Hôm nay,  

Đám Cưới Mỹ-Việt

28/11/201700:00:00(Xem: 20315)
Tác giả: Sao Nam Trần Ngọc Bình

Bài số 5278-19-31124-vb3112817

 
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.

***

Đông là Đông, Tây là Tây hai bên không bao giờ gặp nhau. Nhà văn nổi tiếng Rudyard Kipling viết vậy. Nhưng tại nước Mỹ hợp chủng quốc ngày nay, đông tây không chỉ đụng nhau mà còn tưng bừng cưới hỏi nữa.

Tháng 10/2017 tôi nhận được thiệp mời tham dự lễ cưới của con gái của đứa cháu dâu mà chàng rể là người Mỹ tại Thành Phố Charleston,SC., cách Greenville,SC nơi tôi đang an cư lạc nghiệp kể từ tháng 10 năm 1995 tới nay, lối bốn giờ lái xe.

Cháu đến đón tôi vào sáng hôm 9 tháng 11 năm 2017 sau đó ghé nhà cháu ở Thành Phố Simpsonvile để giúp đưa hai cháu bé của đứa con gái thứ ba lên xe của mẹ hai bé rồi mới trực chỉ Thành Phố Charleston.

Khi rẽ vào freeway 385 East thì chiếc xe quay 180 độ rồi ngưng lại chứ không quay tiếp nữa vì gập “nước đá đen” mà người Mỹ gọi là black ice tức là nước mưa đọng trên mặt đường gặp lúc thời tiết quá lạnh nên đông thành nước đá trong suốt nên người ta nhìn thấy màu đen của nhựa trải đường nằm ở phía dưới, theo như tôi hiểu.

Phải công nhận là cô cháu dâu rất bình tĩnh, có kinh nghiệm lái xe nên thấy xe bị quay bèn nhả thắng nên xe mới ngưng quay nếu không thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra cho những người ngồi trong xe.

Đây là thành phố du lịch với nhiều di tích lịch sử, khí hậu mát mẻ nên thu hút rất đông du khách lui tới kể cả về mùa Đông, tuy rằng số khách về mùa này có giảm đi.

 Trên vỉa hè cứ thấy từng tốp 2 hay 3 người mặc đồ lạnh đi dạo phố để nếm mùi gió lạnh miền biển về Mùa Đông.

Thỉnh thoảng lại có nhóm người ngưng tại quầy bán hot dog hay bán pizza bên vỉa hè để thưởng thức món này cho ấm bụng.

Đây cũng là thành phố biển nơi diễn ra trận thủy chiến ngầm dưới nước đầu tiên trong chiến tranh của nhân loại.

Chiếc tàu ngầm CSS Hunley của Miền Nam đã đánh đắm chiến hạm USS Housatonic của Miền Bắc vào ngày 17 tháng 2 năm 1864 khi hạm đội Miền Bắc phong tỏa Hải Cảng Charleston trong cuộc nội chiến Nam Bắc Mỹ.

Sau đó chiếc tàu ngầm này bị mất tích không để lại dấu vết nào trên đường trở về căn cứ với cùng toàn thể thủy thủ đoàn.

Nhờ tiến bộ của khoa học, năm 1995 người ta xác định được chính xác nơi chiếc tàu ngầm bị chìm.

Năm 2000 chiếc tàu đã được vớt lên và được đưa vào Trung Tâm Bảo Tồn Warren Lash gần con sông Cooper ở Thành Phố N.Charleston để các nhà nghiên cứu tìm hiểu lý do tại sao chiếc tàu ngầm này lại bị chìm.

 Sau thời gian được các chuyên viên nghiên cứu và xác định danh tính từng thủy thủ đoàn mãi cho tới năm 2004 tức là 140 năm sau cuộc chiến các đoàn viên của chiếc tàu ngầm này mới có dịp được long trọng an táng theo lễ nghi quân cách.

Dân tộc Mỹ luôn luôn vinh danh những người chết vì tổ quốc không phân biệt phe Miền Nam hay Miền Bắc.

Do đó người học hay đọc sử của nước Mỹ mới biết tại sao nước Mỹ trở thành cường quốc chỉ sau 241 năm lập quốc tính tới ngày nay.

Nay tôi xin trở lại với đề tài.

Bà xã tôi bàn với tôi đây là một dịp hiếm có mình phải đích thân tham dự chứ không thể gởi tiền mừng được.

Bà xã tôi nói:

“Dù anh đã lớn tuổi rồi chỉ muốn ở nhà nhưng anh nên tham dự vì họ hàng bên nhà gái đâu có bao nhiêu người kẻo ân hận rồi cứ tự trách mình vô tình với bà con. Hơn nữa lại có chị L. là chị ruột của anh nữa từ Canada qua. Chị năm nay đã đúng tám mươi tuổi rồi anh lại càng nên đi tham dự và thăm chị luôn cho tiện việc sổ sách. Đuòng xá xôi cách trở không phải cứ muốn là gặp chị L. được đâu. Cơ hội để chị em gặp lại hiếm như sao buổi sớm anh à!”

Bà xã tôi nhấn mạnh trước khi dứt lời.

Nghe bà xã tôi thuyết phục tôi thấy có lý quá đi chứ.

Thế thì đi cho vui vẻ cả làng!

Hơn nữa Đức Phật đã chẳng dạy “Đời là vô thường”là gì.

Mình đâu biết được chuyện gì sẽ xẩy ra vào ngày mai nhất là đối với người lớn tuổi như chị L. và tôi!

Bây giờ có dịp được gặp bà chị mà không phải bay từ Mỹ qua Canada còn không mau mau nắm lấy cơ hội này chứ!

Vậy thì do dự làm gì nhỉ?

Khi tôi đồng ý rồi thì bà xã tôi vui vẻ cho biết cách bà sửa soạn để tham gia vào đám cưới.

Bà ta chuẩn bị đủ thứ linh tinh không thiếu một thứ gì để đãi họ hàng nhà gái kể cả món bún riêu mà bà nghĩ là họ hàng nhà gái sẽ thích vì cá nhân bà xã tôi rất thích món này.

Tôi chỉ gật gù không nói gì vì tôi cho là bà xã tôi chủ quan. Nhưng khi những người bên đằng gái chiếu cố tận tình món này tôi mới biết tôi bé cái lầm.

Cháu dâu của tôi đã thuê một căn nhà nghỉ mát trông ra biển với 3 tầng lầu với giá là 1600 đô với 4 phòng ngủ thoải mái.

Thực ra tiền mướn căn biệt thự nghỉ mát này chỉ có 1400 đô nhưng Công Ty sở hữu chủ đã cộng thêm 200 đô trừ hao vào tiền có thể làm bể chén,đĩa v…v… thành ra giá thuê là 1600 đô và mỗi căn phòng tính ra là 400 đô.

Xin nói rõ thêm là trong bếp của tòa nhà có  đầy đủ trang bị cho một gia đình như nồi niêu, xoong, chảo, đũa, chén, ly, tách, muổng, microwave  v…v… và máy giặt,máy xấy.Bàn ăn cho lối 12 người.


Đây là giá về mùa Đông còn về mùa Hè ư?

Giá có thể lên tới 2400 đô.

Tuy giá chính thức là 1600 đô nhưng tính ra còn rẻ chán nếu thuê phòng ở khách sạn. Trong số khách mời của cháu dâu tôi có vợ chồng cô V. là bạn cùng chỗ làm việc.

Cô V. là cô bạn thân duy nhất nên cháu dâu tôi mới dám mời. Vợ chồng cô V. đã sốt sắng tham dự dù phải “Ăn một bữa cỗ lội qua 3 quãng đồng”để rồi trở về bằng xe hơi cho kịp đi làm vào sáng thứ hai!

Còn những người bạn khác thì cháu tôi có sự dè dặt vì sợ bị cho là mời lơi vì nơi diễn ra đám cưới cách tới 4 giờ lái xe. Ai có thể vì bạn mà“hy sinh” lái xe xa đến thế để ăn một bữa cỗ.

Một ngày trước đám cưới là ngày tập dượt họ hàng hai bên với sự điều khiển của một chuyên viên chuyên môn lo về đám cưới do bên đằng trai thuê.

Việc thuê chuyên viên tập dượt đám cưới  này chỉ có ở bên Mỹ chứ còn ở nước ta trước đây làm gì có vụ này,nếu có là tự biên tự diễn mà thôi.

Nước Mỹ thật là đa dạng về ngành nghề!

Đúng là “Đi một đàng học một sàng khôn” như các cụ ta vẫn nói.

Họ hàng hai bên được chỉ dẫn cách ngồi vào hàng ghế, cách đi đứng cho thuần thục tại khuôn viên của một tòa nhà màu trắng đồ sộ sau khi đã thuần thục tất cả ra về.

Ngày hôm sau tất cả lại tụ họp tại căn nhà màu trắng này dưới sự chủ tọa của một vị linh mục để làm lễ hợp hôn cho tân lang và tân giai nhân.

Buổi lễ diễn ra rất trang trọng, ấm cúng thân mật thỉnh thoảng lại có tiếng cười  của quan khách khi vị linh mục chêm vào vài lời nói vui vui.

Sau đó tất cả lần lượt lên chiếc xe buýt  được nhà trai thuê bao để chạy tới nhà hàng để bên đằng trai giới thiệu cô dâu và chú rể cho họ hàng hai bên biết mặt cũng như biết tên.

Khi tôi bước lên bậc thứ hai của chiếc xe này tôi nhận ra bên trong chiếc xe đã được trang bị đặc biệt dành cho khách trong  những dịp như hôn lễ hay các lễ khác.

Đằng sau cái ghế của tài xế là hai cái bàn nhỏ xinh xắn chính ngay giữa mặt bàn là miệng một cái ống bằng inox dùng làm thùng rác mà thân ống nằm xâu dưới mặt bàn. Đối diện hai cái bàn nhỏ này về phía tay trái là hai cái bàn nhỏ khác cũng y chang hai cái bàn kia. Ở giữa bốn cái bàn này là một lối đi, có hai chiếc ghế dài ở phía bên phải và bên trái của lối đi. Đầu cùng của hai cái ghế dài ở phía bên phải và bên trái là một cái ghế dài nằm ngang theo chiều ngang của cái xe buýt.

Xe chạy rất chậm từ nơi làm lễ đến nhà hàng nên mất lối 20 phút.

Đại diện bên nhà trai là thân sinh chú rể đã lần lượt giới thiệu cô dâu, chú rể cho họ hàng hai bên trên căn lầu của một nhà hàng chuyên bán rượu và đồ ăn.

Nhà hàng này do ông thân sinh của chú rể làm chủ!

Dĩ nhiên khách mời tham dự không phải trả tiền mọi chuyện đều do nhà trai bao hết.

Những con sâu rượu thì uống thả cửa vì không phải trả tiền cứ việc order mút mùa lệ thủy miễn là có sức thì uống,thì nhậu.

Còn món ăn thì tha hồ mà lựa chọn tùy thích trong những món liệt kê trong thực đơn.

Không khí cuộc buổi nhóm họ này rất nồng ấm thân mật do lời giới thiệu rất có duyên của ông thân sinh chú rể.

Hôm sau mới chính thức là ngày làm đám cưới.

Khách mời lối 400 người nhưng chỉ có 10 bàn dành riêng cho họ hàng hai bên còn khách mời khác rất thoải mái tìm chỗ đứng vừa ăn vừa chuyện trò với người mà mình quen biết chứ không có sự sắp xếp chỗ ngồi một cách áp đặt, ai ai đều hân hoan trao đổi nên chuyện trò cứ nổ như pháo ran.

 Món ăn gồm ham xắt lát, thịt bò cắt lát mỏng từ một cái đùi bò nướng, khoai tây nghiền, cà rốt và cà chua.

Khách tham dự người nào mạnh ăn thì có thể lấy thêm tùy hỉ. Còn rượu mạnh thì tùy thích nhưng không khéo thì khi ra về ông cò thưởng cho cái ticket mà đau vì DUI!

Tôi hỏi cháu gái tôi đám cưới này là đám cưới Mỹ theo phong tục Mỹ nên họ sẽ tặng quà và cháu mang trả lại mệt nghỉ có phải không?

Cháu gái tôi vui vẻ trả lời con đã viết trong thiệp mời câu này:

T. and E. have been fortunate to benefit in life and in love!

But if you desire to give nonetheless, a monetary gift to go towards helping them to fullfil their life long journey together, this would truly make their day!

If you prefer to purchase a gift however, feel free to surprise them in your own way! There will be a special areas set up at their reception to accept both.

Xin tạm dịch :

T. và E. đã gặp nhiều may mắn cả trong đời sống lẫn cả trong tình yêu!

Tuy nhiên nếu quý vị vẫn cứ muốn tặng chúng tôi một món quà bằng tiền mặt để giúp chúng tôi hoàn thành trọn vẹn cuộc sống chung lâu dài cùng với nhau, điều này chúng tôi rất biết ơn!

Nhưng nếu quý vị thích tặng cho chúng tôi một món quà hơn thì xin quý vị cứ thoải mái làm cho chúng tôi ngạc nhiên theo cách mà quý vị muốn!

Sẽ có một khu vực được thiết lập để nhận cả hai món quà này.

Với giọng văn dịu dàng và lịch sự này E.,cháu gái của tôi, đã chinh phục được cảm tình của khách mời và số khách tặng tiền mặt đã nhiều hơn số khách tặng quà,theo như tiết lộ của cháu sau lễ cưới.

Sau đám cưới thì Bermuda là nơi hai cháu đã biến những lời nói yêu đương thành mật ngọt để cà hai cùng nhau chia xẻ.

Quả thật trong lãnh vực hạn chế của bài viết này ý nghĩa của câu nói của Kippling đã được thể hiện nên Đông và Tây đã gặp nhau một cách hài hòa, vui ơi là vui!

Sao Nam Trần Ngọc Bình

 

Ý kiến bạn đọc
18/10/202204:39:34
Khách
synthroid ask a patient <a href="https://levothyroxineika.com/ ">how synthroid works</a> synthroid and cholesterol
18/10/202200:14:44
Khách
trazodone 50mg for sleep <a href="https://trazodonetjc.com/ ">long term effects of trazodone</a> trazodone moa
17/10/202215:00:35
Khách
side effects lyrica <a href="https://pregabalingcd.com/ ">pregabalin cash price</a> what is in lyrica
17/10/202213:25:27
Khách
gabapentin pills 100mg <a href="https://neurontindik.com/ ">gabapentin purchase</a> neurontin 100 mg capsule
17/10/202213:02:56
Khách
why not to drink while on metronidazole <a href="https://metronidazoleecv.com/ ">reaction between alcohol and metronidazole</a> metronidazole for ulcers
17/10/202212:08:39
Khách
flagyl tab 500 <a href="https://flagylztu.com/ ">neuropathie au flagyl</a> metronidazole side effects for humans
17/10/202202:42:17
Khách
can i take bactrim ds for sinus infection <a href="https://bactrimsrc.com/ ">bactrim drug interactions</a> bactrim vs cipro for sinus infection
15/10/202207:31:58
Khách
how long does it take glucophage to start working <a href="https://glucophagedvj.com/ ">glucophage side effects liver</a> teilbare metformin 500
15/10/202200:37:08
Khách
tamoxifen metabolites urine <a href="https://tamoxifenycs.com/ ">best place buy nolvadex</a> flytningar av tamoxifen
15/10/202200:14:49
Khách
drug gabapentin 600 mg <a href="https://gabapentinaec.com/ ">gabapentin 600 mg price</a> gabapentin 800 mg
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,312,826
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến