Hôm nay,  

Ngôi Nhà Xưa

05/01/201800:00:00(Xem: 11386)
Tác giả: Phạm Thành Châu

Bài số 5284-19-31130-vb6010517

 
Tác giả sinh quán tại Hội An, Quảng Nam, tốt nghiệp Đốc Sự Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Cựu tù chinh trị, hiện định cư tại Virginia. Ông góp bài Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua và đã ấn hành 4 tập truyện ngắn. Nhà văn Võ Phiến nhận xét về các nhân vật truyện của Phạm Thành Châu đã phải kêu là “Tuyệt vời. Sao mà họ chung tình đến thế.” Sau đây,  thêm một truyện ngắn Phạm Thành Châu.
 

***
 

Hôm nay là chiều cuối năm, cô An đang sửa soạn lễ vật cúng ông bà thì chuông điện thoại reo. Cô cầm điện thoại lên, lắng nghe “Anh Hoàng đây!” “Dạ! Em đang nghe anh” “Tối nay em có đi đâu không?” “Em định đi chùa. Có chuyện gì vậy anh?” “Anh đến thăm em được không?” “Anh thăm em trong bao lâu?” “Tùy em cho phép. Càng lâu càng cám ơn em” “Nhưng mấy giờ anh đến?” “Anh đến ngay bây giờ. Có gì cho anh ăn không?” “Thịt kho trứng, dưa giá, canh chua...” “Có cháo đậu xanh, tôm kho tàu cho em không? Em thích mấy món đó lắm mà” “Không. Em ăn chung với anh được rồi” “Sao em biết anh sẽ đến mà nấu những món anh thích?” “Anh không đến thì em để đó. Hễ nhớ anh thì em nấu và dọn lên bàn. Coi như cúng giỗ người quá cố!” “Mấy bữa nay anh phải lo cho mấy đứa nhỏ. Làm giấy tờ nhập học. Rồi chuyện nhà cửa, mua sắm vật dụng, gạo cơm mắm muối. Ôi thôi! Đủ thứ, vì vậy anh không thể đến em được. Cho anh xin lỗi” “Đừng để ý đến chuyện đó. Em sẽ hâm thức ăn, dọn ra, anh đến là có sẵn cho anh” “Khi nào em nấu những món anh thích, nhớ gọi anh. Đừng dọn lên bàn rồi đem đổ” “Em không còn cái quyền đó nữa. Anh cứ nói lẩn thẩn” “Anh gác máy nghe” “Dạ. Bye anh!”

Cô An mở cửa, dõi mắt ra đường, chờ đợi. Miền đông bắc Hoa Kỳ đến tháng hai mà tuyết vẫn còn rơi. Con đường vào xóm trắng xóa, vắng ngắt. Ánh đèn đường làm tuyết phản chiếu nhau, không gian sáng hẳn lên. Tuyết bay ngang, bay dọc theo từng cơn gió. Chúng giống như những sinh vật có cánh trắng bay từng đàn. Gió rít qua các cành cây trụi lá, bám đầy tuyết, nghe vi vu, tưởng như từ rất xa, vọng đến tiếng những con sói cùng hú lên một lúc.

Cô An rùng mình, đóng cửa lại, vào nhà, choàng thêm áo ấm rồi ra ngồi ở phòng khách, nhìn qua cửa sổ. Tuyết vẫn lặng lẽ rơi. Một lúc sau, ánh đèn từ xa lấp loáng rồi xe Hoàng dừng trước nhà cô. Cô mở cửa. Hoàng ra khỏi xe, kéo cao cổ áo khoác, dò dẫm từng bước. Tuyết ngập đến đầu gối.

Cô An cởi áo khoác cho Hoàng. Cô giũ áo cho hết tuyết bám rồi treo lên mắc áo. “Ngoài trời lạnh lắm, phải không anh? Tuyết ngập đường.” “Trong xóm xe cào tuyết chưa vào nhưng ngoài đường, xe ủi tuyết chạy lên chạy xuống, cào sạch tuyết, xe chạy dễ lắm. Sao mắt em bị sưng đỏ lên như thế? Em phải đi bác sĩ” “Lúc tối có con gì bay vào mắt. Bây giờ đỡ rồi” Hoàng nhìn quanh. Trên một tủ kính lớn và thấp, được thiết trí như một bàn thờ. Có hình cha mẹ cô An. Hai chân đèn, một lư hương bằng đồng, mấy cây nhang đang cháy, như những chấm than hồng, mùi nhang thoang thoảng. Gần cửa, có một bàn nhỏ, trên để bánh trái, bình hoa và xôi chè. Một chén gạo dùng để cắm nhang, với hai cây đèn sáp, có lẽ chuẩn bị cúng Giao Thừa. Bao nhiêu năm qua, đêm cuối năm nào cô An cũng chuẩn bị lễ vật như thế, rồi Hoàng ăn mặc tươm tất, nhân danh gia chủ ra cúng Giao Thừa để rước năm mới vào nhà. “Em rước ông bà lúc chiều à? Cho anh cúng Giao Thừa với em nghe!” “Không được đâu. Anh đến ăn cơm với em, khoảng mười một giờ, mời anh về. Anh phải đón Giao Thừa với vợ và các con anh. Mà anh cũng chỉ được ăn một chén cơm thôi. Ở đây anh ăn no, khi về nhà anh ăn ít, vợ anh sẽ nghĩ rằng anh đi ăn với bồ no rồi.” “Sáng mồng một Tết, cho anh đến xông đất và mừng tuổi em chứ?” “Sáng mai em đi chùa sớm.” Cô An mời Hoàng ngồi vào bàn, cô ngồi đối diện. Hoàng nhìn cô, nói như kể lể: “Năm nay, không được ăn Tết với em, anh rất nhớ em, nhớ lại biết bao kỷ niệm. Những ngày ở trên đảo, thiếu thốn, cực khổ nhưng chúng ta thật hạnh phúc. Những buổi chiều, ra bãi biển ngồi chuyện trò, tâm sự rồi cùng bàn đến tương lai, khi rời đảo, đến một xứ sở tự do nào đó, chúng ta sẽ cùng nhau xây dựng một cuộc đời mới. Đêm Giao Thừa đi chùa lễ Phật, chúng ta cầu xin đức từ bi chứng giám tình yêu của hai đứa, thề sống bên nhau trọn đời “Sinh đồng tịch, đồng sàn...” Cô An ngắt lời “Cũng vì vậy mà sáng mai, em phải đến chùa, xin Phật Tổ giải trừ lời thề đo.” Cô bới cơm, mời Hoàng “Mời anh ăn cơm.” “Mời em” Hoàng bưng chén cơm lên rồi đặt xuống, thở dài. “Bao nhiêu năm sống với nhau, bữa cơm nào em cũng mời anh. Giao Thừa năm nào anh cũng lì xì mừng tuổi em, hôn em. Chúng ta chúc nhau biết bao nhiêu lời tốt đẹp...” “Đừng nhắc đến những chuyện đó nữa. Anh định làm xiêu lòng em. Phải không? Anh không hi vọng gì đâu. Mời anh ăn cơm” “Anh nuốt không vô. Anh chỉ mong em thông cảm cho anh. Mấy đứa con cần anh bảo lãnh để có một tương lai tốt đẹp hơn… Hay chúng ta thử bàn nhau một giải pháp.” “Anh bỏ qua chuyện đó đi. Em mời anh ăn cơm, bữa cơm cuối cùng, thì anh nên quên hết để vui với em. Anh nói chuyện gì vui cho em cười đi! Còn cái giải pháp của anh, em biết anh muốn em tiếp tục làm nhân tình của anh, để anh đi đi, về về, thỏa mãn đủ thứ, trong khi đó anh vẫn sống với vợ con anh. Chỉ nghĩ đến thôi, em đã ghê tởm anh!...” “Anh chỉ mong em, thỉnh thoảng, cho anh được gặp em. Để được nhìn thấy em, để bớt nhớ em.” “Cảm ơn tình cảm của anh đối với em. Nhưng sao nãy giờ anh chỉ nói về phần anh? Anh chỉ nghĩ đến anh mà không nghĩ đến em? Cuộc đời em sẽ ra sao? Nhưng thôi, em cũng chẳng cần phải nói về em. Em mời anh đến hôm nay, rồi chúng ta sẽ mãi mãi, không còn gặp nhau nữa.” “Có cách nào cho anh được đến thăm em một lần nữa không? Sáng mai, sau khi em đi lễ chùa về?” “Sáng mai thì không được, nhưng sáng mồng bốn Tết, đúng mười giờ sáng, mời anh đến.” “Cho anh đến chiều mồng ba Tết để anh cúng đưa ông bà với em.” “Ông bà, tổ tiên em không còn chấp nhận anh vào gia tộc em nữa đâu. Họ cũng bị anh đánh lừa như em. Sáng mồng bốn, đúng mười giờ, anh nhớ đến.” “Em cho anh được đến với em trong bao lâu?” “Khi nào chán thì anh ve.” “Em có cho anh hôn em không? Cho anh mừng tuổi em, chúc em những điều tốt đẹp...” “Mồng bốn thì ông bà đã về trời cả rồi, chẳng vị nào thấy để có thể giận anh được. Lúc đó thì anh muốn làm gì tùy thích. Mời anh ăn cơm.” “Em cho anh đến thăm em thì bao nhiêu chén cơm, anh cũng ăn hết, mà dù em không cho anh  ăn gì cả, anh cũng thấy no.””

 Anh thân yêu,

Hy vọng anh đến nhận thư em đúng mười giờ. Đó là lúc máy bay cất cánh. Chị đưa thư nầy là chủ mới của ngôi nhà chúng ta. Em đã bán nhà cho chị ta. Em không đủ sức chịu đựng được cảnh em vào ra một mình trong ngôi nhà lặng trơ, vắng vẻ, lạnh lẽo nầy nữa. Khi không còn là chủ nhà, em phải ngồi viết thư cho anh ở trước hiên trong lúc chờ taxi đến đón ra phi trường.             

Từ ngày anh rời bỏ em, em cố gắng tạo cho mình một cuộc sống mới, không có anh bên cạnh, nhưng em đã thất bại. Dù biết anh không về, em vẫn bị những thói quen đánh lừa. Buổi chiều, tan sở, là em tất bật đi chợ, về nấu nướng, bày lên bàn, đem khăn tắm, áo quần vào phòng tắm cho anh... Rồi, như mọi khi, em lại nhìn chừng ra đường, chờ nghe tiếng xe anh dừng trước nhà, em chạy ra mở cửa... Nhưng anh đang ở nhà khác rồi. Đâu có về mà mong chờ.

 Nằm trên giường một mình, em như quẩn trí. Chưa bao giờ em thấy chiếc giường rộng đến như vậy. Rộng mênh mông! Em lăn qua, trở lại, vẫn không đụng được mép giường. Mọi khi, em nằm phía trong, quay vào đụng vách, quay ra có anh. Bây giờ thì nó như sa mạc. Em ôm gối mền ra nằm ở phòng khách, nhưng rồi em cũng không thể nào chợp mắt. Nhiều khi, trong đêm khuya, chợt nghe một tiếng động nào đó, em tưởng anh quay về, em ngồi bật dậy... (Thôi, em không muốn kể lể thêm)                 

Từ khi biết anh đã làm hồ sơ bảo lãnh vợ con anh qua, em tự nhủ lòng, mình phải thật cứng rắn, thật cương quyết rời bỏ anh càng sớm càng tốt. Mà không muốn rời anh cũng không được, vì em là người ngoài cuộc rồi. Vậy mà em cứ nấn ná cho đến hôm nay, đến giây phút mà em nhận chân được là mình đã thực sự bị bỏ rơi. Em không ngờ hai tiếng “bơ vơ” nó quật ngã em quá sức tàn nhẫn, quá sức nhanh chóng.                                  

Không phải em đánh lừa anh khi hẹn anh hôm nay đến đây, nhưng anh cần nhận một số giấy tờ về nhà cửa, để chứng minh với vợ con anh rằng, chẳng ai bòn rút tiền bạc, tài sản của anh. Em chưa hề biết đến một xu trong số tiền anh làm ra trong suốt bao nhiêu năm. Vì lúc trước em mua nhà mà chỉ trả tiền lời, nên khi bán nhà, bao nhiêu tiền là của nhà băng cả.

Em chỉ mang theo một va li nhỏ. Tất cả vật dụng trong nhà, em để nguyên cho chủ mới, những gì họ không thích thì vất bỏ. Em đã dặn chủ nhà. Không cho anh bước vào nhà nầy. Anh không được mang đi bất cứ thứ gì trong nhà. Ngay cả em, cũng không mang theo bất cứ vật dụng nào có bàn tay anh đụng đến.

Anh đừng tìm em vô ích. Mà anh cũng chẳng cần nữa.

Chắc chắn anh đã quên câu “Đồng tịch, đồng sàn” gì đó rồi! Giờ đây, khi em nhận ra những lời giả dối của anh thì đã trễ.

Trong em, anh vừa là người em yêu, yêu đến ngu muội, anh vừa là một nghệ sĩ, tài tình đến độ khi anh giở cái mặt nạ đểu cáng ra thì em đã thành miếng giẻ rách, bị anh vất đi mà không thèm nhìn theo.

Trời u ám, tuyết bay lất phất mà em vẫn phải mang kiếng đen. Mắt em đỏ và sưng lên. Em âm thầm khóc mấy ngày nay. Kể cũng buồn. Khi xách va li bước ra, em quay nhìn lại ngôi nhà lần cuối. Em như nghe rõ từ trong nhà vọng ra tiếng cười nói của anh và em, tiếng nhạc, tiếng ca từ máy hát... Người em như không còn sức lực nữa, em muốn ngã qụy.

Hình như taxi đang đến. Em phải chấm dứt mấy giòng chữ nầy để kịp đưa cho chị chủ nhà. Chị ấy sẽ trao thư nầy cho anh.

Không hiểu sao, em muốn được ôm anh mà khóc quá!

 Anh ơi! Anh ơi!... Anh thương yêu của em! Vĩnh biệt anh

 

*

Mười năm sau, cô An về thăm nhà cũ, vào đúng đêm ba mươi Tết Âm Lịch. Mười năm. Tất cả đã lắng xuống, chỉ còn lại cảm giác chua chát, cay đắng. Năm nay, tuyết vẫn còn bay trong đêm, mái nhà, con đường vẫn còn ngập truyết trắng, như ngày cô từ giả nơi nầy.

Cô không có ý định về đây, nhưng một lần cô thử gọi một cô bạn, hóa ra, mười năm sau, bạn vẫn ở chỗ cũ, cùng thành phố với cô ngày xưa, số điện thoại vẫn vậy. Cô bạn mừng rỡ, mời cô về ăn tết với gia đình cô ta. Khi đến nhà bạn, cô chỉ trả lời vắn tắt là cô đang sống ở một tiểu bang miền trung tây Hoa Kỳ, ở đó không hề có một người Á Châu nào ngoài cô và gia đình người bạn đã rủ cô về đó. Cô vẫn sống một mình trong căn phòng trọ. Cô cười bảo “Đi làm về là rút vào phòng, lặng lẽ như một người tu hành”.

Tối nay, trong lúc gia đình bạn chuẩn bị đón giao thừa thì cô mượn xe bạn, lái đến trước ngôi nhà cũ, tắt máy, ngồi nhìn cảnh vật chìm trong màn tuyết đang rơi nhẹ dưới ánh đèn đường vàng vọt. Chẳng có gì thay đổi, nhà cô vẫn vậy khiến cô tưởng chừng như mới rời nơi đây tuần trước. Vẫn ánh đèn từ phòng ăn chiếu qua cửa sổ, vẫn thềm nhà nơi lần cuối, cô ngồi chờ taxi đến đón cô ra phi trường.

Cô nhớ lại, khi cô mua căn nhà nầy thì hàng xóm là gia đình những ông bà già người Mỹ trắng bản xứ. Họ kể với cô rằng. Trước kia, đây là rừng. Người ta đến chia lô, làm đường, xây nhà giá rẻ. Những người Mỹ trắng đầu tiên đến mua nhà và ở cho đến tuổi về hưu. Lúc bấy giờ, cách đây hơn năm mươi năm, họ là những người trẻ, vừa tốt nghiệp đại học, có việc làm, lập gia đình, sinh con đẻ cái. Lũ trẻ lớn lên, cũng đi học như họ, cũng tốt nghiệp và có việc làm. Khi chúng lập gia đình, chúng đi làm xa, có nhà riêng, cả năm không về thăm cha mẹ được một lần. Chúng như những con chim khi đã rời tổ thì không hề quay lại. Cha mẹ chúng, già nua theo thời gian, vẫn ở đấy. Ngôi nhà cũng cũ kỹ theo, mấy cây rừng trước nhà, sau vườn, cao thêm, sum sê hơn. Những người già sống âm thầm, ít giao thiệp với ai, chỉ thỉnh thoảng một đôi vợ chồng ngồi trước hiên nhìn ra đường. Thường thì người chồng chết trước, cảnh càng hiu quạnh. Mùa thu, lá vàng rụng, những bà già tóc bạc ra nhặt lá trước sân. Lẽ ra, họ được sống ở viện dưỡng lão, có người săn sóc, nhưng họ vẫn thích sống trong ngôi nhà do công sức vợ chồng đóng góp từ ngày đầu về với nhau. Nhiều người bị con cái đưa vào nhà dưỡng lão, thấy ai vào cũng năn nỉ “Tôi nhớ nhà. Xin đưa tôi về nhà. Tôi muốn chết trong nhà của tôi”. Bao nhiêu năm sống trong ngôi nhà thân yêu, nơi nào cũng đầy ắp hình ảnh, âm thanh của những người ruột thịt. Vật dụng mỗi người vẫn được giữ nguyên. Họ hi vọng các con về thăm, chờ đợi người chồng quá cố sẽ về đón họ cùng nhau vào cõi hư vô. Rồi thì họ tàn rụi. Nhiều người đã chết lặng lẽ trong nhà cho đến khi hàng xóm nghe mùi hôi, bèn gọi cảnh sát. Lũ con về bán nhà chia tiền. Đời sống xứ Mỹ thăng tiến, chúng không bao giờ ở trong những ngôi nhà cổ lổ, thiếu tiện nghi như thế. Chúng sống trong những biệt thự to lớn, sang trọng. Người mua những ngôi nhà cũ, giá rẻ đó thường là những di dân mới đến xứ Mỹ. Người Á châu, người Nam Mỹ. Họ làm những việc lao động chân tay, lương thấp. Họ chỉ về nhà buổi chiều, mở đèn, nấu nướng ăn uống rồi tắt đèn ngủ sớm. Sáng hôm sau, dậy đi làm.

Khi cô An mua nhà trong xóm đó thì những người Mỹ già đã vơi đi một nửa. Mười năm sau, cô An về thăm nơi xưa, có lẽ những người Mỹ già đã chết hết, nhưng những người nhập cư đã mua nhà như cô vẫn còn ở đấy, để lặp lại một chu kỳ mới. Sống với nhau, làm lụng, sinh con đẻ cái, già đi rồi biến mất trên thế gian.

Trong ánh đèn đường tù mù, cô nhìn ngôi nhà cũ của mình, tưởng tượng và như thấy rõ từng căn phòng, từng lối đi, nhất là căn bếp, nơi cô thường xuyên vào đó lo cơm nước mỗi khi đi làm về. Cô như nghe được, mỗi buổi chiều, tiếng xe hơi ngừng trước sân, tiếng đóng cửa xe, và người đàn ông vung vẫy chùm chìa khóa bước lên thềm, và cô mở cửa đứng chờ. Rồi tiếng vật dụng, chén bát va chạm nhau. Cô dọn lên bàn bữa ăn tối.…        

Tiếng đàn ngỗng trời gọi nhau trong bầu trời tối đen. Cô ngạc nhiên, sắp hết mùa đông mà chúng vẫn còn bay về phương nam để tránh rét? Bao nhiêu năm, tiếng ngỗng gọi nhau vẫn thế, nhưng với cô, giờ đây, như âm vang từ quá khứ chua xót khiến cô đau lòng. Cô ngồi thẩn thờ nhìn cảnh vật ảm đạm dưới màn tuyết đang phủ trắng những mái nhà, những con đường vắng ngắt.…                Những ngôi nhà đang chờ mùa xuân về.       

Nhưng cô thì không. Cô không còn mùa xuân nào nữa. Cô thở dài, nhìn đăm đăm ngôi nhà ngày xưa của cô. Tuyết đang rơi nhanh và nhiều, phủ trắng xóa hàng cây, con đường, trên nóc xe của cô. Trong nhà vẫn còn đèn sáng. Cô tưởng tượng vợ chồng chủ nhà, vừa ăn tối xong, ra ngồi ở phòng khách, trước lò sưởi, xem truyền hình, ca nhạc như cô và người đàn ông đã từng ngồi ở đó. Ấm áp, bình thản, hạnh phúc. Cũng có thể họ đang sửa soạn lễ vật để đón chúa Xuân trong giây phút giao thừa sắp đến… Cô nhắm mắt lại. Cô đã quên thân phận mình trong hiện tại, hoàn toàn chìm đắm trong hồi tưởng. Cô nhớ rõ cảm giác vui sướng khi đưa người tình đến ngôi nhà mới mua.

Ngôi nhà cũ, nhỏ như bất cứ ngôi nhà giá rẻ nào ở xứ Mỹ, chỉ có ba phòng. Cô hãnh diện khoe “Phòng nầy của anh và em, hai phòng nầy, cho bạn bè khi họ ghé thăm. Và sau nầy dành cho các con.” Người đàn ông ôm hôn cô “Đây không phải là ngôi nhà. Đây là tổ ấm của đôi chim uyên ương” Cô ngước mắt “Chim uyên ương là chim gì, anh?” “Đôi chim nầy không bao giờ rời nhau, như anh và em. Khi một con chết, con kia kêu gào, than khóc rồi chết theo với bạn tình.” Cô như linh cảm một điều gì. Cô thở dài “Em chết trước, nghe anh!” “Sao vậy?” “Để được anh than khóc, kêu gào vì nhớ thương em. Em chết, anh có khóc không anh?” Người đàn ông lại hôn cô: “Bỏ chuyện đó đi. Bữa nay anh đãi em đi ăn một nhà hàng sang trọng để mừng ngày chúng mình về sống chung trong ngôi nhà mới…” Cô sung sướng “Nhà mới mua. Anh!” Rồi từ đó, hai người sống với nhau như bất cứ đôi vợ chồng bình thường nào. Buổi sáng, cô dậy sớm, làm điểm tâm cho cả hai, buổi chiều, tan sở làm, cô tất bật đi chợ, nấu ăn, dọn lên, chờ người đàn ông ngồi vào bàn…

Bỗng nhiên, cô mở bừng mắt. Rồi như trong cơn mộng du, cô kêu lên “Chết rồi! Sao mình về trễ quá vậy nè? Chưa lo cơm nước gì cả!” Cô mở cửa xe, bước xuống đường, xăm xăm vào sân, bước lên thềm nhà, đưa tay mở cửa, nhưng cô bỗng khựng lại, đứng ngớ ra một lúc rồi quay người về lại xe, nổ máy.

Cô đưa xe ra đường lớn. Cô không biết mình đang đi đâu, về đâu?

         

Phạm Thành Châu

 

Đã phát hành 4 tập truyện:

- Nhớ Huế, 248 trang

- Bức Họa Khoả Thân, 48 trang

- Lý Lẽ Của Trái Tim, 266 trang

- Lời Tỏ Tình, 235 trang

Mua 4 tập, mỗi tập 10USD (tính luôn cước phí)

Liên lạc: Phạm Thành Châu 7004 Beverly Lane Springfield VA 22150 USA, (c) 571-480- 3276, (h) 703-569-0124

Ý kiến bạn đọc
22/04/202104:18:59
Khách
Đọc, biết người viết là đàn ông. Viết từ khát vọng có một ngươi phụ nữ thâm trầm, sâu sắc, chăm lo, chung tình với mình. Dĩ nhiên nếu tính tới toàn thể phụ nữ trên thế giới thì chắc cũng phải có vài người như vậy. Nhưng đại đa số phụ nữ tự trọng có lẻ sẽ không nhắm mắt dọn về ở chung với người đã có vợ con (dấu không nổi chúng tôi đâu!). Và nếu dám làm chuyện đó, sẽ không phải kiểu người như tác giả muốn diễn tả. Có một chút không thực tế tác giả ơi. Vẫn xin rất cám ơn đã được đọc trong lúc bịnh nằn trên giường. Nhờ đọc qua được đau cổ, khó chịu. Xin cám ơn.
09/02/202110:31:37
Khách
Sinh đồng tịch, đồng sàng .
05/07/201917:17:01
Khách
Kim ho
mỗi người đọc bài này có nhận định riêng của họ , đừnglấy ý mình mà cho ý người khác không đúng ,hẵy đọc cho kỹ , nhân vật nữ biết nói câu nguoi đàn ông này chĩ coi cô ta là miếng giẻ rách , bị vứt đi mà không thèm nhìn theo .....
Không biết ông ta có vợ hay hay ông ta giấu mà mình lấy là cái lỗi .....biết ông ta có vợ mà vẫn lấy thì là cát tội .....tội hay lỗi gì thì thằng đàn ông này vẫn lời chán , biết nói nó đóng tuồng hay , khi có vợ vẫn qua lại với cô ta không dứt khoat là hiễu rồi , dùng chữ Chung tình không đúng chỗ , đừng đổ thừa tình yêu thế này thế kia , chung tình với cái thằng đàn ông mà mình biết nó lợi dụng hay coi mình như cái giẻ rách ( như lời cô ta nghĩ ) thì ..... cứ việc chung tình
Đối với tui , cô ta mắc nợ ông ta thì đúng hơn , cho nên biết họ phụ bạc hay lợ dụng vẫn say mê là nợ chứ còn gì nữa
cãm ơn tác giả
09/01/201818:48:54
Khách
Tran Canh?
Nguoi` ddoi` co' cau " Mot mui~ ten trung' hai con nhan." Loi` binh` cua? anh TC cung~ tuong tu. , nhung rat tiec' dda~ khong trung' ddich'
Hai tac' gia~ Phan & PTC co' nhung~ bai` viet so' luong nguoi` ddoc cao va` dduoc nhieu` ddoc gia? men' mo^.co' thu' hang.trong muc nay`
Nguoi` xua co' cau " Mua' riu`qua mat' tho*." qua' chinh' xac'
Kim Ho
09/01/201800:40:31
Khách
Văn của anh Châu bây giờ na ná giống văn của tác giả PHAN, lan man, miên man, khôgn đầu đuôi, không chấm phết, khôgn xuống hàng,không kiểm tra lỗi chính tả....
06/01/201815:45:16
Khách
Thôi anh đi về đi
...thăm nhau mà chi
Duyên không trọn lưu luyến càng thêm đau buồn
Thôi anh đi về đi
Đau thương này em xin giành mang
Ôi ai có ngờ đâu đời em là bể sầu
Nay tình xưa đã chết ngày vui đã tàn
Lòng em nát tan
( Lam Phương)
06/01/201814:31:23
Khách
Jan MNT
" Hinh` nhu " Neu' khong biet chac' xin ddung` tuyen bo'. DDa ta.
Thang` Bom`,
Nhan vat nu~qua' chung tinh`, biet nguoi` phu minh`, nhung van~ yeu & nho' ...


Khi yeu , nam & nu~ co' su khac' biet nhau ve`tinh' cach' : ly' tri' & trai' tim
KIm Ho




..
06/01/201804:31:37
Khách
Hình như có một phần của câu truyện này là do tác giả thuổng từ một truyện mỹ nào đâu đó . Đọc thấy quen lắm .
06/01/201804:04:45
Khách
cô ta nghĩ rằng khi tới Mỹ người đàn ông này sẽ không bao giờ bão lãnh vợ con và sẽ sống với cô ta , biết người ta có vợ con rồi vẫn chấp nhận chung sống như vợ chồng thì củng nên lường trước hậu quã ,đừng nên trách người đàn ông , co khi nào cô ta nghĩ cô ta đã phá gia đình người khác không ,2 nhân vật trong câu chuyện này là kẽ ngoại tình , kẽ làm người thứ 3 , chung tình cái quái thai gì đâu
05/01/201823:59:09
Khách
Một chuyện tình thật buồn nhưng tại sao trên đời này lại có người con gái cả tin đem trao cả cuộc đời của mình cho một người tạm thời xa vợ,con làm nơi trú chân để rồi khi người ấy rời xa về với gia đình người ấy để lại mình một mình vò võ với nỗi cô đơn.
Mà sao người con gái này không nhận chân ra sự thật khi được định cư ở Mỹ để dứt khoát từ bỏ người ấy để lập lại cuộc đời với người khác.
Phải chăng kiếp trước cô ta nợ anh chàng “đểu cáng”này nên kiếp này phải mang cả cuộc đời người con gái để trả nợ?Phải chăng cô ta nhẹ dạ cả tin?
Đúng ra tác giả phải hư cấu là cuối cùng thì cô ta cũng có một gia đình êm ấm với đàn con để cho người đọc không còn bâng khuâng trước khi chấm dứt câu chuyện mới phải!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,303,239
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.