Tác giả: H. Huynh
Bài số 5400-19-31241-v2052818
Tác giả tên thật Huỳnh Thị Huệ, 69 tuổi, đến Mỹ năm 1991 theo diện HO. hiện đang là cư dân Downey, California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là chuyện đau thương có thệt của gia đình, khi ntgười con trai tử nạn trên xa lộ vì bị một anh Mễ không giấy tờ say rượu lái xe.
***
Chồng tôi trước kia là sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, nên sau ngày mất nước bị bắt đi tù đày. Nhà tôi tài sản mất hết giữa lúc hai con còn nhỏ dại, mà tôi lại gần tới ngày sanh nở. Cuộc sống rất khổ sở.
Bảy năm sau, chồng tôi được thả trở về nhưng vẫn bị quản chế, phải sống chiụ áp bức dưới chế độ cộng sản. Các con tôi đi học phải chiụ ảnh hưởng xét lý lịch của cha. Tương lai đen tối.
Năm 1991, gia đình tôi may mắn được đến Mỹ theo diện HO và định cư ở California. Chúng tôi được sống trong một nước tự do. Ba đứa con trai tôi được tiếp tục đi học, vợ chồng tôi cũng có việc làm ổn định. Các con tôi ngoài giờ học còn đi tìm việc làm thêm để có tiền mua sách vở. Năm 1999 và 2000 cả ba đứa con tốt nghiệp đại học.
Bốn năm sau con trai lớn và con trai út lập gia đình. Con trai lớn tôi ra riêng, con trai út và con trai giữa của tôi tên Đ, vẫn còn độc thân ở với vợ chồng tôi. Rồi vài năm sau Đ yêu một người tên H ở Việt Nam và đang làm đơn bảo lãnh để sang Mỹ. Đ. vì chưa có vợ, nên tôi lo cơm nước cho Đ. đem theo đi làm và chừa cơm tối. Cuộc sống gia đình êm đềm và vui vẻ ... nhưng rồi một đêm vào ngày mùng 7 Tết năm 2014, trời mưa dầm sau những tuần nắng hạn. Như thường lệ, Đ. đi làm từ sáng đến 9 giờ tối mới về đến nhà, nhưng đêm hôm ấy đã 10 giờ, rồi 11 giờ mà vẫn chưa thấy.
Đến 12 giờ khuya con út tôi vào phòng nói: “Không biết anh Đ. có chuyện gì không, mà chị H gọi qua hỏi con sao chị gọi cho anh Đ. hoài mà không thấy trả lời”.
H. là người vợ mới kết hôn của Đ. ở Việt Nam, đang chờ hoàn tất thủ tục để sang Mỹ với chồng.
Tôi lo sợ và chờ đợi, lắng nghe từng tiếng xe chạy trước nhà, từng tiếng động mở cửa, nhưng vẫn im lìm. Mãi tới 2 giờ khuya, bỗng tiếng chuông nhà reo, tôi vội chạy ra thì con út tôi đã chạy mở cửa rồi. Tôi giựt mình khi thấy có hai người cảnh sát đến hỏi: “Nhà này có người tên Đ. phải không?” con tôi trả lời “Yes, my brother”, rồi mời cảnh sát vào nhà và họ đưa tôi số phone để nó chuyện với một cảnh sát khác.
Tôi lắng nghe và theo dõi nét mặt con út lúc nói chuyện nghẹn nghào, có lúc trả lời, có lúc chỉ nói “No...No ...” mà nước mắt tuôn chảy. Sau khi nói chuyện phone xong, con tôi mới cho biết: “Anh Đ. bị người Mễ say rượu lái xe chạy nhanh, đụng xe anh Đ. vô tường freeway, xe bị cháy cứu không được nên anh Đ. chết rồi”.
Nghe như sét đánh ngang tai, đầu óc quay cuồng, tôi ngã quỵ, những tiếng khóc nức nỡ vang lên. Hai người cảnh sát ái ngại nhìn chúng tôi nói: “Trong công việc làm của họ, cái khó nhất là phải đi báo tin buồn cho gia đình biết như thế này”. Nói xong họ chia buồn, rồi ra về. Cả nhà từ lúc đó đầy tiếng khóc.
Sáng ra chồng và con tôi đi đến chổ cảnh sát coi về tai nạn tối qua làm thủ tục nhận dạng, nhưng họ bảo là Đ. bị phỏng nặng, vân tay và tóc cháy không còn, nên không thể nhận dạng được, mà phải đi thử DNA để chứng nhận Đ. là liên hệ trực thuộc trong gia đình mặc dù lúc bị tai nạn chiếc bóp trong túi quần bị cháy nám, nhưng giấy tờ bằng lái xe vẫn còn tên và địa chỉ nhà.
Sở cảnh sát nói, thử DNA sẽ lâu, ngoại trừ có giấy tờ chứng minh xác thực như trùng khớp răng, thì mới cho nhận xác về nhanh.
Tôi gọi phone về Việt Nam hỏi H, thì biết năm rồi Đ. về Việt Nam có đến nha sĩ trám và nhổ 1 cái răng ở hàm dưới. H liền xin hồ sơ răng của Đ., rồi gởi sang Mỹ. Nhưng cảnh sát lại nói giấy ở Việt Nam phải cần có 1 văn phòng nha khoa ở Mỹ chuyển dịch và xác nhận. Chồng tôi đi đến mấy nơi, nhưng họ bảo không thể vì giấy tờ này cần có bằng chuyên môn mới có quyền chứng nhận được.
Chồng tôi đi thất thiểu từ nơi này đến nơi khác và sau cùng vào một phòng nha sĩ trên đường Bolsa. Sau khi nghe trình bày về tai nạn của con tôi xong thì cô nha sĩ đó xúc động và khóc nói: “Cháu có một đứa em trai cũng bị đụng xe chết cháy giống như trường hợp con của bác, nên con rất thông cảm sự đau buồn của bác. Để cháu chứng nhận cho.”
Sau khi được giấy chứng nhận, gia đình tôi liền đem đến cho phòng Cảnh sát. Họ khám thấy đúng ở hàm dưới có thiếu 1 cái răng như trên giấy, nên chấp thuận cho chuyển xác về nhà quàn.
Gia đình tôi đến nhà quàn để chọn ngày cho thăm viếng và đem thiêu. Nhưng hôm sau, ở nhà quàn gọi phone nói rằng bên phòng Cảnh sát nói vì con tôi bị phỏng nặng và để chỗ cảnh sát lâu, nên vì môi trường không tốt, phải thiêu trước, rồi mới được thăm viếng!
Quá đau buồn, nhưng phải đành tuân theo luật. Ngày đưa ra thiêu, khi các Sư cúng tụng xong, cách ngăn tấm kiếng quan tài Đ. đẫy ra, cho những người thân đến bên chào vĩnh biệt. Tôi đau đớn bước vào ôm chân quan tài mà choáng váng rồi quỵ xuống, chỉ còn biết gọi mãi tên con, mọi người liền đỡ tôi ra ngoài. Chồng tôi nước mắt ràn rụa, cúi hôn quan tài con trước khi đẫy vào trong phòng thiêu. Tôi chỉ còn biết khóc mà gọi mãi tên con.
Sau khi thiêu xong hai ngày thì cho thăm viếng. Hũ cốt được mang ra với gương mặt thương yêu, nhìn tấm hình trên hũ cốt với chữ khắc tên tuổi con, dòng lệ cứ tuôn trào. Người thăm viếng và chia buồn đến rất đông cùng với những vòng hoa, mặc dù gia đình tôi đã đăng báo: 'Xin miễn phúng điếu và vòng hoa.'
Khác hẳn với những đám ma khác vì không có quan tài, mà chỉ có hủ cốt đặt trên bàn giữa những vòng hoa và nhang đèn. Tre già khóc măng con, lá vàng đưa tiễn lá xanh, Thật quá đau lòng!
Sau lễ tang, gia đình tôi đưa hủ cốt con về an nghỉ ở chùa.
Lúc xảy ra tai nạn có đài Tivi Mỹ tới hiện trường quay phim và đăng báo. Mấy ngày sau, con tôi gọi phone cho cảnh sát, xin được đến nơi đụng xe để cúng cầu siêu cho Đ. và cảnh sát chấp thuận nhưng vì an toàn chỗ xa lộ xe cộ nhiều, nên không được đi hơn 5 người và chỉ được ở đó khoảng 10 phút. Rồi họ cho hẹn ngày giờ để hộ tống gia đình tôi tới chỗ con tôi bị nạn trên xa lộ. Nhìn những mảnh xe bị vỡ rơi rớt bên đường, những vết cháy nám cùng những vết nứt khuyết trên bờ tường mà thấy lòng quá đau xót.
Sau đó vài ngày, nhận được giấy khai tử của Đ., liền gởi về cho H ở Việt Nam để nộp đơn xin qua Mỹ. Nhiều người nói hồ sơ bảo lãnh vợ còn đang cứu xét, bây giờ chồng chết rồi khó mà chấp thuận cho đi, nhưng tôi vẫn cứ gởi giấy khai tử và những hình ảnh báo Mỹ đăng lúc ở hiện trường xảy ra tai nạn, rồi cầu nguyện hy vọng được cho đi.
Đến ngày H đi phỏng vấn thì gặp ông Mỹ hỏi: “Đi qua Mỹ để làm gì?” H nói: “Chồng tôi bị tai nạn chết, xin đi qua Mỹ để tang cho chồng.” Rồi trình bày tất cả hình ảnh lúc tai nạn. Ông Mỹ coi xong nói chia buồn và chấp thuận cho đi Mỹ ở 6 tháng. Mừng quá H gọi báo tin cho tôi biết và tuần lễ sau tới Mỹ. Gia đình tôi ra phi trường đón H, nhìn thấy H gầy ốm xanh xao vì quá đau buồn thương nhớ Đ., rồi H cứ đến chùa ôm vuốt hủ cốt Đ. mà khóc, nhìn thật xót xa làm sao.
Thời gian thắm thoát trôi nhanh, đã gần tới ngày hết hạn visa, H phải trở về Việt Nam. Gia đình tôi làm đơn gởi lên sở di trú xin cứu xét trường hợp đặt biệt để H. được ở lại Mỹ. Vài tháng sau nhận được thư hẹn lên Los Angeles phỏng vấn. Vợ chồng tôi đi theo hỗ trợ tinh thần vì thấy H lo lắng quá. Ngồi bên ngoài phòng chờ đợi rất lâu, một lúc sau H phỏng vấn xong đi ra ngoài với gương mặt buồn nói: “Con gặp ông người gốc Tàu, hỏi nhiều quá, có những chuyện bên Mỹ mà con thì ở Việt Nam nên không biết rõ mà trả lời, chắc bị rớt quá. Ổng bảo về nhà chờ khoảng hai tuần sẽ thư trả lời. Vì trường hợp này cần xét lại không thể quyết định ngay được.”
Chúng tôi ra về với tâm trạng lo lắng bồn chồn chỉ còn biết cầu nguyện Đ. linh thiêng thì hãy phù hộ cho vợ được ở lại Mỹ. Một tuần lễ sau nhận được thư từ sở di trú, hồi hộp mở thư, dòng chữ lớn hiện ra: “Congratulation! Welcome to America!” Gia đình tôi quá mừng, thật cám ơn nước Mỹ đã nhân đạo mà cứu xét trường hợp của con tôi cho H được định cư ở Mỹ.
Còn người Mễ đụng xe con tôi là một người gốc Mexico, là dân cư trú bất hợp pháp, xe không có bảo hiểm, uống rượu lái xe nên đã bị bắt ngay lúc xảy ra tai nạn. Mấy tháng sau tôi nhận được thư ở toà án gởi về cho biết ngày xử. Gia đình tôi có đến dự mấy lần, nhưng chỉ đọc tên can phạm và nói tai nạn chỉ trong vòng 10 phút, rồi cho biết ngày xử kế tiếp. Trong phiên toà xử rất nhiều người và nhiều vụ khác nhau. Có người được bail ra ngoài ngồi cùng dãy ghế với người thân, cũng có người đang bị nhốt trong khung sắt và mặc áo tù. Khoảng năm sau toà mới kết thúc phiên xử của con tôi. Khi đọc tên can phạm đi lên, bên cạnh có luật sư biện hộ. Ông tòa đọc bản án ngày gây ra tai nạn rồi sau cùng hỏi nó: “Có nhận tội hay không?”. Và nó gật đầu chịu nhận tội. Tòa tuyên án:
“Uống rượu lái xe đụng chết người là ngộ sát bị phạt 16 tháng tù, nhưng vì can phạm chịu nhận tội nên giảm án xuống phân nửa, chỉ còn 8 tháng”. Ông tòa nói xong thì hai người cảnh sát đến còng tay dẫn can phạm vào trong và gia đình nó nhìn theo khóc.
Một người lái xe không có bảo hiểm, uống rượu chạy quá tốc độ, đụng chết người mà ở tù chỉ có 8 tháng được thả trở về. Còn con tôi đã ra đi vĩnh viễn, những sự mất mát, đau đớn tinh than của gia đình tôi phải chịu đựng và khóc đến bao giờ đây!
Trên đường trở về nhà, xe chạy qua chỗ Đ. bị tai nạn, những mảnh xe vỡ cùng những vết cháy nám đen không còn nữa, nhưng những vết loang lổ, bể vỡ trên bờ tường còn in sâu đó.
Liên tưởng đến phút giây sinh tử đó, chắc con tôiđã vùng vẫy trong tuyệt vọng bởi ngọn lửa bao trùm trước khi trút hơi thở cuối cùng. Tôi thấy tim đau thắt, nước mắt tuôn chảy. Thôi thì phần số con tôi đã như vậy, giờ đây tôi chỉ biết cầu nguyện cho hương hồn con được siêu thoát về miền cực lạc.
Đời người nào khác giọt sương,
Trăm năm hai chữ vô thường mà thôi.
Los Angeles, May 2018
H. Huynh
Bài số 5400-19-31241-v2052818
Tác giả tên thật Huỳnh Thị Huệ, 69 tuổi, đến Mỹ năm 1991 theo diện HO. hiện đang là cư dân Downey, California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là chuyện đau thương có thệt của gia đình, khi ntgười con trai tử nạn trên xa lộ vì bị một anh Mễ không giấy tờ say rượu lái xe.
***
Chồng tôi trước kia là sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, nên sau ngày mất nước bị bắt đi tù đày. Nhà tôi tài sản mất hết giữa lúc hai con còn nhỏ dại, mà tôi lại gần tới ngày sanh nở. Cuộc sống rất khổ sở.
Bảy năm sau, chồng tôi được thả trở về nhưng vẫn bị quản chế, phải sống chiụ áp bức dưới chế độ cộng sản. Các con tôi đi học phải chiụ ảnh hưởng xét lý lịch của cha. Tương lai đen tối.
Năm 1991, gia đình tôi may mắn được đến Mỹ theo diện HO và định cư ở California. Chúng tôi được sống trong một nước tự do. Ba đứa con trai tôi được tiếp tục đi học, vợ chồng tôi cũng có việc làm ổn định. Các con tôi ngoài giờ học còn đi tìm việc làm thêm để có tiền mua sách vở. Năm 1999 và 2000 cả ba đứa con tốt nghiệp đại học.
Bốn năm sau con trai lớn và con trai út lập gia đình. Con trai lớn tôi ra riêng, con trai út và con trai giữa của tôi tên Đ, vẫn còn độc thân ở với vợ chồng tôi. Rồi vài năm sau Đ yêu một người tên H ở Việt Nam và đang làm đơn bảo lãnh để sang Mỹ. Đ. vì chưa có vợ, nên tôi lo cơm nước cho Đ. đem theo đi làm và chừa cơm tối. Cuộc sống gia đình êm đềm và vui vẻ ... nhưng rồi một đêm vào ngày mùng 7 Tết năm 2014, trời mưa dầm sau những tuần nắng hạn. Như thường lệ, Đ. đi làm từ sáng đến 9 giờ tối mới về đến nhà, nhưng đêm hôm ấy đã 10 giờ, rồi 11 giờ mà vẫn chưa thấy.
Đến 12 giờ khuya con út tôi vào phòng nói: “Không biết anh Đ. có chuyện gì không, mà chị H gọi qua hỏi con sao chị gọi cho anh Đ. hoài mà không thấy trả lời”.
H. là người vợ mới kết hôn của Đ. ở Việt Nam, đang chờ hoàn tất thủ tục để sang Mỹ với chồng.
Tôi lo sợ và chờ đợi, lắng nghe từng tiếng xe chạy trước nhà, từng tiếng động mở cửa, nhưng vẫn im lìm. Mãi tới 2 giờ khuya, bỗng tiếng chuông nhà reo, tôi vội chạy ra thì con út tôi đã chạy mở cửa rồi. Tôi giựt mình khi thấy có hai người cảnh sát đến hỏi: “Nhà này có người tên Đ. phải không?” con tôi trả lời “Yes, my brother”, rồi mời cảnh sát vào nhà và họ đưa tôi số phone để nó chuyện với một cảnh sát khác.
Tôi lắng nghe và theo dõi nét mặt con út lúc nói chuyện nghẹn nghào, có lúc trả lời, có lúc chỉ nói “No...No ...” mà nước mắt tuôn chảy. Sau khi nói chuyện phone xong, con tôi mới cho biết: “Anh Đ. bị người Mễ say rượu lái xe chạy nhanh, đụng xe anh Đ. vô tường freeway, xe bị cháy cứu không được nên anh Đ. chết rồi”.
Nghe như sét đánh ngang tai, đầu óc quay cuồng, tôi ngã quỵ, những tiếng khóc nức nỡ vang lên. Hai người cảnh sát ái ngại nhìn chúng tôi nói: “Trong công việc làm của họ, cái khó nhất là phải đi báo tin buồn cho gia đình biết như thế này”. Nói xong họ chia buồn, rồi ra về. Cả nhà từ lúc đó đầy tiếng khóc.
Sáng ra chồng và con tôi đi đến chổ cảnh sát coi về tai nạn tối qua làm thủ tục nhận dạng, nhưng họ bảo là Đ. bị phỏng nặng, vân tay và tóc cháy không còn, nên không thể nhận dạng được, mà phải đi thử DNA để chứng nhận Đ. là liên hệ trực thuộc trong gia đình mặc dù lúc bị tai nạn chiếc bóp trong túi quần bị cháy nám, nhưng giấy tờ bằng lái xe vẫn còn tên và địa chỉ nhà.
Sở cảnh sát nói, thử DNA sẽ lâu, ngoại trừ có giấy tờ chứng minh xác thực như trùng khớp răng, thì mới cho nhận xác về nhanh.
Tôi gọi phone về Việt Nam hỏi H, thì biết năm rồi Đ. về Việt Nam có đến nha sĩ trám và nhổ 1 cái răng ở hàm dưới. H liền xin hồ sơ răng của Đ., rồi gởi sang Mỹ. Nhưng cảnh sát lại nói giấy ở Việt Nam phải cần có 1 văn phòng nha khoa ở Mỹ chuyển dịch và xác nhận. Chồng tôi đi đến mấy nơi, nhưng họ bảo không thể vì giấy tờ này cần có bằng chuyên môn mới có quyền chứng nhận được.
Chồng tôi đi thất thiểu từ nơi này đến nơi khác và sau cùng vào một phòng nha sĩ trên đường Bolsa. Sau khi nghe trình bày về tai nạn của con tôi xong thì cô nha sĩ đó xúc động và khóc nói: “Cháu có một đứa em trai cũng bị đụng xe chết cháy giống như trường hợp con của bác, nên con rất thông cảm sự đau buồn của bác. Để cháu chứng nhận cho.”
Sau khi được giấy chứng nhận, gia đình tôi liền đem đến cho phòng Cảnh sát. Họ khám thấy đúng ở hàm dưới có thiếu 1 cái răng như trên giấy, nên chấp thuận cho chuyển xác về nhà quàn.
Gia đình tôi đến nhà quàn để chọn ngày cho thăm viếng và đem thiêu. Nhưng hôm sau, ở nhà quàn gọi phone nói rằng bên phòng Cảnh sát nói vì con tôi bị phỏng nặng và để chỗ cảnh sát lâu, nên vì môi trường không tốt, phải thiêu trước, rồi mới được thăm viếng!
Quá đau buồn, nhưng phải đành tuân theo luật. Ngày đưa ra thiêu, khi các Sư cúng tụng xong, cách ngăn tấm kiếng quan tài Đ. đẫy ra, cho những người thân đến bên chào vĩnh biệt. Tôi đau đớn bước vào ôm chân quan tài mà choáng váng rồi quỵ xuống, chỉ còn biết gọi mãi tên con, mọi người liền đỡ tôi ra ngoài. Chồng tôi nước mắt ràn rụa, cúi hôn quan tài con trước khi đẫy vào trong phòng thiêu. Tôi chỉ còn biết khóc mà gọi mãi tên con.
Sau khi thiêu xong hai ngày thì cho thăm viếng. Hũ cốt được mang ra với gương mặt thương yêu, nhìn tấm hình trên hũ cốt với chữ khắc tên tuổi con, dòng lệ cứ tuôn trào. Người thăm viếng và chia buồn đến rất đông cùng với những vòng hoa, mặc dù gia đình tôi đã đăng báo: 'Xin miễn phúng điếu và vòng hoa.'
Khác hẳn với những đám ma khác vì không có quan tài, mà chỉ có hủ cốt đặt trên bàn giữa những vòng hoa và nhang đèn. Tre già khóc măng con, lá vàng đưa tiễn lá xanh, Thật quá đau lòng!
Sau lễ tang, gia đình tôi đưa hủ cốt con về an nghỉ ở chùa.
Lúc xảy ra tai nạn có đài Tivi Mỹ tới hiện trường quay phim và đăng báo. Mấy ngày sau, con tôi gọi phone cho cảnh sát, xin được đến nơi đụng xe để cúng cầu siêu cho Đ. và cảnh sát chấp thuận nhưng vì an toàn chỗ xa lộ xe cộ nhiều, nên không được đi hơn 5 người và chỉ được ở đó khoảng 10 phút. Rồi họ cho hẹn ngày giờ để hộ tống gia đình tôi tới chỗ con tôi bị nạn trên xa lộ. Nhìn những mảnh xe bị vỡ rơi rớt bên đường, những vết cháy nám cùng những vết nứt khuyết trên bờ tường mà thấy lòng quá đau xót.
Sau đó vài ngày, nhận được giấy khai tử của Đ., liền gởi về cho H ở Việt Nam để nộp đơn xin qua Mỹ. Nhiều người nói hồ sơ bảo lãnh vợ còn đang cứu xét, bây giờ chồng chết rồi khó mà chấp thuận cho đi, nhưng tôi vẫn cứ gởi giấy khai tử và những hình ảnh báo Mỹ đăng lúc ở hiện trường xảy ra tai nạn, rồi cầu nguyện hy vọng được cho đi.
Đến ngày H đi phỏng vấn thì gặp ông Mỹ hỏi: “Đi qua Mỹ để làm gì?” H nói: “Chồng tôi bị tai nạn chết, xin đi qua Mỹ để tang cho chồng.” Rồi trình bày tất cả hình ảnh lúc tai nạn. Ông Mỹ coi xong nói chia buồn và chấp thuận cho đi Mỹ ở 6 tháng. Mừng quá H gọi báo tin cho tôi biết và tuần lễ sau tới Mỹ. Gia đình tôi ra phi trường đón H, nhìn thấy H gầy ốm xanh xao vì quá đau buồn thương nhớ Đ., rồi H cứ đến chùa ôm vuốt hủ cốt Đ. mà khóc, nhìn thật xót xa làm sao.
Thời gian thắm thoát trôi nhanh, đã gần tới ngày hết hạn visa, H phải trở về Việt Nam. Gia đình tôi làm đơn gởi lên sở di trú xin cứu xét trường hợp đặt biệt để H. được ở lại Mỹ. Vài tháng sau nhận được thư hẹn lên Los Angeles phỏng vấn. Vợ chồng tôi đi theo hỗ trợ tinh thần vì thấy H lo lắng quá. Ngồi bên ngoài phòng chờ đợi rất lâu, một lúc sau H phỏng vấn xong đi ra ngoài với gương mặt buồn nói: “Con gặp ông người gốc Tàu, hỏi nhiều quá, có những chuyện bên Mỹ mà con thì ở Việt Nam nên không biết rõ mà trả lời, chắc bị rớt quá. Ổng bảo về nhà chờ khoảng hai tuần sẽ thư trả lời. Vì trường hợp này cần xét lại không thể quyết định ngay được.”
Chúng tôi ra về với tâm trạng lo lắng bồn chồn chỉ còn biết cầu nguyện Đ. linh thiêng thì hãy phù hộ cho vợ được ở lại Mỹ. Một tuần lễ sau nhận được thư từ sở di trú, hồi hộp mở thư, dòng chữ lớn hiện ra: “Congratulation! Welcome to America!” Gia đình tôi quá mừng, thật cám ơn nước Mỹ đã nhân đạo mà cứu xét trường hợp của con tôi cho H được định cư ở Mỹ.
Còn người Mễ đụng xe con tôi là một người gốc Mexico, là dân cư trú bất hợp pháp, xe không có bảo hiểm, uống rượu lái xe nên đã bị bắt ngay lúc xảy ra tai nạn. Mấy tháng sau tôi nhận được thư ở toà án gởi về cho biết ngày xử. Gia đình tôi có đến dự mấy lần, nhưng chỉ đọc tên can phạm và nói tai nạn chỉ trong vòng 10 phút, rồi cho biết ngày xử kế tiếp. Trong phiên toà xử rất nhiều người và nhiều vụ khác nhau. Có người được bail ra ngoài ngồi cùng dãy ghế với người thân, cũng có người đang bị nhốt trong khung sắt và mặc áo tù. Khoảng năm sau toà mới kết thúc phiên xử của con tôi. Khi đọc tên can phạm đi lên, bên cạnh có luật sư biện hộ. Ông tòa đọc bản án ngày gây ra tai nạn rồi sau cùng hỏi nó: “Có nhận tội hay không?”. Và nó gật đầu chịu nhận tội. Tòa tuyên án:
“Uống rượu lái xe đụng chết người là ngộ sát bị phạt 16 tháng tù, nhưng vì can phạm chịu nhận tội nên giảm án xuống phân nửa, chỉ còn 8 tháng”. Ông tòa nói xong thì hai người cảnh sát đến còng tay dẫn can phạm vào trong và gia đình nó nhìn theo khóc.
Một người lái xe không có bảo hiểm, uống rượu chạy quá tốc độ, đụng chết người mà ở tù chỉ có 8 tháng được thả trở về. Còn con tôi đã ra đi vĩnh viễn, những sự mất mát, đau đớn tinh than của gia đình tôi phải chịu đựng và khóc đến bao giờ đây!
Trên đường trở về nhà, xe chạy qua chỗ Đ. bị tai nạn, những mảnh xe vỡ cùng những vết cháy nám đen không còn nữa, nhưng những vết loang lổ, bể vỡ trên bờ tường còn in sâu đó.
Liên tưởng đến phút giây sinh tử đó, chắc con tôiđã vùng vẫy trong tuyệt vọng bởi ngọn lửa bao trùm trước khi trút hơi thở cuối cùng. Tôi thấy tim đau thắt, nước mắt tuôn chảy. Thôi thì phần số con tôi đã như vậy, giờ đây tôi chỉ biết cầu nguyện cho hương hồn con được siêu thoát về miền cực lạc.
Đời người nào khác giọt sương,
Trăm năm hai chữ vô thường mà thôi.
Los Angeles, May 2018
H. Huynh
Bài viết nầy hơi khó hiểu, do lẽ:
-thường ở mỹ lâu năm ai cũng có hồ sơ răng ở văn phòng nha sỉ. Một năm đi chà răng hai lần và chụp hình hàm răng 1 lần.
-xe cứu thương chở nạn nhân, chết hay bị thương tới nhà thương, bác sĩ sẽ xác nhận và ký giấy nạn nhân qua đời. Xác nạn nhân được chuyển tới phòng lạnh ngay tại nhà thương để giữ xác chờ thân nhân tới nhìn mặt và liên lạc với nhà mai táng tới nhận xác làm thủ tục mai táng. Trong mấy giai đoạn, tử thi luôn được giữ lạnh tránh sự phân hủy, một là tôn trọng người chết, hai là vấn đề vệ sinh.
-cảnh sát chỉ chở người sống, ko chở người bị thương hay đã chết. Cảnh sát chỉ giữ giấy tờ, tài sản của nạn nhân để điều tra chớ ko giữ tử thi.
Cho tôi chia sẻ sự mất mát to lớn nầy. Tôi cũng giống anh chị, mất đi một đứa con duy nhất lúc nó 12 tuổi bởi một tên lái xe say ma túy ở Florida. Tôi buồn đau cho đến hôm nay, 69 tuổi !