Hôm nay,  

Người Yêu Trâu Điên

13/04/201800:00:00(Xem: 11370)
Tác giả: Trương Ngọc Anh

Bài số 5359-m7-31200-vb6041418

 
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết  2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết sau đây của Ngọc Anh là những lá thư gửi  người lính Thủy Quân Lục Chiến, thuộc một đơn vị có biệt anh Trâu Điên. Bài viết từng xuất hiện một lần trên tập san KBC Hải Ngoại mấy năm trước, nay được đăng lại với phần bổ túc trong kỳ tới bằng một bài viết mới.

 
***
 

Anh Trâu Điên yêu dấu
 

Khi viết năm chữ nầy, trái tim em đập những nhịp bất thường, ngón tay cầm viết cũng run rẩy.

Nhà trên rất yên lặng, chỉ còn mình em ngồi đây, góc bếp phân nửa lộ thiên, em nhìn thấy rất nhiều sao trên bầu trời xanh thẩm. Bàn học với một ngọn đèn neon tỏa màu xanh dịu dàng. Trước mặt em là tấm hình đen trắng nằm trên mặt giấy trắng tinh của cuốn nhựt ký nhỏ, in rõ từng đường nét một người lính đứng oai dũng. Chiếc nón sắt bao lưới ngụy trang gắn đầy lá cây, bộ đồ lính rằn ri mang nét hoa rừng. Treo lủng lẳng trên dây lưng trái lựu đạn, ba lô đeo vai rất lớn nhìn thấy được dù hình chụp từ phía trước, một tay cầm cây súng dài, tay áo sắn lên rất cao, để lộ cánh tay to, gân guốc rắn rỏi, đôi giày sauts cao ống mà em nhớ rất rõ hôm ba chụp tấm hình nầy dính đầy bụi đất màu nâu đỏ, chứng tỏ những Trâu Điên mới từ vùng cao rừng núi về thành phố.

Anh Trâu Điên biết mà, tấm hình nầy chính tay ba em đã chụp cho anh, rửa ra giấy Kodak từ phòng tối chỗ làm của ba, Sở Giảo nghiệm, thuộc Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia, vào năm Mậu thân 1968, khói lửa đen ngút làm ảm đạm cả bầu trời Saigon.

Em nhớ rất rõ buổi sáng sớm đó, đất trời còn u u một ngày đầu năm Mậu Thân, những ngày còn Tết, nhưng không khí nhuốm mùi chiến tranh, một cái Tết hãi hùng của dân thủ đô Saigon vốn an lành. Gia đình em đã chạy tản cư qua nhà bà Ý Út, gần chợ Bến Thành mấy hôm trước đó, vừa mới trở về cư xá Phú Lâm.

Em nhớ, khi đoàn lính bước những bước chân mạnh dạn trên con đường ngang qua trước cửa nhà em, giấc sáng sớm trong khu cư xá Phú Lâm A thì cả nhà em đều đã thức. Ba em mở cửa, thấy đoàn lính đi ngang, vội trở vô nhà, sửa soạn cái máy ảnh rồi trở ra, chạy theo đoàn quân đang tiến bước, với đầy đủ vũ khí như sẳn sàng cho một trận chiến. Em sợ sệt, đứng trong nhà nhìn hé qua cửa sổ thấy Ba đi theo và chụp hình. Ngày hôm sau thì ba mang hình về nhà, trãi từng tấm hình đã chụp lên bàn ăn. Em đứng kế bên ba ngó theo.

Tự nhiên Ba cầm một tấm hình nhỏ, ngắm nghía, rồi đưa cho em, nói:

-Hình nầy đẹp quá, muốn giữ hông con?

Em cầm lên, nhìn thấy… anh.

Tấm hình ba khen đẹp quá, em đã ép trong cuốn nhựt ký nhỏ, dấu kín, giữ cho riêng em mà thôi.

Những ngày sau đó, còn Tết, đoàn quân lá rừng còn đóng quân trong cư xá, hể rảnh rỗi giây phút nào, là anh tới nhà em, ngồi nói chuyện với Ba. Một già, một trẻ, coi tương đắc lắm.

Sau đó, em nghe Ba nói với Má:

- Đó là Tiểu đoàn 2, Thủy Quân Lục Chiến, Trâu Điên, đánh giặc giỏi lắm đó mình.

Hai chữ “Trâu Điên” nghe rất lạ. Cho nên lần nào anh tới nhà, em cũng chú ý nhìn huy hiệu trên tay áo, ngực áo trận của anh, để thấy hình Trâu Điên đó.

Anh không biết em đâu, là vì lúc đó em còn nhỏ lắm, chỉ là một cô gái rất nhỏ, nhút nhát, thường thắt hai bính tóc thả phía trước, đang học trường Gia Long, đệ nhất cấp. Những lần anh tới thăm ba, em luôn thập thò bên trong, nhìn anh, người lính trong tấm hình ba đã cho em.

Rồi một ngày, Ba nói với Má:

- Trâu Điên đi rồi, chắc yên rồi đó mình.

Lúc đó là tháng hai, sau Tết ta có mấy ngày thôi.

Cư xá tự nhiên thấy buồn bã, lạnh tanh và thiếu vắng. Không biết những anh lính Trâu Điên đã đi đâu?

Những ngày Tết trôi qua, trong lo sợ, khi những tin tức xấu trên báo chí từ những cuộc tấn công Huế, Nha Trang, rồi Saigon. Tin tức rất xấu cho biết nhiều người đã bị chôn sống, bị bắt đi mất tích ở Huế, ngay tại thủ đô Saigon, không khí Tết đã mất dạng. Trường Gia Long chưa mở cửa lại cả tháng tiếp theo sau Tết, nên em vẫn còn ở nhà suốt thời gian những cuộc tấn công của cộng sản vô thành phố ngoài Trung đã bị dẹp tan nhưng để lại nhiều đổ nát và khăn tang.

Sau ngày “biết Trâu Điên”, em thường đọc báo của Ba, để tìm Tiểu Đoàn Trâu Điên ở đâu trên bước đường chinh chiến? Trước đó em có bao giờ để ý tới tin chiến sự, chỉ thanh thản lo đi học, lo đi chơi, xi nê bát phố cuối tuần cùng mấy bạn, không hề biết ngoài trận chiến, những tiền đồn, các anh lính đã chiến đấu trong gian nguy khốn khổ, sống chết ra sao. Chúng em ở hậu phương chỉ là những nữ sinh ngây thơ, sống trong thành phố bình an.

Từ ngày nhìn thấy những người lính oai hùng, trẻ trung, và đầy nét gian khổ hành quân, đóng quân trong cư xá những ngày Tết Mậu Thân khói lữa ngút trời, em thường lấy hình anh ra coi sau mỗi lần đọc báo, lòng luôn nhớ anh, và bắt đầu hiểu nghĩa chiến tranh là gì.

. . .

Anh Trâu Điên.

Tháng Năm, năm Mậu Thân nầy, việt cộng lại tấn công thủ đô Saigon lần thứ hai.

Lần nầy, chúng đã đặt bộ chỉ huy ngay tại cư xá Phú Lâm A, trong một căn biệt thự chúng đã chiếm đóng. Vài ngày trước đó cư xá hỗn loạn lắm. Một hôm cả xóm chạy vô xóm trong để nhìn xác một người dân bị “Cộng Sản nằm vùng” giết chết bỏ nằm đó, trên người đắp xơ chiếc chiếu. Em nhìn mà kinh hoàng!. Mấy chị em leo lên gác, trèo lên nóc nhà ngồi để nhìn thấy khói lửa bốc lên đâu miệt Chợ Lớn. Ba lấy máy ảnh, chụp hình khói lửa, và hình mấy chị em đang ngồi trên nóc nhà, ba chỉ tay nói máy bay trực thăng đang bắn rockets .


Buổi sáng hôm đó, sớm lắm, đã nghe tiếng hỗn loạn kinh hoàng, Việt Cộng trong xóm nhà lá bắn đùng đùng nhiều tiếng súng nổ, người gánh gồng nồi niu con cái chạy hoãng hốt, lửa cháy đó đây mùi khét bay trong không khí. Ba chỉ kịp chụp cái máy quay phim, máy chụp hình đeo lên cổ, kêu má thu dọn chút đồ, đưa tụi em ra trú đở ở nhà Thờ Cha Hoàng, rồi ba hối hả chạy vô xóm trong để chụp hình. Má em trong cơn bối rối chỉ biết túm lấy đám con, chạy qua nhà thờ tạm trú.

Người người rần rần từ xóm trong, chạy trốn ra khỏi cư xá, còn Ba em thì chạy trở vào đó để chụp hình.

Máy phóng thanh đâu đó không biết đang kêu gọi liên tục nhắc dân chúng mau tản cư. Trực thăng bay quần quần trên bầu trời cư xá nhiều lắm.

Anh Trâu Điên, lúc đó anh đang ở đâu?

Tụi em chạy qua Nhà Thờ cùng với rất đông dân chạy giặc cả cư xá lẫn xóm nhà lá phía trong. Giữa những tiếng rêu réo nhau rất kinh hoãng của cả dân cư xá tản cư, thì Ba em lại lo mặc cái áo giáp, chuẩn bị máy chụp hình, mang theo cả máy quay phim, chạy ngược hướng, đi vô chỗ việt cộng đang đặt bộ chỉ huy.

Ngồi sát bên nhau trước sân nhà Thờ, hai chị em run rẩy, lo sợ cho ba.

 
Anh Trâu Điên ơi.

Buổi sáng hãi hùng đó, em chưa kịp nhìn rõ mặt Ba. Em phải ngừng viết, vì nước mắt em đã tuôn tràn không thở được.

Buổi sáng hãi hùng đó không có đoàn quân Trâu Điên, Ba em đã đi luôn.

Không, Ba có trở về nhà anh Trâu Điên ơi, bằng thể xác còn nóng hổi, máu còn chảy tràn ra linh láng, thấm ướt hết áo quần em. Hai chị em yếu đuối đã vác xác Ba về, máu chảy ướt đẩm trên áo quần hai chị em. Từ chỗ ba bị bắn về nhà, khoảng đường ngắn hai trăm mét mà dài như thiên thu. Ba chết vì hai viên đạn bắn xuyên người, hai cánh tay bị trói ngoặt ra sau. Máy chụp hình máy quay phim đều mất theo với mạng sống của Ba em, chỉ còn chiếc áo giáp trong người.

Sau những ngày đó, gia đình đã chôn cất ba, mấy bác trên Tổng Nha CSQG đã giúp đở lo liệu cho gia đình em rất nhiều.

Má  còn quá trẻ với đàn con tám đứa, như người mất hồn. Em luôn nghĩ tới anh trong lo sợ sau cái chết của Ba.

Có khi em oán trách, sao Trâu Điên không tới cứu dân lành như Trâu Điên đã tới lúc chúng nó tấn công Saigon lần thứ nhứt?  Em tức tối! Ba em hiền quá, tại sao chúng giết Ba? Ba chụp hình, chỉ để cho con cháu đời sau biết thảm họa chiến tranh.

Trong ngày ba em bị thảm sát, đoàn lính Biệt Động Quân tới chiến đấu anh dũng và giữ an dân trong thành phố. Dân cư xá lần lượt trở về nhà.

Nhưng Ba em thì đã chết!

Chúng bắt và giết Ba vì cho rằng ba là phóng viên chiến trường. Những tên việt cộng bận quân phục chính qui Bắc Việt màu vàng, mặt mày non nớt đó hầu hết đều đã chết ở mặt trận Chợ Lớn.

Em nghĩ, Ba em sẽ tha thứ cho họ.

. . .

Anh Trâu Điên.

Anh đã trở lại cư xá Phú Lâm thăm Ba vào mấy tháng sau, gần cuối năm Thân, trong một kỳ Tiểu đoàn 2 về hậu cứ dưỡng quân. Hôm đó, em có mặt ở nhà. Anh bước vô nhà em, tươi cười như một người thân trong gia đình.

Má em khóc, chỉ hình Ba trên bàn thờ.

Em nhớ, mắt anh tối sầm, sững sờ.

Anh đốt nén nhang cắm lên bàn thờ Ba em, vái thật lâu như thì thầm với Ba. Anh đã ngồi lại, nói chuyện với má rất lâu, rất nhiều. Đứa cháu nhỏ của em bò trên sàn nhà chơi, thỉnh thoảng ngước khuôn mặt bầu bỉnh thiên thần nhìn người lớn. Anh nhìn theo thằng nhỏ, nói:

- Con nít sướng quá, đôi mắt nó trong veo chưa biết gì hết!.

Má em hỏi:

- Chừng nào cháu lấy vợ?

Nghe anh nói:

-  Cháu đi lính mới biết mạng sống người lính như chỉ mành trong lửa đạn, cháu đâu dám lấy vợ, khổ cho người ta…

Má hỏi thăm và nghe anh nói hai trận Mậu Thân tiểu đoàn Trâu Điên hy sinh nhiều!

Em vẫn lấp ló bên trong, không dám ra chào, mặc dù em nhìn thấy anh hằng ngày trên tấm hình Ba đã cho em. Em chưa một lần nói chuyện với anh, nhưng quen thuộc lắm anh Trâu Điên. Nhìn anh, em lại nhớ Ba em.

Anh Trâu Điên ơi!

Anh không hề biết có một cô gái nhỏ đã mang hình ảnh của anh hiên ngang trong tâm tưởng, đã theo dõi anh, từng bước quân hành trên báo chí. Tim em thót đau mỗi khi biết được Trâu Điên đang chiến đấu trên trận địa nào, chiến công hào hùng bao nhiêu, mất mát bao nhiêu. Em đã chảy nước mắt, thầm cầu mong cho anh không biết sống chết ra sao? Cầu anh linh Ba theo phù hộ các anh TQLC Trâu Điên.

Mỗi lần đọc tin chiến sự, em thấy mình già thêm biết bao nhiêu, em đã không còn hồn nhiên nữa. Những lần đó, em đều lấy tấm hình anh ra nhìn, nhìn mãi, theo em cả trong giấc ngủ hình ảnh anh Trâu Điên với lá rừng trên nón sắt.

Lá thư nầy em đã viết mà không bao giờ gởi, vì em đâu biết anh Trâu Điên đang ở nơi nào, trên mảnh đất chiến tranh đầy thống khổ của dân tộc Việt Nam mình.

Em viết lá thư nầy, như một nhu cầu yêu thương dành cho anh Trâu Điên, người bạn trẻ của Ba. Hình ảnh Ba và anh Trâu Điên luôn gắn liền nhau, trong lòng em. Em giữ lá thư không gởi trong cuốn nhựt ký nầy.

Cầu chúc cho anh mọi sự bình an

*

Ghi thêm của người viết:

Tấm hình Trâu Điên yêu dấu đã theo cô gái suốt bảy năm dài.

Như một định mệnh rất tàn khốc, tấm hình anh Trâu Điên đã ở lại VN vào một ngày cuối tháng Tư, năm 75 khi cô chạy trốn khỏi nước cùng má và các em. Lá thư nầy ép trong cuốn nhựt ký đã mất cùng với tấm hình trên đường lưu lạc. Thư được viết lại với lòng mong mỏi người anh Trâu Điên nay vẫn còn sống sót đâu đó sau cơn hồng thủy, biết rằng trên mặt đất nầy, vẫn còn có một người luôn nhớ  anh Trâu Điên ngày xưa.

Cô gái Phú Lâm A Chợ Lớn Saigon Mậu Thân 1968.

Ý kiến bạn đọc
01/11/202305:12:26
Khách
Có một bài nào khác có nói đến người lính Trâu Điên này còn sống và đã biết về câu chuyện cô Ngọc Anh viết hồi đó. Rồi cô có dịp gặp lại anh ta không cô?

Hồi đó cô Ngọc Anh dõi theo mỗi bước đường chinh chiến của binh đoàn anh Trâu Điên tâm trạng chắc cũng khắc khoải như trong bài hát "Giờ Này Anh Ở Đâu" của cố nhạc sĩ Khánh Băng.
GIỜ NÀY ANH Ở ĐÂU?
"Giờ này anh ở đâu?
Quang Trung nắng cháy da người
Giờ này anh ở đâu?
Dục Mỹ hay Lam Sơn?
Giờ này anh ở đâu?
Đồng Đế nắng mưa thao trường
Anh ở đâu?...Anh ở đâu?
Giờ này anh ở đâu?

Pleiku gió núi biên thùy
Giờ này anh ở đâu?
Miền Trung hỏa tuyến địa đầu
Giờ này anh ở đâu?
Cà Mau tiếng sét U Minh rừng
Anh ở đâu?...Anh ở đâu?

Dù rằng anh ở đâu, anh ở đâu, vẫn yêu anh hoài
Vẫn yêu anh hoài, yêu suốt đời...
Vì lời thề xưa nở trên môi
Và một tình yêu đã lên ngôi
Kỷ niệm đầu tiên sống trong tôi
Trên đường ta bước chung đôi

Giờ này anh ở đâu?
Không quân vỗ cánh đại bàng
Giờ này anh ở đâu?
Thủy Quân Lục Chiến kiêu hùng
Giờ này anh ở đâu?
Vượt đường xa thiết giáp anh tung hoành
Anh ở đâu?...Anh ở đâu?

Dù rằng anh ở đâu, anh ở đâu
Vẫn yêu anh hoài, yêu suốt đời
Vì lời thề xưa nở trên môi
Và một tình yêu đã lên ngôi
Kỷ niệm đầu tiên sống trong tôi
Trên đường ta bước chung đôi

Giờ này anh ở đâu?
Tây Ninh tiếp ứng Miên thành
Giặc tan trên đất Hạ Lào
Giờ này anh ở đâu?
Trại Hoàng Hoa tung gió cánh hoa dù
Anh ở đâu?
Anh ở đâu?
Anh ở đâu?
Anh ở đâu?"..
18/04/201806:17:54
Khách
Cùng là nhiếp ảnh, người chụp hình Tướng Loan bắn VC thì được giải thưởng, được nổi tiếng, còn người chụp hình VC bắn dân thì bị VC bắn! Người lính cầm súng bắn nhau với VC thì chuyện hy sinh không lạ, nhưng ngừoi cầm máy hình mà bị AK hạ sát thì tàn nhẫn quá!
Bài viết của N.A noi về sự hy sinh của cha mình không còn gì xúc động hơn, nhất là khi nbhững người lính, bạn của ba cô, cũng ra đi.
Nguyện cầu hương linh của các anh đoàn tụ trên Thiên Quốc
Cám ơn tác giả NA
15/04/201803:27:01
Khách
Một nữ sinh trẻ tuổi trải lòng mình trong một lá thư không đươc gửi đi viết về hình ảnh khó quên của một người lính thuộc tiểu đoàn Trâu Điên hào hùng diệt Cộng sản bạo tàn tái lập an bình cho thủ đô trong những ngày Tết Mậu Thân.

Một bài viết hay và lời văn trong sáng.

Tôi không quên anh, đem nhiệt tình vì yêu đất nước

Thương anh xông pha, đem thanh bình yên vui đời mới

( “Gửi Người Giới Tuyến “ - Nhật Lệ )
14/04/201817:00:22
Khách
Một mối tình học trò ngây thơ
Một người lính hình ảnh oai hùng
Một cô bé thắt hai bím tóc
Một Trâu Điên mang nhiều huyền thoại
Một viên Ngọc và một Anh thư
Một tình yêu ngàn lời khôn tả
14/04/201807:11:43
Khách
Trận Mậu Thân từng bức tử dân lành và người lính VNCH, gây bao tan thương cho gia đình trong đó có gia đình của tác giả.
Một bài viết nhẹ nhàn, sâu lắng gói ghém tình cảm em gái hậu phương từng yêu mến, thầm mến mộ người trai thời loạn, dù chiến tranh đã chia xa đôi ngã nhưng tình cảm vẫn còn nguyên vẹn.
Cảm ơn chị Ngọc Anh đã mở trang nhật ký chia sẻ với độc giả "nỗi lòng" em gái hậu phương.
Chúc chị luôn vui khỏe, trẻ.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,263,648
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 28 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục thêm bài mới.
Tác giả là một dược sĩ tại Toronto. Với bài viết đầu tiên “Hai Bà Đầm,” ông đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011. Ba năm sau, 2014, ông góp thêm bài “Hồi Ký Của Một Người Tên Ông.” Năm 2016, thêm bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ.” Sang năm 2018, thêm bài thứ tư, “Đứa Con Lai...Hải Tặc.” Bài viết mới thứ 5 “Chuyện Tình...Hải Tặc” là phần kết của câu chuyện. Bạn đọc Viết Về Nước Mỹ trên Việtbao Online chỉ cần double click vào tên tác giả ở đầu bài, sẽ thấy bài cũ của cùng tác giả. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp và hết.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông, sống trong trại lính, làm việc theo một hợp đồng dân sự. Chuyện làm việc ở Trung Đông, bài đầu đã được phổ biến ngày 4 tháng 5. Sau đây là bài viết thứ hai, chuyện của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan.
Tác giả tên thật Huỳnh Thị Huệ, 69 tuổi, đến Mỹ năm 1991 theo diện HO. hiện đang là cư dân Downey, California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là chuyện đau thương có thật của gia đình, khi ntgười con trai tử nạn trên xa lộ vì bị một anh Mễ không giấy tờ say rượu lái xe.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ tư của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết gần đây là ký ức Mậu Thân của cô bé thời mới lớn. Và sau đây, thêm một bài viết mới.
Từ 2005, tác giả Hoàng Đức, một nhà giáo hưu trí tại Westminster, góp bài “Dodautre tại Mỹ” và nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Mười ba năm sau, 2018, thêm một bài mới của Hoàng Đức 2018. Theo tiểu sử do tác giả mới tự sơ lược, tại Việt Nam, 1963-1975, ông là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Sau 1975 là mười năm thất nghiệp. Công việc tại Hoa Kỳ từ 1985: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu từ 2002. Mong ông tiếp tục viết và bổ túc địa chỉ liên lạc.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bài viết mới của bà là chuyện tấm hình một cô bé học trò 15 tuổi. Tấm hình từng qua tay kẻ trộm, trở thành bùa hộ mạng của một thuyền nhân, với những tình tiết éo le dài gần một đời người lưu lạc.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến