Hôm nay,  

Cháu Đi Học

06/09/201600:00:00(Xem: 7453)

Tác giả: Gió Đồng Nội
Bài số 4908-18-30608-vb3090616

Gió Đồng Nội là bút hiệu của một tác giả đã góp nhiều bài đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên. Bà là một chuyên gia từng làm việc tại Trung Tâm Không Gian Kennedy ở Merrit Island, Florida, hiện đã hưu trí. Sau đây là hai bài viết mới của tác giả.

* * *

Không giống như ngày "Đi Học" của cụ Thanh Tịnh ngày xửa ngày xưa một chút nào vì chúng ta đang ở thời đại mới, thiên niên kỷ hai ngàn. Hôm nay, ngày đầu tiên trong đời, bé Kai đi học.

Mới sáng tinh mơ, ông nội đã thắc mắc với bà; không biết thằng cháu có đòi đem theo cái "chăn ghiền" đi học không đây. Tối hôm qua khi đem thêm quần áo đồng phục cho cháu, thằng bé vừa được Mẹ cắt tóc. Dỗ mãi cả mấy tuần nay nó mới chịu cho cắt vì biết tối đi ngủ, rồi khi thức dậy là được theo anh Lân đến trường. Điều nó muốn từ năm ngoái, "mè nheo" mỗi lần theo Mẹ đi đón anh sau giờ tan học. Kéo tay hết ông đến bà vào phòng, cháu khoe đủ thứ. Từ cặp sách đến áo quần. Luôn cả đôi giày "ba ta" đen mới tinh nhất định đi luôn trong chân, không chịu cởi ra. Chưa khi nào Kai nói nhiều như thế. Vừa lên ba được hơn 2 tháng nay thôi, chưa đủ tuổi vào mẫu giáo đâu nhưng Kai cứ nằng nặc theo anh Lân. Cái tên nó ngọng nhíu ngọng nhìu phát âm là "Nân-ny" mà thằng anh chỉ bằng lòng cho một mình em nó (Không ai khác kể cả bố mẹ) gọi như thế. Cũng là thằng anh đặt cho em tên Kai. Một trong những tên quen thuộc trong trò chơi Beyblade cho trẻ em Nhật (giống con quay, con vụ của Việt Nam) khi đứa trẻ 6 tuổi chọn đặt cho em bé sắp sinh. Kai, tiếng Nhật có nghĩa là đại dương. Tiếng Việt không có nghĩa gì hết. Bố nó định thêm chữ H vào giữa nhưng thiếu dấu lại trở thành mùi vị không mấy ai ưa – Khai - khomà đọc đúng thành Khải như ý người lớn muốn hiểu được nên quyết định để yên như thế.

Câu tục ngữ "muốn đánh thì đẻ con ra" không áp dụng ở xứ sở văn minh này; mà chính là "muốn đặt tên thì đẻ con ra"; dù đến 18 tuổi, đứa trẻ được xem là thành niên, được làm những điều mình muốn thì chuyện tự ý đổi tên, đổi cả họ là chuyện quá thường. Chuyện đặt tên cháu của các con tôi cũng lạ lùng. Đứa cháu đích tôn của chúng tôi tên Lân, cha Việt, mẹ Mỹ đặt. Hai con tra từ điển Anh Việt. Lân, con Kỳ Lân của người Việt là Unicorn tiếng Mỹ. Chẳng tương xứng chút nào. Unicorn giống như con ngựa có sừng. Giống chỉ một điểm là con Kỳ Lân và Unicorn đều không hiện hữu trên trái đất ngày nay. Năm học lớp 2, Lân đã phàn nàn với cô giáo vì "thiếu cái mũ" trên tên của nó. Đơn sơ vậy thôi, vì cái tên nó dễ phát âm. Không như chú nó. Ông nội, thuộc loại "bất bình thường" lý luận rằng nếu mình phải "trẹo họng" đọc tên người Tây, Tàu, Mỹ thì họ cũng phải làm như thế với mình cho công bằng. Giống phần lớn người Việt đặt tên con hay tìm ý nghĩa chuyển từ chữ Việt xưa( chữ Nho), tên các loài Chim, Hoa, hay tên các vị anh hùng dân tộc. Chú của Lân mang tên (Vua) Quang Trung. Rất khó đọc cho đúng với người Mỹ bình thường. Vậy mà lúc ra trường ở Miami, người xướng tên rất chuẩn khi Trung lên lãnh văn bằng. Có Khó đâu (chỉ là muốn hay không thôi). Chuyện cái tên kéo dài đến khi đứa con trai khác ở xa viết email hỏi: Love giải nghĩa theo tiếng Việt là Ái Tình (lại cũng tra từ điển) phải không Mẹ?. Có chút ngạc nhiên và cẩn trọng, Mẹ không ừ đại mà hỏi rõ nguồn ngạnh xem con muốn nói cái gì. Mẹ dài giòng giải thích: Ái tình là tình yêu giữa nam, nữ trong tiếng Việt. Còn tình yêu giữa cha mẹ và con cái; giữa anh, chị, em với nhau; giữa những người thân.. có thể dùng chữ Yêu hoặc Thương. Chữ Yêu có vẻ "nặng" (nhiều) phần tình cảm hơn chữ Thương. Còn tình cảm sơ sơ, chung chung, chưa đậm đà thì dùng chữ "Mến", "Thích" hoặc hai chữ "Cảm Tình" thì hay hơn. OK Mẹ. Con trả lời lại như thế nên Mẹ nghĩ là con tìm hiểu về ngôn ngữ Việt vì thỉnh thoảng con hay nhờ chuyển dịch từ ngữ. Chuyện qua đi cho đến khi con gọi báo tin vợ vừa sanh. Lái xe gần tiếng rưỡi đến nhà thương để chúc mừng các con và thăm cháu thì vừa lúc Bác sĩ có mặt làm giấy khai sinh. Nguyen, CamTinh (viết liền). Tiếng Việt có bỏ dấu là Nguyễn Cảm Tình. Vừa vui vừa buồn cười với lối đặt tên cháu của hai con - người Mỹ gốc Việt. Rất dễ đọc. Các cháu gửi thiệp báo tin vui cho họ hàng, thân quyến. Vài hôm sau bà chị gọi: Dì nó này, tên thật của các cháu là gì vậy? Bà cứ tưởng là tên gọi chơi trong nhà cho vui. Tôi phải xác nhận tên của đám cháu nội (từ 3 đứa con trai): Thằng Bu-ly, thằng Bờm, con Bún Bò (tên trong khai sanh là Lana, gần giống tên anh họ và bà nội), bây giờ đến thằng Beo rồi em nó là con Bòn Bon. Bé Bòn Bon có cái tên bảo đảm không "đụng hàng" dù kiếm trên toàn thế giới. Theo cái kiểu đặt tên ghép tiếng Việt không bỏ dấu "lạ lùng" để người Mỹ dễ đọc như thằng anh CamTinh, có em là AiNu, đọc đúng theo ý muốn của bố mẹ cháu là Ái Nữ (beloved daughter). Lần này thì hết lạ nhưng góp phần kiếm cái "nick name" nếu có thêm cháu nữa như Bí, Bầu, Bò Bía, Bánh Bao, Bún Bì, Bún Bung..toàn là vần B (chú, bác, chúng nó là Bợm, Bịp, Bựa, còn ông nội là…Bụng Bự) vì ông tổ nhà này có lò Bún, có tiệm Bánh!!!


Nãy giờ lan man chuyện "tên", trở lại chuyện đi học của bé Kai. Kai lên 3, chưa đủ tuổi vào vườn trẻ nhưng được trường nhận nên phải đóng học phí để cho học chung với đám Pre-School (4 tuổi, không mất tiền) nên xem như cháu đi chơi thì đúng hơn. Mỗi ngày 4 tiếng buổi sáng. Đi đón trẻ phải là cha mẹ hay người đã được ghi danh trước với nhà trường. Sau khi mấy người bệnh tâm thần đem súng bắn lung tung nơi trường học chết nhiều học sinh thì các trường, nhất là Tiểu Học, kiểm soát chặt chẽ người ra vào hơn trước rất nhiều. Giờ tan trường, Phụ huynh sắp hàng, ký tên xong mới nhận trẻ đem về. Đứa đeo túi sau lưng (Back Pack), đứa kéo "hành lý" trên 2 bánh xe như Kai. Mở ra xem thì ngoài thức ăn dặm (snacks), nước uống, cái chăn ghiền, còn có "kỳ tích" làm được trong lớp hôm nay. Một tờ giấy có tên Kai (cô giáo viết dùm) có hình nguệch ngoạc xanh đỏ tím vàng mà cháu bảo nó vẽ hỏa tiễn! (hỏa tiễn bay lên không gian mất tăm tích, chỉ còn đám khói (?)đủ màu bay lung tung trên trang giấy. Xếp cẩn thận lại, đưa cháu đem về cho Bố Mẹ chúng cất kỷ niệm ngày đầu tiên đến trường. Mấy chục năm sau sẽ là kỷ vật quý giá của cháu. Cũng như cha mẹ chúng bây giờ. Những chiếc ly nhựa viết "Happy Mothers Day, Fathers Day..", những tấm hình chụp ở trường lồng trong khung giấy sốp, những bức tranh tự tay chúng làm mà chúng tôi đang chưng trong tủ. Cả một thời thơ ấu của các con đang được cất giữ; sẽ được trao lại cho từng đứa con khi chúng tôi qua đời. Tuổi thơ của chúng yên bình, êm ả. Không giống cha mẹ ngày xưa.. Từ những bước chân trên đường đất, sang xe ngựa trên đường lát gạch, đến xe đạp, rồi xe gắn máy, xe hơi trên đường tráng nhựa, máy bay trên trời cao, sẽ có ngày trẻ em đi học bằng hỏa tiễn? Có thể lắm, chỉ là vấn đề thời gian…

Hôm nay của những đứa trẻ như bé Kai, là những ngày xưa của Ba Mẹ chúng, là dĩ vãng xa hơn nữa của những người già chúng tôi. Ở Mỹ hay ở đâu cũng thế, người già nhìn về dĩ vãng, người trẻ hướng về tương lai. Thời gian vẫn trôi.

Gió Đồng Nội

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,893,861
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.