Tác giả: Captovan
Bài số 5377-19-31218-vb4050218
Captovan hoặc Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm hai bài viết đặc biệt: “Saigon 68 và Ông Sáu Lèo”, kể về Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, và bài “Anh Lính Chiến và Người Phóng Viên”, kể về cuộc hành quân tại Phú Lâm A. Bài viết về Mậu Thân thứ ba của ông.
***
Một tháng trước Mậu Thân, tin tình báo cho biết 2 tiểu đoàn Việt Cộng (VC) là 161 và 162 sẽ đánh chiếm quận Giáo Đức và Cai Lậy hầu làm tê liệt đường tiếp tế lương thực từ Vùng 4 về Saigon,
Chiến Đoàn B gồm Tiểu Đoàn 1 và Tiểu Đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến (TĐ1, TĐ2/TQLC) dứơi quyền chỉ huy của Trung Tá Tôn Thất Soạn, được lệnh hành quân và đã tiêu diệt chúng trên con kinh Cái Thia, phía Bắc cách quận Cai Lậy. Nhờ đó mà hàng hóa lương thực tràn đầy về Saigon cho dân ăn Tết, nhưng một số anh em tôi đã không trở về.
Chờ Tết Mậu Thân và lễ cưới,
Tết Mậu Thân, mẹ trông anh về. Vị hôn thê trông anh về... Thân tộc, bạn bè chờ mừng đám cưới anh. Đó là trường hợp Trung Úy Nguyễn Quốc Chính, Khóa 20 Võ Bị, đại đội phó của tôi.
Chính vừa đính hôn với cô L. và sẽ làm lễ cưới đúng vào dịp Tết Mậu Thân.
Trong cuộc hành quân trực thăng vận này, Trung Đội 14 của Thiếu Úy Huỳnh Vinh Quang, Khóa 22 Võ Bị, tới phiên nhảy đầu, còn Chính có nhiệm vụ chỉ huy trung đội súng nặng đi sau, nhưng vì lo đàn em chưa đủ kinh nghiệm nhảy trực thăng nên Chính đã tình nguyện đi với Quang.
Khi trực thăng vừa đổ quân xuống là địch tấn công ngay bằng đủ loại vũ khí. Nhờ kinh nghiệm, Chính điều động trung đội xung phong vào thẳng mục tiêu, trấn áp được địch quân, giảm thiểu thiệt hại cho trung đội, chỉ vài người bị thương, một mình Chính tử thương!
Chính đã tử trận vào lúc 9 giờ sáng ngày 31/12/1967 trên bờ kinh Cái Thia, quận Cai Lậy! Chính tình nguyện lãnh nhiệm vụ khó khăn thay cho một đàn em, anh đã hy sinh một cách cao cả.
Và rồi Tết Mậu Thân, công quân tấn công vào Sàigòn, TĐ2/TQLC đựơc trực thăng Chinook bốc từ quận Cai Lậy đổ quân xuống ngay trong Bộ Tổng Tham Mưu (BTTM).
Món Quà Tết Tặng Bà Cô
Sau một ngày dẹp tan đám đặc công xâm nhập, tối đến đại đội tôi đóng quân phòng thủ ngay trong Bộ Tổng Tham Mưu.
Vào lúc một giờ sáng, tổ gác báo động có VC bò vào tuyến, tôi ra lệnh không được nổ súng mà phải bắt sống. Khi tù binh được dẫn đến thì tôi bật ngửa ra, nó chính là Vũ Khắc Quân, nhân viên phòng Tổng Quản Trị, con cô ruột của tôi. Tôi hỏi:
-Sao chú mày chui vào đây?
- Phiên em trực phòng Tổng Quản Trị, khi VC tấn công vào, em trốn trong ống cống, đêm nay thấy yên nên em bò ra tìm đường về.
Bình thường lính canh nổ súng chính xác, nhưng do lệnh bắt sống mà chú em tôi may mắn đã không thành cái xác. Tôi đã tặng cô tôi món quà đầu Xuân quý giá.
(Vũ Khắc Quân sống sót sau trận chiến, nhưng cũng vừa qua đời tại Việt Nam vào dịp Xuân Mậu Tuất 2018.)
Cố vấn Mỹ lãnh
cục bi trên trán
Từ Bộ Tổng Tham Mưu, đại đội tôi được lệnh tiếp tứng cho mặt trận Chợ Lớn. Khi tiến về Mũi Tàu Phú Lâm trên đường Hậu Giang, trên đường di chuyển chúng tôi đã thấy xác một phóng viên người Mỹ “ngồi” dựa vào chiếc xe hơi bị nát.
Khi đi đến ngã tư Hậu Giang và Phú Định thì bị đụng nặng, địch khá đông đang cố thủ trong những cao ốc gần hãng pin Con Ó. Chúng tôi sẽ phải vượt qua một bãi đất trống sình lầy mà hỏa lực của VC phía đối diện rất mạnh, đã cả giờ đồng hồ rồi mà quân tôi chưa tiến thêm được bước nào, số bị thương và tử trận ngày càng tăng cao trong khi thượng cấp thì ra lệnh phải tiến “bằng mọi giá”!
Tiểu Đoàn Trưởng Đồ Sơn xin trực thăng cobras và biệt phái xuống cho tôi Trung Úy cố vấn phó tên Carl White để phối hợp hỏa lực. Sau vài tràng rockets, hết đạn, cobras bay đi, tôi và Carl White leo lên cao quan sát mục tiêu thì nghe “cắc-bù”, White ngã ngửa về phía sau, tôi biết anh ta bị thương, vội gọi y tá đến săn sóc, nhưng y tá tìm mãi không ra vết thương, không thấy máu.
Sau giây phút tỉnh hồn, Carl mở mắt chỉ vào trán, một viên đạn xuyên qua nón sắt, cởi nón sắt ra thì thấy trán Carl White nổi một cục tụ máu như viên bi. Quan sát đường đi của thần chết thì ra đạn xuyên qua cuốn băng cá nhân cài trên non sắt, chui vào trong, đụng nón nhựa, sức mạnh đạn đi chỉ còn đủ lú ra chạm vào trán White một tí rồi dừng lại, thay vì xuyên qua đầu chui ra sau ót.
Carl White lấy máy hình ra, đứng bên cái biển “NHÀ BÁN”, bấm một phát làm kỷ niệm để đời. Nhờ cái hòn bi ở trán mà sau đó Carl White được lên đại úy.
Gặp gỡ hai Vị Tướng VNCH
Là cấp đại đội, tôi chỉ biết đến cấp chỉ huy trực tiếp là tiểu đoàn trưởng hoặc cao hơn là lữ đoàn trưởng, nhưng khi hành quân tại Saigon dịp Mậu Thân thì đại đội tôi thường bị biệt phái hay hành quân riêng nên có dịp tiếp xúc với các vị chỉ huy cao cấp khác. Bên cạnh chuyện về Tướng Nguyễn Ngọc Loan (đã kể trong bài về Ông Sáu Lèo), tôi còn có dịp gặp thêm hai vị tướng VNCH nổi danh khác, là Tướng Dương Văn Đức và Tướng Trần Văn Đôn.
Khi được lệnh cấp cứu đồn Cảnh Sát Bà Hòa (hay Hỏa) trong Chợ Lớn, con đường tiến tới mục tiêu ở mặt trước rất nguy hiểm, tôi ra lệnh cho Trung Đội 14 chiếm căn biệt thự bên hông gần đó làm bàn đạp. Căn biệt thự cũ kỹ kiểu xưa, trông nghèo nàn nhếch nhác. Một bà đầm đang tắm cho mấy đứa nhỏ trong góc sân, không biết bà là đầm Tây hay đầm Mỹ, tôi toan mở miệng để xin phép xâm nhập gia cư thì nghe bả hỏi:
- Các chú cần gì?
Thấy bà đầm 100% mà nói tiếng Việt giỏi lại gọi lính là “các chú” khiến tôi ngạc nhiên, bèn giải thích đầu đuôi, bả gật gù đồng ý nhưng nói thêm:
- Các chú nên vào trong nhà nói với ông Tướng một tiếng.
Càng ngạc nhiên hơn, tôi hỏi:
-Ông Tướng nào vậy bà?
-Là nhà tôi, Tướng Đức, Dương Văn Đức ấy mà.
Nghe danh Trung Tướng Dương Văn Đức từ lâu, từ cuộc “biểu dương” lực lượng, nay tận mắt thấy Ông ngồi gật gù với chai lọ và tàn thuốc lá, tự dưng lòng tôi nhchùng xuống, chưa kịp trình diện thì Ông nói:
-Tụi nó trốn hết rồi, nhưng các em phải cẩn thận.
Vô cùng cảm động, tôi đứng nghiêm đưa tay chào “tuân lệnh” đúng quân phong quân kỷ. Người ta đồn rằng Ông bị “mát-dây” (không bình thường), nhưng Ông biết rõ tình hình bên ngoài, ân cần khuyên lính một câu vàng ngọc sáng suốt như thế thì “đời” đã thiếu công bằng với Ông. Cám ơn vị Tướng họ Dương.
Sau trận Tết Mậu Thân, đơn vị chúng tôi được lưu giữ bảo vệ Đài phát thanh Saigon, nằm ở cuối đường Phan Đình Phùng. Vị Tổng Giám Đốc Đài thời ấy là là Trung Tá Vũ Đức Vinh cho lệnh: Không để bất cứ ai vào thăm đài phát thanh nếu chưa được lệnh của ông.
Y theo lệnh, binh sĩ canh gác có lần cương quyết không cho một nhân vật có xe hộ tống vào thăm đài, nhân viên hộ tống của ổng đòi gặp người chỉ huy, tôi phải ra tận trạm gác coi đầu đuôi.
Mấy ông hộ tống mang súng ống, đeo kính đen gườm gườm nhìn, còn lính của tôi thì lùi lại hườm sẵn M.16, nhưng người mặc còm-lê thì nhỏ nhẹ:
-Qua là Trung Tướng Trần Văn Đôn, muốn vào thăm đài phát thanh.
-Thưa Trung Tướng, lệnh Trung Tá Giám Đốc không cho bất cứ ai vào nếu chưa có lệnh của ông, vậy xin Trung Tướng liên lạc với Giám Đốc là Trung Tá Vũ Đức Vinh, chúng tôi là lính chỉ biết tuân lệnh.
Liên lạc không gặp ai trong đài có thẩm quyền nên Ông Trung Tướng lịch sự bắt tay và cám ơn chúng tôi rồi quay đầu xe. Câu chuyện có vẻ chẳng có gì đáng kể, nhưng chuyện nhỏ mà cho thấy Ông Tướng biết điều, còn lính chúng tôi thi hành đúng nhiệm vụ được giao.
Súng Đạn và Tình Yêu
Chiếnh tranh đã nổ lớn từ lâu nhưng bao năm qua trận chiến chỉ diễn ra ở các vùng xa, dân Saigòn và nhất là các em gái hậu phương rất thờ ơ với chiến tranh và lính trận.
Sau tết Mậu Thân, nhờ khói súng mà tình cảm người dân thân thiện hơn với quân, dân chỉ cho lính những chỗ VC ẩn núp và chôn dấu vũ khí mà trước Tết có vẻ như họ “không nghe, không thấy”. Trong và sau Mậu Thân, đơn vị nào cũng được đồng bào đón tiếp niềm nở. Riêng đơn vị tôi, nhờ được lưu giữ bảo vệ khu vực Đài Phát Thanh, Bưu Điện cả tháng trời nên không chỉ được hưởng bánh kẹo dư thừa mà vị ngọt tình yêu cũng không thiếu.
Ở Bưu Điện “một nơi dễ tìm thấy Thiên Đàng” thì anh em ĐĐ1 của tôi sống rất đàng hoàng nên được đồng bào quanh vùng và nhất là nhân viên bưu điện cảm phục, tình quân dân thắm thiết thật sự kéo dài cho mãi tới sau này.
Trong số những nữ nhân viên Bưu Điện thời ấy, có cô Lan, ái nữ của ông Quận Dương Đông (Phú Quốc). Sau đổi đời, thời điểm 1982-84, một số cựu tù nhân TQLC có nhu cầu gởi “hồ sơ chui” tới tòa Đại sứ Hoa Kỳ ở Bankok (ThaiLan) để xin LOI, lo việc ra đi. Khi anh em tìm tới Bưu Điện, gặp lại Lan, cô đã vui vẻ nhận lãnh việc gửi dùm “hồ sơ chui” này, một việc làm hết sức nguy hiểm cho cô vào thời ấy.
Gia đình hai cô Tuyết, Hoa gần như nuôi cả Trung Đội 12. đã hơn 40 năm rồi mà hiện nay các cô Tuyết, Hoa-Quốc vẫn luôn hỏi thăm và nhắc tên các anh ngày xưa đóng ở Bưu Điện và các cô vẫn tự nhận mình thuộc gia đình “Trâu Điên” và tham dự những buổi họp mặt của TQLC. Tôi trân trọng gởi lời thăm hỏi và cám ơn đến các cô và nhất là những chị đã về làm dâu Trâu Điên.
Trong phạm vi đài phát thanh, anh em ĐĐ1 cũng được đồng bào thương, gia đình ông Tỉnh Trưởng, (Đại Tá Huy BĐQ) cho tôi tạm trú riêng một phòng thay vì tôi giăng võng ngủ dưới gốc cây. Gia đình Ông Bà phở 44, gia đình cô Phụng phở Hoàn Kiếm đãi lính ăn sáng vô hạn định, cô Phụng cũng trở thành dâu của TQLC. Gia đình cô Chín và Jack (người Anh) nuôi cả Tiểu Đội của Trung Sĩ Mạnh. Một gia đình Pháp Kiều muốn gả con là cô Alice cho B1 Thông, sau này em Alice mang quà lên Tân Uyên, quận Dĩ An, thăm, tiếp tế cho Thông thì đúng vào ngày B1 Thông tử trận 9/68!
Hạ Sĩ Nhất Bùi Ngọc Đường, người em cận vệ của tôi, cũng tìm được tình yêu với một nữ cảnh sát khi đến làm nhiệm vụ kiểm soát tại đài phát thanh, nhưng Đường đã tử trận sau đó vài tháng!
Một mối tình khác khá đẹp và lãng mạng là cặp Chu và D...
Trước Tết Mậu Thân, mỗi lần đi hành quân về nghỉ tại hậu cứ là Chu rủ tôi đến tiệm cơm tấm ở góc đường Trần Quang Khải và Trần Khắc Chân ngồi trồng cây si, nhiều khi tôi chán nó quá bèn bỏ đi lang thang một mình, vài giờ sau trở lại vẫn thấy Chu ngồi lỳ với gói RuBy Queen trên bàn ra vẻ đăm chiêu qua khói thuốc ngắm cô hàng café.
Chuyện tình của họ chẳng đi đến đâu cho tới tết... Mậu Thân, một ngày kia, sau khi thanh toán tổ VC ở xóm Chùa Tân Định xong, Chu cho lính nghỉ ngơi băng bó vết thương bên lề đường, đồng bào khu vực đường Trần Quang Khải mang bánh kẹo ủy lạo, Chu được một gói RuBy từ tay D. , bốn mắt nhìn nhau rồi cảm động tay cầm tay.
Nhưng chẳng may Chu bị mất tích trong trận đánh sau này ở bên Camphuchia. Khi tôi bị thương, nằm bệnh viện TQLC Lê Hữu Xanh, Thị Nghè thì D. đến thăm tôi và hỏi tin tức về Chu, khi thấy cô nhắc đến nó rồi khóc nên tôi dấu luôn tin nó bị mất tích và chẳng bao giờ tôi gặp lại D. nữa.
Anh Năm Vinh và cuốn băng
nhạc tuyển của Thái Thanh
Sau hơn một tháng giữ an ninh đài phát thanh và bưu diện trung ương, trước khi di chuyển đi nơi khác, Trung Tá Giám ĐốcVũ Đức Vinh (mà tôi gọi là Anh Năm) tặng cho Đại Đội tôi tấm “lắc” bằng đồng khắc những chữ với đại ý đã: “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vu.”
Tôi đem tấm lắc treo tại văn phòng Đại Đội, nhưng cứ phân vân mãi, có lẽ cái “xuất sắc” này có liên quan gì tới việc thi hành lệnh của Ông Tá không cho ông Tướng vào thăm đài phát thanh?
Trung Tá Giám ĐốcVũ Đức Vinh, gốc Không Quân (KQ), khá lịch sự và tế nhị, ông hỏi tôi:
-Đại Úy có thích nghe nhạc không?
-Dạ... thích chớ, bạn gái tôi mê ca sĩ Thái Thanh lắm.
Ông nháy mắt cười cười đưa tay bắt, tay ông thật ấm, ông nói:
-Tôi sẽ cho nhân viên thâu một cuốn băng toàn nhạc Thái Thanh để tặng bạn.
Cám ơn Trung Tá, Ông thật “ga-lăng”, điệu nghệ, có một tác phong hiếm thấy nơi các ông lớn hậu phương đối với lính tiền tuyến. Nhưng vì mải miết đi hành quân, không có địa chỉ cố định nên tôi không nhận được quà của Trung Tá.
Khi định cư tại Hoa Kỳ sau năm 1990, tôi viết lại kỷ niệm này trên đặc san Đa Hiệu Võ Bị với tấm lòng kính mến một thượng cấp dù lúc đó tôi không biết Anh Năm ở đâu. Một thời gian sau thì tôi nhận được những CD toàn là nhạc Thái Thanh do Chị Năm Vinh và cháu Tùng, con trai anh Năm, gửi tới. Gói quà sau gần 40 năm mới nhận được làm tôi quá cảm động nhưng cũng thật bối rối, vì khi đó tôi mới biết Anh Năm đã quy tiên! Tôi áy náy vì nhắc lại kỷ niệm xưa khiến chị Năm bận tâm, xin chị tha lỗi. Cám ơn Chị và cháu Tùng Vũ.
Đã lâu rồi, vì di chuyển chỗ ở và đổi email nên tôi đã mất liên lạc với cháu Tùng Vũ, hình như cháu là một bác sĩ nha khoa.
Captovan
Bài số 5377-19-31218-vb4050218
Captovan hoặc Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm hai bài viết đặc biệt: “Saigon 68 và Ông Sáu Lèo”, kể về Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, và bài “Anh Lính Chiến và Người Phóng Viên”, kể về cuộc hành quân tại Phú Lâm A. Bài viết về Mậu Thân thứ ba của ông.
***
Một tháng trước Mậu Thân, tin tình báo cho biết 2 tiểu đoàn Việt Cộng (VC) là 161 và 162 sẽ đánh chiếm quận Giáo Đức và Cai Lậy hầu làm tê liệt đường tiếp tế lương thực từ Vùng 4 về Saigon,
Chiến Đoàn B gồm Tiểu Đoàn 1 và Tiểu Đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến (TĐ1, TĐ2/TQLC) dứơi quyền chỉ huy của Trung Tá Tôn Thất Soạn, được lệnh hành quân và đã tiêu diệt chúng trên con kinh Cái Thia, phía Bắc cách quận Cai Lậy. Nhờ đó mà hàng hóa lương thực tràn đầy về Saigon cho dân ăn Tết, nhưng một số anh em tôi đã không trở về.
Chờ Tết Mậu Thân và lễ cưới,
Tết Mậu Thân, mẹ trông anh về. Vị hôn thê trông anh về... Thân tộc, bạn bè chờ mừng đám cưới anh. Đó là trường hợp Trung Úy Nguyễn Quốc Chính, Khóa 20 Võ Bị, đại đội phó của tôi.
Chính vừa đính hôn với cô L. và sẽ làm lễ cưới đúng vào dịp Tết Mậu Thân.
Trong cuộc hành quân trực thăng vận này, Trung Đội 14 của Thiếu Úy Huỳnh Vinh Quang, Khóa 22 Võ Bị, tới phiên nhảy đầu, còn Chính có nhiệm vụ chỉ huy trung đội súng nặng đi sau, nhưng vì lo đàn em chưa đủ kinh nghiệm nhảy trực thăng nên Chính đã tình nguyện đi với Quang.
Khi trực thăng vừa đổ quân xuống là địch tấn công ngay bằng đủ loại vũ khí. Nhờ kinh nghiệm, Chính điều động trung đội xung phong vào thẳng mục tiêu, trấn áp được địch quân, giảm thiểu thiệt hại cho trung đội, chỉ vài người bị thương, một mình Chính tử thương!
Chính đã tử trận vào lúc 9 giờ sáng ngày 31/12/1967 trên bờ kinh Cái Thia, quận Cai Lậy! Chính tình nguyện lãnh nhiệm vụ khó khăn thay cho một đàn em, anh đã hy sinh một cách cao cả.
Và rồi Tết Mậu Thân, công quân tấn công vào Sàigòn, TĐ2/TQLC đựơc trực thăng Chinook bốc từ quận Cai Lậy đổ quân xuống ngay trong Bộ Tổng Tham Mưu (BTTM).
Món Quà Tết Tặng Bà Cô
Sau một ngày dẹp tan đám đặc công xâm nhập, tối đến đại đội tôi đóng quân phòng thủ ngay trong Bộ Tổng Tham Mưu.
Vào lúc một giờ sáng, tổ gác báo động có VC bò vào tuyến, tôi ra lệnh không được nổ súng mà phải bắt sống. Khi tù binh được dẫn đến thì tôi bật ngửa ra, nó chính là Vũ Khắc Quân, nhân viên phòng Tổng Quản Trị, con cô ruột của tôi. Tôi hỏi:
-Sao chú mày chui vào đây?
- Phiên em trực phòng Tổng Quản Trị, khi VC tấn công vào, em trốn trong ống cống, đêm nay thấy yên nên em bò ra tìm đường về.
Bình thường lính canh nổ súng chính xác, nhưng do lệnh bắt sống mà chú em tôi may mắn đã không thành cái xác. Tôi đã tặng cô tôi món quà đầu Xuân quý giá.
(Vũ Khắc Quân sống sót sau trận chiến, nhưng cũng vừa qua đời tại Việt Nam vào dịp Xuân Mậu Tuất 2018.)
Cố vấn Mỹ lãnh
cục bi trên trán
Từ Bộ Tổng Tham Mưu, đại đội tôi được lệnh tiếp tứng cho mặt trận Chợ Lớn. Khi tiến về Mũi Tàu Phú Lâm trên đường Hậu Giang, trên đường di chuyển chúng tôi đã thấy xác một phóng viên người Mỹ “ngồi” dựa vào chiếc xe hơi bị nát.
Khi đi đến ngã tư Hậu Giang và Phú Định thì bị đụng nặng, địch khá đông đang cố thủ trong những cao ốc gần hãng pin Con Ó. Chúng tôi sẽ phải vượt qua một bãi đất trống sình lầy mà hỏa lực của VC phía đối diện rất mạnh, đã cả giờ đồng hồ rồi mà quân tôi chưa tiến thêm được bước nào, số bị thương và tử trận ngày càng tăng cao trong khi thượng cấp thì ra lệnh phải tiến “bằng mọi giá”!
Tiểu Đoàn Trưởng Đồ Sơn xin trực thăng cobras và biệt phái xuống cho tôi Trung Úy cố vấn phó tên Carl White để phối hợp hỏa lực. Sau vài tràng rockets, hết đạn, cobras bay đi, tôi và Carl White leo lên cao quan sát mục tiêu thì nghe “cắc-bù”, White ngã ngửa về phía sau, tôi biết anh ta bị thương, vội gọi y tá đến săn sóc, nhưng y tá tìm mãi không ra vết thương, không thấy máu.
Sau giây phút tỉnh hồn, Carl mở mắt chỉ vào trán, một viên đạn xuyên qua nón sắt, cởi nón sắt ra thì thấy trán Carl White nổi một cục tụ máu như viên bi. Quan sát đường đi của thần chết thì ra đạn xuyên qua cuốn băng cá nhân cài trên non sắt, chui vào trong, đụng nón nhựa, sức mạnh đạn đi chỉ còn đủ lú ra chạm vào trán White một tí rồi dừng lại, thay vì xuyên qua đầu chui ra sau ót.
Carl White lấy máy hình ra, đứng bên cái biển “NHÀ BÁN”, bấm một phát làm kỷ niệm để đời. Nhờ cái hòn bi ở trán mà sau đó Carl White được lên đại úy.
Gặp gỡ hai Vị Tướng VNCH
Là cấp đại đội, tôi chỉ biết đến cấp chỉ huy trực tiếp là tiểu đoàn trưởng hoặc cao hơn là lữ đoàn trưởng, nhưng khi hành quân tại Saigon dịp Mậu Thân thì đại đội tôi thường bị biệt phái hay hành quân riêng nên có dịp tiếp xúc với các vị chỉ huy cao cấp khác. Bên cạnh chuyện về Tướng Nguyễn Ngọc Loan (đã kể trong bài về Ông Sáu Lèo), tôi còn có dịp gặp thêm hai vị tướng VNCH nổi danh khác, là Tướng Dương Văn Đức và Tướng Trần Văn Đôn.
Khi được lệnh cấp cứu đồn Cảnh Sát Bà Hòa (hay Hỏa) trong Chợ Lớn, con đường tiến tới mục tiêu ở mặt trước rất nguy hiểm, tôi ra lệnh cho Trung Đội 14 chiếm căn biệt thự bên hông gần đó làm bàn đạp. Căn biệt thự cũ kỹ kiểu xưa, trông nghèo nàn nhếch nhác. Một bà đầm đang tắm cho mấy đứa nhỏ trong góc sân, không biết bà là đầm Tây hay đầm Mỹ, tôi toan mở miệng để xin phép xâm nhập gia cư thì nghe bả hỏi:
- Các chú cần gì?
Thấy bà đầm 100% mà nói tiếng Việt giỏi lại gọi lính là “các chú” khiến tôi ngạc nhiên, bèn giải thích đầu đuôi, bả gật gù đồng ý nhưng nói thêm:
- Các chú nên vào trong nhà nói với ông Tướng một tiếng.
Càng ngạc nhiên hơn, tôi hỏi:
-Ông Tướng nào vậy bà?
-Là nhà tôi, Tướng Đức, Dương Văn Đức ấy mà.
Nghe danh Trung Tướng Dương Văn Đức từ lâu, từ cuộc “biểu dương” lực lượng, nay tận mắt thấy Ông ngồi gật gù với chai lọ và tàn thuốc lá, tự dưng lòng tôi nhchùng xuống, chưa kịp trình diện thì Ông nói:
-Tụi nó trốn hết rồi, nhưng các em phải cẩn thận.
Vô cùng cảm động, tôi đứng nghiêm đưa tay chào “tuân lệnh” đúng quân phong quân kỷ. Người ta đồn rằng Ông bị “mát-dây” (không bình thường), nhưng Ông biết rõ tình hình bên ngoài, ân cần khuyên lính một câu vàng ngọc sáng suốt như thế thì “đời” đã thiếu công bằng với Ông. Cám ơn vị Tướng họ Dương.
Sau trận Tết Mậu Thân, đơn vị chúng tôi được lưu giữ bảo vệ Đài phát thanh Saigon, nằm ở cuối đường Phan Đình Phùng. Vị Tổng Giám Đốc Đài thời ấy là là Trung Tá Vũ Đức Vinh cho lệnh: Không để bất cứ ai vào thăm đài phát thanh nếu chưa được lệnh của ông.
Y theo lệnh, binh sĩ canh gác có lần cương quyết không cho một nhân vật có xe hộ tống vào thăm đài, nhân viên hộ tống của ổng đòi gặp người chỉ huy, tôi phải ra tận trạm gác coi đầu đuôi.
Mấy ông hộ tống mang súng ống, đeo kính đen gườm gườm nhìn, còn lính của tôi thì lùi lại hườm sẵn M.16, nhưng người mặc còm-lê thì nhỏ nhẹ:
-Qua là Trung Tướng Trần Văn Đôn, muốn vào thăm đài phát thanh.
-Thưa Trung Tướng, lệnh Trung Tá Giám Đốc không cho bất cứ ai vào nếu chưa có lệnh của ông, vậy xin Trung Tướng liên lạc với Giám Đốc là Trung Tá Vũ Đức Vinh, chúng tôi là lính chỉ biết tuân lệnh.
Liên lạc không gặp ai trong đài có thẩm quyền nên Ông Trung Tướng lịch sự bắt tay và cám ơn chúng tôi rồi quay đầu xe. Câu chuyện có vẻ chẳng có gì đáng kể, nhưng chuyện nhỏ mà cho thấy Ông Tướng biết điều, còn lính chúng tôi thi hành đúng nhiệm vụ được giao.
Súng Đạn và Tình Yêu
Chiếnh tranh đã nổ lớn từ lâu nhưng bao năm qua trận chiến chỉ diễn ra ở các vùng xa, dân Saigòn và nhất là các em gái hậu phương rất thờ ơ với chiến tranh và lính trận.
Sau tết Mậu Thân, nhờ khói súng mà tình cảm người dân thân thiện hơn với quân, dân chỉ cho lính những chỗ VC ẩn núp và chôn dấu vũ khí mà trước Tết có vẻ như họ “không nghe, không thấy”. Trong và sau Mậu Thân, đơn vị nào cũng được đồng bào đón tiếp niềm nở. Riêng đơn vị tôi, nhờ được lưu giữ bảo vệ khu vực Đài Phát Thanh, Bưu Điện cả tháng trời nên không chỉ được hưởng bánh kẹo dư thừa mà vị ngọt tình yêu cũng không thiếu.
Ở Bưu Điện “một nơi dễ tìm thấy Thiên Đàng” thì anh em ĐĐ1 của tôi sống rất đàng hoàng nên được đồng bào quanh vùng và nhất là nhân viên bưu điện cảm phục, tình quân dân thắm thiết thật sự kéo dài cho mãi tới sau này.
Trong số những nữ nhân viên Bưu Điện thời ấy, có cô Lan, ái nữ của ông Quận Dương Đông (Phú Quốc). Sau đổi đời, thời điểm 1982-84, một số cựu tù nhân TQLC có nhu cầu gởi “hồ sơ chui” tới tòa Đại sứ Hoa Kỳ ở Bankok (ThaiLan) để xin LOI, lo việc ra đi. Khi anh em tìm tới Bưu Điện, gặp lại Lan, cô đã vui vẻ nhận lãnh việc gửi dùm “hồ sơ chui” này, một việc làm hết sức nguy hiểm cho cô vào thời ấy.
Gia đình hai cô Tuyết, Hoa gần như nuôi cả Trung Đội 12. đã hơn 40 năm rồi mà hiện nay các cô Tuyết, Hoa-Quốc vẫn luôn hỏi thăm và nhắc tên các anh ngày xưa đóng ở Bưu Điện và các cô vẫn tự nhận mình thuộc gia đình “Trâu Điên” và tham dự những buổi họp mặt của TQLC. Tôi trân trọng gởi lời thăm hỏi và cám ơn đến các cô và nhất là những chị đã về làm dâu Trâu Điên.
Trong phạm vi đài phát thanh, anh em ĐĐ1 cũng được đồng bào thương, gia đình ông Tỉnh Trưởng, (Đại Tá Huy BĐQ) cho tôi tạm trú riêng một phòng thay vì tôi giăng võng ngủ dưới gốc cây. Gia đình Ông Bà phở 44, gia đình cô Phụng phở Hoàn Kiếm đãi lính ăn sáng vô hạn định, cô Phụng cũng trở thành dâu của TQLC. Gia đình cô Chín và Jack (người Anh) nuôi cả Tiểu Đội của Trung Sĩ Mạnh. Một gia đình Pháp Kiều muốn gả con là cô Alice cho B1 Thông, sau này em Alice mang quà lên Tân Uyên, quận Dĩ An, thăm, tiếp tế cho Thông thì đúng vào ngày B1 Thông tử trận 9/68!
Hạ Sĩ Nhất Bùi Ngọc Đường, người em cận vệ của tôi, cũng tìm được tình yêu với một nữ cảnh sát khi đến làm nhiệm vụ kiểm soát tại đài phát thanh, nhưng Đường đã tử trận sau đó vài tháng!
Một mối tình khác khá đẹp và lãng mạng là cặp Chu và D...
Trước Tết Mậu Thân, mỗi lần đi hành quân về nghỉ tại hậu cứ là Chu rủ tôi đến tiệm cơm tấm ở góc đường Trần Quang Khải và Trần Khắc Chân ngồi trồng cây si, nhiều khi tôi chán nó quá bèn bỏ đi lang thang một mình, vài giờ sau trở lại vẫn thấy Chu ngồi lỳ với gói RuBy Queen trên bàn ra vẻ đăm chiêu qua khói thuốc ngắm cô hàng café.
Chuyện tình của họ chẳng đi đến đâu cho tới tết... Mậu Thân, một ngày kia, sau khi thanh toán tổ VC ở xóm Chùa Tân Định xong, Chu cho lính nghỉ ngơi băng bó vết thương bên lề đường, đồng bào khu vực đường Trần Quang Khải mang bánh kẹo ủy lạo, Chu được một gói RuBy từ tay D. , bốn mắt nhìn nhau rồi cảm động tay cầm tay.
Nhưng chẳng may Chu bị mất tích trong trận đánh sau này ở bên Camphuchia. Khi tôi bị thương, nằm bệnh viện TQLC Lê Hữu Xanh, Thị Nghè thì D. đến thăm tôi và hỏi tin tức về Chu, khi thấy cô nhắc đến nó rồi khóc nên tôi dấu luôn tin nó bị mất tích và chẳng bao giờ tôi gặp lại D. nữa.
Anh Năm Vinh và cuốn băng
nhạc tuyển của Thái Thanh
Sau hơn một tháng giữ an ninh đài phát thanh và bưu diện trung ương, trước khi di chuyển đi nơi khác, Trung Tá Giám ĐốcVũ Đức Vinh (mà tôi gọi là Anh Năm) tặng cho Đại Đội tôi tấm “lắc” bằng đồng khắc những chữ với đại ý đã: “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vu.”
Tôi đem tấm lắc treo tại văn phòng Đại Đội, nhưng cứ phân vân mãi, có lẽ cái “xuất sắc” này có liên quan gì tới việc thi hành lệnh của Ông Tá không cho ông Tướng vào thăm đài phát thanh?
Trung Tá Giám ĐốcVũ Đức Vinh, gốc Không Quân (KQ), khá lịch sự và tế nhị, ông hỏi tôi:
-Đại Úy có thích nghe nhạc không?
-Dạ... thích chớ, bạn gái tôi mê ca sĩ Thái Thanh lắm.
Ông nháy mắt cười cười đưa tay bắt, tay ông thật ấm, ông nói:
-Tôi sẽ cho nhân viên thâu một cuốn băng toàn nhạc Thái Thanh để tặng bạn.
Cám ơn Trung Tá, Ông thật “ga-lăng”, điệu nghệ, có một tác phong hiếm thấy nơi các ông lớn hậu phương đối với lính tiền tuyến. Nhưng vì mải miết đi hành quân, không có địa chỉ cố định nên tôi không nhận được quà của Trung Tá.
Khi định cư tại Hoa Kỳ sau năm 1990, tôi viết lại kỷ niệm này trên đặc san Đa Hiệu Võ Bị với tấm lòng kính mến một thượng cấp dù lúc đó tôi không biết Anh Năm ở đâu. Một thời gian sau thì tôi nhận được những CD toàn là nhạc Thái Thanh do Chị Năm Vinh và cháu Tùng, con trai anh Năm, gửi tới. Gói quà sau gần 40 năm mới nhận được làm tôi quá cảm động nhưng cũng thật bối rối, vì khi đó tôi mới biết Anh Năm đã quy tiên! Tôi áy náy vì nhắc lại kỷ niệm xưa khiến chị Năm bận tâm, xin chị tha lỗi. Cám ơn Chị và cháu Tùng Vũ.
Đã lâu rồi, vì di chuyển chỗ ở và đổi email nên tôi đã mất liên lạc với cháu Tùng Vũ, hình như cháu là một bác sĩ nha khoa.
Captovan
Chắc hẳn những tin tức tương tự như vầy đã đươc "siêu tình báo" của Đảng ta tuồn về miền Bắc thế cho nên chóp bu Lê Duẫn mới "hồ hỡi" phát động cuộc Tổng Khởi Nghĩa, Tổng Nổi Dậy chắc mẩm sẽ dễ dàng thôn tính được miền Nam. Chẳng dè đâu tung ra đến ba đợt tổng công kích trong năm 68 mà cũng chẳng thấy người dân miền Nam nào chường mặt ra " nối vòng tay lớn" với các bộ đội miền Bắc chi sất ! Thay vào đó chỉ thấy trên trăm ngàn bộ đội đạt được ước vọng " sinh Bắc tử Nam" nằm phơi rốn đầy trên chiến địa.
*50 Năm Tết Mậu Thân: Mở Hồ Sơ Mật CIA "- Việt Báo : Tài liệu của CIA cho biết Hà Nội tin chắc rằng người dân Miền Nam sẽ hưởng ứng, ủng hộ cuộc tấn công của Cộng quân, đồng thời đứng lên lật đổ chính quyền Việt Nam Cộng Hòa khi du kích của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam và bộ đội của Cộng Sản Bắc Việt bất thần tấn công toàn diện vào các thành phố gồm Thủ Đô Sài Gòn vào đúng ngày Mùng Một Tết Mậu Thân. Nhưng, Hà Nội đã thất bại vì điều đó không hề xảy ra ".
Trong cuộc phỏng vấn của đài BBC ngày 15-1-2008, cựu đại tá Bùi Tín đã trả lời:
Hỏi: – Tết Mậu Thân, ý định chiến lược của cuộc tiến công là gì ?
Trả lời: – Các cuộc tiến công đồng loạt, bất ngờ vào các thành phố, thị trấn, căn cứ, sở chỉ huy Mỹ và Việt Nam Cộng hòa nhằm tiêu diệt sinh lực đối phương, với mục đích cuối cùng là sự nổi dậy rộng khắp của dân chúng, là cuộc Tổng khởi nghĩa toàn miền Nam kết thúc cuộc chiến.
Hỏi: – Mục đích ấy có đạt không thưa ông ?
Trả lời: – Rõ ràng là không. Hoàn toàn không có nổi dậy, không có khởi nghĩa. Đó chỉ là ảo tưởng chủ quan.
Cựu thủ tướng Cộng sản Võ Văn Kiệt viết rằng " những người trực tiếp ở chiến trường như ông phải chứng kiến sự hy sinh quá lớn, lúc đó tôi đau đến mức nhiều lần bật khóc. Hơn 11 vạn quân (110,000) giải phóng đã hy sinh trên toàn chiến trường ( “Bên Thắng Cuộc “- Huy Đức).
Vì thờ ơ mà mãi sau trận Mậu Thân dân SG mới nếm mùi vị chiến tranh và cũng nhờ đó tình yêu thương những người lính gian khổ, tính mạng như chỉ mành treo chuông mới nẩy nở một cách chân thành.
Cám ơn tác giả, một anh hùng trong trận chiến vào sinh ra tử, đã ghi lại những bút ký sống động, đúng sự thật, và oai hùng của Quân lực VNCH.
Chúng tôi ghi ơn các anh và những người đã nằm xuống.