Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_728x90_Vietnamese - Nguoi Viet
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Đứa Con Trong Ống Nghiệm

20/07/201800:00:00(Xem: 10387)
Tác giả: Y Châu

Bài số 5444-20-31252-vb6072018

 
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người,  và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài mới của ông, chuyện mùa xuân và chuyện mùa hè.

 
***

 
Đàn ong bướm bay lượn, đùa giỡn trên những bông hoa, khoe sắc dưới ánh nắng vàng,... lan truyền đến mọi chỗ, mọi nơi báo hiệu một mùa xuân rồi mùa hè ấm áp.

 
I. Đứa Con Trong Ống Nghiệm
 
Bà Ann khoe những tấm hình đám cưới của đứa con gái cho nhiều người cùng xem. Nơi chụp ảnh là bãi biển Miami Beach, Florida tuyệt đẹp, đủ kiểu: Hai nhân vật chánh là cô dâu chú rễ chung quanh là bà con hai họ, bạn bè thân hữu... Hậu cảnh: trên là trời xanh mây trắng bay lững lờ, dưới là cát vàng nhấp nhô từng đợt sóng vỗ.

Tôi xem hình, vội quay sang hỏi bà Ann:

 - Bộ bà không dự đám cưới! Sao tôi không thấy hình bà?

Bà đưa tay chỉ vào một người đứng sát cô dâu:

 - Đây, hình của tui nè.

Tôi nhìn kỹ lại:

 - Đúng rồi, nãy giờ cứ tưởng là chị cô dâu, rất trẻ. Bà lên hình rất ăn ảnh!

Bà giải thích:

 - Nhờ chuyên viên "make up" (trang điểm) thôi.

Bà say sưa kể thêm về chuyện tình của đứa con gái.

Trong một lần không may mắn, đứa con bị tay nạn, chấn thương cả mặt mũi. Nó được  đưa đến một bác sĩ giải phẫu thẫm mỹ. Rồi bệnh nhân và bác sĩ bén duyên. Kết quả là một đám cưới mà chúng ta vừa xem hình.

Năm năm sau, đôi trai tài gái sắc nầy không qua được những thử thách của đời sống vợ chồng. Những bất đồng của họ không thể hàn gắn, trong đó có chuyện người chồng muốn có con, nhưng người vợ thì muốn sự nghiệp trước, đường con cái xin hãy từ từ. Họ đưa nhau ra toà ly dị, không ai nợ ai, đường ai nấy đi.

Một thời gian sau, đứa con của bà Ann trở thành một doanh nhân thành công; nhưng chuyện hôn nhân, gia đình vẫn còn là vết hằn không thể nào quên, cô cũng không muốn bước thêm bước nữa. Là một phụ nữ, cô muốn có em bé, để bồng ẵm... Nhiều người khuyên, nên đi xin con nuôi.

Một hôm, bà Ann đến chỗ tôi làm, thông báo môt tin vui: Cuối tháng bà lên Minnesota, rước đứa cháu ngoại mới chào đời, rồi bà giải thích thêm:

- Đây là đứa cháu ruột của bà, được thụ thai trong ống nghiệm, từ trứng của đứa con gái và tinh trùng do hiến tặng. Sau đó, cấy vào môt người đàn bà mang thai hộ.

Chín tháng mười ngày chờ đợi, đại gia đình bà lên đó rước đứa cháu về, từ nhà bảo sanh.

Đúng là lộc trời -hay lộc người- ban tặng, "Balloon 2" ("nick name" của đứa bé, bà nhờ tôi đặt dùm vì nó nhỏ hơn đứa cháu của tôi "Balloon 1") lớn nhanh như thổi, làm đủ trò hề "too cute" (dễ thương).

Từ khi có thêm đứa cháu bà Ann nói cười vui vẻ, không còn thời gian rỗi rảnh như xưa. Khi gặp người quen là bà luôn luôn đem khoe hình đứa bé.

Bà than quá mệât mỏi, tôi an ủi bà:

 - Trông bà thật là hạnh phúc, con đủ, cháu đầy, nhiều người muốn có cháu bồng ẵm cũng không được đâu à!

Trở lại chuyện, chồng cũ của con gái bà, một lần gặp tôi, ông có lời nhắn: Ông cũng muốn có nhiều đứa con trong ống nghiệm, như con gái của bà. Bà không vui:

 - Bát nước đổ rồi, không lấy lại được!

Bà nói nhiều lần bà và con gái, thấy xe ông ta theo đuôi.

Ông bác sĩ giải phẩu thẩm mỹ, có quen biết, giao tình với nhiều ông bác sĩ chuyên trị về hiếm muộn. Hỏng lẽ ông "dở trò" tặng tinh trùng của ông, giúp người vợ cũ của ông có em bé? Dĩ nhiên đây chỉ là giả thiết, có thể đúng có thể sai. Nhưng chuyện đứa con trong ống nghiệm thì đúng là loại chuyện dài nhiều tập...

Vừa rồi có môt bản tin từ Idaho:

Ông bác sĩ Geral E. Mortiner chuyên về phụ khoa, sản khoa, về hiếm muộn bị thưa vì đã "cheating" (gian dối, không có sự đồng ý của người phụ nữ), lấy tinh trùng của chính ông, cấy vào trứng của họ. Kết quả sanh ra nhiều đứa trẻ.

Cô Kelli Rowlette, 36 tuổi, mộât trong những đứa trẻ đó, vì muốn tìm gia phả của mình đã gởi DNA lên trang web Ancestry.com. Cô đã tìm ra người cha ruôt chính là bác sĩ G. E. Mortiner.

Ông bác sĩ G. E. Mortiner sẽ bị chế tài của luật pháp. Những đứa con của ông, ai nuôi dưỡng, dạy dỗ chúng để trở thành người hữu ích cho xã hộâi? Chắc chắn phải là những bà mẹ, từ mẫu... hy sinh cho con từ lúc mang thai đến khi nhắm mắt lìa đời./.

*

 II. Con Đường Chông Gai
 
Những con đường mà chúng ta đã, đang đi qua: từ những đường đất, đường đá sỏi với hoa xinh cỏ lạ được cắt tỉa cẩn thận; những con đường được trải thảm vàng thảm đỏ hay những đại lộ phẳng lì, những xa lộ thẳng tấp có 5, 10 làn đường xe chạy... Người ta phải tốn nhiều thời gian, công sức, tiền của, sau đó còn phải tu sửa theo hạn kỳ vì chúng sẽ bị hư hao bởi thời gian, thời tiết nóng lạnh, bão bùng và cũng do sự vô tình hay cố ý của con người!

Gần ba mươi năm, khi vừa định cư tại Hoa Kỳ, gia đình chúng tôi ở nhờ nhà của ông anh. Ngoài những cảm xúc ngỡ ngàng của người mới đến nơi xứ lạ... từ con người đến cảnh vật chung quanh, nhất là hệ thống đường xá, cầu cống tân kỳ tiện lợi.

Đường Junipero, thành phố Long Beach, Los Angeles, CA là địa điểm du lịch; một tuần hai lần thứ hai và thứ năm đều có xe đến từng nhà lấy rác đem đi đổ, và cũng hai lần có xe đi "clean" (chùi rửa) đường. Nhưng dân cư cũng dễ bị giấy phạt, vì đậu xe ở lề đường quên dời cho xe "clean" đường!

Sau một thời gian dài "học hỏi" đi xe "bus", tôi có được bằng lái xe, tôi "xung phong" dời xe, cho xe "clean" đường. Nhưng vì mới có bằng lái, nên khi thì đậu xe quá xa lề đường ((đậu xe phải cách lề đường từ 6 - 18 inch, 2,5 - 4,5 tấc), khi thì bánh xe "cấn" vô lề đường, sáng ra bánh xe bị xẹp lép!

Nhà tôi và các con rất vui mừng vì được tôi chở đi đây đó, nhưng cũng lo lắng, vì tôi lái xe rất chậm, nhất là khi quẹo cua bị xe chạy sau bấm còi hoài! Tôi không dám đi "free way", chỉ chạy đường trong, chậm nhưng an toàn. Rất sợ cảnh sát, một lần tôi bị cảnh sát "chớp đèn", bảo tôi đậu vô lề đường xét bằng lái, anh cảnh sát nhìn tôi, nhà tôi và các con:

 - Ông lái xe quá chậm, cản trở lưu thông, hãy nhìn bảng giới hạn vạn tốc trên lề đường, rồi chạy đi.

Hú hồn, không bị phạt!

Sau đó, đứa con không biết học từ đâu viết hàng chữ: "I am a new driver" dán phía sau xe, từ đó tôi an toàn qua đoạn đường chông gai.

Gần đây, nhờ "internet" tôi liên lạc được với một số người bạn cũ, vào một mùa hè nóng cháy, họ cùng nhau đến Miami, trước để thăm viếng những nơi du lịch nổi tiếng của South Florida: B-Side (Miami Beach), Key West, đầm lầy Everglages,... vườn trái cây nhiệt đới ở Homestead, mà chủ vườn là người Việt Nam (như Cô Trinh, chú Chín, anh Ngôi,...). Và xem tôi có gì thay đổi, sau một thời gian dài "bặt vô âm tín".

Họ dư biết tôi là người nhiều chuyện nhất lớp, tôi thanh minh là không có tôi lớp học sẽ yên ắng như... "chùa bà Đanh"!

Tôi chuẩn bị, để đón tiếp những người bạn già. Phái đoàn chật cứng người, trong chiếc xe "mini van". Tôi không nhận ra họ, nhưng nhờ tiếng nói, nụ cười như người xưa, những biệt danh ngày cũ được khơi lại! Nơi xứ lạ quê người tìm đâu ra, hả các bạn!

Hai thùng nhãn hương ngọt ngào tôi đem ra đãi bạn, một rỗ cóc, xoài chua lè,... Các bạn có lôc ăn, trái mít ướt vừa chín, được cắt từ trên cây xuống thơm phức, mời gọi.

Chuyện xưa tràn về:

Đâu rồi T.C. Long, có "nick name" (biệt danh) là Long Hoa, vì anh chàng, hào hoa, văn nghệ; với cây đờn Mandoline reo vang lúc đêm đen vắng lặng. Lúc ở Vĩnh Bình, bị thương, hai bắp chân còn dấu thẹo, nhíu lạ như đóa hoa, nên biệt danh vẫn còn  giữ lại là Long Hoa.

 
Dũng Cui, lúc ở Chi Lăng, mỗi khi đi làm có anh thì mọi người khỏe re, vì Dũng Cui đứng ra lãnh làm hết, không hề than van trách móc.

Lâm Ứng là Lưng Ấm, về hưu, hiện ở Nam California: đi đâu cũng kè kè mấy cây gậy chống lưng.

 N.L. Dũng, có biệt danh là Dũng Lù vì quá thẳng thắn, thật thà. Khi qua Mỹ  mới biết chúng tôi cùng học ở Nha Trang, nó TĐ 3, tôi TĐ 4. Ra trường, về đơn vị, bị thương đi cà nhắc nên tự xưng là Dũng Hoe, vì mỗi lần trở trời vết thẹo lại đỏ hoe, đau nhức, hiện ở Mississppi. May mắn, là nó chỉ cà nhăc chân trái, chân phải vẫn còn khỏe khoắn để lái xe đi làm.

Vừa rồi tôi có gọi hỏi thăm, Dũng Hoe cho hay bà xã và đứa con không cho đi làm nữa, đổi qua làm tài xế "Uber", tôi hỏi:

- Tài xế "Taxi"?

- Taxi hay Cab đã xưa rồi, bây giờ là Uber, đồng nghiệp với ngài T.T. Mudano của Venezuela đó nghe.

Tôi thắc mắc:

- Bộ nghề lái xe Uber dễ kiếm tiền, xin giới thiệu cho tôi.

Dũng Hoe cười:

- Nói cho vui thôi, tôi nghỉ hưu rồi, bây giờ ngày hai lượt đưa rước mấy đứa cháu đi học và giúp chúng làm "homeworks".

Thời gian qua nhanh, xuân chưa tàn mà hạ vội đến, mùa mưa bão đã về.

Trận bão đầu mùa mang tên Alberto, tuần qua, cuối tháng năm (mùa bão hằng năm: bắt đầu từ đầu tháng 6 đến tháng 11), mang đến nhiều mưa, sức gió: 40-50 MPH, nhưng cũng làm hai chuyên viên khí tượng thiệt mạng. Người dân trong vùng bão lũ lo lắng, chuẩn bị...

Theo mọi người, tôi đem chiếc xe SUV đến tiệm sửa xe, thay dầu nhớt. Họ đưa thêm một tờ giấy dài liệt kê, bảo tôi phải làm gấp: bộ thắng, 4 cái vỏ xe đã mòn gai,... tính sơ sơ trên $1,000., sau khi trừ "discount for siniors".

Tôi trả lời họ:

- Tôi không thể làm ngay, vì chưa chuẩn bị! Khi làm nào tôi sẽ gọi lấy hẹn.

Chiếc xe ngoài máy móc, dầu nhớt ra thì bộ thắng và vỏ xe quan trọng vô cùng vì nó hư thì dễ xảy ra tai nan.

Ngày nghỉ, tôi ra xem lại 4 cái vỏ xe, đúng là nó quá mòn... Cái gì đây? Nằm dính khắng vào vỏ xe, con vít ốc, tôi khó khăn lắm mới lấy nó ra được, may mắn là nó chưa bám sâu, bánh xe không xẹp! Khỏi phải nhờ "A A A" giúp kéo xe.

Tôi cầm con vít ốc  bén nhọn đưa cho nhà tôi xem, và nói rằng:

- Tôi nghi là tiệm sửa xe dở trò?

Nhà tôi không đồng ý:

- Ông đọc báo nhiều quá, nên suy luận đâu đâu; họ không làm đâu, vì sợ quả báo.

- Tôi cũng cầu mong như vậy.

Một hôm, trên đường về nhà bị kẹt xe, do sửa đường, tôi rẻ vào đường nhỏ chạy về, ngang qua một căn nhà mới xây hai từng lầu rất đẹp; chúng tôi ước gì ở nhà đó, để khỏi phải tốn tiền bảo trì, sửa sang.

Sáng sớm hôm sau đi làm, nhìn bánh xe xẹp lép. Tôi coi lại, thì có con vít ốc đăm lủng vỏ xe.Tôi đem so sánh hai con vít ốc giống y chang. Tôi nhớ là đã đi qua con đường nầy: cũng là con vít ốc đó.

Tôi đã nghi lầm người ngay! Khẩu nghiệp.

Y Châu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 840,388,037
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY đăng 2 kỳ.Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY được ghi “Hè 2019, kỷ niệm 30 năm tìm được “cái xương sườn cụt của tôi”. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ sáu của bà kể về mùa lễ Chiến Sĩ Trận Vong 2019 tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, Bà tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài viết thứ 7 của bà được viết trong ngày lễ Phật Đản.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Lần đầu góp bài dự Viết Về Nước Mỹ, ông đã liên tiếp nhận các Giải Biệt VVNM 2017; giải Danh Dự VVNM 2018. Sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada từ năm 1981. Mong bà tiếp tục viết.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bai mới đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết. (Ấn bản chủ nhật có sự sai sót. Xin đăng lại phần đúng và trân trọng cáo lỗi.)
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19. Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19.