Hôm nay,  

Nghĩ Về Ngày Quốc Khánh Hoa Kỳ…

06/07/201800:00:00(Xem: 9020)
Tác giả: Phan

Bài số 5431-19-31269-vb6070618


Tác giả Phan là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.

 
****

 
Có lẽ ngày này hằng năm trên nước Mỹ không có mấy ai buồn vì niềm vui lan toả từ không gian cờ bay nơi nơi tới mặt người hớn hở mà mỗi chúng ta gặp trên đường, trong siêu thị, ngoài phố xá… Đâu đâu cũng tự hào phất phới cùng lá cờ hoa của Hợp Chủng quốc Hoa Kỳ. Lá cờ lớn ở những toà nhà chính phủ trang trọng, uy nghiêm, thì lá cờ nhỏ trước sân nhà người cựu chiến binh Mỹ càng gợi nhớ về lịch sử một đất nước non trẻ đã hình thành và phát triển tới ngôi vị hàng đầu thế giới hôm nay. Ngày Quốc khánh của Hoa Kỳ có thể lắng đọng trong tâm thức người bản xứ nhiều ý nghĩa sâu xa về lịch sử đất nước, nguồn gốc của từng gia đình đã rời xa quê hương mấy trăm năm trước để đi tìm đất sống và tự do.

Một người Mỹ hậu duệ có thể không biết, chưa bao giờ trở về đất tổ mãi bên Ái Nhĩ lan, Ba Lan, Đức, hay Pháp… nhưng tên (họ) của anh ta đã nói lên nguồn gốc của tổ tiên họ từ đâu đến đây? Hai trăm nữa, có thể con cháu chúng ta là những Andy Nguyen, Bob Le không biết Việt nam từng có tên trên bản đồ thế giới trước khi bị Trung quốc xâm lược, trước khi họ ra đời. Nhưng người Mỹ gốc Việt ấy vẫn biết rõ họ không phải người bản xứ, mà tổ tiên họ đã đến Hợp Chủng quốc Hoa kỳ này từ quê hương Việt nam. Có lẽ câu hỏi lớn trong tư duy họ là sao đất nước non trẻ Hoa Kỳ ngày càng hùng mạnh để thống trị thế giới và giúp đỡ nhiều quê hương, dân tộc khác; Và tại sao một dân tộc, đất nước có lịch sử lâu đời như tổ tiên, cố thổ của Andy Nguyen, Bob Le lại bỏ nước ra đi, quê hương bị xoá tên trên bản đồ?

Tâm thức một người Việt vào ngày Quốc khánh Hoa Kỳ hôm nay có lẽ cũng không khác tâm thức một người Mỹ gốc Việt hai trăm năm nữa. Bản năng gốc trong mỗi con người không tự sinh ra nên không dễ mất đi, cội rễ tiềm tàng trong mỗi thân tâm con người là điều cảm nhận thiêng liêng nhất đã tách biệt con người ra khỏi thế giới động vật để nhớ về tổ tiên, giống nòi, quê hương đã hun đúc nên hình hài tha phương…

Vâng. Sáng nay là ngày Quốc khánh của Hoa Kỳ, người hàng xóm của tôi là con của một cựu chiến binh Mỹ trong chiến tranh Việt nam. Anh Dale treo lá cờ nhỏ lên tường trước nhà anh; và nói vói qua sân nhà tôi khi anh thấy tôi đang tỉa cây cảnh sáng sớm… “Khi cha tôi còn sống, năm nào ông cũng treo cờ mừng lễ Độc lập và tưởng nhớ đồng đội của ông trong chiến tranh Việt nam - là quê hương của bạn. Nhưng từ khi cha tôi mất, năm nào tôi nhớ thì treo cờ để tưởng nhớ cha tôi.”

Vâng. Cách nay 242 năm, Quốc hội Lục địa Mỹ đã thông qua bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố 13 thuộc địa Mỹ tách khỏi Liên Hiệp Anh và tiến tới thành lập một quốc gia độc lập, có chủ quyền riêng. Ngày 4 tháng 7 năm 1776 đã khai sinh ra nước Mỹ, là ngày Quốc Khánh của Hợp Chủng quốc Hoa Kỳ. Cũng từ đó lịch sử thế giới được chứng kiến một quốc gia lập quốc mới hơn 200 năm, nhưng đã trở thành siêu cường thế giới. Hoa Kỳ phát triển mạnh mẽ về mọi mặt từ lập quốc tới nay ngoài những yếu tố địa lý chính trị, địa lý tự nhiên, vùng khí hậu, những người tiên phong và hậu duệ đa sắc tộc… Những yếu tố không thể thiếu để hình thành nên một quốc gia độc lập, có chủ quyền riêng. Nhưng để trở thành quốc gia hùng mạnh về kinh tế, chính trị, quân sự vào bậc nhất thế giới thì ắt hẳn Hoa Kỳ đã xây dựng và phát triển quốc gia non trẻ này theo đúng sự tiến hoá tự nhiên của tự nhiên và lòng người.

Nhìn lại lịch sử thế giới với các triều đại vua chúa đến các nền dân chủ tiên phong ở châu Âu, đến chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa cộng sản. Sự hưng thịnh và suy tàn không tránh khỏi theo vòng quay, bánh xe lịch sử luôn nghiền nát những chủ nghĩa độc tài, trào lưu không tưởng. Nhưng triều đại vua chúa, nền dân chủ nào thuận theo lòng dân cũng không có nghĩa là hùng mạnh bậc nhất thế giới như Hoa Kỳ. Vậy Hoa Kỳ đã lập quốc và xây dựng đất nước trên căn bản gì để trở thành siêu cường của thế giới hôm nay?

Có lẽ hình ảnh quen thuộc nhất về Hoa Kỳ là tất cả các đời tồng thống đều đặt tay lên cuốn Kinh thánh khi nhậm chức. Hoa Kỳ dựng nước và phát triển trên đức tin.

Khi rời khỏi quê nhà, những người di dân châu Âu mang theo Kinh Thánh như ánh sáng tự do, dân chủ đến nước Mỹ này để khai mở, lập nên Hợp chủng Quốc Hoa Kỳ. Tất cả những nhà lập quốc của nước Mỹ đều là người thờ Đức Chúa Trời. Theo học giả M.E. Bradford là nhà nghiên cứu về đức tin của những người ký tên vào Bản Tuyên ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ cho biết: 52/56 người ký tên vào bản Tuyên Ngôn là người Cơ đốc giáo. Trong số 55 người ký tên vào bản Hiến Pháp Mỹ, đã có đến 52 người là người Cơ đốc giáo chính thống.

Học giả Bradford còn cho biết thêm, những nhà lập quốc này còn nghiên cứu từng câu từng chữ trong Kinh Thánh và áp dụng cẩn thận vào Tuyên ngôn Độc lập, Hiến pháp và Đạo luật Nhân quyền. Nên chúng ta đã có được câu tuyên ngôn bất hủ của Hoa Kỳ là , “Chúng ta tín thác vào Chúa - In God We Trust.”

Quả thật những điều học giả Bradford ghi nhận đã được thể hiện đức tin trong việc trị quốc từ vị tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ. Quốc phụ George Washington đã nói: “Không thể nào cai trị thế giới một cách đúng đắn mà không có Đức Chúa Trời và Kinh Thánh”.

Tại sao vị cha già dân tộc của một đất nước vừa lập quốc đã không lo lắng nhiều cho việc xây dựng đất nước non trẻ của mình và đã nghĩ đến việc cai trị cả thế giới? Điều chúng ta có thể thấy rõ trong tâm thức, tư duy của quốc phụ Hoa Kỳ là một người lãnh đạo có đức tin tuyệt đối trở thành niềm tin để hành động dẫn tới kết quả không thể sai trật khi ngài quốc phụ đã đặt trọn vẹn niềm tin vào thượng đế. Trong lễ nhậm chức tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên, ngài quốc phụ đã thẳng thắn thừa nhận ân sủng của tạo hoá, và lấy đó làm kim chỉ nam để xây dựng và phát triển đất nước này. Bài diễn văn đầu tiên của vị tồng thống đầu tiên của Hoa Kỳ đã khẳng định, “Đức Chúa Trời thiêng đã soi sáng tương lai của chúng ta. Người đã ban cho chúng ta sự phán đoán đầy trí tuệ. Đây chính là điểm tựa thành công của chính phủ này…”

Với người khai quốc hữu thần, có niềm tin tuyệt đối vào thượng đế để hành xử từ trong quốc nội ra quốc ngoại đã trở thành tiền lệ cho những vị tổng thống đời sau noi gương hành xử. Niềm tin trọn vẹn của quốc phụ không gì lay chuyển được cho đến hết nhiệm kỳ, diễn văn chia tay cùng toàn dân, ngài vẫn nhắc lại, “Hai trụ cột chống đỡ, giúp đất nước chúng ta hưng thịnh chính là tôn giáo và đạo đức.”  Đức tin của quốc phụ tới cuối đời đã không thành văn bản để những đời tồng thống sau cũng phải làm thế, nhưng sự sáng suốt và anh minh của ngài khi trị quốc bằng đức tin và đạo đức đã vô hình chung trở thành khuôn mẫu cho tổng thống Hoa Kỳ đến bây giờ.

Dõi theo lịch sử Hoa Kỳ ta thấy vị tổng thống thứ 16 là ngài Abraham Lincoln. Một trong bốn vị tổng thống đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lịch sử Hợp Chủng quốc cũng cho rằng: “Kinh Thánh là món quà vĩ đại mà Đức Chúa Trời ban cho loài người”.

Truyền thống lãnh đạo Hợp Chủng quốc Hoa Kỳ đặt trọn niềm tin vào thượng đế một cách mạnh mẽ và tuyệt đối đã trở thành truyền thống lãnh đạo theo thời gian. Nên đời tổng thống thứ 26, ngài Theodore Roosevelt khẳng định thêm giá trị niềm tin trong việc lãnh đạo và xây dựng, phát triển đất nước Hợp Chủng quốc này. Ngài Roosevelt đã nói trước quốc hội và toàn dân: “Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ được thành lập trên những nguyên tắc của Cơ-đốc giáo”.

Trở lại với người hùng giải phóng nô lệ của lịch sử Hoa Kỳ, khi được những người nô lệ tự do tặng một cuốn Kinh Thánh, Tổng thống Lincoln đã công nhận rằng: “Tất cả những gì tốt đẹp mà Đấng Cứu Thế ban tặng cho chúng ta chính là đều thông qua cuốn sách này. Nếu không có nó chúng ta không thể phân biệt thế nào là thiện và ác. Tất cả những việc liên quan tới hạnh phúc và lợi ích của nhân loại, dù là ở thời điểm hiện tại hay tương lại đều có thể tìm thấy trong cuốn sách này“.

Có thể nói Hợp Chủng quốc Hoa Kỳ đã lập quốc, xây dựng và phát triển trên nền tảng đức tin và đạo đức. Sự chọn lựa minh mẫn và trí tuệ từ những vị khai quốc đã khiến Hoa Kỳ trở nên siêu cường suốt hơn hai trăm năm, và tương lai không ai dám chắc trong vũ trụ tuần hoàn hưng thịnh - suy tàn. Nhưng hiện tại Hoa Kỳ vẫn dẫn đầu thế giới không đối thủ vì Trung quốc như con cọp giấy, thấy hùng hổ bây giờ nhưng ngày mai đã thiếu hẳn cơ bản đức tin và đạo đức thì nhà cầm quyền Trung quốc không thể tồn tại khi sức nước, lòng dân Trung quốc tới lúc tức nước vỡ bờ.


Nhân ngày lễ Độc lập của Hợp Chủng quốc Hoa Kỳ. Chúng ta nhìn lại lịch sử một đất nước có một không hai của nhân loại. Đất nước siêu cường này sẽ tiếp tục hùng mạnh khi những nhà lãnh đạo quốc gia giữ vững được đức tin và đạo đức như những người khai quốc. Lịch sử đang diễn ra của Hoa Kỳ tuy có những rối ren không tránh khỏi do hoàn cảnh thế giới chi phối trong bối cảnh toàn cầu hoá; do Trung quốc muốn vươn lên ngôi vị bá chủ thế giới với dã tâm hơn là thực lực. Hãy nhìn vào những gì tổng thống đương nhiệm của Hoa Kỳ đã nói và làm để mỗi chúng ta có suy nghĩ (hoàn toàn tự do), nhưng phân biệt được đúng-sai. Vì tuy là người di dân, đất nước Hoa Kỳ có là đất thánh thì trong tâm thức người di dân vẫn chỉ là mảnh đất tạm dung. Điều chúng thử nghĩ vài trăm năm nữa, có người Mỹ nào vẫn còn cái họ trên giấy tờ tùy thân là: Đinh, Lý, Trần, Lê, Nguyễn… nhưng người ấy có còn nghĩ mình là người Việt nam như những người Việt nam thế hệ thứ nhất, thứ nhì đã đến Mỹ sau biến cố 30 tháng 04 năm 1975 ở quê nhà. Bằng chứng là những người Mỹ còn mang họ của người Pháp, người Đức đã đến đây mấy trăm năm trước; bây giờ họ chỉ biết họ là người Mỹ.

Vậy người di dân Việt, chúng ta cũng nên có cái nhìn chính xác hơn, công bằng hơn, biết ơn và tự trọng với đất nước đã cưu mang và chúng ta đang tạm dung… Tổng thống Trump quyết tâm đưa nước Mỹ hùng mạnh trở lại. Khẩu hiện tranh cửa của ông  là “Make America Great Again.” Lời tuyên bố và hành động của tổng thống sau khi đắc cử đã tạo ra hai luồng dư luận bên và chống ông từ quốc nội ra quốc tế. Ta đâu phải gã hề để làm trò cười cho thiên hạ khi nghe bên chống cũng gật đầu mà nghe bên bênh cũng ù ù cạc cạc…

Ta được sống trên đất nước tự do, dân chủ bậc nhất thế giới thì không cần lệ thuộc giáo điều nào cả. Cứ bình tâm suy xét cho riêng mình để thành người có quan điểm cụ thể và khả kính.

Sau cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng năm 2008 và 8 năm cầm quyền của cựu tổng thống Barack Obama, nền kinh tế Hoa Kỳ vẫn trì trệ với mức tăng trưởng thấp, chỉ hơn 2%. Tất cả chỉ số về tỷ lệ thất nghiệp, nợ công, số việc làm mất đi…, đều tăng lên. Xét trên bình diện quốc tế, vị thế của Hoa Kỳ suy yếu trước sự vươn lên của Đức và Liên minh Châu Âu ở Đại Tây Dương và Trung quốc ở Thái Bình Dương, Nga ở Đông Âu và vùng Trung Đông.

Nhưng sau khi tổng thống Donald Trump đắc cử tổng thống Hoa Kỳ với quyết tâm “Làm nước Mỹ vĩ đại trở lại”, nhiều người tỏ ra lọ ngại cho tương lai nước Mỹ, nhiều tờ báo liên tục đưa tin ông Trump đang làm nước Mỹ mất đi sự “vĩ đại”.

Nhưng thực tế đã cho thấy điều ngược lại.

Kể từ khi lên nắm quyền vào đầu năm 2017, tổng thống Trump đã thực hiện một loạt những bước tiến để bảo vệ quyền tự do tôn giáo, chấn hưng các giá trị truyền thống của Cơ-đốc giáo. Những hành động này của tổng thống Trump là thực hiện lời hứa của ông với người dân Hoa Kỳ, giúp xã hội có nền tảng vững chắc để duy trì những giá trị cốt lõi của người Mỹ, đó là các giá trị nhân văn và xuyên suốt lịch sử đất nước này, từ đó khiến cho nước Mỹ hùng mạnh trở lại, hài hòa giữa tín ngưỡng và phát triển xã hội.

“Đức tin đã định hình cho gia đình chúng ta và hình thành cộng đồng của chúng ta. Nó đã truyền cảm hứng cho cam kết của chúng ta đối với công việc từ thiện và bảo vệ quyền tự do của chúng ta. Và đức tin đã làm nên đặc tính và số phận của quốc gia vĩ đại này mà tất cả chúng ta đều yêu mến”, Tổng thống đương kim của Hoa Kỳ đã khẳng định trong lễ nhậm chức.

Và một năm sau khi đắc cử, với sự kiên quyết thực hiện chích sách “nước Mỹ trên hết”, tổng thống Trump đã khiến nước Mỹ và thế giới thay đổi khá nhiều. Ông sẵn sàng gạt bỏ những ép uổng, thiếu công bằng trong thương mại, quân sự và nhiều lãnh vực khác mà các nước đồng minh với Hoa Kỳ đã quen thói chờ đợi Hoa Kỳ rút hầu bao. Hôị nghị về biến đổi khí hậu ở Paris, quả là một việc đáng làm cho tương lai nhân loại, cho toàn thế giới. Nhưng sao cứ bắt Hoa Kỳ đứng mũi chịu sào? Vậy thì Hoa Kỳ trở về Hoa Kỳ để chỉ lo cho bầu không khí của Hoa Kỳ trong sạch hơn thôi! Tương tự, Hiệp thương Châu Á Thái Bình Dương, Hiệp thương Bắc Mỹ với Mexico và Canada… khi bất lợi cho Mỹ, thiếu công bằng thì bỏ hết. Đến Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) là gì, bảo vệ ai nhiều nhất, mà sao cứ Hoa Kỳ phải ra tài lực nhân lực nhiều nhất cho cái liên minh (No-Action-Talk-Only) này chứ?

Tương tự, cuộc chiến thương mại với Trung quốc bắt đầu từ thuế thép và nhôm mà Hoa Kỳ sẽ đánh mạnh vào đối thủ thương mại Trung quốc của Hoa Kỳ và cả đồng minh Canada, Đức… không ngoại lệ cho ai… chỉ là đòi lại sự công bằng mà Hoa Kỳ đã chịu đựng sự ép uổng qua nhiều đời tồng thống Hoa Kỳ đã cả nể đồng minh.

Chúng ta hãy nhìn thành quả của một người công nhân tạm thời để xem xét anh ta có đủ năng lực, tính chuyên môn và tinh thần trách nhiệm  để cho vào chính thức hay không? Công việc của một tổng thống cũng không ngoài thành tích đạt được.

Vậy thành quả kinh tế của tổng thống Trump là gì? Chỉ số Dow Jones đã tăng gần 29% kể từ Ngày bầu cử 2016. Chỉ số S&P 500 cũng tăng tới 21%. Sau quý I trì trệ, tăng trưởng kinh tế cũng đã đạt được hơn 3%, trong khi tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 4,8% trong tháng 1 xuống 4,3% trong tháng 8 và chỉ còn 4,1% vào tháng 11 - tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất trong 17 năm qua.

Trên bình diện quốc tế, với ba chuyến công du nước ngoài. Có thể nói tổng thống Trump đã lấy lại vị thế hàng đầu của Hoa Kỳ trong các sự vụ toàn cầu. Tổng thống Trump đã quan tâm đủ đến quan hệ đồng minh với Israel, Ả Rập Saudi, Jordan… ở Trung đông sau nhiều thất bại của Hoa Kỳ từ chiến tranh Iraq thời cựu tổng thống Bush con tới thời không làm gì cả của cựu tổng thống Obama. Phía châu Á, tổng thống Trump đã thắt chặt quan hệ với Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippines ở Đông Á, cũng như Úc và Ấn Độ…. Thành quả mới nhất của tổng thống Trump là đàm phán thành công với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong cuộc gặp lịch sử ngày 12/6 vừa qua ở Singapore, trong đó đạt được cam kết hướng tới phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên. Đâu phải ai cũng làm được điều bất ngờ với cả thế giới! Đâu có tổng thống Hoa Kỳ nào trước ông không nghĩ tới vần đề nguyên tử ở bán đảo Triều Tiên. Nhưng điều quan trọng là từ suy nghĩ tới hành động cần một đức tin đủ mạnh, và từ hành động tới thành công lại cần sự sáng suốt, quyết tâm…

Mỗi chúng ta có quyền xem trọng hay không với một vị tổng thống. Nhưng điều quan trọng hơn là làm tròn bổn phận công dân với đất nước chúng ta dung thân mà sau này là quê hương của con cháu chúng ta. Nghĩa vụ công dân là tôn trọng luật pháp. Giữ gìn văn hoá dân tộc Việt là không phạm pháp dù trong thâm tâm người Việt - Hoa Kỳ là đất tạm dung, quê hương ăn sổi ở thì… nghĩ sao cũng được về đất nước Hợp Chủng quốc đã chọn tôn giáo để duy trì đạo đức xã hội. Chính phủ cồ súy người dân trau dồi nhân cách và đạo đức con người để ngăn ngừa tội ác.    

Có thể nói Hoa Kỳ đã lập quốc trên căn bản Đức tin vào chính giáo. Xây dựng và phát triển một quốc gia thành Hợp Chủng quốc Hoa Kỳ cũng dựa vào căn bản đức tin và đạo đức. Sự khác biệt cốt lõi với tà giáo trị vì chỉ khiến xã hội băng hoại về đạo đức, kinh tế, quốc phòng suy vi tới mất nước như quê nhà chúng ta trong tay cộng sản từ cái bản Tuyên ngôn Độc lập vay mượn ngôn từ hoa mỹ từ Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ, nhưng (thằng) cha già dân tộc nghe theo bọn vô thần quốc tế đã bán đứng quê cha đất tổ, rước hoạ diệt vong về với quê ta. Lịch sử đông tây đã cho thấy loài người qua bao thiên niên sử là theo chính giáo, hữu thần, là phương cách duy nhất ngăn ngừa tà giáo lộng hành. Con cháu chúng ta sẽ được xem những trang lịch sử Hoa Kỳ nói gì về tổng thống Trump khi ngày càng lộ ra ông cũng nhận ra điều giá trị này khi đưa ra nhiều quyết định nhằm chấn hưng các giá trị truyền thống của đức tin. “Ai là anh em ta” trong Kinh thánh thì nhiều người biết. Nhưng người đủ can đảm và quyết tâm phân rõ bạn-thù thì lịch sử sẽ minh xét cho tổng thống Trump.

Ngày lễ Độc lập của Hoa Kỳ trong tâm thức một người di dân. Chúng ta có quyền ý kiến về tiền thuế chúng ta đóng đã bị chính phủ xài hoang. Nhưng đứng trước lá quốc kỳ của Hoa Kỳ ở bất cứ đâu ta gặp. Xin hãy lắng lòng tạ ơn những người tiên phong đã xây dựng nên mảnh đất tự do này, tạ ơn những người đã nằm xuống trong niền tin hậu duệ tiếp tục quang dương đức tin trị quốc và hưng quốc…

 
Phan

Ý kiến bạn đọc
17/12/201922:23:30
Khách
I like you... you are the top of the best.
07/07/201800:21:51
Khách
Dù chẳng biết tường tận về chính sách kinh tế , chính tri ....và tuy cũng là người đi dân Việt ,nhưng tôi đã ký thác đời mình cũng như đời con cháu là đây nên tôi hâm mộ bài viết này vô cùng . Rất ngưỡng mộ tác giả trong chính kiến này .
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,191,056
Tác giả đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang trong chương trình Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà là nhà giáo dạy ngôn ngữ và văn hóa Việt tại Hoa Kỳ và là tác giả Kim Dzung Phạm, sách “Vietnmese: An Intro-ductory Reader” đã được Viện Việt Học và University of California, Riverside xuấn bản lần đầu trong năm 2008.
2018-1968, đánh dấu 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân, tiếp tục viết về cuộc tàn sát tại Huế. Susan Nguyễn là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada, lần đầu viết bài gửi Việt Báo. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín, 2017-08. Sau đây là bài viết thứ 11 trong năm.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm niều bài viết đặc biệt. Nhân mùa Father’s Day đang tới, ông góp thêm bài viết về các cô nhi của tử sĩ VNCH hiện sống trên đất Mỹ.
Từ ngày Một tháng Bẩy 2018, giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ sang năm thứ hai mươi. Bài viết đầu tiên của Tố Nguyễn tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18.
Vài hàng vềû tác giả: Trước 1975, là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Định cư tại Hoa Kỳ từ 1985. Công việc: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu tại Westminster, từ 2002. Năm 2005, tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Sau đây là hồi ký của ông dành cho loạt bài “Tưởng nhớ 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân 1968 - 2018.”.
Cam Li là cây bút quen thuộc của Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Bài viết là một truyện ngắn mới, tác giả gửi tặng cho bạn đọc Việt Báo.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012. Trước 1975, ông là sĩ quan hải quân VNCH, một nhà thơ quân đội, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Hồi Ức về Trận Chiến Tết Mậu Thân sau đây là chuyện khi tác giả còn là một sinh viên.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Nhạc sĩ Cung Tiến