Hôm nay,  

Bạn Cũ Trường Xưa

30/11/201700:00:00(Xem: 15906)
Tác giả: Lê Nguyễn Hằng

Bài số 5279-19-31125-vb4112917

 
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới của tác giả kể về cuộc họp mặt của các cựu sinh viên Quốc Gia Hành Chánh và chuyến đi 5 ngày trên du thuyền Carnival Inspiration.

 
***
 

Cứ mỗi khi phải đi xa là đêm hôm trước tôi khó ngủ, nhất là lần này, vợ chồng tôi đi chơi một chuyến khá lâu, xuống dưới Nam California hội ngộ với hai nhóm bạn cũ hồi trung học và đại học rồi đi cruise năm ngày trên du thuyền Carnival Inspiration.

Sáng sớm hôm ấy, anh Sơn đến nhà chúng tôi trước, rồi trên đường đi ghé đón anh Văn. Tháng 10 sương mù tuy không dày đặc nhưng cũng giăng mắc khắp nơi nên anh Sơn lái với tốc độ vừa phải. Được khoảng mười lăm phút thì trời dần dần quang đãng.

Anh Sơn đưa nhờ tôi mở túi trái cây anh đã cắt sẵn để trong từng bao ni lông nhỏ, nào là hồng dòn, táo tàu, lê và nho mời mọi người ăn. Tôi hơi ngượng vì việc này thường là của đàn bà. Lần nào đi với Thịnh Hương, Iris và Mão xuống dự Đại Hội Việt Báo, tôi cũng mang lỉnh kỉnh đủ thứ trái cây, nhưng lần này lại không làm vì Liêm, chồng tôi bảo đừng đem lôi thôi, đàn ông họ không muốn mấy thứ rắc rối đó đâu.

Trên xe bốn người chúng tôi ăn uống nói cười thỏa thích và chỉ ngừng khoảng nửa tiếng ở tiệm Subway để ăn trưa, đổ xăng rồi đi tiếp, tưởng rằng sẽ thừa thời giờ đến Quận Cam gặp bạn bè lúc 4 giờ chiều như đã hẹn. Nhưng hôm đó hình như vì cháy rừng nên bị kẹt xe lâu chưa từng có, mãi 6 giờ chúng tôi mới tới nơi.

Cuối cùng thì Liêm cũng gặp được nhóm 12 người bạn ở trung học ngày xưa, ngoài mấy anh ở ngay Quận Cam, có một người bay đến từ Canada, một người từ Texas, còn Sơn, Văn và Liêm từ San Jose xuống. Đây là những “học trò nghèo” cùng hoàn cảnh nên rất khắng khít với nhau.Đường đời đã đưa họ trôi dạt vạn nẻo, vài người trở thành thương gia rất thành công, một số đảm nhiệm chức vụ dân sự, những người khác là sĩ quan trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa.

“Tha hương ngộ cố tri” sau hơn sáu chục năm quả là một món quà trời cho! Các anh tha hồ kể lể những chuyện ngày xửa ngày xưa về cuộc sống thiếu thốn từ cái ăn đến cái mặc, đi học bằng mấy chiếc xe đạp “cà cộ” tuột xích lỏng phanh, đánh lộn với đám học trò cậy con nhà giàu chọc ghẹo, khinh khi, rồi nhắc đến những người bạn đã hy sinh trong cuộc chiến, các anh nói liên tục đến khuya mà vẫn chưa đủ nên hẹn nhau ngày mai gặp nữa.

Trưa hôm sau, chúng tôi rủ nhau đi thăm anh Nghị, giáo sư cũ của nhóm.Mặc dù là thầy nhưng anh chỉ hơn học trò vài tuổi nên anh thích được gọi bằng anh. Qua bao nhiêu phong ba sóng gió trong đời, trông anh vẫn đẹp trai, khỏe mạnh và phong độ như xưa.Anh không phải gốc nhà giàu nên rất thông cảm và thương đám trò nghèo này. Có lần thấy một giáo sư khác ăn hiếp học trò một cách quá đáng, anh bênh vực họ đến nỗi đánh nhau với ông thầy đó, nên học trò thương yêu anh vô cùng. Sau này, khi giữ một chức vụ rất lớn trong chính quyền, anh vẫn không quên giúp đỡ học trò cũ nên mối thân tình không hề phai nhạt. Lúc nói chuyện, anh còn nhớ vanh vách những việc xảy ra cách đây hơn nửa thế kỷ, cũng như những con đường hay ngõ ngách trong khu lao động, anh có một trí nhớ thật tuyệt hảo! Bây giờ đã trên 80 tuổi mà anh vẫn còn làm việc sáu ngày một tuần, trông nom một tiệm giặt ủi. Lòng tự trọng và tính cương trực vẫn còn y nguyên.

Ở tiệm anh Nghị về, từng ấy người lại cùng ăn uống và tâm sự vụn những chuyện thuở hàn vi, có anh kể là bị các cô gái khinh thường rẻ rúng, mới ngày hôm trước còn chuyện trò thân mật, hôm sau đã lạnh nhạt ra mặt sau khi biết được thân thế, gốc gác, trường học của anh. Trong khi tôi làm nhiệm vụ phó nhòm để có hình lưu niệm, các anh cứ lan man qua chuyện chính trị, xã hội, trên trời, dưới biển cho thỏa thích, thế mà vẫn còn nói là “chưa đã” nên hẹn nhau năm tới sẽ tiếp tục.

Dù cho tung cánh muôn phương

Ơn thầy nghĩa bạn, tình trường không phai. (1)

Hai đêm đầu ngủ ở nhà bạn, khi đã chia tay với nhóm bạn trung học, vợ chồng tôi mới vào ở khách sạn mà ban tổ chức đại hội nhóm đại học đã đặt sẵn, để chúng tôi ở cùng một chỗ cho gần gũi và tiện việc đưa đón. Bước vào quầy tiếp tân để lấy phòng thấy đã có bao nhiêu người đứng đó chuyện trò, thế là chào hỏi cả nửa tiếng, khi chuẩn bị xách va li lên phòng, thì thêm mấy người mới vào, lại một màn chào hỏi nữa diễn ra tưng bừng náo nhiệt.

Tối hôm ấy, Lê và Linh, một cặp bạn thân từ tiểu bang Maryland mới đến nơi đã gõ cửa phòng tôi ầm ầm, vừa mở cửa là hai vợ chồng phóng vào như một cơn lốc, ôm chầm lấy chúng tôi cười nói, la hét inh ỏi như thể trăm năm rồi chưa gặp, cùng nhau tâm sự đến khuya bạn tôi mới về ngay phòng đối diện. Tiếc một điều là con trai của bạn rất yêu con gái của vợ chồng tôi mà chúng tôi không có duyên làm sui gia.

Ba giờ chiều hôm sau, nhóm cựu sinh viên tham gia lễ đặt vòng hoa rất trân trọng tại Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ và đài Tưởng Niệm Tháng Tư Đen rồi đến hội trường gần đó tham dự đại hội liên khóa.

Hôm ấy hiện diện có khoảng 500 người kể cả người phối ngẫu, họ đến từ khắp nơi, Úc Châu, Âu Châu, Canada và nhiều tiểu bang trên đất Hoa Kỳ. Bây giờ phần lớn những người bạn tóc điểm sương này đã về hưu. Nhìn quanh ai cũng trên 70 tuổi, vài người tóc đã bạc phơ như tiên ông, trong bộ vét không còn khít khao như thời son trẻ. Mới ngày nào, họ là những thanh niên mới lớn, cường tráng đầy nhiệt huyết, mong đem những điều học được ở trường ra phụng sự đất nước, tô điểm non sông. Khi tốt nghiệp, phần lớn họ được bổ nhiệm ra làm ở quận, vài năm sau về đảm nhiệm những công việc then chốt trong Tòa Hành Chánh Tỉnh hay ở Bộ. Cũng có vài người giữ chức vụ dân cử. Họ đều một lòng muốn phục vụ, tận tụy đóng góp cho sự hưng thịnh của quốc gia.

Nhưng rồi hoài bão lấp biển vá trời của họ đã tan theo mây khói chung với vận nước nổi trôi. Ngày đau buồn của đất nước năm 1975 đã dồn họ vào tù ngục cùng với bao nhiêu quân dân cán chính khác, có nhiều bạn đã bỏ mình nơi rừng sâu nước độc vì lao động quá sức con người khi bao tử xẹp lép hay vì chống đối chính quyền dã man độc ác. Dù sức chịu đựng kiên trì giúp họ giữ được mạng sống, mà khi ra tù, họ cũng thân tàn, sức kiệt. Có người được vợ con chung thủy, kiên nhẫn đợi chờ, rủi thì người phối ngẫu đã ôm cầm sang thuyền khác, giao con cho ông bà nội, ngoại nuôi. Có người may mắn vợ con đến được bến bờ tự do rồi bảo lãnh đi nước ngoài đoàn tụ. Cũng có người quyết định ở lại vì sức khỏe hay vì lý do cá nhân, đó là chưa kể còn một số người liều chết vượt biển, bị chìm sâu đáy nước vì thuyền nhỏ sóng dữ hay gặp hải tặc cướp của giết người. Số còn lại sau này được chính phủ Hoa Kỳ cho sang tỵ nạn theo diện HO.

Đến Mỹ, lúc đầu gia đình nào cũng hai vợ chồng vừa đi học vừa đi làm, cật lực để làm lại cuộc đời, lo cho con cái ăn học nên người. Họ nhận bất cứ việc gì xin được dù thấp hèn đến đâu, họ sẵn sàng đổ mồ hôi lấy tiền nuôi gia đình.

Họ cũng đi học tiếng Anh, học ngành chuyên môn như làm tóc, làm nails, mở tiệm ăn, làm thuế, bán bảo hiểm, địa ốc, học làm thợ lắp ráp cho hãng điện tử, chuyên viên điện toán, kỹ sư, luật sư…Một số không nhỏ có được việc làm cho chính phủ.

Con cái thấy cha mẹ vất vả nên cố gắng học hành. Những gia đình tỵ nạn này đã sản xuất ra vô số kỹ sư, luật sư, dược sĩ, bác sĩ, giám đốc… Con cháu họ đã làm chủ biết bao nhiêu hãng xưởng và bằng phát minh, giữ chức sĩ quan, tướng lãnh trong quân đội Hoa Kỳ. Thế hệ một rưỡi và thế hệ thứ hai đã và đang làm rạng danh con Hồng cháu Lạc.

Liêm gặp lại được vài người bạn không hề thấy mặt từ sau ngày ra trường hơn năm chục năm trước đây. Nhờ bảng tên mà ban tổ chức đã làm sẵn cho mọi người trên đó có tên và khóa học nên ai cũng dễ nhận ra nhau. Chúng tôi là con dâu cũng được mang tên của chính mình có kèm thêm hàng tên người phối ngẫu.

Bước chân vào hội trường, chúng tôi thấy ngay tấm biểu ngữ với hàng chữ lớn “Quê Hương Và Nỗi Nhớ” nói lên chủ đề của buổi hội ngộ hôm nay.Vâng, quê hương thì xa bằn bặt mà nỗi nhớ thì lai láng tràn đầy.Nhất định sẽ có một ngày nỗi nhớ quay quắt dai dẳng này được thay thế bằng niềm hạnh phúc của ngày hồi hương nơi Đất Mẹ!

Mọi người gặp nhau tay bắt mặt mừng hàn huyên tâm sự một lúc rồi đến chỗ ngồi đã được chỉ định sẵn.Sau những nghi thức chào cờ VNCH, Hoa Kỳ và mặc niệm thật trang trọng, tiếp theo lời vinh danh những người trong Ban Tổ Chức và chuyển cờ cho nhóm cựu sinh viên Úc Châu để tổ chức hội ngộ năm 2018, buổi dạ tiệc bắt đầu.

Chương trình của buổi dạ tiệc thật hào hứng với những màn văn nghệ cây nhà lá vườn xuất sắc của các anh chị con trai cũng như con dâu của trường và có cả những ca sĩ chuyên nghiệp giúp vui. Buổi đại hội được tổ chức kỹ càng, quy mô nên kết quả thật hoàn mỹ.

Điểm đặc biệt là có một huynh trưởng khóa I, đã chín mươi mốt tuổi mà trông thật tráng kiện và nhanh nhẹn, nói năng minh mẫn và hoạt bát. Anh vẫn đi đánh tennis thường xuyên, còn đang làm việc cho Chính Phủ tại tiểu bang New York và “chưa” có ý định nghỉ hưu. Không những thế, anh còn đang chuẩn bị trình luận án tiến sĩ. Gương hiếu học và trí nhớ của anh thật đáng ngưỡng mộ!

Hôm sau một số anh chị du ngoạn thăm viếng Santa Barbara và San Diego trở về thì chúng tôi chia tay trong tiếc nhớ và lại bắt đầu mong chờ chuyến họp mặt sang năm ở bên Úc.
 

Phần còn lại, 98 người trong nhóm chúng tôi cùng nhau đi cruise trên du thuyền Carnival Inspiration. Tôi rất hân hoan khi nghĩ đến chuyến hải hành này vì tôi sẽ bỏ lại sau lưng con cháu, điện thoại, internet, emails, vườn tược, bếp núc và các việc lỉnh kỉnh không tên trong nhà để suốt năm ngày đêm trên tàu chỉ ăn ngủ, vui chơi với những người bạn thân quen mà quên hết việc đời.

Nhớ lại hôm mới nhận được thông báo của trường về chuyến du lịch này, khi nói chuyện với Phượng, vợ anh Bân học cùng khóa với Liêm, chị hỏi tôi sẽ đặt phòng có ban công hay cửa sổ nhìn ra biển thì tôi nói:

- Bồ đặt phòng thế nào thì cứ lấy cho tôi y như vậy vì đây là lần đầu tôi đi cruise nên không biết gì cả.

Phượng phá lên cười rũ rượi:

- Chưa bao giờ đi cruise thật hả cưng? Mặt mày trông cũng thông minh sáng láng mà sao lại nhà quê thế hả giời!

Tôi ậm ừ:

-           Ta mạng thủy, lỡ kỵ nước, lại còn không biết bơi, rủi tàu lắclư, ta rơi tòm xuống biển thì biết làm sao đây.

Bạn tôi rên rỉ:

- Ối giời ơi, hết thuốc chữa! Hết thuốc chữa!

Du thuyền Carnival Inspiration này sẽ khởi hành từ Long Beach đến Catalina, ghé đảo Ensenada của Mễ, chạy vòng trở lại và cập bến Long Beach.

Bên trong tàu hào nhoáng lộng lẫy như một khách sạn sang trọng. Theo lời chỉ dẫn,vợ chồng tôi lên thẳng tầng 9 để ăn trưa, nhìn quanh chả thấy ai quen nên hơi lạc lõng, nhưng chỉ mươi phút sau là nghe tiếng chào hỏi náo nhiệt của các bạn cùng trường, thế là lại tíu tít, nhộn nhịp tìm bàn ngồi chung.

Ăn qua loa, vợ chồng tôi đi tìm phòng của mình ở tầng 4, phải đi qua một dãy hành lang sâu hun hút, dài gấp mấy lần nhà thương mới thấy phòng của mình sát bên cạnh phòng của vợ chồng Phượng, và hành lý đã được nhân viên của tàu để ngay trước cửa.Trong phòng đầy đủ tiện nghi và sạch bóng như khách sạn. Nghỉ ngơi một tí, vợ chồng tôi đi “thám hiểm” con tàu để biết những nơi mình sẽ cần đến.

Du thuyền Carnival Inspiration có 14 tầng, 4 tầng chỉ toàn là phòng ngủ, những tầng khác có phòng ăn, rạp hát, cà phê, sân thể thao, đánh golf, chạy bộ và trung tâm tập thể dục, có cả sòng bài và chỗ cho hút thuốc. Lúc nào đói cũng có pizza suốt ngày đêm.

Sáng hôm sau, Liêm thức giậy lúc 6 giờ như thường lệ, đi thang máy đến tầng 9 lấy cà phê rồi lên boong tầng 11. Trong cả con tàu Liêm thích nhất tầng này vì anh được vừa hút thuốc vừa ngâm nga tách cà phê nóng buổi sáng trong khói thuốc lãng đãng thấp thoáng biển xanh. Tôi thức dậy sau, mở màn cửa sổ ngắm bình minh trên biển cả. Tôi ngẩn ngơ chiêm ngưỡng bức tranh thiên nhiên lúc tinh sương sống động, bao la và hùng vĩ. Nhìn mặt trời đang từ từ nhô lên, ánh hồng lung linh hòa vào những con sóng vỗ nhè nhẹ, tôi thấy lòng êm ả và bình an lạ thường. Suốt cuộc đời đi làm cực nhọc và lo cho chồng, con, rồi cháu, chưa lúc nào tôi được rảnh rang thoải mái như giờ phút này. Mọi sự vất vả, lo toan trên đời đều vỗ cánh bay xa. Hôm nay, bây giờ, tôi đã về hưu và đang hưởng nhàn cùng trời nước mênh mông, ôi cuộc đời dễ thương biết chừng nào!

Tôi chợt nhớ đến Khanh, cô em gái và thương em tôi không bao giờ được hưởng cái thú thần tiên này. Hôm tôi rủ em đi du lịch với tôi thì Khanh bảo: “Em chưa bao giờ và chắc sẽ chẳng bao giờ quên được những ngày lênh đênh trong chiếc tàu nhỏ trên đường vượt biển, em vừa đói khát vừa say sóng nằm bẹp dúm mê man đến độ hai đứa con nhỏ ốm yếu sống chết như thế nào cũng không biết, may mắn được tàu lớn cứu nên mẹ con em mới toàn mạng. Nghĩ đến nước biển là em lại hoảng sợ làm sao mà dám trèo lên tàu nữa.” Thật tội cho em tôi và những người cùng hoàn cảnh quá!

Liêm vừa trở lại phòng, tôi vội sửa soạn qua loa thì có tiếng gõ cửa, biết ngay là vợ chồng Phượng gọi đi ăn sáng. Nơi phòng ăn, lại gặp bao nhiêu bạn, lại kể lể thêm nhiều chuyện.Tàu đã cặp bến Catalina nên khi ăn xong, chúng tôi rủ nhau lên bờ đi “thăm dân cho biết sự tình.” Các ông ngồi ở một tiệm góc đường uống bia nhâm nhi khô mực, đàn bà đi lòng vòng dạo phố sắm đồ làm quà, mỏi chân rồi lại trở về tàu.

Về phòng tôi thấy trên giường có cái gì giống con thú nhồi bông, thì ra là “hai con khỉ” ôm nhau, mặt âu yếm kề sát làm bằng khăn lông trắng phau rất khéo léo, Liêm bật cười nói chắc họ chế diễu vợ chồng mình là hai con khỉ già mà còn đi du lịch “hấp hôn” đó em à.

Tối hôm đó đi ăn, chúng tôi phải mặc “đẹp” như được yêu cầu. Ngày nào thực đơn cho bữa ăn tối cũng thật phong phú, đa dạng và vừa miệng. Họ đem thức ăn lên rất nhanh và tiếp đãi ân cần, lịch sự với nụ cười luôn nở trên môi.

Ăn xong mới hơn 10 giờ, còn sớm quá, chúng tôi lôi nhau vào casino để giải trí. Mấy đứa ngồi gần nhau kéo máy một xu, mỗi lần có người trúng lớn là cả bọn la inh ỏi hỗ trợ và chúc mừng, được có mấy chục đồng bạc mà cứ làm như sắp thành triệu phú.

Ngày sau lại cùng ăn sáng rồi rủ nhau đi chiếc tàu nhỏ vào đảo Ensenada thuộc địa phận Mễ Tây Cơ. Đến nơi, phe đàn ông lại ngồi chụm một chỗ tán dóc, còn đàn bà lên xe bus chạy vòng vòng, thấy thành phố nghèo nàn, nhà cửa xác xơ, buồn thảm nên trở lại đi “shopping”.Chúng tôi được chỉ dẫn và khuyến cáo ở đây đồ mạ vàng rất nhiều nên chỉ mua những đồ nữ trang rẻ tiền.Sau khi đi bộ đã đời, ai cũng mỏi rã chân nên rủ nhau về tàu.

Lúc 3 giờ chiều ngày thứ năm, tất cả 98 người trong nhóm cựu sinh viên chúng tôi có một buổi họp mặt lần chót để cùng nhau uống rượu nhẹ, hàn huyên, xem văn nghệ và chụp hình lưu niệm. Các con trai và con dâu của trường lại được dịp thi thố tài năng với những giọng hát mượt mà hay hùng dũng. Chúng tôi đã chụp rất nhiều hình để làm kỷ niệm và không quên cám ơn ban tổ chức đã cho chúng tôi một lần hội ngộ tuyệt vời.

Bữa ăn tối sau cùng để rồi sáng mai chia tay, tất cả nhóm phục vụ trên tàu ra hát, múa, chào mọi người và bày tỏ ước mong sẽ được gặp lại chúng tôi trong những chuyến du lịch sau này. Trước khi đi ngủ, chúng tôi đã đặt hành lý ngoài cửa phòng để sáng sớm nhân viên của tàu đem lên bờ chờ sẵn.

Sáng hôm sau, khi thức dậy thì tàu đã cập bến Long Beach, các nhà hàng vẫn phục vụ thức ăn. Nhóm tôi lại cùng nhau ăn sáng, vui vẻ đùa giỡn rồi chuẩn bị lên bờ lấy hành lý. Những ông bà lão sáu, bẩy, tám chục tuổi này thật sự đã cười đùa hồn nhiên suốt thời gian tám ngày bên nhau quên bẵng tuổi già.

Lên bờ khoảng 10 giờ đã thấy hai anh trong ban tổ chức chạy lăng xăng ngược xuôi, kiểm điểm để chắc chắn không một người nào “ngủ quên” sót lại trên tàu. Tôi cầu mong hai anh không bị mệt lả sau những ngày cực kỳ bận rộn này.Xe bus của ban tổ chức đại hội đến đón chúng tôi trở về khách sạn rồi ai nấy đều bùi ngùi chia tay nhau sau tám ngày hạnh ngộ. Chúng tôi ôm nhau, chào nhau nghẹn ngào và hẹn gặp lại trong lần đại hội ở Úc Châu năm tới. Mới sắp chia tay mà đã thấy nhớ nhau rồi!

Vợ chồng tôi không kịp đón chuyến xe đò Hoàng buổi sáng để trở về San Jose nên phải lấy chuyến 4 giờ chiều. Anh Thịnh, học sau Liêm hai khóa, hiện sống ở quận Cam, đã nghỉ làm ngày hôm đó để đến khách sạn đón chúng tôi về nhà ăn trưa cùng với Lê và Linh, chị Thịnh nấu món mắm và rau ngon không đối thủ, nhất là sau năm ngày lênh đênh trên biển cả ai cũng nhớ cơm nên ăn thật nhiều. Xong bữa trưa, anh chị Thịnh đưa vợ chồng tôi ra bến xe đò. Như thường lệ, khi nào chúng tôi trở về San Jose, anh chị ấy cũng gói ghém cho vài thứ đem theo,lúc thì thùng trái cây, khi thì một thứ thuốc gì mới và tốt anh chị đã dùng thử. Trong lúc chờ đợi, anh Quân đến tặng Liêm một tút thuốc lá, vợ chồng anh Phan cũng ra bến xe đem cho chúng tôi một túi nặng trịch đầy ổi và kẹo mè đậu phụng vừa làm ở nhà xong. Bạn bè tốt và lo cho mình nhiều quá, vợ chồng tôi cảm kích vô cùng.

Xe bắt đầu lăn bánh, chúng tôi còn cố ngoái lại vẫy tay chào những người bạn thân thương vẫn còn đứng nhìn theo ở bến xe.

Đây là một chuyến đi nhớ đời vì ngoài niềm vui tràn đầy được quấn quít, hàn huyênvới nhiều bạn bè thân thiếtsáng, trưa, chiều, tối trong suốt mấy ngày dài, chúng tôi còn được hai tin mừng thần diệu, thứ nhất là con gáicủa một anh bạn nhóm trung học của Liêm, cháu hơn bốn chục tuổi đã có phước được một ông thầy chữa khỏi bệnh sau mấy năm dài nằm liệt giường, bây giờ cháu đã đi đứng và làm được những việc vặt trong nhà. Thứ nhì là một anh bạn thân ở đại học nhờ một sự tình cờ, có người chỉ cho 3 vị thuốc bắc giúp van tim anh hết bị nghẹt nên khỏi bị mổ. Về San Jose, chúng tôi thuật lại việc này cho một người bạn khác, anh này làm theo và không còn bị đau thắt ở ngực làm mất ngủ hằng đêm nữa. Cám ơn Trời đã độ cho con gái và các bạn của chúng tôi.

Lần đi gặp hai nhóm bạn cũ trường xưa này đã là một niềm an ủi vô cùng lớn lao cho những bạn học tuổi hạc. Anh trẻ nhất tuổi đời cũng xấp xỉ 70 và những huynh truởng đã trên 90, sức khoẻ ai cũng đã hao mòn theo thời gian, chắc hẳn sáng dậy cũng đau mình nhức mẩy. Năm vừa rồi đã có vài cánh chim bỏ đàn bay xa, nhưng không vì vậy mà chúng ta nản lòng dù ngày tháng còn lại chẳng bao nhiêu, chúng ta còn hơi thở là còn yêu đời, cứ vui sướng, nâng niu hạnh phúc khi gặp lại nhau và hy vọng đây không phải là “chuyến đi cuối đời” như các ông bạn già đã nói, mà chúng ta sẽ còn hội ngộ rất nhiều lần nữa như mấy câu thơ:

Hãy cho nhau những nụ cười

Hãy cho nhau trọn tình người niềm vui

Hãy cho nhau vị ngọt bùi

Hãy cho nhau vạn ngàn lời yêu thương (2)
 

Còn gặp nhau thì hãy cứ vui

Cuộc đời như nước chảy hoa trôi

Lợi danh như bóng mây chìm nổi

Chỉ có tình thương để lại đời (2)

Lê Nguyễn Hằng
 

(1)http://vforum.vn/diendan/showthread.php?33575-

  Tho-hay-ve-tinh-ban-dep

(2) Thơ Tôn Nữ Hỷ Khương

 

Ý kiến bạn đọc
25/07/202104:44:34
Khách
hydroxychloroquine drug https://plaquenilx.com/# hydrochlorazine
08/07/202112:27:58
Khách
used to treat malaria chloro https://chloroquineorigin.com/# hydroxychloroquine and chloroquine side effects
03/07/202119:14:54
Khách
hydroxychloroq https://www.pharmaceptica.com/
16/02/202111:47:05
Khách
hydroxy clore quinn [url=https://hydroxychloroquinex.com/#]hydroxychloroquine coronavirus[/url] hydroxychloroquine drugs
02/01/201819:05:00
Khách
Thưa chị cho xin 3 vị thuốc bắc đó. Cám ơn nhiều. [email protected]
11/12/201706:12:54
Khách
Kính chị,
Tôi rất thích những bài chị viết, bài nào cũng hay lắm. Mong chị có nhiều thì giờ để viết nhiều hơn. Nhân đây xin chị cho biết tên 3 thứ thuốc chữa tim và người thầy đã chữa bệnh tê liệt. Cám ơn chị nhiều lắm. Tôi cũng ở San Jose.
Email của tôi : [email protected]
08/12/201703:32:38
Khách
Nếu có thể, xin tác giả giúp cho biết tên 3 loại thuốc chữa tim và người thầy thuốc đã chữa bệnh tê liệt. Chân thành cảm ơn.
Xin lỗi đã không để email [email protected]. Thành thật cảm ơn.
04/12/201721:16:41
Khách
Nếu có thể, xin tác giả giúp cho biết tên 3 loại thuốc chữa tim và người thầy thuốc đã chữa bệnh tê liệt. Chân thành cảm ơn
địa chĩ email là [email protected]
03/12/201706:24:26
Khách
Xin chị tên vị thuốc chữa nghẽn tim, email [email protected]. Em cảm ơn nhiều.
03/12/201702:41:32
Khách
Doc bai cua chi vui qua.Xin chi cho biet ten ba vi thuoc chua van tim. Cam on chi.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,280,970
Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN. Sau 30.4.1075: giáo viênVật Lý - Q.10 -Tp HCM – VN. Theo chồng và 3 con gái đi Mỹ diện HO năm 1999, định cư tại Chicago-IL-USA. Đây là bài viết đầu tiên tham dự VVNM. Mong tác giả tiếp tục gửi bài
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Mùa hè, 16 tháng 9, ngày quân lực VNCH. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Ông sinh năm 1939. Trước 1975, là sĩ quan QLVNCH. Bị băt tù binh ngày 16/04/1975 tại mặt trận Phan-rang. Ra tù 1984. Vượt biên 1986. Bị bắt giam ở nông trường dừa 30/04, tỉnh Trà-vinh. Năm 1987 trốn trại về Saigon. 1989 tái vượt biên đến Malaysia tháng 07/1989. Tháng 05/1993 định cư tại Houston, Texas. Sau đây là hồi kết bài viết mới nhất của ông về những mùa hè khó quên.
Mùa hè, 19 tháng 6, ngày quân lực VNCH. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Ông sinh năm 1939. Trước 1975, là sĩ quan QLVNCH. Bị băt tù binh ngày 16/04/1975 tại mặt trận Phan-rang. Ra tù 1984. Vượt biên 1986. Bị bắt giam ở nông trường dừa 30/04, tỉnh Trà-vinh. Năm 1987 trốn trại về Saigon. 1989 tái vượt biên đến Malaysia tháng 07/1989. Tháng 05/1993 định cư tại Houston, Texas. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Đây là bài viết mới nhân mùa bóng đá.
Tác giả Phan là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Bài viết đầu tiên của Tố Nguyễn tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18. Thư gửi kèm bài tác giảviết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau đây là bài viết thứ hai của cô.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng, sinh năm 1975, qua Mỹ định cư năm 1992. Từ năm 2000-2005 hành nghề dược sĩ (Consultant Pharmacist), sau đó trở lại học và tốt nghiệp Y Khoa. Nghề nghiệp hiện tại là Physician tại thành phố Chicago, tiểu bang Illinois.
Nhạc sĩ Cung Tiến