Hôm nay,  

Anh Hùng Quốc Gia

25/06/201800:00:00(Xem: 12045)
Tác giả: Sáu Steve Brown

Bài số 5422-19-31263-vb2062518

 
Tác giả là một cựu chiến binh Mỹ từng đóng quân ở Biên Hoà và kết hôn với một phụ nữ Việt. Viết Về Nước Mỹ, ngày 18 -12-2012 phổ biến bài viết trực tiếp bằng tiếng Việt đầu tiên của ông, kể chuyện tình 40 năm trước giữa chàng thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ và một cô gái Việt. Với bài "Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ", Sáu Steve Brown đã nhận Giải Việt Bút mang tên Bà Trùng Quang năm đầu tiên, 2013. Ông bà nay có 7 người con, hiện ở Ohio. Sau đây, thêm một bài mới của ông Sáu.

 
***
 

Mỗi nước đều có những người nổi tiếng đã có những đóng góp đáng kể nên bao nhiêu năm sau người ta vẫn nhắc đến.

Trong lịch sử Việt Nam có nhiều anh hùng như Hai Bà Trưng, ông Lý Thường Kiệt v.v... Trong số đó, có một anh hùng có thành tích rất lừng lẫy là ông Trần Hưng Đạo.

Trong thế kỳ 13 quân Mông-Cổ chiếm lấy được vùng Trung-Á, đất của nước Ba-tư, miền đông bắc Âu châu, nước Cao-ly và cả nước Trung Hoa. Đến năm 1257 họ xâm lược  Việt Nam lần đầu tiên. Sau đó họ tấn công vô Việt Nam thêm hai lần nữa.  Trong đời vua Trần Thái Tông có tướng Trần Hưng Đạo chỉ huy quân đội. Dù quân lực Mông-cổ rất mạnh họ bị thua ba lần ở Việt Nam vì lúc đó Việt Nam toàn đoàn kết và vì sự can đảm và tài trí của tướng Trần Hưng Đạo. (*) Bao nhiêu năm sau người Việt Nam vẫn nhắc đến ngài. Khi nghĩ đến những người như thế thì lòng ái quốc của ta cũng tăng lên.

Từ năm 1688 đến năm 1763, hai nước Anh và Pháp có chiến tranh bốn lần. Vào năm 1754 chiến tranh thứ tư nổ. Đó là Chiến Tranh Pháp và Dân Tộc Da Đỏ. Mục đích của cuộc chiến này là để giành quyền cai trị đất Bắc Mỹ (gồm cả hai nước Hoa Kỳ và Gia-nã-đại hiện nay).

Lúc đó nước Hoa Kỳ chưa được thành lập. Nước Anh cai trị 13 thuộc địa Mỹ tại miền đông Bắc Mỹ. Còn nước Pháp có đất từ thành Quebec xuống Louisiana với các pháo đài rải rác.tại nhiều nơi. Lực lượng Pháp chiếm thung lũng Ohio và được xây cất một pháo đài tên là Duquesne (hiện nay trong thành phố Pittsburg). Như thế là đe dọa đến vùng thuộc địa Pennsylvania của Anh. (**)

Thuở ấy 13 thuộc địa Mỹ chưa được đoàn kết nên họ không thể chống cự lực lượng Pháp. Nội các Anh nhìn biết sẽ có chiến tranh với Pháp nên ra lịnh cho tướng Edward Braddock đem hai trung đòan bộ binh từ Anh qua Mỹ. Ngày 20, tháng 2, năm 1755 họ tới thuộc địa Virginia. Những người Mỹ rất phấn khởi khi biết lần đầu tiên một đại binh Anh đến Mỹ.

Tướng Braddock có nhiều kinh nghiệm chiến tranh ở Âu Châu nhưng ông ấy không nghĩ các dân tộc da đỏ có thể chống cự với quân đội Anh. Tướng Braddock nghe tiếng về khả năng quân sự tài giỏi của đại tá George Washington nên chọn ông Washington làm phụ tá. Lúc đó ông George Washington mới có 23 tuổi nhưng đã thực hiện vài điều đáng kể nên nhiều người biết đến.

Vì không có đường đi trong rừng, tướng Braddock gởi vài trăm người đi trước chặt cây làm đường rộng khoảng 4 thước. Vì thế họ tới pháo đài Duquesne một cách rất chậm. Do đó, quân Pháp và đồng minh theo dõi và biết rõ ràng đại binh Anh đang ở đâu.

Khi đại binh Anh cách xa pháo đài Pháp khoảng 10 cây sô lực lượng Pháp chuẩn bị phục kích họ. Cũng lúc đó tướng Braddock chia đôi đại binh mình mà tiến tới với 1300 lính. Một nhóm người dân tộc Shawnee và Delaware (hai dân tộc này là đồng minh với Anh) hiện ra trong rừng. Họ tình nguyện đi trước để tấn công lực lượng Pháp. Đại tá Washington khuyên tướng Braddock nên chấp nhận sự giúp đỡ của ho.

Tướng Braddock đồng ý nhưng ông không coi trọng khả năng của các dân tộc da đỏ. Tuy là một người can đảm và có khả năng chiến thuật, Tướng Braddock khá bướng bỉnh, kiêu ngạo, và tự cao. Đại tá Washington cảnh cáo tướng Braddock là các dân tộc da đỏ đồng minh với Pháp chiến đấu rất giỏi nhưng Braddock không nghe. Ông ấy nói, “Có lẽ là dân tộc da đỏ có thể làm những lính Mỹ sợ nhưng họ không có thể gây ấn tượng nào với chiến sĩ  của nhà Vua” (tức là Vua nước Anh).

Hai dân tộc Shawnee và Delaware biết được lời nói đó và họ rất mếch lòng. Cuối cùng họ hủy bỏ sự công tác với quân đội Anh.


Một lần nữa đại tá Washington nói với tướng Braddock cách chiến đấu của các dân tộc là phục kích hay đứng phía sau cây to bắn ra. Lúc đó chiến thuật Anh là lính đứng dàn hàng sát bên nhau và cùng bắn, không núp đằng sau cây hay cái gì khác hết.

Khoảng trưa ngày 9, tháng 3, năm 1755, quân Anh đi vô rừng sâu. Từ vị trí đầu, Đại tá Washington quay lại nhìn thấy đội đại binh với binh phục màu đỏ kéo dài tới bốn dặm.

Tại pháo đài Pháp, người Pháp biết lực lượng Anh mạnh hơn lực lượng đồng minh phía họ nhiều. Lúc đó bên quân Pháp chỉ có 855 người. Vì thế, họ quyết định phục kích đại binh Anh trong rừng trước khi họ tới pháo đài.

Đi đầu đại binh Anh có đơn vị của đại tá Gage với 350 người lính. Họ bị phục kích. Họ không biết quân địch ở đâu nên khi họ bắn súng lại không có kết qủa.

Người da đỏ có khả năng bắn súng rất chính xác. Chỉ một lúc sau, người chết hoặc bị thương nằm đầy đất. Binh lính của đại tá Gage hoảng hốt. Họ bắn súng liên tục nhưng không thấy được ai cả.

Khi tướng Braddock nghe tin có trận đánh phía trước, ông ấy đem những đơn vị chính tới để ủng hộ Gage. Nhưng khi họ tới nơi thì đơn vị của Gage thì họ đang rút lui. Hai nhóm đụng nhau trên đường đi qua rừng và gây ra tình hình hỗn loan. Vì vậy họ chỉ đứng tại một chỗ mà đón đạn của quân Pháp và đồng mịnh. Binh phục màu đỏ của họ trở thành một mục tiêu rất dễ dàng trong rừng. Họ chết hay bị thương một cách mau chóng.

Ngựa của Tướng Braddock bị trúng đạn liên tục, ông phải đổi tới năm con ngựa. Cuối cùng ông ấy bị thương. Rồi những người lính còn lại bỏ súng, bỏ đại bác, bỏ lương thực mà chạy. Họ rút lui cho đến họ gặp đơn vị mang đồ nặng 40 dặm phía sau. Rồi các dân tộc da đỏ tràn đến lột da đầu của những người chết và kẻ bị thương không trốn được. Có 12 lính Anh bị bắt họ mang về pháo đài đốt chết. Vài ngày sau Braddock cũng chết và bị chôn trong rừng.

Kết qủa trận đánh này là quân Anh bị 714 người lính thương vong. Trong số 86 sĩ quan có 26 bị chết và 37 bị thương. Bên đồng minh Pháp chỉ có 30 người lính bị chết, 30 bị thương, và 3 sĩ quan bị chết. Đó là đai thắng của lực lượng Pháp. Nước Anh không thể lấy lại thung lũng Ohio.

Trong suốt trận đánh này đại tá Washington đi tới đi lui để mang lịnh của Braddock tới cho các vị chỉ huy. Ông làm vậy trong lúc bao nhiêu người khác xung quanh bỏ trận đánh, chạy trốn.  Các sĩ quan trên mình ngựa đều là mục tiêu nhắm bắn, vì thế tất cả mọi sĩ quan Anh chết hết. Ngựa của ông Washington cũng trúng đạn, ông phải đổi ngựa tới ba lần.

Dĩ nhiên đại tá Washington biết tiếp tục làm công tác truyền lịnh như thế rất nguy hiểm, nhưng ông vẫn tiếp tục thực hiện điều đó. Tình hình như thế kéo dài rất lâu cho đến lúc trận đánh kết thúc. Áo của ông Washington bị trúng đạn bốn lần nhưng ông không bị thương.

Dầu lực lượng Anh bị thua nặng, nhưng ông Washington đã chiến đấu hết sức can đảm, và sau đó mọi người Mỹ đều biết chuyện này.

Khoảng 15 năm sau một người tù trưởng da đỏ nói rằng trong trận đánh đó, ông ấy ra lệnh cho những binh lính da đỏ cố sức bắn chết ông Washington, nhưng họ không làm được. Họ tin rằng có một Quyền Vô Hình bảo vệ Washington nên không một viên đạn nào có thể làm hại ông ấỵ.

Tôi viết bài này đặc biệt cho chương trình Viết Về Nước Mỹ để giúp độc gỉa hiểu được nhiều hơn về một người có phần đóng góp lớn trong việc thành lập nước Mỹ. Còn có nhiều người khác với thành tích đáng kể, nhưng trong bài này tôi chỉ chú trọng vào một biến cố trong cuộc đời ông George Washington.

Từ lâu lắm, trường học ở Mỹ ít khi dạy những chi tiết quan trọng này về cuộc sống thời trẻ của ông George Washington và những nhà lập quốc khác. Khi chúng ta biết được những chi tiêt kể ở trên thì sẽ có kết luận rõ ràng là ông George Washington thật sự là anh hùng quốc gia. Ông ấy rất xứng đáng được qúy trọng.

Sáu Steve Brown

(*) Vietnamese – Aural Comprehension Course (Nov. 1966) – History/ Defense Language Institute

(**)  David Barton (1990), The Bulletproof George Washington, WallBuilder Press/ Aledo, Texas

Ý kiến bạn đọc
26/07/201819:33:14
Khách
Cám ơn Sáu STEVE BROWN đã cho biết về những chi tiết lịch sữ trong bài viết , Chúc sức khỏe và may mắn
24/07/201819:15:30
Khách
Cám ơn bài viết của STEVE BROWN , Chúc mọi sự tốt lành
28/06/201810:15:59
Khách
Chào chị Iris,
Cảm ơn chị đọc bài viết tôi và có lời khen. Tôi khỏe và ý định thăm dự VVNM năm nay.
Chúc chị bình an và vui vẻ.
28/06/201804:54:27
Khách
Hay quá anh Sáu ơi! Cảm ơn anh đã cho đọc một bài viết thú vị. Anh biết cả chuyện Mỹ chuyện Ta. Anh khỏe không? Năm nay anh có thể về tham dự VVNM ngày 12 tháng 8 sắp tới chứ?
26/06/201819:11:27
Khách
Cảm ơn các bạn đọc bài viết tôi và cũng có lời khen. Chúc các bạn mọi sự thật tốt đẹp.

Chị Phương Hoa, Tôi đồng ý với chị. Nếu Chúa không bảo vệ chắc ông Washington sẽ chết như nhiều người khác trong trận đánh đó. Còn phần ông Washington thì ông ấy tỏ ra lòng can đảm khi tiếp tục trong công vụ dù nguy hiểm bao nhiêu.

Phạm Thị Kim Dung, Cảm ơn bạn. Tôi nghĩ việc học tiếng Việt như là lên một núi rất cao và sau nhiều năm tôi vẫn còn lên dốc.

Anh Ngôn, Cảm ơn anh về lời ăn ủi. Dạo này sau em Tuyết qua đời tôi ít khi nói tiếng Việt nhiều nhưng tôi vẫn còn tiếp tục đọc và viết tiếng Việt thường xuyên.
26/06/201811:12:17
Khách
Kính chào Chú Sáu
Rất mừng khi thấy Chú Sáu vẫn tiếp tục viết lách. Đó là liều thuốc hữu hiệu vượt qua nỗi buồn để tìm niềm vui mới. Chúc Chú Sáu được nhiều sức khỏe!Triều Phong
26/06/201805:14:35
Khách
Cám ơn tác giả Sáu Steve Brown đã nghiên cứu để viết lại lịch sử Việt Nam, và kể chi tiết tỉ mỉ về ông George Washington, vị anh hùng dân tộc là người đã đóng góp lớn trong việc thành lập nước Mỹ. Tôi có quen vài người Mỹ nói tiếng Việt rất lưu loát, nhưng chưa thấy người nào viết văn và làm thơ giỏi như ông. Mà lại được giải thưởng Việt Bút mang tên Bà Trùng Quang nữa chứ. Tôi đã đọc vài bài viết của ông, tôi rất nể và khâm phục tài viết văn bằng tiếng Việt của ông.
Kính chúc ông bà được nhiều sức khoẻ, hạnh phúc và bình yên.
Xin chào ông nha.
25/06/201817:21:36
Khách
Chào anh Sáu,
Thật cảm động khi anh chịu bỏ công tìm đọc lịch sử "bên ngoại" Việt Nam của các cháu. Riêng về những chi tiết thú vị về vị "Cha già nước Mỹ" George Washington, " Ngựa của ông Washington cũng trúng đạn, ông phải đổi ngựa tới ba lần" nhưng không chết chắc là vì ông có chơn mạng Đế Vương, Thượng Đế đã chọn ông làm nhà lãnh đạo khai sinh nước Mỹ sau này nên ông không thể chết được.
Cám ơn anh Sau Steve đã cho đọc một bài viết hữu ích.
Chúc anh chị và gia đình luôn vui khỏe
Phương Hoa
25/06/201816:02:01
Khách
Cám ơn tác giả đã kể thêm vài chi tiết về ngài Washington mà tôi chưa biết. Ông chịu khó tìm hiểu cả lịch sử Việt, thật đáng nể.
Cám ơn ông nhiều. Kính chúc ông luôn an mạnh.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,200,017
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 28 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục thêm bài mới.
Tác giả là một dược sĩ tại Toronto. Với bài viết đầu tiên “Hai Bà Đầm,” ông đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011. Ba năm sau, 2014, ông góp thêm bài “Hồi Ký Của Một Người Tên Ông.” Năm 2016, thêm bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ.” Sang năm 2018, thêm bài thứ tư, “Đứa Con Lai...Hải Tặc.” Bài viết mới thứ 5 “Chuyện Tình...Hải Tặc” là phần kết của câu chuyện. Bạn đọc Viết Về Nước Mỹ trên Việtbao Online chỉ cần double click vào tên tác giả ở đầu bài, sẽ thấy bài cũ của cùng tác giả. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp và hết.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông, sống trong trại lính, làm việc theo một hợp đồng dân sự. Chuyện làm việc ở Trung Đông, bài đầu đã được phổ biến ngày 4 tháng 5. Sau đây là bài viết thứ hai, chuyện của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan.
Tác giả tên thật Huỳnh Thị Huệ, 69 tuổi, đến Mỹ năm 1991 theo diện HO. hiện đang là cư dân Downey, California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là chuyện đau thương có thật của gia đình, khi ntgười con trai tử nạn trên xa lộ vì bị một anh Mễ không giấy tờ say rượu lái xe.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ tư của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết gần đây là ký ức Mậu Thân của cô bé thời mới lớn. Và sau đây, thêm một bài viết mới.
Từ 2005, tác giả Hoàng Đức, một nhà giáo hưu trí tại Westminster, góp bài “Dodautre tại Mỹ” và nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Mười ba năm sau, 2018, thêm một bài mới của Hoàng Đức 2018. Theo tiểu sử do tác giả mới tự sơ lược, tại Việt Nam, 1963-1975, ông là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Sau 1975 là mười năm thất nghiệp. Công việc tại Hoa Kỳ từ 1985: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu từ 2002. Mong ông tiếp tục viết và bổ túc địa chỉ liên lạc.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bài viết mới của bà là chuyện tấm hình một cô bé học trò 15 tuổi. Tấm hình từng qua tay kẻ trộm, trở thành bùa hộ mạng của một thuyền nhân, với những tình tiết éo le dài gần một đời người lưu lạc.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Nhạc sĩ Cung Tiến