Tác giả là một cựu sĩ quan CSQG/VNCH, tù “cải tạo” gần 7 năm, định cư tại Nam California từ năm 1991 theo diện HO5. Cựu nhân viên Material Specialist (công ty ALCOA) đã nghỉ hưu năm 2012. Sau đây là bài viết mới của ông.
Toàn tình cờ gặp lại Chính trong một buổi họp mặt tất niên của hội ái hữu X. Chính vừa qua định cư ở Mỹ theo diện H.O. mới được mấy tháng, hiện cư ngụ tại một thành phố cách xa vùng Quận Cam khoảng nửa giờ lái xe.
Gặp lại nhau cả hai đều mừng rỡ hỏi han nhau đủ thứ chuyện. Toàn là dân H.O. nhưng qua trước Chính khoảng hai năm. Cả hai là đôi bạn thân từ hồi còn ở Việt Nam. Họ quen nhau rồi thân nhau từ trong quân trường, cùng chung một khóa sĩ quan. Sau ngày ra trường Chính lấy vợ, Toàn đã là người phụ rể cho Chính và đã hai lần mừng cho vợ chồng Chính sinh con. Vợ Chính là một công chức, nhưng sau khi sanh con đầu lòng, nàng đã phải nghỉ làm để có thì giờ chăm sóc con vì bố mẹ Chính đã mất còn bố mẹ vợ lại ở xa không giúp trông cháu được.
Mặc dù chỉ có một mình Chính đi làm nhưng cuộc sống của hai vợ chồng Chính vẫn rất hạnh phúc. Cả gia đình sống trong một căn nhà nhỏ mua lại trong một con hẻm ở khu Bàn Cờ Sài Gòn. Trước cảnh hạnh phúc của gia đình bạn, Toàn vẫn hay nói đùa rằng họ đang sống trong một mái nhà tôn với hai trái tim vàng. Thế rồi thời cuộc biến chuyển, chiến sự đã lan về đến cửa ngõ Sàigòn vào những ngày tháng Tư 1975, nhiều người đã tìm cách di tản ra nước ngoài trước khi cộng sản đến. Nhờ có một vài người bạn làm việc ở phi cảng Tân Sơn Nhất, Chính đã đưa được vợ và các con vào phi trường lên máy bay di tản trước. Chính dự định mình ở lại để thu xếp công việc nhà cho xong rồi sẽ ra đi sau vì nghĩ mình quen biết nên việc vào ra phi trường để ra đi sẽ không khó nhưng không ngờ tình hình diễn biến qúa nhanh, Chính đã bị kẹt lại không đi được và cuối cùng phải vào tù như bao quân cán chính VNCH khác sau khi Saigon thất thủ.
Khoảng tháng 6 sau tháng Tư 1975, Chính đã đi trình diện để được “học tập cải tạo” theo như thông cáo của ủy ban quân quản, nhưng thực tế đó là lệnh đánh lừa để mọi người tự đưa mình vào tù. Riêng Toàn chưa kịp đi trình diện như Chính thì đã bị bọn “cách mạng ba mươi” chỉ điểm đến nhà bắt đi đưa vào giam tại khám Chí Hòa vì tội “trốn cải tạo” mặc dù ngày trình diện chưa đến.
Khi cuộc chiến tranh biên giới giữa Việt và Miên nổ ra vào cuối năm 1978, những tù nhân ở các trại cải tạo gần biên giới Miên-Việt như Kà Tum, Đồng Ban, Trảng Lớn,… đã được lệnh di chuyển đi nơi khác, một số đã được đưa về giam tại khám Chí Hòa trong số này có Chính. Sau khi được chuyển về khám Chí Hòa, sau nhiều lần chuyển đổi phòng giam, Chính đã hội ngộ với Toàn ở chung trong một phòng giam tập thể.
Trong thời gian ở tù chung, Chính thường tâm sự với Toàn về đời sống vợ con của Chính ở Mỹ. Có lần Chính khoe với bạn lá thư của vợ con từ Mỹ gởi về. Trong một lá thư vợ Chính có viết rằng “hồ sơ của anh, em đã chuẩn bị sẵn rồi, khi nào anh được thả về nhớ đánh điện báo tin cho em biết để em sẽ gởi về cho anh ngay.” Còn lá thư của hai đứa con của Chính đều viết bằng tiếng Anh bằng bút chì chỉ có mấy hàng nhưng đáng nhớ là câu mở đầu chúng đều viết “Hi Chinh”. Toàn hơi ngạc nhiên về điểm này vì không thấy chúng gọi Chính là “Dad” hay “Daddy” như những đứa trẻ Mỹ gọi cha chúng. Nhưng chính Chính lại bào chữa cho các con của Chính rằng: “Mấy đứa con tao đã bị Mỹ hóa nhanh qúa, chắc là mẹ chúng nó vì qúa bận sinh kế nên không có thì giờ dạy dỗ chúng tiếng Việt cũng như nhắc nhở chúng về người cha đang còn kẹt ở Việt Nam”.
Toàn may mắn được tha về trước, còn Chính vài tháng sau cũng được trả tự do. Vào đầu thập niên 1980, mọi người, nhất là những ai có dính dáng đến chế độ cũ, cũng phải đối đầu với việc mưu sinh rất khó khăn vất vả. Toàn và Chính cũng không ra ngoài ngoại lệ, nhất là cả hai đều là những người cựu tù cải tạo. Những lo toan cho cuộc sống sau khi ra tù đã làm cho họ ít có dịp gặp nhau. Toàn thì phụ với vợ buôn bán quần áo cũ ngoài chợ trời, còn Chính thì đạp xe đạp đi giao hàng cho một cơ sở sản xuất nước tương. Sau đó Toàn nghe tin Chính đã di chuyển lên Di Linh, Lâm Đồng, làm rẫy với gia đình một người anh trên đó mà không nghe nói Chính đi định cư ở Mỹ. Toàn cũng ngạc nhiên về chuyện này định khi nào có dịp gặp Chính sẽ hỏi xem hư thực thế nào nhưng mãi đến nay mới gặp lại Chính ở Mỹ.
Gặp nhau, Toàn hỏi ngay Chính: “Bà xã đâu? Có mặt ở đây không?”. Chính đã trả lời cụt ngủn: “Không có, ly dị rồi”. Mặc dù đã nghe đồn từ lâu nhưng Toàn cũng buồn khi biết vợ chồng bạn đã chia tay.
Chính kể lại, sau khi vừa được thả về năm 1983, anh đã đánh điện tín sang Mỹ báo tin cho vợ con biết. Khoảng hai tháng sau, anh nhận được một bao thư lớn màu vàng. Anh hí hửng nghĩ rằng đây là hồ sơ bảo lãnh mà vợ anh đã từng viết trong thư lúc anh còn ở trong tù sẽ gởi về ngay cho anh sau khi được tin anh ra trại. Nhưng khi mở thư ra, Chính thật ngạc nhiên ngỡ ngàng không ngờ đó không phải là giấy tờ bảo lãnh mà là một tập hồ sơ xin ly dị của vợ anh thông qua văn phòng một luật sư ở Mỹ. Trong xấp giấy tờ đó, vợ anh không viết cho anh một dòng chữ nào; trái lại, thay vào đó là một lá thư của người luật sư đại diện yêu cầu anh trả lời có đồng ý ly dị hay không. Nếu anh không trả lời trong vòng ba tháng, luật sư sẽ yêu cầu tòa án tiến hành thủ tục ly hôn khiếm diện.
Ngày đó, vì Việt Nam đang bị cấm vận nên thư từ qua lại giữa Mỹ và Việt Nam thường chậm trễ kéo dài rất lâu. Mỗi lá thư từ Mỹ gởi về Việt Nam hay ngược lại phải mất trên một tháng mới đến tay người nhận, cho nên lá thư của người luật sư đại diện vợ Chính gởi về theo Chính chỉ là một thủ tục cho có lệ. Khi nó đến tay Chính thì thời hạn trong thư đã gần hết, chính vì vậy, Chính đã không hồi đáp lá thư này. Ít tháng sau, Chính nhận được phán quyết ly hôn do văn phòng của người luật sư trên tống đạt.
Từ ngày qua Mỹ, Chính vẫn chưa gặp lại vợ con, và anh cũng chẳng thiết tha muốn gặp lại cho thêm bẽ bàng. Nghe nói nàng đã lấy một ông chồng Mỹ, còn hai người con, chỉ học xong trung học, đã lấy vợ; tất cả hiện ở đâu Chính cũng không rõ.
Sau cú sốc đó, lại sẵn không có ai thân thích ở Sàigòn, Chính đã lên Di Linh để phụ với người anh đang có mấy công đất làm rẫy trồng cà phê ở một xã kinh tế mới trên đó. Trong thời gian ở Di Linh, Chính đã quen với một phụ nữ ở khu kinh tế mới này. Tâm là vợ một sĩ quan đã mất trong trại cải tạo hiện sống với hai con nhỏ mới hơn mười tuổi. Do hoàn cảnh của hai người có những nét tương đồng: một người bị vợ bỏ đang cô đơn, còn một người thì chồng chết đang cô quạnh, nên cả hai đã dễ dàng cảm thông đến với nhau và tình cảm đã dần dà nảy nở. Cuối cùng họ đã sống với nhau chung một mái nhà như một đôi vợ chồng tuy chưa chính thức tuyên bố hay hợp thức hóa.
Toàn hỏi bạn tại sao không làm hồ sơ hợp pháp hóa việc sống chung với Tâm để đưa nàng sang đây theo diện H.O. Chính nói, việc này Chính không thực hiện được vì anh đã ly dị vợ, trái với tín lý Công giáo - Chính đã cải đạo Công giáo trong thời gian ở trong tù - nên chưa được giáo hội chuẩn thuận. Tuy nhiên Chính nói, anh sẽ cố gắng dành dụm một số tiền sau một thời gian đi làm ở Mỹ để trở về lại Việt Nam sống với Tâm cho trọn tình trọn nghĩa chứ không muốn bảo lãnh nàng sang đây. Chính nghĩ, Tâm vốn là một cô gái quê chất phác, không thích hợp với cuộc sống xô bồ văn minh ở Mỹ, hơn nữa nàng lại không muốn xa hai con.
Toàn chúc cho giấc mơ của Chính sẽ trở thành hiện thực và mong rằng thời gian sẽ không làm cho Chính xa mặt cách lòng.
Thế nhưng đời không như ước mơ, chỉ khoảng vài tháng sau, tình cờ Toàn gặp lại Chính trong một nhà hàng ở Quận Cam với một người phụ nữ lạ. Gặp Toàn, Chính giới thiệu người phụ nữ tên Tân là chủ nhà nơi Chính đang “share” phòng. Người phụ nữ khoảng ngoài bốn mươi tuổi vui vẻ chào đáp lễ không hề tỏ ra ngượng ngùng chi cả.
Ít lâu sau, Chính gặp Toàn tâm sự về mối tình mới ở nơi viễn xứ. Chính nói vì là diện H.O. mồ côi nên để tránh phải định cư ở một tiểu bang miền Bắc mùa đông đầy tuyết giá, Chính đã nhờ một người anh em “cột chèo” bảo trợ để được đến miền nam Cali nắng ấm. Hải là tên người anh, làm nghề thợ máy sửa xe hơi. Vợ chồng Hải vượt biên đến Mỹ từ giữa thập niên 1980 nhưng nay đã ly dị. Người vợ qua Mỹ đi học lại, tốt nghiệp đại học, ra trường đi làm cho một hãng Mỹ, một thời gian sau đã cặp kè với người xếp Mỹ và cuối cùng đã xin ly dị chồng để về sống chung với người tình Mỹ mới này. Cô con gái chung của vợ chồng Hải sống với mẹ sau khi hai người ly hôn đến nay đã vào đại học sắp ra trường. Hải nay cũng đã cưới vợ khác có hai con đều còn nhỏ dưới mười tuổi. Hải có một tiệm sửa xe hơi, vợ Hải làm quản lý lo việc sổ sách giấy tờ, còn Hải vừa sửa xe vừa điều hành công việc chuyên môn với một vài người thợ. Hai vợ chồng Hải sống với nhau khá hạnh phúc.
Chính ở trong nhà Hải sau hai tháng đầu đến Mỹ rồi dọn ra ngoài mặc dù vợ chồng Hải rất ân cần mời anh ở lại không đòi hỏi anh phải đóng góp tiền bạc gì cả. Chính ngại không muốn mang ơn Hải qúa nhiều nên anh đã kiếm thuê cho mình một căn phòng nhỏ. Cũng nhờ Hải giới thiệu, sau đó Chính đã xin được việc làm thợ chạy máy (machine operator) trong một hãng nhỏ có lương trên mức tối thiểu một chút. Chính rất hài lòng với công việc này vì nghĩ rằng mình đã may mắn có việc làm sớm sau khi đến Mỹ.
Nơi Chính “share” phòng là một căn nhà có bốn phòng ngủ, chủ giữ lại một phòng cho hai cô con gái đã lớn qua tuổi trưởng thành ở, còn ba phòng để cho thuê. Bà chủ nhà chính là Tân, một phụ nữ mới ngoài bốn mươi tuổi, đã ly dị chồng, hiện làm nghề “nail” ở ngoài tiểu bang California, thỉnh thoảng mới trở về thăm con và xem xét nhà cửa đã giao cho hai cô con gái vừa ở vừa trông nom nhà như một chung cư nhỏ.
Sân sau nhà Chính thuê là một mảnh vườn nhỏ có trồng cỏ và một vài loại cây ăn trái và để nhiều vật dụng linh tinh phế thải rất bừa bộn. Thỉnh thoảng, vào cuối tuần, ở nhà không biết làm gì cho qua ngày, Chính thường lấy dụng cụ làm vườn ra giúp cắt cỏ dọn dẹp cái sân sau cho gọn gàng để làm chỗ cho chính Chính hóng mát ban đêm. Hàng ngày, sau khi đi làm về, cơm nước xong, Chính thường hay ra khu vườn sau nhà ngồi một mình uống vài lon bia hay nhâm nhi tách trà, hút thuốc và ngắm trăng gởi hồn vơ vẩn nghĩ tới người thiếu phụ ở miền đất cao nguyên Di Linh xa xôi trước khi trở về phòng đi ngủ để sáng hôm sau thức dậy đi làm tiếp.
Có lần bà chủ nhà tên Tân từ một tiểu bang miền Đông trở về thăm con đã rất ngạc nhiên thấy cái sân sau nhà đã được cắt cỏ gọn gàng sạch sẽ. Nàng hỏi ra mới biết không phải nhờ mấy ông thợ Mễ đến cắt cỏ mà là nhờ ông khách “share” phòng hay ngồi ngoài sân ngắm trăng hàng đêm. Nàng bèn đến bên chỗ Chính ngồi ban đêm nói lời cám ơn. Qua một vài câu trao đổi, nàng bỗng thấy có cảm tình với ông khách trọ nên đã ngồi lại nói chuyện với Chính đến tận khuya.
Trước ngày Tân lên đường trở lại miền Đông Hoa Kỳ, nàng đã làm một bữa tiệc BBQ để đãi Chính như một lời cám ơn. Bữa tiệc đơn giản ngoài vài món phụ chỉ có món BBQ thịt sườn bò ăn với bánh mì là chính. Hai cô con gái Tân ăn xong trước, giúp mẹ dọn dẹp xong rồi bỏ đi chơi với bạn, chỉ còn Tân và Chính ngồi lại vừa tiếp tục ăn vừa trò chuyện trong sân. Sau khi nghe Chính kể về cuộc đời mình, Tân nói:
- Cuộc tình duyên của anh cũng bất hạnh chẳng khác gì em.
Tân tâm sự với Chính về ông chồng cũ của nàng là một người ghiền cờ bạc, đi theo bồ nhí, rồi bỏ bê vợ con khiến cho gia đình đổ vỡ. Tân và chồng nàng chia tay đã mười năm, nàng một mình đi làm nuôi con gây dựng lại sự nghiệp bằng cái nghề “nail”. Vì nghề làm “nail” ở California bị cạnh tranh phá gía qúa nên nàng đã theo bạn bè đi làm ở một tiểu bang xa, lâu lâu mới về thăm con, thăm nhà. Nàng cũng đang dự định, sau khi cả hai con học xong ra trường, nàng sẽ bán nhà dọn hẳn sang miền Đông sống và hành nghề tại đó để quên đi cái nơi chốn đã mang lại cho nàng một qúa khứ buồn với ông chồng tệ bạc.
Tiệc đã tàn nhưng cả hai vẫn ngồi tâm sự như có một sự đồng cảm bởi cả hai đều có một qúa khứ đổ vỡ buồn. Trong lúc tâm tình trao đổi, Tân đã uống một chút bia, nàng nói, muốn mượn chút men rượu để dễ dỗ giấc ngủ khi về phòng. Vì chưa một lần uống bia nên một chút men bia cũng đủ làm Tân choáng váng như say. Đêm đã khuya, trong khu vườn vắng lặng, hai người như có gì lưu luyến cứ nói chuyện lan man. Sương đêm đã xuống, thấy Tân có vẻ mệt, Chính đã dìu nàng đi về phòng. Trong lúc dìu Tân, Chính nghe thoang thoảng mùi nước hoa từ mái tóc của nàng tựa bên vai làm chàng lâng lâng một cảm giác lạ. Khi đến trước cửa phòng Tân, Chính ôm sát Tân vào mình và đặt một nụ hôn nhẹ lên môi nàng nói lời chào buổi tối. Điều làm Chính ngạc nhiên là Tân đã không chống lại nụ hôn của chàng mà nàng còn đáp lại bằng một cái hôn tuy nhẹ nhàng nhưng cũng đủ làm cho người đàn ông đã hàng tháng trời thiếu bóng đàn bà như chàng bỗng cảm thấy ngất ngây rạo rực. Chàng đã ôm ghì Tân và cả hai đã hôn nhau đắm đuối như một cặp tình nhân lâu ngày mới gặp. Cả hai đều đã lâu không gần gũi người khác phái nên như một bản năng bỗng từ đâu vụt trở về, cuồng nhiệt và hối hả. Và rồi việc gì phải đến đã đến giữa hai người đã xảy ra ngay trong đêm đó.
Sáng hôm sau Tân đã xin hoãn chuyến bay về miền Đông để tạm thời ở lại cùng Chính bàn chuyện phác họa cho một tương lai mới. Cú sét ái tình này đã làm Chính đồng ý sẽ “quit job” làm anh thợ chạy máy để đi học nghề “nail” rồi sẽ đi về miền Đông cùng Tân hành nghề và xây dựng chung một mái ấm.
Những ngày đầu đi học nghề làm đẹp cho phụ nữ Chính cũng hơi ngại ngùng và mắc cỡ vì trong lớp đa số là phụ nữ; số học viên nam rất ít, phần lớn đều trẻ, chỉ có mình Chính là học viên nam gìa nhất lớp. Các học viên cứ gọi Chính bằng chú làm chàng càng thêm ngượng, nhưng cuối cùng Chính cũng vượt qua được, có tấm bằng “nail” không mấy khó khăn.
Thế rồi như kế hoạch đã dự định, Chính đã theo nàng về dinh lập nghiệp ở một tiểu bang miền Đông, nơi mùa đông đầy tuyết phủ băng gía mà Chính từng lo ngại không muốn đến lập cư những ngày đầu mới qua Mỹ. Nay thì cả hai cùng về đây hành nghề “nail” rồi cùng mở tiệm, công việc làm ăn có vẻ thuận buồm xuôi gió. Cuộc tình rổ rá cạp lại của hai người xem ra tâm đầu ý hợp. Chính có vẻ đã quên luôn lời mình từng nhủ lòng vào những ngày đầu nơi đất khách năm xưa. Hạnh phúc mới đã làm cho chàng trai từng bị tình phụ nay lại phụ tình người, quên cả cái tín lý tôn giáo mà chàng từng e ngại. Tội nghiệp cho người sơn nữ Phà Ca trên cao nguyên xa ngày đêm vẫn đang mỏi mòn chờ đợi vô vọng người tình nơi viễn xứ.
Toàn Như
Toàn tình cờ gặp lại Chính trong một buổi họp mặt tất niên của hội ái hữu X. Chính vừa qua định cư ở Mỹ theo diện H.O. mới được mấy tháng, hiện cư ngụ tại một thành phố cách xa vùng Quận Cam khoảng nửa giờ lái xe.
Gặp lại nhau cả hai đều mừng rỡ hỏi han nhau đủ thứ chuyện. Toàn là dân H.O. nhưng qua trước Chính khoảng hai năm. Cả hai là đôi bạn thân từ hồi còn ở Việt Nam. Họ quen nhau rồi thân nhau từ trong quân trường, cùng chung một khóa sĩ quan. Sau ngày ra trường Chính lấy vợ, Toàn đã là người phụ rể cho Chính và đã hai lần mừng cho vợ chồng Chính sinh con. Vợ Chính là một công chức, nhưng sau khi sanh con đầu lòng, nàng đã phải nghỉ làm để có thì giờ chăm sóc con vì bố mẹ Chính đã mất còn bố mẹ vợ lại ở xa không giúp trông cháu được.
Mặc dù chỉ có một mình Chính đi làm nhưng cuộc sống của hai vợ chồng Chính vẫn rất hạnh phúc. Cả gia đình sống trong một căn nhà nhỏ mua lại trong một con hẻm ở khu Bàn Cờ Sài Gòn. Trước cảnh hạnh phúc của gia đình bạn, Toàn vẫn hay nói đùa rằng họ đang sống trong một mái nhà tôn với hai trái tim vàng. Thế rồi thời cuộc biến chuyển, chiến sự đã lan về đến cửa ngõ Sàigòn vào những ngày tháng Tư 1975, nhiều người đã tìm cách di tản ra nước ngoài trước khi cộng sản đến. Nhờ có một vài người bạn làm việc ở phi cảng Tân Sơn Nhất, Chính đã đưa được vợ và các con vào phi trường lên máy bay di tản trước. Chính dự định mình ở lại để thu xếp công việc nhà cho xong rồi sẽ ra đi sau vì nghĩ mình quen biết nên việc vào ra phi trường để ra đi sẽ không khó nhưng không ngờ tình hình diễn biến qúa nhanh, Chính đã bị kẹt lại không đi được và cuối cùng phải vào tù như bao quân cán chính VNCH khác sau khi Saigon thất thủ.
Khoảng tháng 6 sau tháng Tư 1975, Chính đã đi trình diện để được “học tập cải tạo” theo như thông cáo của ủy ban quân quản, nhưng thực tế đó là lệnh đánh lừa để mọi người tự đưa mình vào tù. Riêng Toàn chưa kịp đi trình diện như Chính thì đã bị bọn “cách mạng ba mươi” chỉ điểm đến nhà bắt đi đưa vào giam tại khám Chí Hòa vì tội “trốn cải tạo” mặc dù ngày trình diện chưa đến.
Khi cuộc chiến tranh biên giới giữa Việt và Miên nổ ra vào cuối năm 1978, những tù nhân ở các trại cải tạo gần biên giới Miên-Việt như Kà Tum, Đồng Ban, Trảng Lớn,… đã được lệnh di chuyển đi nơi khác, một số đã được đưa về giam tại khám Chí Hòa trong số này có Chính. Sau khi được chuyển về khám Chí Hòa, sau nhiều lần chuyển đổi phòng giam, Chính đã hội ngộ với Toàn ở chung trong một phòng giam tập thể.
Trong thời gian ở tù chung, Chính thường tâm sự với Toàn về đời sống vợ con của Chính ở Mỹ. Có lần Chính khoe với bạn lá thư của vợ con từ Mỹ gởi về. Trong một lá thư vợ Chính có viết rằng “hồ sơ của anh, em đã chuẩn bị sẵn rồi, khi nào anh được thả về nhớ đánh điện báo tin cho em biết để em sẽ gởi về cho anh ngay.” Còn lá thư của hai đứa con của Chính đều viết bằng tiếng Anh bằng bút chì chỉ có mấy hàng nhưng đáng nhớ là câu mở đầu chúng đều viết “Hi Chinh”. Toàn hơi ngạc nhiên về điểm này vì không thấy chúng gọi Chính là “Dad” hay “Daddy” như những đứa trẻ Mỹ gọi cha chúng. Nhưng chính Chính lại bào chữa cho các con của Chính rằng: “Mấy đứa con tao đã bị Mỹ hóa nhanh qúa, chắc là mẹ chúng nó vì qúa bận sinh kế nên không có thì giờ dạy dỗ chúng tiếng Việt cũng như nhắc nhở chúng về người cha đang còn kẹt ở Việt Nam”.
Toàn may mắn được tha về trước, còn Chính vài tháng sau cũng được trả tự do. Vào đầu thập niên 1980, mọi người, nhất là những ai có dính dáng đến chế độ cũ, cũng phải đối đầu với việc mưu sinh rất khó khăn vất vả. Toàn và Chính cũng không ra ngoài ngoại lệ, nhất là cả hai đều là những người cựu tù cải tạo. Những lo toan cho cuộc sống sau khi ra tù đã làm cho họ ít có dịp gặp nhau. Toàn thì phụ với vợ buôn bán quần áo cũ ngoài chợ trời, còn Chính thì đạp xe đạp đi giao hàng cho một cơ sở sản xuất nước tương. Sau đó Toàn nghe tin Chính đã di chuyển lên Di Linh, Lâm Đồng, làm rẫy với gia đình một người anh trên đó mà không nghe nói Chính đi định cư ở Mỹ. Toàn cũng ngạc nhiên về chuyện này định khi nào có dịp gặp Chính sẽ hỏi xem hư thực thế nào nhưng mãi đến nay mới gặp lại Chính ở Mỹ.
Gặp nhau, Toàn hỏi ngay Chính: “Bà xã đâu? Có mặt ở đây không?”. Chính đã trả lời cụt ngủn: “Không có, ly dị rồi”. Mặc dù đã nghe đồn từ lâu nhưng Toàn cũng buồn khi biết vợ chồng bạn đã chia tay.
Chính kể lại, sau khi vừa được thả về năm 1983, anh đã đánh điện tín sang Mỹ báo tin cho vợ con biết. Khoảng hai tháng sau, anh nhận được một bao thư lớn màu vàng. Anh hí hửng nghĩ rằng đây là hồ sơ bảo lãnh mà vợ anh đã từng viết trong thư lúc anh còn ở trong tù sẽ gởi về ngay cho anh sau khi được tin anh ra trại. Nhưng khi mở thư ra, Chính thật ngạc nhiên ngỡ ngàng không ngờ đó không phải là giấy tờ bảo lãnh mà là một tập hồ sơ xin ly dị của vợ anh thông qua văn phòng một luật sư ở Mỹ. Trong xấp giấy tờ đó, vợ anh không viết cho anh một dòng chữ nào; trái lại, thay vào đó là một lá thư của người luật sư đại diện yêu cầu anh trả lời có đồng ý ly dị hay không. Nếu anh không trả lời trong vòng ba tháng, luật sư sẽ yêu cầu tòa án tiến hành thủ tục ly hôn khiếm diện.
Ngày đó, vì Việt Nam đang bị cấm vận nên thư từ qua lại giữa Mỹ và Việt Nam thường chậm trễ kéo dài rất lâu. Mỗi lá thư từ Mỹ gởi về Việt Nam hay ngược lại phải mất trên một tháng mới đến tay người nhận, cho nên lá thư của người luật sư đại diện vợ Chính gởi về theo Chính chỉ là một thủ tục cho có lệ. Khi nó đến tay Chính thì thời hạn trong thư đã gần hết, chính vì vậy, Chính đã không hồi đáp lá thư này. Ít tháng sau, Chính nhận được phán quyết ly hôn do văn phòng của người luật sư trên tống đạt.
Từ ngày qua Mỹ, Chính vẫn chưa gặp lại vợ con, và anh cũng chẳng thiết tha muốn gặp lại cho thêm bẽ bàng. Nghe nói nàng đã lấy một ông chồng Mỹ, còn hai người con, chỉ học xong trung học, đã lấy vợ; tất cả hiện ở đâu Chính cũng không rõ.
Sau cú sốc đó, lại sẵn không có ai thân thích ở Sàigòn, Chính đã lên Di Linh để phụ với người anh đang có mấy công đất làm rẫy trồng cà phê ở một xã kinh tế mới trên đó. Trong thời gian ở Di Linh, Chính đã quen với một phụ nữ ở khu kinh tế mới này. Tâm là vợ một sĩ quan đã mất trong trại cải tạo hiện sống với hai con nhỏ mới hơn mười tuổi. Do hoàn cảnh của hai người có những nét tương đồng: một người bị vợ bỏ đang cô đơn, còn một người thì chồng chết đang cô quạnh, nên cả hai đã dễ dàng cảm thông đến với nhau và tình cảm đã dần dà nảy nở. Cuối cùng họ đã sống với nhau chung một mái nhà như một đôi vợ chồng tuy chưa chính thức tuyên bố hay hợp thức hóa.
Toàn hỏi bạn tại sao không làm hồ sơ hợp pháp hóa việc sống chung với Tâm để đưa nàng sang đây theo diện H.O. Chính nói, việc này Chính không thực hiện được vì anh đã ly dị vợ, trái với tín lý Công giáo - Chính đã cải đạo Công giáo trong thời gian ở trong tù - nên chưa được giáo hội chuẩn thuận. Tuy nhiên Chính nói, anh sẽ cố gắng dành dụm một số tiền sau một thời gian đi làm ở Mỹ để trở về lại Việt Nam sống với Tâm cho trọn tình trọn nghĩa chứ không muốn bảo lãnh nàng sang đây. Chính nghĩ, Tâm vốn là một cô gái quê chất phác, không thích hợp với cuộc sống xô bồ văn minh ở Mỹ, hơn nữa nàng lại không muốn xa hai con.
Toàn chúc cho giấc mơ của Chính sẽ trở thành hiện thực và mong rằng thời gian sẽ không làm cho Chính xa mặt cách lòng.
Thế nhưng đời không như ước mơ, chỉ khoảng vài tháng sau, tình cờ Toàn gặp lại Chính trong một nhà hàng ở Quận Cam với một người phụ nữ lạ. Gặp Toàn, Chính giới thiệu người phụ nữ tên Tân là chủ nhà nơi Chính đang “share” phòng. Người phụ nữ khoảng ngoài bốn mươi tuổi vui vẻ chào đáp lễ không hề tỏ ra ngượng ngùng chi cả.
Ít lâu sau, Chính gặp Toàn tâm sự về mối tình mới ở nơi viễn xứ. Chính nói vì là diện H.O. mồ côi nên để tránh phải định cư ở một tiểu bang miền Bắc mùa đông đầy tuyết giá, Chính đã nhờ một người anh em “cột chèo” bảo trợ để được đến miền nam Cali nắng ấm. Hải là tên người anh, làm nghề thợ máy sửa xe hơi. Vợ chồng Hải vượt biên đến Mỹ từ giữa thập niên 1980 nhưng nay đã ly dị. Người vợ qua Mỹ đi học lại, tốt nghiệp đại học, ra trường đi làm cho một hãng Mỹ, một thời gian sau đã cặp kè với người xếp Mỹ và cuối cùng đã xin ly dị chồng để về sống chung với người tình Mỹ mới này. Cô con gái chung của vợ chồng Hải sống với mẹ sau khi hai người ly hôn đến nay đã vào đại học sắp ra trường. Hải nay cũng đã cưới vợ khác có hai con đều còn nhỏ dưới mười tuổi. Hải có một tiệm sửa xe hơi, vợ Hải làm quản lý lo việc sổ sách giấy tờ, còn Hải vừa sửa xe vừa điều hành công việc chuyên môn với một vài người thợ. Hai vợ chồng Hải sống với nhau khá hạnh phúc.
Chính ở trong nhà Hải sau hai tháng đầu đến Mỹ rồi dọn ra ngoài mặc dù vợ chồng Hải rất ân cần mời anh ở lại không đòi hỏi anh phải đóng góp tiền bạc gì cả. Chính ngại không muốn mang ơn Hải qúa nhiều nên anh đã kiếm thuê cho mình một căn phòng nhỏ. Cũng nhờ Hải giới thiệu, sau đó Chính đã xin được việc làm thợ chạy máy (machine operator) trong một hãng nhỏ có lương trên mức tối thiểu một chút. Chính rất hài lòng với công việc này vì nghĩ rằng mình đã may mắn có việc làm sớm sau khi đến Mỹ.
Nơi Chính “share” phòng là một căn nhà có bốn phòng ngủ, chủ giữ lại một phòng cho hai cô con gái đã lớn qua tuổi trưởng thành ở, còn ba phòng để cho thuê. Bà chủ nhà chính là Tân, một phụ nữ mới ngoài bốn mươi tuổi, đã ly dị chồng, hiện làm nghề “nail” ở ngoài tiểu bang California, thỉnh thoảng mới trở về thăm con và xem xét nhà cửa đã giao cho hai cô con gái vừa ở vừa trông nom nhà như một chung cư nhỏ.
Sân sau nhà Chính thuê là một mảnh vườn nhỏ có trồng cỏ và một vài loại cây ăn trái và để nhiều vật dụng linh tinh phế thải rất bừa bộn. Thỉnh thoảng, vào cuối tuần, ở nhà không biết làm gì cho qua ngày, Chính thường lấy dụng cụ làm vườn ra giúp cắt cỏ dọn dẹp cái sân sau cho gọn gàng để làm chỗ cho chính Chính hóng mát ban đêm. Hàng ngày, sau khi đi làm về, cơm nước xong, Chính thường hay ra khu vườn sau nhà ngồi một mình uống vài lon bia hay nhâm nhi tách trà, hút thuốc và ngắm trăng gởi hồn vơ vẩn nghĩ tới người thiếu phụ ở miền đất cao nguyên Di Linh xa xôi trước khi trở về phòng đi ngủ để sáng hôm sau thức dậy đi làm tiếp.
Có lần bà chủ nhà tên Tân từ một tiểu bang miền Đông trở về thăm con đã rất ngạc nhiên thấy cái sân sau nhà đã được cắt cỏ gọn gàng sạch sẽ. Nàng hỏi ra mới biết không phải nhờ mấy ông thợ Mễ đến cắt cỏ mà là nhờ ông khách “share” phòng hay ngồi ngoài sân ngắm trăng hàng đêm. Nàng bèn đến bên chỗ Chính ngồi ban đêm nói lời cám ơn. Qua một vài câu trao đổi, nàng bỗng thấy có cảm tình với ông khách trọ nên đã ngồi lại nói chuyện với Chính đến tận khuya.
Trước ngày Tân lên đường trở lại miền Đông Hoa Kỳ, nàng đã làm một bữa tiệc BBQ để đãi Chính như một lời cám ơn. Bữa tiệc đơn giản ngoài vài món phụ chỉ có món BBQ thịt sườn bò ăn với bánh mì là chính. Hai cô con gái Tân ăn xong trước, giúp mẹ dọn dẹp xong rồi bỏ đi chơi với bạn, chỉ còn Tân và Chính ngồi lại vừa tiếp tục ăn vừa trò chuyện trong sân. Sau khi nghe Chính kể về cuộc đời mình, Tân nói:
- Cuộc tình duyên của anh cũng bất hạnh chẳng khác gì em.
Tân tâm sự với Chính về ông chồng cũ của nàng là một người ghiền cờ bạc, đi theo bồ nhí, rồi bỏ bê vợ con khiến cho gia đình đổ vỡ. Tân và chồng nàng chia tay đã mười năm, nàng một mình đi làm nuôi con gây dựng lại sự nghiệp bằng cái nghề “nail”. Vì nghề làm “nail” ở California bị cạnh tranh phá gía qúa nên nàng đã theo bạn bè đi làm ở một tiểu bang xa, lâu lâu mới về thăm con, thăm nhà. Nàng cũng đang dự định, sau khi cả hai con học xong ra trường, nàng sẽ bán nhà dọn hẳn sang miền Đông sống và hành nghề tại đó để quên đi cái nơi chốn đã mang lại cho nàng một qúa khứ buồn với ông chồng tệ bạc.
Tiệc đã tàn nhưng cả hai vẫn ngồi tâm sự như có một sự đồng cảm bởi cả hai đều có một qúa khứ đổ vỡ buồn. Trong lúc tâm tình trao đổi, Tân đã uống một chút bia, nàng nói, muốn mượn chút men rượu để dễ dỗ giấc ngủ khi về phòng. Vì chưa một lần uống bia nên một chút men bia cũng đủ làm Tân choáng váng như say. Đêm đã khuya, trong khu vườn vắng lặng, hai người như có gì lưu luyến cứ nói chuyện lan man. Sương đêm đã xuống, thấy Tân có vẻ mệt, Chính đã dìu nàng đi về phòng. Trong lúc dìu Tân, Chính nghe thoang thoảng mùi nước hoa từ mái tóc của nàng tựa bên vai làm chàng lâng lâng một cảm giác lạ. Khi đến trước cửa phòng Tân, Chính ôm sát Tân vào mình và đặt một nụ hôn nhẹ lên môi nàng nói lời chào buổi tối. Điều làm Chính ngạc nhiên là Tân đã không chống lại nụ hôn của chàng mà nàng còn đáp lại bằng một cái hôn tuy nhẹ nhàng nhưng cũng đủ làm cho người đàn ông đã hàng tháng trời thiếu bóng đàn bà như chàng bỗng cảm thấy ngất ngây rạo rực. Chàng đã ôm ghì Tân và cả hai đã hôn nhau đắm đuối như một cặp tình nhân lâu ngày mới gặp. Cả hai đều đã lâu không gần gũi người khác phái nên như một bản năng bỗng từ đâu vụt trở về, cuồng nhiệt và hối hả. Và rồi việc gì phải đến đã đến giữa hai người đã xảy ra ngay trong đêm đó.
Sáng hôm sau Tân đã xin hoãn chuyến bay về miền Đông để tạm thời ở lại cùng Chính bàn chuyện phác họa cho một tương lai mới. Cú sét ái tình này đã làm Chính đồng ý sẽ “quit job” làm anh thợ chạy máy để đi học nghề “nail” rồi sẽ đi về miền Đông cùng Tân hành nghề và xây dựng chung một mái ấm.
Những ngày đầu đi học nghề làm đẹp cho phụ nữ Chính cũng hơi ngại ngùng và mắc cỡ vì trong lớp đa số là phụ nữ; số học viên nam rất ít, phần lớn đều trẻ, chỉ có mình Chính là học viên nam gìa nhất lớp. Các học viên cứ gọi Chính bằng chú làm chàng càng thêm ngượng, nhưng cuối cùng Chính cũng vượt qua được, có tấm bằng “nail” không mấy khó khăn.
Thế rồi như kế hoạch đã dự định, Chính đã theo nàng về dinh lập nghiệp ở một tiểu bang miền Đông, nơi mùa đông đầy tuyết phủ băng gía mà Chính từng lo ngại không muốn đến lập cư những ngày đầu mới qua Mỹ. Nay thì cả hai cùng về đây hành nghề “nail” rồi cùng mở tiệm, công việc làm ăn có vẻ thuận buồm xuôi gió. Cuộc tình rổ rá cạp lại của hai người xem ra tâm đầu ý hợp. Chính có vẻ đã quên luôn lời mình từng nhủ lòng vào những ngày đầu nơi đất khách năm xưa. Hạnh phúc mới đã làm cho chàng trai từng bị tình phụ nay lại phụ tình người, quên cả cái tín lý tôn giáo mà chàng từng e ngại. Tội nghiệp cho người sơn nữ Phà Ca trên cao nguyên xa ngày đêm vẫn đang mỏi mòn chờ đợi vô vọng người tình nơi viễn xứ.
Toàn Như
Ý kiến bạn đọc
02/11/202106:38:06
can ubuy cialis on streets
Khách
cialis coupon https://cialiswithdapoxetine.com/