Hôm nay,  

Chậm Còn Hơn Không

11/08/201800:00:00(Xem: 19668)
Tác giả: T. Thiên Thu

Bài số 5462-20-31270-vb7081118

 
Tác giả là cư dân Phoenix, Arizona. Tốt nghiệp cử nhân ngành Nursing tại San Antonio, Texas năm 1974. Làm Registered Nurse cho Saint Joseph's Hospital, Phoenix, Arizona từ năm 1975. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà dự Viết Về Nước Mỹ năm 2015, là lời cầu nguyện của một bệnh nhân “Thương Đế! Đừng Bắt Con Phải Chết”. Hai năm sau, bà gửi bài thứ hai.

 
* * *
 

Đã gần 5 giờ chiều nắng vẫn còn gắt, lung linh nhảy nhót trên chùm bông sứ trắng điểm vàng sau nhà, tuần này nhiệt độ leo thang đến trăm độ, Arizona xứ sa mạc nóng bỏng nhưng tình thì nồng cháy, mấy người bạn từ tiểu bang khác đến thăm tôi thường khẳng định như vậy, đang suy nghĩ tơ lơ mơ thì điện thoại cầm tay reo lên inh ỏi.

- Alo! Trị đây! Chị khỏe không? Chị đang làm gì đó?

- Út Trị hả! Chị OK! Đang tưới cây sau nhà! Em mạnh không?

- Dạ mạnh! Nếu chị rảnh, chút nữa em lên chị, em có mua cá bông lau tươi lắm để chị nấu canh chua cho anh ăn! Em cũng đem theo lá thư của tòa án vừa gởi cho em nhờ chị coi giùm!

- Chị đã dặn Trị nhiều lần đừng mua gì cho chị hết! Tốn tiền em quá, ráng để dành, để khi tối lửa tắt đèn còn có tiền mà xài!

- Chị nói dzậy hoài! Có bao nhiêu đâu chị! Khoảng mười lăm phút nữa em lên nhà chị nghen!

- OK! Chút nữa gặp em trai!

Út Trị, em trai tôi vừa đầy năm mươi hai tuổi, ông bà nội tôi quan niệm con cháu đầy đàn, đủ ăn đủ mặc, học hành tới nơi tới chốn là gia đình hạnh phúc. Ba tôi là con một, khi ông bà nội già giao hết nhà cửa, vốn liếng về ở chung với con trai độc nhất, lúc đó ba tôi là sĩ quan QLVNCH,chúng tôi đứa trước đứa sau dần dần xuất hiện, tổng cộng tất cả sáu trai sáu gái, ông nội tôi thường nói " tiểu đội cưng của ông" Chúng tôi gần gũi với ông bà nội nhiều nhất, vì ba tôi rày đây mai đó, đời lính chiến lúc ở miền tây Cần Thơ, Sóc Trăng khi thì Lộc Ninh Bù Đốp, vì sợ gián đoạn việc học nên ông bà nội không cho chúng tôi theo ba, chỉ có mẹ và em nhỏ chưa đến trường thì tháp tùng theo chân người lính chiến.

Có lẽ vì nhiều năm lắm tháng ở gần ông nội, tôi học được tánh tự lập, ham học hỏi và thân thiện với mọi người, tôi học được từ bà nội, sự khéo léo của người nội trợ nấu những món ăn miền tây như bánh xèo, bánh đúc, những mâm sôi vị thơm phưng phức, những chén chè chuối sứ, nước dừa bột khoai, bột báng trong veo quấn quít vào nhau! Ôi tuổi thơ sao thần tiên, khó xóa nhòa trong ký ức! Tôi học được sự chịu đựng, tha thứ, thương người như thể thương thân  từ mẹ tôi và sự gan dạ, cứng rắn của ba tôi!

Cuộc đời cứ như thế mà êm đềm trôi qua, anh lớn thì lập gia đình, chị kế thì tốt nghiệp đại học sư phạm và đi theo ngành phiên dịch báo chí Anh ngữ, em trai có đứa đi sĩ quan Biệt động quân, đứa thì vừa bước vào ngưỡng cửa đại học và trung học, Út Trị vừa tròn 9 tuổi. Ut sinh đúng ngày 30 tháng Tư năm 66, lúc sau này qua Mỹ rồi, có ăn mừng sinh nhật, Út tránh ngày đó vì không muốn nhớ đến ngày ác ôn côn đồ, cướp nhà, cướp đất dân chúng của bọn cộng sản, khủng bố, đầy đọa và giết người vô tội!

Tôi  thì được đi du học bốn năm ở Hoa kỳ về, đi làm chưa đầy một năm thì tai họa khủng khiếp của tháng tư đen 75 bao trùm gia đình tôi và hàng triệu gia đình miền Nam khác!

Trong gia đình, tôi là người duy nhất thoát khỏi Việt nam ngày 29 tháng 4, ông bà và gia đình tôi đều muốn ở lại Việt nam vì nhà cửa ổn định, vả lại nghĩ rằng " mình đâu có hại gì ai đâu, chắc Việt cộng cũng để yên, thêm nữa ba mẹ tôi nói, ông bà đã già rồi cần có con cháu bên cạnh săn sóc đỡ đần "

Và rồi từ đó bóng tối bi thảm ghê sợ , vực sâu tử thần hun hút, ngày dài ảm đạm thê lương đã đến và ở lại với gia đình tôi và những người VNCH, nhà cửa không còn, cha em trong trại tù, ông bà, mẹ và một số các em về sống tại vùng cằn cỗi sỏi đá, cơm không có mà ăn, áo không có mà mặc, tôi nghe các em kể lại, vài ngày sau khi Saigon mất, ông nội tôi đến nhà người bạn mà ông đã gửi chiếc xe hơi Volkwagen vì sợ bọn cán bộ dòm ngó, đứa cháu của người bạn là cộng sản nằm vùng, đứng chống nạnh la lối  " xe này của ngụy, ông già còn cả gan đến đòi, muốn ở tù hả" Bầu trời như sụp đổ!

Tội nghiệp cho ông nội tôi thất thểu đi về, thảng thốt báo tin trong nước mắt cho con cháu " Nó cướp xe mình rồi con ơi"

Năm cùng tháng tận, hết mưa rồi tới nắng, cuộc đời của những người ở lại gần chục năm đau khổ muôn bề, ông bà tôi qua đời vì đói khổ, mẹ tôi vì quá đau đớn bị bệnh tâm thần, út Trị vừa qua chín tuổi bỏ học, đã nhảy từ toa xe lửa này qua toa xe lửa khác bán nước trà, các em khác lên rừng đốn củi bán, sống qua ngày, bữa đói có mà chẳng có bữa nào no, còn lại bà chị ở lại Saigon vì giỏi Anh ngữ nên còn được làm phiên dịch báo chí nhưng dưới sự canh chừng dòm ngó của lũ cán bộ cộng sản vì là con ngụy!

Còn tôi nơi đây, qua lại Mỹ với đôi bàn tay trắng nhưng may mắn tìm được công việc ngay tại Phoenix vì ngành y tá lúc nào cũng thiếu người! Thay vì một tuần làm 40 giờ tôi nhớ tuần nào tôi làm ít nhất là 60 tiếng đồng hồ! Những người bạn Mỹ trong bệnh viện rất tốt và tử tế, từ ngày đầu họ giúp đỡ tận tình trong công việc và ngoài đời, vì biết tôi là dân tỵ nạn cộng sản, tôi cầm lấy manh áo cũ, chiếc quần jean Levi bạc màu đượm đầy tình nghĩa, cho đến bây giờ tuy đã về hưu nhưng tôi vẫn liên lạc và nhớ ơn họ rất nhiều!

Cũng may nhờ gia đình bên bà nội tôi sinh sống ở Pháp khá lâu nên tôi liên lạc được và dành dụm gửi quà mỗi lần 2 pounds nào là vải đen, bút nguyên tử hiệu Bic , thuốc Aspirin, Tylenol... sang Pháp rồi chuyển về cho chị tôi ở Saigon. Nhớ lại bài hát  “Một Chút Quà Cho Quê Hương" của Việt Dzũng sao đúng tâm trạng của tôi lúc đó vô cùng và khiến tôi không cầm được nước mắt!

 
"Em gửi về cho chị hộp diêm nhóm lửa

Chị đốt cuộc đời trong hoang lạnh mù sương

Gởi về cho em chiếc nhẫn yêu thương

Em bán cho đời tìm đường vượt biên”
 

Cho đến năm 78 và sau đó lần lượt vài đứa em vượt biên đến được bến bờ tự do, chúng tôi gom góp chút ít tiền gửi về, giúp mua cho ba mẹ một mái nhà nhỏ ở ngoại ô có ao phía sau và cây ăn trái, ba mẹ đã già, bịnh hoạn và sau những tháng ngày nhọc nhằn cực khổ, an phận cho đến ngày nhắm mắt!

Vì khai sinh bị thất lạc, mãi đến năm 2000 mới tìm được và chị em tôi xúc tiến làm giấy bảo lãnh cho các em còn lại, hơn 13 năm sau các em mới được sang Mỹ, đứa ở tiểu bang này, đứa ở tiểu bang khác, riêng Út Trị đến Atlanta, Georgia nơi có cậu em trai tôi sinh sống, được một vài tháng thấy khó tìm việc làm và lại không có phương tiện xe cộ, chắc đất không lành, chim không đậu nên em tôi ngỏ ý muốn đến Arizona, nơi có vài chị em sinh sống đã lâu chắc có cơ hội hơn.

Vừa đến xứ sa mạc nắng ấm tình nồng này, tôi bàn với cậu em út đáng thương, không may mắn sinh ra đời ngày 30 tháng tư, học hành chưa đến nơi đến chốn, ông bà, ba mẹ đặt tên em Minh - Trị mong ước em có một tương lai tốt đẹp, nào ngờ vật đổi sao dời, thôi thì sướng út nhờ khổ út chịu! Cộng sản đã cướp lấy tuổi thơ, tuổi ngọc của em và hàng vạn, hàng triệu trẻ em Việt nam khác, đánh đổi vào đó là tiếng khóc trẻ thơ thiếu cha mất mẹ, bàn tay non nớt đáng lẽ phải cầm bút học hành điều hay lẽ phải, thờ cha kính mẹ, mở rộng kiến thức nay lại phải dầm sương dãi nắng, kiếm ăn từng bữa, từng ngày.

Út Trị à, em là đầu tàu của gia đình, sẽ tìm việc làm trước rồi từ từ học lái xe, vợ em và con gái em, chị sẽ giúp đóng học phí cho học nail rồi sau đó cháu vừa làm, vừa học đại học cũng không muộn, còn con trai em 16 tuổi thì xin vào trường trung học ngay, để tiếp tục con đường học vấn, xứ Mỹ này chỉ cần sức khỏe và chịu khó siêng năng là thành công em ơi! Ngành nail đã giúp bao nhiêu gia đình con cái thành danh đỗ đạt đó em.

Từ đó cậu Út em tôi, mỗi sáng đi hai chuyến xe buýt rồi lội bộ đến chợ nơi cậu làm stock boy chuyên về hải sản, có lúc đang chờ xe buýt, trời mưa xe chạy ngang tạt ướt đầu tóc áo quần, cậu nói:

uyện nhỏ mà chị, ướt áo quần đâu có chết ai đâu! Em còn nhớ chị kể cho em nghe ngày đầu đi làm, chị lái chiếc xe cũ mới mua , trên xa lộ gặp trời mưa mà cái quạt nước bị hư phải tấp vô lằn emergency chờ tạnh mưa mới đi tiếp! Chị cũng cực như em chứ bộ!

Ái chà, nhỏ em này nhớ dai dữ nghen!

Rồi hai chị em kể chuyện xưa nay, chuyện trên trời dưới đất, chuyện vui buồn đi làm rồi cùng cười ngặt nghẽo!

Có hôm xe tôi bị trục trặc, ông xã lại bận chuyện không đến ngay được, tôi gọi cho Út Trị cầu cứu:

- Út Trị ơi, xe chị bị hư em có thể đến đón chị ở trạm xăng QT gần đường 67 avenue và Thunderbird, em biết chỗ đó hôn?

- À trạm xăng CU TÊ em biết chỗ đó rồi, em sẽ đến ngay vì bây giờ là giờ ăn trưa của em mà!

Nhỏ em này vui dữ ha, còn nhớ cách đánh vần abc trước 75, chớ sau này họ đọc quờ tờ không hà, ngay cả mấy lão làm lớn trong xã hội chủ nghĩa cộng sản, đọc diễn văn tên các nước cũng cờ lờ mờ nghe muốn bùng lỗ tai! Mà này Út ơi, đánh vần trạm xăng QT nhỏ nhỏ thôi, chứ ở chỗ người Việt nam nhiều thì bị hiểu lầm mệt lắm đó!

Hai chị em lại có dịp cười nức nẻ! Hình như tuổi thơ tưởng chừng đã mất bỗng chợt ùa về với chúng tôi!

Thắm thoát gần một năm từ ngày cậu út đến Arizona, công việc ổn định, vợ và con gái đã đậu bằng nail và có việc làm tốt, được chủ và khách hàng thương mến vì chịu khó, siêng năng, út Trị và con gái đã có bằng lái xe, tôi để lại hai chiếc xe cũ còn tốt để làm phương tiện di chuyển cho gia đình em. Con trai vừa học vừa làm cashier trong chợ đủ tiền xài vặt không phải xin cha mẹ, lúc nào cũng không quên cảm ơn khách hàng với nụ cười tươi tắn trên môi, thảo nào có nhiều người khách tưởng cháu là du học sinh đề nghị cho cháu share phòng vì thấy cháu lễ phép, hiền lành, vui tính quá!

Sau gần ba năm bôn ba nơi xứ người, với số tiền nho nhỏ dành dụm, vợ chồng cậu Út Trị đã mua được căn nhà bốn phòng khang trang, cũng may nhờ chương trình đặc biệt dành cho người mua nhà đầu tiên ở Arizona nên Út chỉ phải đóng có 5 phần trăm giá căn nhà mà thôi! American dream, giấc mơ Mỹ quốc là đây! Ngày tân gia mấy chị em, con cháu quây quần bên nhau, Út Trị nghẹn ngào tâm sự:

Không phải giấc mơ mà chính là hiện tại, chúng em thật lòng cảm ơn nước Mỹ, người Mỹ, bạn bè và tất cả anh chị trong gia đình mình đã cưu mang, giúp đỡ chỉ bảo tận tình cho tụi em từ việc nhỏ đến việc lớn, gia đình em mới có được ngày hôm nay!

Tôi ôm vai cậu em út khẽ nói:

- Có công mài sắt có ngày nên kim, Út ơi! Ráng giữ gìn sức khỏe, tâm trí thảnh thơi, không giận hờn, phiền muộn, chăm chỉ làm việc tốt, bây giờ hai đứa con ngoan của em vừa học đại học, vừa đi làm rồi cũng sẽ ra trường không bao lâu! Ngoảnh đi ngoảnh lại mà tụi em đã sang Mỹ gần bốn năm rồi đó!

Tiếng chuông cửa nhà reo lên từng hồi! Cậu em út quí hóa của tôi đang đứng trước cửa. Tôi đọc lá thư của tòa án và giảng cho em nghe:

- Thư này của tòa gửi báo tin tên em được chọn làm bồi thẩm đoàn (jury duty) tuy nhiên vì em chưa vào quốc tịch Mỹ và không thông thạo tiếng Anh, chỉ cần đánh chữ thập vào hai ô đó gửi lại địa chỉ tòa là OK được miễn!

Còn một năm nữa là gia đình em được nộp đơn xin vào quốc tịch Hoa Kỳ rồi, ráng bỏ thì giờ trau dồi tiếng Anh nghe em trai!

- Tụi em sẽ cố gắng hết sức mình! Thời gian qua nhanh quá! Em còn nhớ ngày 6 tháng 6 lúc 6 giờ sáng gia đình em khăn gói lên phi trường Tân sơn Nhất để đi Mỹ mà bây giờ đã hơn 4 năm! Người ta nói "Trâu chậm uống nước đục" em thấy tụi em quá may mắn được sự giúp đỡ của mọi người đi trước, chia sẻ kinh nghiệm sống cho tụi em.

Tuy chậm còn hơn không hả chị! Tuần qua hàng ngàn đồng bào ta nơi quê nhà bị dồn vào chân tường, đã đứng lên nói lời phản kháng, chống lại dự luật dâng đất đai 99 năm  cho Trung cộng! Biết bao giờ đất nước mình được tự do, dân chúng không bị bóc lột, đàn áp, giam cầm chỉ vì bảo vệ quyền để sống!

Cột đèn còn muốn đi nữa là! Con cái thủ tướng, dân biểu, tướng tá cộng sản đều đổ xô chen chúc vào xứ tự do dân chủ! Yêu quê hương, thương tổ quốc chắc chắn trong tim hai chị em mình đều ngập tràn, nhưng sống với chế độ tham nhũng từ trên xuống dưới, công an đánh đập bắt bớ dân vô tội chỉ vì nói lên sự thật, không khí thì ô nhiễm và thức ăn từ rau cỏ đến thịt thà phần đông bị nhiễm hóa chất độc hại!

Tôi bảo Út Trị:

- Chậm còn hơn không em nói đúng! Chị mừng vì gia đình em đã đến bến bờ tự do, buồn thương cho những người còn lại không có điều kiện để thoát khỏi gông xiềng cộng sản!

Ngoài trời nắng đã tắt, những ngọn đèn dùng ánh sáng mặt trời, dọc theo nền xi măng xám trước nhà đã bắt đầu thắp sáng, màn đêm đỡ u tối, nguyện cầu cho đất nước Việt nam mình sớm được tự do và dân chủ!

T. Thiên Thu

Ý kiến bạn đọc
11/08/201819:48:31
Khách
" Đừng nghe những gì cộng sản nói, hãy nhìn những gì cộng sản làm"
11/08/201817:16:01
Khách
"Không không không, nhất định là không muốn sống dưới chế đô Cộng sản ", đây là tâm trạng của những người con dân Việt Nam Cộng Hòa đích thực. Còn đối với những kẻ nào ham về Việt nam du lịch, hợp tác làm ăn với cộng sản, có những lời nói hoặc hành vi có lợi cho cộng sản, thì yêu cầu tổng thống Trump tống xuất ra khỏi Mỹ quốc. Chiếu theo luật pháp hiện hành dưới đây, những kẻ nào có liên hệ với đảng cộng sản đều bị cấm nhập tịch Mỹ quốc :

https://www.uscis.gov/policymanual/HTML/PolicyManual-Volume12-PartD-Chapter7.html
11/08/201815:09:18
Khách
Trích: “vả lại nghĩ rằng mình đâu có hại gì ai đâu, chắc Việt cộng cũng để yên”
Rất nhiều người VN cũng nghĩ như vậy nên chấp nhận ở lại sống với vẹm. Họ không nhớ Tết Mậu cũng có 6 ngàn người ở Huế không hại ai cũng bị chôn sống.
Và ngày hôm nay họ về VN ăn chơi cũng nghĩ đâu có hại gì ai đâu.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,012,124
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2018 năm thứ XIX. Sau nhiều năm làm công việc khai thuế tại vùng Hollywood, cô và gia đình hiện đã rời Los Angeles để trở thành cư dân quận Cam.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen của sinh hoạt Việt Báo. Tác giả hiện cư trú và làm việc tại miền Bắc California. Bài mới của cô dành cho ngày Lễ Halloween
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, cựu tù, vượt biển, hiện là cư dân San Jose, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California. Đây là bài mới nhất của Ông.
Nhạc sĩ Cung Tiến