Hôm nay,  

Noel Một Mình

22/12/201700:00:00(Xem: 25416)
Tác giả: Thái Minh Thông

Bài số 5295-19-31142-vb6122117

 
Tác giả là một cựu du học sinh Nhựt Bổn, từng nhập Nhựt tịch, và có tên Nhựt là Yasushi Takasaki. Trước 30 Tháng Tư 1975, ông là chuyên viên Văn phòng Thống Đốc Ngân Hàng Quốc Gia VNCH, hiện cùng gia đình tái định cư tại Vancouver, Canada, từng làm Telemarketer của 2 hãng điện thoại  Mỹ. Năm 2012, ông góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên, Thiên Đàng Còn Xa.  Sau đây là bài viết thứ hai. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.

 
***
 

Chiếc xe Bus số 25 từ từ tấp vào trạm dừng bên lề đường, bé Chi xuống trước đứng chờ bố Tam đang chống gậy lom khom xuống xe, một tay chàng phải vịn vào cửa xe mới giữ được thăng bằng, theo thói quen, chàng quay lại vẫy tay chào bác Tài xế da trắng với hai tiếng "Thank you", bác Tài mĩm nụ cười nhân hậu đáp trả "You're welcome".

Hai cha con im lặng đi bên nhau khoảng chừng ba phút đến trước một biệt thự nguy nga, bé Chi mở khóa hàng rào và quay lại chào Tam "Ba về cẩn thận nha", Tam cười buồn vẫy vẫy  tay trái "Con đi chơi vui vẻ, nhớ đừng về khuya quá nha", chàng định nói thêm nhưng chợt thấy bóng dáng Lan đang đứng trước hiên nhà, nàng giả vờ như không thấy chàng,  đưa tay sửa mấy sợi dây điện màu trên cây thông Giáng Sinh cao quá đầu người.

 Tam nhìn lại đồng hồ, giờ này mới hơn 5 giờ chiều ngày 24 tháng 12, còn tới gần 4 tiếng đồng hồ theo Luật định để hai cha con chàng được ở bên nhau (mỗi tuần án tòa cho phép chàng được thăm và ở cạnh con gái từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối), nhưng vì tối nay bé Chi có hẹn đi dự Tiệc Giáng Sinh với bạn bè nên hai cha con phải chia tay sớm. Bước lên mấy bậc tam cấp trước hiên nhà, bé Chi chào Mẹ xong vội quay lại vẫy tay chào Cha đang vịn song sắt cỗng ngoài với cặp mắt đẫm nước.

 Chàng chậm rải băng qua đường đi vào Công viên trước mặt, tìm một ghế đá bên cạnh một cây phong già có thể nhìn thấy căn biệt thự của Lan, vì ghế đá khá lạnh nên chàng phải lót bằng tờ tạp chí tiếng Việt vẫn thường mang theo để đọc trên xe bus.

 Thời tiết đã vào Đông, tuy Vancouver không bị tuyết tấn công nhiều như các Tỉnh Bang khác của Canada nhưng cũng đủ làm giá buốt mọi thứ, nhìn các cây phong trụi lá không khác gì nỗi trơ trọi, cô đơn trống vắng của chàng, Tam hướng mắt về phía nhà Lan, mong sẽ được thấy lại hình bóng dễ thương của bé Chi, thiên thần nhỏ bé mà chàng vừa chia tay khoảng mươi phút trước. Chắc bên trong căn biệt thự ấy bé đang háo hức thay y phục chuẩn bị đi dự tiệc mừng Chúa ra đời, chàng nhắm mắt, để mặc cho  khúc phim ngày xưa tràn về như thác lũ…

*

Trước ngày 30/4/1975 gia đình chàng sở hữu một Tiệm may âu phục khá nổi tiếng ở Quận Phú Nhuận, Sài Gòn. Bố Mẹ của chàng đã di cư vào Nam sau ngày Hiệp Định Geneve chia đôi đất nước mang theo tay nghề may âu phục Nam Nữ, công việc kinh doanh ngày càng phát đạt.

Tam là con trai út với hai người chị gái, bất hạnh đến với chàng khi vướng phải căn bệnh bại liệt (polio) khiến chân bên trái bị co rút, thấp hơn chân phải cả tấc. Nhờ gia đình làm ăn khá giả nên Mẹ chàng đưa chàng đi chạy chửa khắp nơi, tốn kém bao nhiêu bà cũng không tiếc...

Nhớ lại những ngày mới đến trường, Tam bị đám bạn bè trêu chọc, phá phách...chúng gọi chàng bằng những cái tên "không giống ai", ban đầu chàng chỉ biết khóc và đòi nghỉ học, đến nỗi Mẹ chàng phải vào trường nhờ các Thầy Cô giúp đở, cũng may là Tam học hành rất xuất sắc, dần dần được thầy bạn thương mến, thay vì bị chọc ghẹo, theo thời gian Tam được chở che, bảo bọc, tuổi thơ của chàng cũng trôi qua suông sẻ.

Khi Sài Gòn bị đổi tên thì Tam mới hơn 10 tuổi. Ban đầu Tiệm may của nhà Tam cũng phải đóng cửa, cũng bị đánh tư sản, cũng may nhờ có người bác họ ngoài Hà nội vào công tác trong Nam can thiệp, giúp đở nên sau đó khoảng hai năm, tiệm may được phép mở lại. Vì thích nối nghiệp bố nên Tam được ông hết lòng chỉ dạy, truyền tay nghề điêu luyện cho đứa con tật nguyền.  

Sau thời đánh tư sản, người chị Cả (Trưởng nữ, gọi theo người Bắc) đã vì "chịu đựng hết nổi nên đã phải vượt biển và sau cùng được định cư tại Thành phố Vancouver, Canada. Trong ba chị em thì chị này gần gũi và thương yêu Tam nhất nhà, khiến cô chị kế đôi khi phải ganh tị, nhưng chị có lý do chánh đáng: "Em mình bị thua thiệt thì mình phải thương, phải bù đắp cho nó mới công bằng".

Ban đầu chị muốn bảo lãnh cả gia đình sang xứ Lá Phong, nhưng Bố Mẹ và cô em kế từ chối không chịu đi, riêng Tam lúc đầu cũng cương quyết không chịu, phần vì muốn gần Bố Mẹ, phần vì công việc kinh doanh ngày càng khấm khá, cửa tiệm đã được nới rộng, nâng cấp lên bốn tầng lầu, Mẹ chàng còn định xây thang máy trong nhà để Tam tiện việc lên xuống lầu, trong nhà có thuê người giúp việc (oshin).

 Thời gian trôi nhanh, thấm thoát Tam đã gần bốn mươi tuổi mà vẫn chưa hề có bạn gái, họ hàng trong Nam ngoài Bắc thi nhau mối mai, giới thiệu nhiều thiếu nữ, tiểu thơ... cho Tam, nhưng rồi chàng vẫn phải hát bài Một Mình. (có đến hai bài hát cùng Tựa, một của Nhạc Sĩ Thanh Bình và một của Nhạc Sĩ Lam Phương).

Ngày ấy nhà Lan nằm trong đường hẻm sâu bên hông tiệm may của gia đình Tam, Cha của Lan làm công nhân xây dựng, nhà có tổng cộng tám cô con gái mà Lan là con trưởng, Mẹ nàng có gánh bán xôi bên vệ đường ngay trước cửa tiệm may, nên cả hai, Tam và Lan cũng thường gặp nhau, nhưng chỉ chào hỏi cho có lệ.  

Tốt nghiệp cấp 2 (Phổ thông) xong,vì gia cảnh chật vật nên Lan từng xin đi xuất khẩu lao động bên Hàn Quốc nhưng không thành.

Một đêm mùa Giáng Sinh, Tam kéo ghế ra trước tiệm để ngắm phố, ngắm thiên hạ vui Noel, vừa đúng lúc Lan ra phụ mẹ dọn hàng về, bốn ánh mắt trao nhau, tự nhiên tối hôm ấy Tam thấy Lan xinh đẹp một cách lạ thường.  Sau vài giây định thần, chàng kéo thêm một chiếc ghế dựa nữa và mời nàng ngồi hàn huyên tâm sự, dĩ nhiên Tam không quên tiết lộ chuyện "Bà chị cả bên Canada đã bảo lãnh anh, và nghe nói chắc cũng sắp được gọi phỏng vấn".

Ánh mắt Lan vụt sáng lên nhưng nàng khéo léo che dấu bằng câu: "Lan chúc mừng anh nha!".

Câu chuyện giữa Tam và Lan kéo dài đến khuya lắc khuya lơ, cho dù người chị kế của Tam đã vài lần khều nhẹ hay giã vờ gọi Tam vào bên trong để nhắc nhở: "Tao coi bộ con nhỏ này không đàng hoàng, không phải gái nhà lành đâu nghe Tam". Nhưng khi đã yêu người ta thường chỉ nghe theo tiếng nói của tim mình. Sau đó cả hai còn rủ nhau đi xem Lễ Noel, ăn kem Bạch Đằng ở đường Lê Lợi, và rồi chuyện gì đến đã đến, khi Tam và Lan về đến nhà thì đồng hồ đã gõ báo hiệu 1 giờ sáng, Bố Mẹ và chị Ba của Tam đã và đang ngủ say trên lầu, Tam đưa Lan vô nhà, vô luôn cả phòng ngủ của chàng ở tầng trệt để tâm sự thêm cho đến gần 4 giờ sáng, kết quả của chuỗi dài tâm sự của chàng và nàng đêm Noel chính là bé Chi hôm nay...


Khi Lan hớt hải đến gặp chàng báo tin đã mang thai sau cái Đêm Giáng Sinh đầy kỷ niệm với chàng, Tam vừa mừng vừa lo, để chàng khỏi nghi ngờ, Lan thúc dục Tam thay quần áo đi với nàng đến phòng khám thai ở Bệnh viện Sản khoa, Bố Mẹ và hai bà chị của chàng cũng bất ngờ không kém, nhưng rồi cuối cùng một đám cưới nho nhỏ cũng được tổ chức khá gấp rút, để Tam kịp bổ túc tên Lan vào hồ sơ bảo lãnh đi Canada.

Trớ trêu thay, ngay trước ngày tổ chức tiệc cưới, Tam nhận được Giấy mời Phỏng vấn của Tòa Lãnh Sự Canada tại Sai Gòn, chàng vội đưa Lan đến để xin bổ túc tên người phối ngẫu, nhưng trên nguyên tắc về Luật lệ bảo lãnh thân nhân, họ cho biết sẽ phải tạm đình hoãn việc phỏng vấn, chờ đến khi Lan sanh xong, nộp thêm Giấy Khai Sanh và Giấy Thử Nghiệm DNA để xác nhận nhân thân đứa bé, xong xuôi mới sắp xếp lịch phỏng vấn cho cả ba. Như vậy, coi như hồ sơ  bảo lãnh phải hoãn lại, và thực tế là gia đình Tam đã đến Canada trễ hơn gần hai năm so với dự tính ban đầu, chỉ một mình Tam.

 Những ngày đầu mới đến Vancouver gia đình chàng tạm trú nhà người chị thứ hai trong một chung cư (condo) chỉ gồm hai phòng ngủ, gia đình chị Hai lúc ấy cũng đã có hai cô con gái dễ thương nên việc bảy người sống cùng sống dưới một mái nhà chật hẹp gây nhiều bất tiện, vì vậy sau khoảng ba tháng, vợ chồng Tam quyết định thuê phòng trọ riêng, cũng gần chung cư của chị Hai. Nhờ chị Hai giao thiệp rộng, quen biết nhiều nên chỉ sau một tuần lễ đến xứ Lá Phong, Lan đã đi làm ở một tiệm Nail ở trong khu Thương Mại Metrotown, tuy đã có bằng Nail ở Việt Nam, nhưng Lan cũng phải học thêm một số giờ để thi lấy bằng của Canada.

Nhờ khéo tay và dáng vẻ khá xinh đẹp nên chẳng mấy chốc nàng đã chinh phục được cảm tình của khách lẫn chủ, chủ nhân của tiệm Nail là một gã trung niên, tuy đã có gia đình nhưng ngay phút đầu tiên gặp Lan, ông ta đã bị chinh phục bởi nhan sắc của nàng. Nhờ vậy tuy mới vào làm nhưng Lan luôn được hưởng nhiều ưu đãi của chủ nhân so với các nữ nhân viên khác,

Phần Tam vốn tánh thích tự lập nên quyết định không xin trợ cấp khuyết tật, chị Hai hiểu tánh tình cậu Út nên xin cho chàng vào làm việc trong một siêu thị Việt Nam,với công việc đơn giản là đứng điều khiển máy cắt thịt, lúc nào rảnh rổi thì làm phụ các việc trong Phòng đông lạnh, nếu so về thu nhập thì Lan có mức thu nhập nhiều hơn Tam gấp bội.

 Khoảng chưa đầy một năm sau ngày định cư tại Vancouver, Tam còn nhớ

rõ vào một buổi tối gần Tết Trung Thu, chàng phải cho bé Chi ăn cơm trước để bé đi ngủ vì đã gần mười giờ khuya, sáng mai bé phải đi học sớm, nghe tiếng bánh xe hơi dừng lại bên kia đường, Tam vén màng cửa sổ đưa mắt nhìn sang và thấy bóng dáng Lan trong chiếc xe Lexus cùng với ông chủ Tiệm Nail, nghĩ là nàng đã về và sắp bước vô phòng trọ nên chàng mở sẳn chốt cửa, nhưng 5 phút trôi qua, rồi 10 phút,...Tam lại vén màng cửa nhìn ra ngoài đường, chiếc xe vẫn đậu chỗ cũ, gã chủ tiệm đã khôn khéo tắt máy xe, mặt chàng nóng ran, tim đập mạnh như sắp nhảy ra ngoài, chàng cố sức hít mạnh để lấy lại bình tĩnh...Khoảng mươi phút nữa Lan mới mở cửa bước vô, vài mãng tóc còn rối bù chưa kịp chải lại, hai tay xách hai bao đồ to tướng, nàng lôi ra mấy hộp bánh Trung Thu, mấy chai dầu thơm, một gấu bông Hello Kitty, và khoe tất cả là quà của ông chủ cho hai mẹ con nàng. Chàng cố nén giận, nêu thắc mắc vì sao xe ông chủ đưa nàng về đến cửa nhà từ hơn 25 phút trước mà đến giờ này nàng mới vô nhà. gương mặt Lan hơi biến sắc, nhưng sau đó nàng đã thú thật tình cảm sâu đậm giữa nàng và ông ta, chua chát nhất là Lan đã so sánh và chưng ra những thua kém của chàng và ông ta. Mặc dù đã cố gắng kiềm chế, nhịn nhục, nhưng Tam cũng phải giáng cho Lan một bạt tay để nàng ngưng nhục mạ chàng, và hậu quả là nàng đã chạy vào nhà tắm dùng Cellphone gọi 911(số của Cảnh Sát Canada), hậu quả là khoảng vài phút sau Tam đã bị tống giam về tội sử dụng vũ lực với phụ nữ.

Tuy chỉ phải nếm mùi tạm giam đến sáng hôm sau, nhưng hậu quả sau cùng chính là bản án ly dị nửa năm sau đó, vì thu nhập Lan khá cao nên quyền được nuôi dưỡng bé Chi thuộc về Mẹ, phần Tam chỉ được thăm con mỗi tuần một buổi, từ sáng đến chiều, và vì thu nhập thấp lại thuộc dạng khuyết tật nên chàng được miễn phần việc chu cấp hàng tháng cho bé Chi. Phần ông chủ Nail ngay sau đó cũng ly dị vợ để rước Lan và bé Thi về sống chung trong căn biệt thự bạc triệu đầy đủ tiện nghi.

*

Tam chợt mở bừng mắt vì ánh đèn xe từ phía bên kia đường chiếu sang, chàng dùng tay che mắt cho bớt chói và chợt mĩm cười khi thấy bé Chi đang ngồi cạnh Lan trong chiếc xe Lexus bóng lộn, chàng vui vì bé đã giữ lời hứa, mặc chiếc áo đầm màu hồng có thêu hình cô mèo dễ thương Hello Kitty, thần tượng của bé bấy lâu nay, áo này do chàng mới mua cho cháu sáng nay, coi như quà mừng Giáng Sinh của Cha. Lan lái xe đưa con đi dự tiệc Giáng Sinh, vì Tam cố tình ngồi che dấu dưới tàng cây phong (maple) khá to nên cả hai Mẹ con không nhìn thấy chàng, chờ cho chiếc xe khuất dạng chàng mới cố gắng đứng lên, chống gậy đi về hướng có Trạm xe bus để về lại căn phòng Chánh phủ cấp cho người khuyết tật.

Về đến phòng trọ, Tam chẳng buồn thay đồ, thẩn thờ ngồi phịch xuống chiếc ghế thấp, đảo mắt nhìn khắp bốn vách tường treo vô số hình bé Chi từ lúc còn đỏ hỏn trong Bảo Sanh Viện cho đến hình mới chụp vài tháng trước của hai bố con trong một Trung Tâm Thương Mại  ở Vancouver). Niềm vui duy nhất của chàng hiện tại là chụp, phóng to hình ảnh cô con gái rượu và treo khắp căn phòng, đôi lúc chàng đứng trước chân dung bé, cười nói như khi hai bố con vẫn đang còn sống cạnh nhau.

Đã gần nửa khuya, Tam nghe văng vẳng đâu đây bài hát Silent Night (Đêm Thánh Vô Cùng), chàng cảm thấy vô cùng cô đơn, bất giác chàng ngước lên nhìn tượng Chúa trên bàn thờ, và chợt như có một luồng điện chạy dọc sống lưng Tam, chàng đã phác giác ra rằng đâu phải chỉ có chàng một mình cô độc trong đêm nay.

Cũng giống như Tam, Chúa Cứu Thế cũng đang chơ vơ cô độc một mình  trên Thánh giá. một mình.

Vancouver, Noel 2016

Thái Minh Thông

 

Ý kiến bạn đọc
17/01/202305:49:43
Khách
Bài hát Anh đã lầm đưa em sang đây, để nhiều đêm nghe tiếng thở dài
06/01/201821:06:37
Khách
rat hay, dang doc va suy nghi
31/12/201705:09:59
Khách
Cảm ơn bạn đã chia sẻ. Mọi ước mơ đều có cái giá của nó, Tự Do cũng vậy...
23/12/201715:19:35
Khách
" Chuyện tình" thời xã hội chủ nghĩa Việt nam: Em chỉ yêu mỗi tờ giấy xuất cảnh của anh mà thôi.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,234,182
Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN. Sau 30.4.1075: giáo viênVật Lý - Q.10 -Tp HCM – VN. Theo chồng và 3 con gái đi Mỹ diện HO năm 1999, định cư tại Chicago-IL-USA. Đây là bài viết đầu tiên tham dự VVNM. Mong tác giả tiếp tục gửi bài
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Mùa hè, 16 tháng 9, ngày quân lực VNCH. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Ông sinh năm 1939. Trước 1975, là sĩ quan QLVNCH. Bị băt tù binh ngày 16/04/1975 tại mặt trận Phan-rang. Ra tù 1984. Vượt biên 1986. Bị bắt giam ở nông trường dừa 30/04, tỉnh Trà-vinh. Năm 1987 trốn trại về Saigon. 1989 tái vượt biên đến Malaysia tháng 07/1989. Tháng 05/1993 định cư tại Houston, Texas. Sau đây là hồi kết bài viết mới nhất của ông về những mùa hè khó quên.
Mùa hè, 19 tháng 6, ngày quân lực VNCH. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Ông sinh năm 1939. Trước 1975, là sĩ quan QLVNCH. Bị băt tù binh ngày 16/04/1975 tại mặt trận Phan-rang. Ra tù 1984. Vượt biên 1986. Bị bắt giam ở nông trường dừa 30/04, tỉnh Trà-vinh. Năm 1987 trốn trại về Saigon. 1989 tái vượt biên đến Malaysia tháng 07/1989. Tháng 05/1993 định cư tại Houston, Texas. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Đây là bài viết mới nhân mùa bóng đá.
Tác giả Phan là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Bài viết đầu tiên của Tố Nguyễn tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18. Thư gửi kèm bài tác giảviết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau đây là bài viết thứ hai của cô.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng, sinh năm 1975, qua Mỹ định cư năm 1992. Từ năm 2000-2005 hành nghề dược sĩ (Consultant Pharmacist), sau đó trở lại học và tốt nghiệp Y Khoa. Nghề nghiệp hiện tại là Physician tại thành phố Chicago, tiểu bang Illinois.
Nhạc sĩ Cung Tiến