Hôm nay,  

Mấy Độ Duyên Lành

29/12/201700:00:00(Xem: 21282)
Tác giả: Huyên Lam

Bài số 5280-19-31126-vb6122917

 
Tác giả lần đầu đến với Việt Báo Viết Về Nước Mỹ, bài và hình ảnh do thân hữu chuyển đến bằng eMail. Mong Huyen Lam sẽ bổ túc địa chỉ liên lạc và tiếp tục viết thêm.



Khi mở cửa tủ, hiện ra một Phật Hùng Bảo Điện uy nghi sáng ngời. (Hình do tác giả chụp)

 
***
 

Buổi chiều tối mùa đông băng giá, bên ngoài tuyết phủ trắng xóa lấp lánh dưới ánh trăng rằm cuối năm, Quân đem vài thanh củi đến bên lò sưởi đốt lên sưởi ấm căn phòng. Mùi gỗ thông thơm thoang thoảng dễ chịu.

Như thường lệ, sau khi dùng cơm chiều, anh thường đem máy laptop đến ngồi trên chiếc ghế bành cạnh lò sưởi, vào mạng internet. Anh thích cảm giác ấm áp từ ánh lửa tỏa ra, thích ánh sáng chập chùng đem đến niềm thư thái an lạc.

Hôm nay, sau khi đọc tin tức đó đây, Quân vào trang mạng Craiglist được hầu hết người ở Mỹ dùng để giao dịch mua bán đồ dư thừa tại địa phương, anh muốn kiếm cái máy thổi tuyết đã dùng qua nhưng không thấy ai đăng bán. Trong lúc định tắt máy, anh ngước nhìn bức tranh sơn dầu có hình Đức Phật mỉm cười treo trên tường, ánh sáng từ lò sưởi làm bức tranh sống động linh thiêng lạ kỳ. Bỗng nhiên Quân vô ý thức gõ chữ Buddha (Phật), trên trang mạng Craiglist và bấm nút search (tìm).

Trên màn hình, những dòng chữ hiện ra: Cần chuyển nhượng chiếc tủ thờ Phật, nhà sắp bàn giao. Xin liên hệ ông Ted Tazuma số điện thoại… để biết thêm giá cả và chi tiết.

Hết sức ngạc nhiên, Quân không ngờ trang mạng tại một tiểu bang đa số người da trắng lại xuất hiện mẩu tin này, ngày đăng lời rao vặt cũng đã gần ba tháng. Đọc tên họ, anh biết ông Ted là người gốc Nhật. Nhìn đồng hồ cũng chưa quá tối, anh bấm số gọi, bên kia đầu dây có tiếng người đàn ông lớn tuổi:

- Xin chào, đây là Ted Tazuma.

- Cháu là Quân, có đọc mẩu tin rao bán chiếc tủ thờ nên gọi cho ông. Cháu là Phật tử. Ông có thể gởi hình cho xem trước và cho biết giá được không ạ?

- Anh là Phật tử à! Thật tốt quá. Về hình và giá, có lẽ anh nên đến xem để cảm nhận trọn vẹn, chúng ta sẽ nói chuyện với nhau.

- Thưa ông Ted, có ai xem và trả giá chưa ạ, xin ông cho địa chỉ.

- Cũng có vài nơi trả giá nhưng chúng tôi vẫn chưa quyết định bán. Địa chỉ nhà tôi là…

- Ô, nhà ông Ted ở tận North-Bend à? Cách nơi cháu gần 200km. Ông có thể chờ đến ngày thứ Bảy được không? Ngày cuối tuần nghỉ làm, cháu mới lái xe đi được.

- Ừa được, tôi chờ anh nhé. Không chờ lâu hơn được nhé, vì thứ Tư sau đó tôi đã giao nhà cho người mua rồi.

 

*

Thứ Bảy, Quân dậy sớm chuẩn bị cho chuyến lái xe xa. Bên ngoài tuyết vẫn rơi, phủ dày. Anh cặm cụi móc dây xích chống trơn trượt vào các bánh xe pickup (bán tải), đem theo xẻng, đồ ăn khô, thức uống, túi ngủ để đề phòng trường hợp tuyết lở trên các đoạn đèo làm đường nghẽn không di chuyển được. Quân không ngờ mình lại quyết định lái đến nơi xa trong tình trạng thời tiết băng giá để xem một vật không biết rõ hình thể, chất lượng, cũng không biết giá cả ra sao. Có điều gì đó thôi thúc anh và có lẽ đây là lần đầu tiên anh hành động như thế.

Quân lái xe trên con đường tỉnh lộ hoang vắng, những cánh đồng tuyết dài bất tận, những rừng dương, đồi núi hùng vĩ khoác màu trắng trinh nguyên đẹp lạ kỳ. Thông thường vào mùa hè, khoảng cách từ nhà Quân đến ông Ted chỉ cần 2 giờ lái. Mùa đông do đường đóng băng, xe phải gắn xích, thời gian lái tăng lên gấp đôi vì không thể lái nhanh được.

Tuy nhiên, do phải chú tâm thao tác tay lái liên tục để chống trượt, Quân thấy thời gian trôi qua rất nhanh, chẳng mấy chốc anh thấy mình đã đến thành phố North-Bend lúc gần trưa dù ra đi hồi sáng sớm. Theo hướng dẫn của máy bản đồ định vị, Quân cho xe dừng lại trước căn nhà gạch, đồ sộ như biệt thự. Lối bộ hành từ chỗ đậu xe đến cửa được thổi tuyết sạch sẽ tươm tất. Đến bên cánh cửa đôi bằng gỗ tếch sang trọng, anh bấm chuông.

Một lúc lâu, cụ già có nét mặt Á châu Nhật Bản, tay chống gậy, mở cửa, cười hiền lành:

- Anh đi vào kẻo lạnh, thời tiết như thế này tưởng anh không tới được.

Quân bước vào trong, căn phòng khách rộng có nhiều thùng đựng đồ được chồng lên nhau như chuẩn bị dọn nhà. Ông cụ bước đi yếu đuối, hai tay chống trên khung gậy trợ lực, mời anh theo ông qua phòng kế bên. Ông bật đèn lên, trước mặt Quân là một chiếc tủ đen, cửa đóng kín, nằm uy nghi giữa căn phòng có sàn gỗ hoàn toàn trống trải.

Ông Ted lên tiếng:

- Anh tự nhiên xem nhé. Anh thích mua thì chúng ta nói chuyện.

Chiếc tủ có chiều cao khoảng 1m5, phần dưới có các hộc tủ, phần trên có bộ khung cửa 4 cánh được đính bản lề kim loại rất tinh tế nhưng mạnh mẽ khiến Quân cảm được năng lực thiêng liêng, cao quý bên trong. Quân bước chậm nhẹ đến trước chiếc tủ, ông Ted dõi mắt nhìn theo. Quân đứng lặng yên vài giây, nghiêm trang chắp tay kính cẩn xá một xá. Không gian tĩnh lặng quá, Quân nghe được cả tiếng tim đập, anh hồi hộp mở 2 cánh cửa: một vừng hào quang lung linh phản chiếu diệu kỳ, Quân giương to mắt ngạc nhiên trầm trồ!

Mặt sau đôi cánh cửa đen được dát vàng lóng lánh, Quân đối diện đôi cửa thứ hai chạm trổ tinh vi có màn lưới mỏng thấy được kiến trúc huyền bí, mờ ảo bên trong. Nhẹ nhàng, anh mở nốt cánh cửa thứ hai: Một Phật Hùng Bảo Điện uy nghi, sáng ngời hiển lộ. Hình ảnh Đức Phật lấp lánh, sống động tỏa từ quang chiếu rọi. Một thế giới tâm linh trang nghiêm, tràn đầy Phật lực.

Quân ngạc nhiên xuýt xoa như không tin vào mắt mình khi thấy được nội điện bên trong chiếc tủ.. Một cấu trúc chùa chiền vĩ đại không những về kiến trúc mà cả tâm linh được công phu thể hiện gọn nhỏ bên trong chiếc tủ như nghệ thuật bonsai điêu luyện. Đứng trước chiếc tủ gỗ, Quân cảm được uy lực, nét trang nghiêm vốn chỉ có nơi chốn thiền môn. Anh quỳ xuống, thành tâm lạy ba lạy như mỗi khi vào Phật điện.

Sau đôi cánh cửa đen ấy là một thế giới tâm linh trang nghiêm, tràn đầy Phật lực - Ảnh:

Quân quay về hướng ông Ted:

- Ông ơi! Chiếc tủ thờ uy nghi, công phu mỹ thuật quá. Cháu thấy lần đầu tiên trong đời. Chiếc tủ này phải quý lắm, giá phải cao lắm. Cháu e mua không nổi. Được chiêm ngưỡng chiếc tủ thật không uổng công cháu lái xe đến đây ông ạ.

Ông Ted khuôn mặt tươi, cười rạng rỡ:

- Cháu qua phòng khách, chúng ta cùng nói chuyện.

Cha ông Ted sinh ra ở Nhật; ông theo cha mẹ qua Mỹ định cư khi chỉ mới 2 tuổi. Đây là chiếc tủ thờ Phật của cha ông Ted, không biết có từ thời nào. Ông Ted còn nhớ hồi 2, 3 tuổi đã được cha hướng dẫn tới đảnh lễ trước tủ thờ. Hai mươi năm trước cha mất, ông thừa hưởng chiếc tủ thờ dù đã có riêng một chiếc nhỏ hơn nhiều. Cách đây 4 năm, ông Ted bị đụng xe chấn thương cột sống nên di chuyển khó khăn, nay tuổi đã lớn không thể sống một mình, đành bán nhà vào khu dưỡng lão. Do diện tích phòng trong khu dưỡng lão khá khiêm tốn, ông chỉ có thể đem theo chiếc tủ thờ Phật nhỏ của mình.

Ngồi xuống chiếc ghế nệm, ông Ted chậm rãi:

- Cháu thích chiếc tủ này lắm phải không?

Quân nhìn ông, mỉm cười gật đầu:

- Cháu chưa bao giờ thấy được một tủ thờ huyền diệu tuyệt mỹ như vậy. Khi đứng đối diện tủ thờ, cháu cảm được nguồn thiêng liêng, từ lực phát ra ông ạ.

Ông Ted choàng tay qua, vỗ nhẹ nhẹ vào vai Quân:

- Nhiều người đọc tin rao vặt xin đến xem. Có người trả 1 ngàn, 5 ngàn, có người trả 10 ngàn... nhưng ta không bán vì họ toàn là những người sưu tầm đồ cổ hoặc thấy đẹp mua về để trưng bày.

Quân chêm vào:

- Nhưng cháu không đủ tiền để mua vật quý giá này đâu thưa ông.

Giọng ông Ted lộ chút xúc động:

- Nhìn cháu tiếp xúc chiếc tủ thờ, ta biết đã gặp đúng người. Còn vài ngày nữa là giao nhà, ta cứ tưởng phải tiễn chiếc tủ thờ cho các người sưu tầm đồ cổ.

Ông Ted nhìn Quân một lúc lâu, cười hiền từ:

- Ta bán cho cháu giá 200 nhé, không thêm, không bớt. Ta không thể cho, vì cho thì cháu sẽ mang ơn ta.

Quân hốt hoảng:

- Không thể được đâu ông ạ. Chiếc tủ quý thế này phải trên 10 ngàn ông ạ. Cháu được xem lần đầu là thỏa nguyện rồi. Ông hãy bán cho người sưu tầm đồ cổ để có tiền lo cho tuổi già.

Ông Ted cười lanh lảnh:

- Ta đã bán căn biệt thự này thì thêm 10 ngàn, 20 ngàn đâu có thay đổi gì. Điều ta cần là tìm được người mỗi ngày biết sống, biết giao cảm thiêng liêng với chiếc tủ thờ. Trong hộc tủ thờ, có vài cuốn kinh, văn hóa phẩm bằng tiếng Nhật của cha ta. Con giữ làm kỷ niệm, không thì đốt giùm nhé. Ta đã giữ quá nhiều đồ của ông cụ rồi, không thể đem thêm được nữa, ta lại không biết tiếng Nhật.

Quân bối rối:

- Cháu rất cảm động, cám ơn ông nhiều lắm. Cháu cứ tưởng mình đang sống trong mơ ông ạ.

 

*

Quân trang trọng an vị chiếc tủ thờ trong phòng khách được anh thiết kế thành thiền phòng. Mỗi đêm anh thường tắt hết đèn điện, thắp ngọn nến nhỏ, gõ tiếng chuông ngân vang, ngồi thiền. Một không gian phản chiếu hào quang huyền diệu. Quân cảm được năng lượng từ bi, thanh tịnh phát tỏa từ Đức Phật lung linh gần gũi.

Vài tháng sau, Quân bắt đầu xem những tập sách in bằng tiếng Nhật xếp đầy trong các hộc tủ bên phần dưới tủ thờ. Cầm từng cuốn sách, lật vài trang, liếc vội dòng chữ, anh nghĩ thầm chắc đây là lời kinh bằng Hán tự như tiếng Việt xưa. Anh chợt để ý dòng chữ bên trong tập sách mỏng như được viết bằng bút lông, ruột sách hầu hết là giấy trắng đã hoen màu, ngoài bìa có vài chữ được in lớn.

Quân dù không biết Hán tự, nhưng nhìn nét bút lông tinh tế, đẹp đều, anh suy đoán những dòng chữ này ắt phải có ý nghĩa rất quan trọng. Anh chụp hình bìa sách rồi gởi tin nhắn (text message) đến người bạn Việt Nam sống tại Nhật mà anh quen qua mạng xã hội:

- Chị Du ơi, lâu ngày không liên lạc, nay làm phiền chị rồi. Mấy chữ ngoài bìa sách nói gì thế?

Chị Du:

- Chào anh Quân, lâu quá nay mới thấy. Chữ này có nghĩa là Gia Phả Tổ Tiên.

Quân chụp hình trang viết tay gởi chị Du:

- Chị dịch thêm vài dòng trang này nhé, có phải là chữ viết tay không?

Mấy trang này nói ngày sinh, ngày mất của ông bà tổ tiên, nghề nghiệp, quê quán… tương tự cách ghi chép gia phả của người Việt Nam. Nét chữ rất đẹp, có thể do quý tôn sư trong chùa viết.

Quân kể chị Du nghe về chiếc tủ thờ và người Mỹ già gốc Nhật rồi nhờ thêm:

- Có 3, 4 trang chị dịch ra tiếng Việt giùm nha, rồi Quân sẽ dịch ra tiếng Anh. Biết đâu ông già Nhật muốn biết những điều này. Mai mốt gặp nhau ở Mỹ hay ở Việt Nam, Quân hậu tạ nhé!

Chị Du:

- Không sao đâu anh Quân, giúp chút xíu có gì đâu mà. Nhưng đãi nhà hàng thì cũng nhận đấy!

 

*

Hôm sau, Quân gọi cho ông Ted theo số lưu lại trong điện thoại di động. Anh hồi hộp nghe chuông reng, hy vọng ông không đổi số, đầu dây có tiếng quen thuộc:

- Xin chào, tôi Ted đây.

Quân mừng rỡ:

- Chào ông, cháu là người mua tủ thờ của ông. Ông ơi, mấy cuốn kinh trong hộc tủ thờ, có cuốn là gia phả nhà ông.

Ông Ted ngạc nhiên:

- Hả, cháu nói gì, cuốn gia phả hả?

- Dạ phải, vì ghi ngày sinh, quê quán, nghề nghiệp của hầu hết người có tên họ là Tazuma.

Ông Ted thốt lên mừng rỡ:

- Ôi tốt quá! Thật không ngờ. Khi cha ta sống thì ta không thèm để ý. Đến khi cha ta mất, khát khao muốn biết gốc gác thì không biết hỏi ai. Gần đất xa trời ta cứ ôm hận không biết tổ tiên mình.

Quân nhẹ nhàng:

- Dạ, ông cho cháu địa chỉ mới, cháu gởi cuốn gia phả và bản dịch tiếng Anh cho ông ạ.

Ông Ted sung sướng cười lanh lảnh:

- Nhân quả, Phật pháp tuyệt vời làm sao. Nếu ta ham tiền thì đâu thể gặp cháu. Cháu cho ta món quà vô giá!

Ông cười to, nói tiếp:

- Một ông Việt ở Mỹ mua đồ của ông Nhật gốc Mỹ, rồi ông Việt lại nhờ bạn Việt ở Nhật dịch tiếng Nhật ra tiếng Việt, ông Việt lại dịch ra tiếng Mỹ... Chuyện như một giấc mơ, cháu nhỉ!

Quân phấn khởi cười với ông:

- Dạ, cháu đến giờ nhìn tủ thờ vẫn tưởng đang mơ ông ạ. Ông và cháu có một giấc mơ rất đẹp.

Ông Ted cười khoái chí:

- Điều đẹp nhất là giấc mơ của chúng ta có thật. Phật pháp nhiệm mầu quá, cháu nhỉ!

Huyen Lam

Ý kiến bạn đọc
11/04/202410:31:12
Khách
diabetes home remedies <a href=""> https://forums.dieviete.lv/profils/127605/forum/ </a> happy camper herbal
28/08/202318:46:20
Khách
when to use cialis <a href="https://tadalafilise.cyou/">cialis not working first time</a> cialis usa pharmacy
14/05/202118:27:11
Khách
buy cialis ebay: <a href=" http://cialisbnb.com/# ">cialis for daily use</a> cheapest generic cialis australia
https://cialisbnb.com/# buy cialis doctor
12/01/201805:09:25
Khách
Câu chuyện rất đẹp và có ý nghĩa sâu xa.
Ngoài ý nghĩa về đạo Phật, về duyên lành, về nhân quả, còn có một bài học thấm thía cho các bậc cha mẹ của những gia đình di dân Việt: nếu con cháu không biết tiếng của cha mẹ thì thiệt thòi biết chừng nào. Nếu không may mắn, chiếc tủ bán cho người khác thì những quyển gia phả quý giá đã của dòng họ ông Ted Tazuma đã nằm trong thùng tái chế hay thùng rác rồi!
Đọc những câu sau đây thấy bùi ngùi:
"Trong hộc tủ thờ, có vài cuốn kinh, văn hóa phẩm bằng tiếng Nhật của cha ta. Con giữ làm kỷ niệm, không thì đốt giùm nhé. Ta đã giữ quá nhiều đồ của ông cụ rồi, không thể đem thêm được nữa, ta lại không biết tiếng Nhật."
31/12/201706:35:30
Khách
Chuyện này là một trong những chuyện nói về chữ "Duyên" trong Phật pháp mà tôi cũng đã đọc và rất thích hay là cứ cho đi rồi sẽ nhận lại nhiều hơn. Tiếc là nhớ không chính xác dĩ nhiên có thể dùng search engine vì dụ google.com hay Bing... cũng tìm kiếm cũng ra thôi nhưng không cần vì có người lưu giữ rồi post lại trên mục "Viết về nước Mỹ" là quý rồi.
31/12/201705:13:31
Khách
Mọi chuyện gặp gỡ đều do chữ "Duyên"....
30/12/201704:47:05
Khách
Truyện này tôi có đọc qua một lần đâu đó, lâu lắm rồi...
29/12/201723:22:26
Khách
Hai người này có căn duyên và là những người có THIỆN TÂM HƯỚNG VỀ PHẬT PHÁP nên sự hạnh ngộ thật là diệu kỳ. Nếu là câu chuyện thật 100% thì người viết được phước báo vì đã mang duyên lành đến người đọc. Phật pháp luôn nhiệm màu và diệu kỳ!
29/12/201709:28:57
Khách
Câu chuyện thật dễ thương. Thấy một chữ TÂM thật lớn.
“Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”
(Kiều. ND)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,754,039
Tác giả một mình vượt biển giữa thập niên 80 khi còn tuổi học trò. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, cô nhận giải danh dự 2001. Bốn năm sau, cô nhận thêm giải vinh danh tác phẩm 2005 với bài viết
Tác giả là một Phật tử, pháp danh Tâm Tinh Cần, nhũ danh Quách Thị Lệ Hoa, đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011, với loạt bài tự sự của một phụ nữ Việt thời chiến,
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XII, 2012. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biển đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA.
Tác giả đã nhận giải Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2014. Lớn lên tại VN khi cả nước đã thành xã hội chủ nghĩa, ông kể, “Trong khi đợi bảo lãnh diện đoàn tụ gia đình,
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC của Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2000, đã nhận các giải thưởng chính từ năm đầu tiên, hiện là một thành viên ban tuyển chọn chung kết.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010.
Đây là bài tham dự Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của Nguyễn Trường Xuân. Tác giả cho biết anh là một sinh viên Đại học Huế, và vừa có dịp đi thăm vùng đất bị lũ lụt tàn phá tại miền Trung.
Tác giả bắt đầu tham dự VVNM năm 2015 và nhận giải danh dự năm 2016. Đây là bài viết mới nhất nói về cái thú “bird watching” ở Mỹ và những kỷ niệm đi săn chim thuở thiếu thời ở Việt Nam.
Trước 1975, tác giả đã có nhiều truyện ngắn, truyện dài do tạp chí và nhà xuất bản Tuổi Hoa ấn hành tại Saigon. Sau tháng 4/1975, Cam Li không viết nữa. Định cư tại San Jose từ 2003.
Nhạc sĩ Cung Tiến