vẫn vui vẻ tiếp đón tôi về lại mái nhà xưa.

Năm nay, lần đầu trở lại với sinh hoạt Viết Về Nước Mỹ  sau bao năm xa cách, trước buổi chiều phát giải, tôi đã  được dự buổi họp mặt riêng với các anh chị Việt Bút và thật sự cảm thấy hạnh phúc khi gặp lại những gương mặt thân quen và được nghe những giọng nói ngọt ngào với tiếng cười giòn giã.

Tánh tôi xưa nay nhút nhát trước đám đông, vì thế tôi chỉ biết chào hỏi những người xưa và giới thiệu cùng bắt tay với những người tôi mới quen lần đầu, trong đó có anh Phan, người tôi thầm ngưỡng mộ bấy lâu nay qua những bài viết nghiêng nhiều về triết lý sống. Sau đó chúng tôi ngồi đối diện nhau trong bàn tiệc nhưng không ai nói với ai thêm một câu nào.

Kế bên tôi là hai cô bạn trẻ tuổi, Thụy Nhã và Nguyên Thảo với tính tình hoạt bát hơn tôi nhiều. Cô em Nguyên Thảo sau đó đã tình nguyện cùng tôi ra biển và mời anh Phan đi cùng chúng tôi. Trên xe ra biển, anh Phan nói đôi khi ngồi yên lặng trong rừng, anh có thể nghe tiếng thì thầm của gió thổi và tiếng thổn thức của các loài côn trùng. Anh cũng kể là những cây viết  đã xài xong hết mực rồi, nhưng vẫn cất giữ nó làm kỷ niệm. Anh lý luận rằng vì anh thích mới mua cây viết ấy. Nó đã cùng anh trang trải tâm tình trên những trang giấy trắng vì thế anh coi nó như người bạn đồng hành, đâu nỡ vứt bỏ khi nó không còn giá trị sử dụng?

Ra đến biển sau hơn nửa giờ chạy xe, chúng tôi được hít thở một bầu không khí trong lành và mát mẻ.

Biển đối với tôi gần gũi và thân thiết như một người bạn thâm giao,  có thể  vì  tôi sanh vào tháng ba, là con song ngư nên cá thì thích biển. Cũng có thể vì tôi đã sống với biển khi là một thuyền nhân từ năm 15 tuổi, và được biển khoan dung đưa chiếc tàu mỏng manh của chúng tôi đến bến bờ tự do bình an, nên tôi hằng mong được thì thầm cảm tạ với biển.

Vì có chuẩn bị trước, tôi đã mang theo chiếc mũ tai vành rộng và đôi dép. Nguyên Thảo thích chụp hình nên anh Phan đã ngừng lại chụp hình cho Nguyên Thảo.  Tôi đi từng bước chậm  trên con đường tráng xi măng ven biển và đang cố hình dung mái nhà xưa bên kia bờ đại dương. Ngay lúc đó, anh Phan bộng hỏi, "các em có thấy Việt Nam mình bên kia biển không?” Nguyên Thảo trả lời: “Làm sao thấy qua biển được?” Anh nói, “Tại em nhìn bằng mắt!” Tôi nhỏ nhẹ tiếp lời anh, “Nếu em nhìn bằng tấm lòng thì sẽ thấy bên kia biển Thái Bình là quê nhà mình đó!”

Chúng tôi rất vui khi đi ngang bên đường, có một chú sóc con đứng bằng hai chân ngang nhiên nhìn chúng ta. Anh vội vã lấy máy chụp hình ra chụp, nhưng hình như vì chú sóc quá nhỏ bé, nên anh mang ra thêm cái ống kính khổng lồ chỉ để chụp cho chú sóc tí hon vài tấm hình đặc biệt.

Những giây phút tuy ngắn ngủi ở bên cạnh Nguyên Thảo và anh Phan, nhưng đã để lại trong tôi một kỷ niệm thân thương. Cám ơn Nguyên Thảo đã sợ chị buồn lang thang một mình với biển mà không ngại đi cùng chị trong khi không được khỏe lắm. Chị cầu xin Ân Trên luôn ban phép nhiệm màu đề giúp em tôi có những ngày vui mạnh, an lành hơn. Em xin cám ơn anh Phan đã cùng bọn em ra biển.

Vào buổi chiều cùng ngày, chúng tôi đã cùng nhau tham dự buổi lễ phát giải thưởng ra mắt sách Viết Về Nước Mỹ tại nhà hàng The Villa ở Westminster.

Dẫu biết mình sẽ còn phải bỏ nhiều công sức để sống và viết bằng ngoại ngữ, nhưng  tôi đã cảm thấy an tâm vui vẻ hơn, khi biết chắc là từ nay  mình sẽ gắn bó hơn với  tiếng Việt dấu yêu. Tôi ước mong có thể viết được mỗi tháng một bài bằng tiếng Việt. Có được như vậy tôi mới thật sự sống cho chính mình.

Xin cảm ơn Ân Trên đã cho tôi có cơ hội trở về cội nguồn. Xin cám ơn gia đình Việt Bút đã cho tôi cái cảm giác gần gũi thân thương luôn thiếu vắng trong tôi. Xin cám ơn Việt Báo đã là chiếc cầu kết nối các anh chị em chúng tôi từ khắp năm châu về chung dưới ngôi nhà tiếng Việt qua chương trình Viết Về Nước Mỹ và những họp mặt khó quên vào tháng Tám suốt 19 năm qua.

Xin cám ơn tất cả. Kính chúc mọi người sức khoẻ.  Hẹn gặp lại mùa hè năm tới, khi cùng họp mặt mừng  năm thứ 20 của chương trình Viết Về Nước Mỹ.

Mùa Hè 2018

Crystal H. Vo / Võ Như Y

Ý kiến bạn đọc
27/08/201804:07:43
Khách
Như Ý xin chân thành cảm ơn các cô chú và anh chị em đã nhín một chút thời gian quí báu gởi cho NY những dòng chữ khích lệ và cảm thông. Những lời trên là động viên mạnh cho NY tiếp tục viết tiếng Việt. Xin chúc mọi người luôn nhiều sức khỏe và hạnh phúc.

Tình thân,

Như Ý
25/08/201821:34:51
Khách
Sao Nam Trần Ngọc Bình
Chào Cô Như Ý
Cháu Như Ý mến
Ôi! Bài viết làm như đã nhập vào tôi khiến tôi không thốt nên lời ngoài tiếng "Ôi."
Cám ơn cháu. Thăm cháu và gia đình khỏe
24/08/201820:20:09
Khách
Em qua Mỹ lúc 15 tuổi, bắt đầu hội nhập với đời sống ở Mỹ. Lớn lên lại là dâu con trong gia đình người Mỹ. Nhưng dòng máu Việt Nam vẫn luân lưu trong trái tim em. Ngày đầu gặp em ở The Villa, chị đã có cảm tình ngay với cô gái tóc dài, đen nhánh, xinh xắn trong chiếc áo dài xanh nước biển.
Chị thật phục em qua những món ăn em để lén fb, thật phục em qua những bài viết trên Việt Bút và...sáng nay chị vô cùng bất ngờ khi đọc cái tựa thiệt cảm dong: Kêu khóc bằng tiếng Việt!
Chị không bình luận gì hết vì nội cái tựa bài đã cho chị thấy ngôn ngữ Việt Nam không bao giờ phai lãng trong tâm trí em. Chúc em ngày càng thành công trong lãnh vực viết văn của cả 2 ngôn ngữ Việt, Anh em nhé!
24/08/201815:54:58
Khách
Như Ý ơi!
Bài viết của em rất xúc động! Đọc mà nghe rưng rưng.
Tiếp tục viết tiếng Việt nữa đi em...
Chị Phương Hoa
24/08/201812:50:44
Khách
Trích: “Sau tiếng kêu ba, những dòng chữ Việt như suối tuôn sau bao năm tắc nghẽn và tôi như thấy lại quê hương dấu yêu hiện trên từng mặt chữ”.
Tuần rồi coi AGT thấy Simon Cowell than không biết chọn ai vì mục nào cũng tuyệt. Viết như trích trên thì sẽ làm khổ các giám khảo của Việt Báo hơn cả Simon vì không biết chọn ai để trao vương miện năm tới rồi.
24/08/201809:53:55
Khách
“Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời người ơi!
Mẹ hiền ru những câu xa vời
À à ơi...! Tiếng ru muôn đời...
...
Tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi
Thoắt ngàn năm thành tiếng lòng tôi!...
(Phạm Duy)

Bài viết giản dị mà làm rung động lạ kỳ!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,057,194
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY đăng 2 kỳ.Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY được ghi “Hè 2019, kỷ niệm 30 năm tìm được “cái xương sườn cụt của tôi”. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ sáu của bà kể về mùa lễ Chiến Sĩ Trận Vong 2019 tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, Bà tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài viết thứ 7 của bà được viết trong ngày lễ Phật Đản.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Lần đầu góp bài dự Viết Về Nước Mỹ, ông đã liên tiếp nhận các Giải Biệt VVNM 2017; giải Danh Dự VVNM 2018. Sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada từ năm 1981. Mong bà tiếp tục viết.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bai mới đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết. (Ấn bản chủ nhật có sự sai sót. Xin đăng lại phần đúng và trân trọng cáo lỗi.)
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19. Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19.
Nhạc sĩ Cung Tiến