Hôm nay,  

Chuyện Tháng Tư Buồn

27/04/201800:00:00(Xem: 10943)
Tác giả: Nguyễn Diệu Anh Trinh

Bài số 5372-19-31213-vb6042718
 
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia.  Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.  Bài viết mới, tựa đề được đặt lại theo nội dung.

***

Những người Việt Nam di tản, lưu vong không ai bảo ai, ai cũng có nỗi niềm về một ngày tháng tư. Gọi là Tháng Tư Đen, tôi gọi là Tháng Tư Buồn.

Tôi rời quê nhà năm 1994, khi chưa từng biết máy vi tính hình thù ra sao. Hai mươi mấy năm qua, tôi biết tôi có nhiều thay đổi về mọi mặt: từ nếp sống, cách giao tế ... những nhận định về thời cuộc.

Trong cơn bão của đất nước, những mất mát đổi thay của người cùng hoàn cảnh thì ai cũng khổ như ai. Cha vào tù, con không được bước chân vào cổng Đại học, cả nhà tôi đã từng bị xua đuổi ra khỏi cái tổ ấm nhiều kỷ niệm... Rồi chúng trở thành người Việt tỵ nạn, rời quê nhà qua Chương Trình Định Cư Nhân Đạo. Đôi khi tôi tự an ủi: Quê hương còn phải bỏ đi, huống gì nhà cửa, kỷ niệm...
Bạn bè tôi nhiều người còn ở lại... có người tự xem là may mắn, bởi vì Việt Nam bây giờ dưới con mắt mọi người, dù sao cũng đã là thời đổi mới theo kinh tế thị trường. Dĩ nhiên, nếu chính tôi còn ở lại trong nước thì suy nghĩ chắc cũng không thể nào khác, khi phải sống trong hoàn cảnh mà mọi thông tin bị bưng bít nhiều năm qua.  Những mất mát đau thương thời trước dường như chưa từng xảy ra trong đời.

Nhưng dù đổi thay để mới mẻ, văn minh đến bao nhiêu lòng tôi vẫn không thể nào quên đoạn đời mười mấy năm đã sống đau khổ như thế nào sau ngày 30 tháng tư năm 1975.

Thật ra, tất cả những gì  xảy ra sau tháng 4 năm 1975 chỉ là cả xã hội miền Nam bị kéo lùi lại hai hoặc ba mươi năm trước. Nhiều chuyện xảy ra y hệt những câu chuyện "thời kháng chiến" mà tôi đã từng nghe ông bà Ngoại kể lại. Phải chăng lịch sử đang lặp lại? Tôi không đủ kiến thức để hiểu, chỉ biết rằng mọi thay đổi chẳng mới mẻ tí nào. Bắt đầu là những "phong trào" được kêu gọi rồi bị tham gia một cách bắt buộc.

Đầu tiên là Kế Hoạch Diệt Chuột

Đi họp về, má con nhỏ than thở: Ui cha, làm sao đây? Hôm sau, má xuống chợ Cồn mua cái bẫy chuột về. Bầy con xúm lại, má nó móc chút xíu thịt mỡ để bẫy các chú Tí “tham thực cực thân”. Thiệt tình, mấy ông Chuột cống đã quá kinh nghiệm chiến trường nên đi ngang qua là ...khều nhẹ, cái bẩy nhạy lắm, tự động sụp xuống. Miếng mỡ nằm gọn trong miệng ông Tý mà chẳng lấy được cái mạng già! Cả bọn tức lắm nhưng chẳng biết kế hoạch gì để tóm được một vài chú Chuột, cắt cái đuôi để gom lại đem nộp cho đủ chỉ tiêu cấp trên đã đề ra. Hình như mỗi nhà phải nộp 10 cái đuôi chuột mới được. Có lần cái bẫy may mắn lượm được mạng của một chú chuột bé tí ti. Làn da mỏng dánh, chưa thấy lông gì cả, còn cái đuôi thì nhỏ xíu, cụt ngủn thấy mà thảm thương. Má sai nó đem đi phơi cho khô, đến khi lấy đem cất thì hởi ơi, kiến, dán đã gặm nhấm mất tiêu cái đuôi chuột rồi.

 Con nhỏ đi qua nhà nhỏ Kim hỏi thăm. Con Kim tỉnh bơ:

- “Chưa có được một cái để làm thuốc nè mi".

 Có nghĩa là tình hình nhà nó cũng bi đát, thê thảm vậy, không có một cái đuôi chuột nào để nộp cả.

Dạo đó, nhà nhỏ Kim học cùng lớp với nó đã bị Nhà Nước trưng dụng làm Nhà Hộ Sinh Phường. Cả gia đình nó phải dọn ra ở trong khu nhà kho phía đàng sau. Sân thượng của Nhà Hộ Sinh được xử dụng làm nơi phơi những đuôi chuột đã thu hoạch được từ các tổ dân phố. Thế là anh em của hai nhà bí mật họp lại. Thằng Phi, em trai của Kim nhận công tác leo lên sân thượng, thằng nhỏ lanh lẹ nhưng hơi…thiếu thước, chân cẳng ngắn quá làm sao đây. Thằng Trí, em trai nó cao ráo hơn, nhận nhiệm vụ cỏng thằng Phi lên, mấy đứa con gái làm nhiệm vụ canh gác, báo động.

Một đêm tối trời, lợi dụng điện cúp cả đám háo hức hành động, bí ẩn y như điệp viên 007 vậy đó. Thằng Phi được thằng Trí cỏng lên, lẹ làng như một con sóc, Phi phóc lên sân thượng. Đường đi nước bước nhà của nó, nó rành quá mà. Phi dòm tới ngó lui. Trời ơi, cả một rừng đuôi chuột được trải ra, thấy mà ham. Nó nhẹ nhàng hốt bỏ vào hai túi quần, còn bày đặt lựa cái đuôi nào bự cho xứng đáng. Nó rề rề kéo dài thời gian để tăng phần quan trọng. Thằng Trí đứng phía dưới nóng ruột nhắc chừng:
- "Ê, xong chưa mày, xuống đi chứ”.

Thằng Phi làm bộ bí hiểm:

- “Suỵt, nhỏ nhỏ thôi ông, phải nhắm cho ra mục tiêu rồi mới hành động chớ, giởn chơi sao!”

Chờ lâu quá, thằng Trí bắt đầu hù:

- “Cha nội, lẹ lên, nếu bị phát hiện, tau dọt thì mày ở luôn trên đó nghe.” Thằng Phi mập nhát gan lắm, nghe dọa là phát hoảng:

- “Ê, từ từ, chờ em nghe, anh bỏ đi em ở trên này làm sao.”

Trí hù:

- “Thì mày ở luôn trên đó, ăn đuôi chuột trừ cơm vài bữa cũng được mà!”

Trí chưa dứt lời, thằng Phi đã thò hai chân đứng trên vai Trí. Phi cười toe đưa chiến lợi phẩm ra khoe. Nhiệm vụ hoàn thành, cả đám tâp trung lại đếm đếm, chia chia. Tính ra, cả hai nhà đều dư số lượng đuôi chuột để nộp cho cấp trên. Thằng Phi ba lém, còn giấu mấy cái đem ra đổi cho Bà Sáu bán quán đầu ngỏ lấy mấy cây kẹo nhai, nó xạo rằng:

- “Nhà con nhiều chuột lắm, bẩy được quá chừng bà ơi”.

Tổng kết đợt thi đua, nhà nó và nhà nhỏ Kim đều được tuyên dương trên loa phóng thanh phường. Hai bà má nhìn nhau, không biết gì về “Kế hoạch Diệt Chuột” của bọn nhỏ.


    Một trong những nổi ám ảnh của các gia đình có cha, anh ở tù sau 1975 là bị đẩy ra khỏi thành phố bằng nhiều phong trào có những cái tên rất văn hoa bóng bẩy. Hàng hàng lớp lớp người từ thành phố bị đưa về quê hoặc vùng đồi núi sinh sống, dưới cái tên gọi rất văn hóa là “ Xây dựng khu Kinh Tế Mới hoặc Chương trình Làm Đẹp Quê Hương”. Bộ mặt xã hội từ dạo ấy cũng trở nên buồn hiu với các mode từ ngày xưa, lâu lắc bỗng trở lại thành hợp thời trang. Hàng quán gì cũng bắt đầu với cái tên “ Cửa hàng Mậu dịch …”, hàng bán xăng dầu thì thay bằng "Cửa hàng chất đốt" - bán than củi-. Ra đường, người dân thành phố áo quần đồng loạt đồng màu, tóc tai cũng ngắn hoặc dài, ít thấy uốn ép kiểu cọ này nọ. Chương trình ca nhạc thì tất cả đều là các nhạc phẩm hô hào cho công cuộc xây dựng đất nước. Ngoài đường phố nhan nhản các câu khẩu hiệu kêu gọi cho các phong trào thi đua. Các em thiếu nhi có phong trào kế hoạch nhỏ với đủ các loại: giấy vụn, bao nylon, chai lọ thủy tinh … Phụ nữ có phong trào Kế Hoạch Hoá Gia Đình với áo mưa, vòng vèo lung tung … còn Đoàn Thanh Niên thì kêu gọi “Tăng Gia Sản Xuất” với trồng rau, nuôi gà.

Nhà con Liên có bảy anh chị em, nhà con nhỏ có đến tám. Hoàn cảnh hai đứa giống nhau, đều có ba đi cải tạo. Má Liên buôn bán lanh lẹ, hơn nữa chắc cũng có chút của chìm, của nổi nên nhìn chung chị em nó ít chật vật hơn. Hai đứa thường đi họp, sinh hoạt Thanh Niên với nhau có đôi, có cặp.

Ngày có phong trào Tăng gia Sản Xuất rộn ràng khắp khu phố, con nhỏ lo lắng nhìn bạn:

- “Ê, Liên, nhà mi còn có miếng đất nhỏ để trồng rau, nhà ta thì làm sao đây?”

Con Liên rủ:

- “Hay là hai đứa mình, mỗi nhà nuôi cặp gà đem nộp cho khỏe”.

Đồng ý với bạn, con nhỏ về nhà năn nỉ má nó về quê xin của Bà Ngoại cặp gà con nhỏ xíu, chưa mọc lông cánh, đôi mắt trong veo như hai hạt cườm thật dễ thương. Con nhỏ chưa kịp khoe với bạn thì đã nghe nhỏ Liên thì thầm:

“Má tau nói không nuôi nấng chi hết, để đó má tau tính cho”.

Con nhỏ mặt mày ỉu xìu, lặng lẻ tự lo chăm sóc cặp gà của mình. Nhỏ dùng cái rổ úp lại làm cái chuồng cho cặp gà. Dù ăn uống thiếu thốn cở nào nhỏ cũng để dành cho cặp gà vài mẩu bánh vụn, mấy hạt bắp, nhỏ còn lo canh chừng mấy đứa em trai nghịch ngợm hay chơi bắn dây thun, gà mà nuốt nhằm dây thun thì nguy. Cặp gà con chim chip suốt ngày nghe vui tai lắm.

Chỉ không được hai tuần, một buổi sáng, như thường lệ, con nhỏ giở cái rổ ra để cho gà ăn. Bỗng con nhỏ tái mặt, ủa! sao chỉ còn một con nằm chèo queo đây trời. Vết máu và mấy cọng lông gà vương trên nền nhà bếp là vết tích của một trận thư hùng ác liệt. Má con nhỏ xem xét và thở dài dùm con nhỏ:

- “Chắc là mấy ông Tý dưới cống, ban đêm đói quá đã tha mất con gà con rồi”.

Chú còn lại thì bị thương, mắt nó lồi ra, nhìn chú gà bé tí nằm thoi thóp, rồi ngất ngư. Con nhỏ nước mắt chảy dài. Nó bỗng đâm ra giận con Liên, nhỏ lẩm bẩm:

“Trăm sự cũng do mợ Liên xúi dại đây”.

Anh Hai con nhỏ thì bảo:

- “Mi không có tay chăn nuôi, bày đặt nuôi gà, sát gà thì có".

Hôm đó, con nhỏ đến lớp với bộ mặt đưa đám gà chết, giận con Liên, con nhỏ không thèm nói chuyện. Đi học về, con Liên hỏi gì con nhỏ cũng không nói, đường Quang Trung với hai hàng cây kiền kiền cao ngất, ngày nào cũng đi qua, đâu có gì lạ, hai đứa đã từng đi học qua đoạn đường này biết bao nhiêu lần, vậy mà con nhỏ cứ nghinh nghinh cái mặt ngắm mấy ngọn cây, nó nhất quyết không thèm nghe, không thèm nói. Một phần vì tiếc thương cặp gà con, một phần giận nhỏ bạn đã xúi dại mình, thêm nữa là nó đang lo không biết làm sao chấp hành phong trào nuôi gà đây. Con Liên thì thấy lạ lắm vì nhỏ bạn tự nhiên dở chứng.
Trước khi rẽ vào con hẻm khác để vào nhà, Liên nói với con nhỏ:

- “Ê, mai đem gà đi nộp nghe”.

Con nhỏ thật sự nổi nóng:

- “Gà chết rồi, lấy đâu mà nộp”.

Con Liên mở to đôi mắt nai:


- “Má tau nói, chiều ni má tau mua về hai cặp gà để ngày mai hai đứa mình đem nộp mà! Răng lại chết, ai chết?”

Con nhỏ đứng lại nhìn con Liên như người bị tai biến mach máu não, nhỏ ú ớ:

- “Hả, mua gà hả? “

Con Liên từ tốn:

- “Ừ, tau nói mi hôm trước rồi, để má tau tính mà”.

Con nhỏ vẫn đứng yên như trời trồng, bên tai nó nghe con Liên giải thích:

- “Thay vì mua một cặp gà bự, má tau mua luôn hai cặp, hơi nhỏ một chút để hai đứa mình nộp, nuôi chi cho mệt.

Nhìn nét mặt con nhỏ xanh lè, con Liên lắc lắc tay nó, lắp bắp:

- “Ê, mi răng rứa, trúng gió hả, mà mi nói ai chết rứa?”

Kế hoạch nuôi gà của hai đứa xem như thành công mỹ mãn.

*

 1975-2018. Thấm thoắt đã tròn 43 năm.

Trong cuộc sống mới trên đất Mỹ, mỗi khi có dịp nói chuyện với bạn bè, đôi khi tôi nhắc nhở thì bạn lại chặc lưỡi bảo: Thôi, quá khứ đã qua, nhắc làm gì những chuyện không vui... Ừ, thì không nhắc, nhưng chắc rằng với thân phận một người Việt tỵ nạn, mãi mãi tôi chẳng thể nào quên.

Tận đáy lòng sẽ luôn khắc sâu lòng biết ơn đối với người dân và chính phủ Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ đã mở vòng tay đón nhận những gia đình đã từng là nạn nhân của chế độ độc tài cộng sản Việt Nam như gia đình chúng tôi.

 Tháng tư lại về, một nén hương cho những người dân lành, cho những chiến sĩ hai miền đã nằm xuống vì nhiều lý do và cho một thời thanh xuân của chúng tôi đã tàn theo vận nước.
 
Nguyễn Diệu Anh Trinh






Ý kiến bạn đọc
02/05/201802:01:29
Khách
Vui lòng đọc lại câu cuối:
Cùng là máu đỏ da vàng, một nén nhang cho họ chúng ta cũng nên mà!
01/05/201811:37:06
Khách
Bài viết nhắc lại những chuyện buồn cười sau 1975. Miền Bắc lạc hậu “giải phóng” miền nam; đem vào nam những phong trào, cải cách đã quá lổi thời.
Tôi nghĩ theo quan niệm của người viết thì dùng chữ : người lính của hai miền cũng không hoàn toàn dư; bởi thanh niên miền Bắc chẳng qua bị nhồi sọ là vào nam chiến đấu vì trong nam bị “ bọn Mỹ ngụy đàn áp dã man, cơm không có ăn áo không có mặc .... Tóm lại họ cũng chỉ là con cờ trong tay bọn cầm quyền Cọng sản Bắc Việt. Họ ngã xuống trong ý thức họ hy sinh vì miền nam; cũng có người đi vào chiến trường vì ...đói! Cùng máu đỏ đã vàng, một
nén nhang cho họ chúng ta cũng nên mà.
27/04/201818:53:04
Khách
" Tháng tư lại về, một nén hương cho những người dân lành, cho những chiến sĩ hai miền đã nằm xuống vì nhiều lý do và cho một thời thanh xuân của chúng tôi đã tàn theo vận nước."
Bai` viet hay & di' dom? , duy chi? ddoan cuoi' phia' tren , chu? " hai mien` ' that du thua`.Nhung~nguoi`linh chet cho ly' tuong? cua? ho.. Nguo`i linh' CS khong cung` chien' tuyen' voi' chung' ta .
That di ung' , co' nhung~ nguoi` theo thoi'quen goi ong Ho chi' Minh la` "Bac' Ho" Ong ay' khong the? la` bac' cua? nhung~ nguoi` linh VNCH va` cac' gia ddinh` H.O duoc , co' phai? khong ?
Kinh' chi Due Trinh
Kim Ho
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,265,615
Vân Hải Nguyễn Xuân Hùng là Cựu Sĩ Quan Tiểu Đoàn 20 Chiến Tranh Chính Trị (Khoá 16 Thủ Đức)
Tên thật: Trịnh Thị Đông. Sanh quán: Bình Dương, Việt Nam. Nghề nghiệp: Giáo viên cấp 2, môn Anh Văn. Hiện cư ngụ tại thành phố Fort Smith, tiểu bang Arkansas, Hoa Kỳ.
Trần Nguyên Đán là bút hiệu của Mục sư Lữ Thành Kiến, từng quản nhiệm Hội Thánh Maryland, miền Đông, rồi Fort Worth, Texas. Sau giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ năm 2007, ông nhận thêm giải Việt Bút 2009 và là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2010. Ngoài Việt Báo Online, nhiều thơ và truyện của ông hiện có trên tạp chí văn chương trên mạng internet, như da mầu, tiền vệ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Anne Khánh Vân, sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, hiện sống và làm việc tại miền Đông Hoa Kỳ. Năm 2007, cô nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ với tự truyện “Duyên Nợ Với Nước Mỹ.” Chỉ ít tuần sau đó, cô “chạy” đủ giấy tờ đón ba má từ Việt Nam dự lễ phát giải. Sau chuyến du lịch, hồ sơ bảo lãnh gia đình được hoàn tất và từ 2011, ba má, và vợ chồng người em trai đã chính thức định cư, đoàn tụ. Hiện nay, cô là một thành viên trong ban điều hành Mount Vernon, di sản của vị Đệ nhất Tổng Thống Hoa Kỳ George Washington, tại Alexandria, Virginia.
Tác giả là một cựu chiến binh Mỹ từng đóng quân ở Biên Hoà và kết hôn với một phụ nữ Việt. Viết Về Nước Mỹ, ngày 18 -12-2012 phổ biến bài viết trực tiếp bằng tiếng Việt đầu tiên của ông, kể chuyện tình 40 năm trước giữa chàng thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ và một cô gái Việt. Với bài "Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ", Sáu Steve Brown đã nhận Giải Việt Bút mang tên Bà Trùng Quang năm đầu tiên, 2013. Ông bà nay có 7 người con, hiện ở Ohio. Sau đây, thêm một bài mới của ông Sáu.
Tác giả một mình vượt biển giữa thập niên 80 khi còn tuổi học trò. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, cô nhận giải danh dự 2001. Bốn năm sau, nhận thêm giải vinh danh tác phẩm 2005.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín, 2017-08. Sau đây là bài viết thứ 12 trong năm.
Tác giả Tâm Chánh là người con gái của Trung Tá Từ Tôn Khán, Tỉnh Đoàn Trưởng Tỉnh Đoàn Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn, Huế, thời 1968. Ông bị Việt Cộng bắt và sát hại trong Tết Mậu Thân tại Huế. Hiện nay Tâm Chánh là Vice President of the Real Estate Entitlement Development Incorporation tại Southern California.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến.
Chủ Nhật tuần này là Father’s Day 2018 tại Hoa Kỳ. Mời đọc bài viết về thân phụ của một nhà giáo. Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt Bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Nhạc sĩ Cung Tiến