Hôm nay,  

Quỳnh Hương

07/11/201700:00:00(Xem: 12293)
Tác giả: Thảo Lan

Bài số 5262-19-31106-vb3110717

 
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016, bài viết thứ tư của ông là chuyện tình của một người... trúng số.

 
***

 
Chiều nay khi ra vườn Vinh mới nhận thấy nụ quỳnh đã lớn đến hết cỡ của nó. Chắc chắn tối nay nụ quỳnh này sẽ nở. Khóm quỳnh này Vinh xin được từ một bác đồng hương quen được do hàng ngày đi bộ exercise quanh khu park gần nhà hai năm trước đây.

Dạo đó Vinh mới dọn về thành phố Garden Grove ở miền Nam tiểu bang California để share phòng với một gia đình người bạn. Người bạn Vinh có vợ và hai con trai. Cả hai vợ chồng đều làm nail và mới mua căn nhà ở thành phố này. Lúc ấy Vinh cũng đang làm ca ba như hiện nay trong một machine shop của một hãng lớn. Đồng lương eo hẹp so với mức sống nên Vinh phải ở share apartment với hai người đồng nghiệp độc thân. Tình cờ gặp lại Tân, bạn học cũ từ hồi còn ở Việt Nam. Tân ngỏ lời mời Vinh về ở trong một căn phòng dư trong nhà chàng. Đối với Vinh thì đây là một cơ hội tốt vì vợ chồng Tân chỉ lấy bằng tiền Vinh share với đồng nghiệp bên ngoài mà lại được ở một phòng riêng biệt. Nhưng điều làm chàng thích nhất là cái không khí gia đình, những bữa cơm ăn chung cùng vợ chồng Tân và hai cháu nhỏ vào những ngày nghỉ.

Do Vinh làm ca ba nên sáng sớm khi tan sở về trước khi tắm rửa ăn uống rồi chuẩn bị ngủ bù chàng thuờng có thói quen tản bộ ra công viên gần nhà cho giãn gân cốt. Mặc dù chàng làm thợ máy nhưng chủ yếu đứng một chỗ trông máy suốt buổi nên chàng cũng muốn đi bộ thuờng xuyên cho máu huyết lưu thông tốt hơn.

Trong một lần đi bộ đó Vinh đã gặp một bác Việt Nam đầu tóc bạc trắng đi bộ một mình. Mặc dù kinh nghiệm cho Vinh biết là không phải cứ người nào da vàng trên đất Mỹ này đều là Việt Nam nhưng nhìn qua bề ngoài chàng dám đoan chắc người phụ nữ ngoài 70 này chắc chắn là một bác đồng hương. Vinh đã đến chào hỏi để làm quen và được biết bác hiện sống chung với gia đình người con gái cũng ở gần khu công viên này.

Từ đó mỗi sáng tuy không hẹn nhưng Vinh vẫn cùng với bác Việt Nam đi bộ lanh quanh cỡ gần một tiếng trước khi ai về nhà nấy. Vinh không hề hỏi tên bác này mà chàng tự đặt tên cho bác là bà tiên tóc trắng do dáng dấp khoan thai, hiền từ và nhất là mái tóc bạc trắng óng ánh rất đẹp ít thấy ở người Việt Nam. Thoạt đầu chàng cứ ngỡ bác chỉ ngoài 70 do vẻ bên ngoài nhanh nhẹn khỏe mạnh nhưng hỏi ra thì mới biết bác đã ngoài 80. Do quen vận động chăm sóc vườn tược cùng việc tập thể dục đều đặn nên sức khỏe bác còn rất tốt, đầu óc vẫn tinh tường. Nhờ quen bà tiên tóc trắng nên thỉnh thoảng Vinh có được quả mướp, trái bầu, hay mớ rau để đem về góp chung vào bữa cơm cùng với gia đình Tân.

Một hôm bà tiên tóc trắng hỏi Vinh:

- Cậu có thích hoa quỳnh không? À mà cậu có biết hoa quỳnh ra sao không nhỉ?

Vinh trả lời:

- Dạ cháu biết chứ bác. Ngày xưa ở Việt Nam ba mẹ cháu có trồng quỳnh trên sân thuợng. Có năm, khóm quỳnh nhà cháu nở cả 30 hoa một lúc đấy bác ạ.

Bà tiên tóc trắng hỏi Vinh:

- Thế cậu có thích trồng quỳnh không để tôi chiết cho cậu một cành nhé. Quỳnh dễ trồng lắm.

Vinh đáp:

- Dạ vâng nếu có, bác cho cháu xin một cành để trồng thì quý hóa lắm. Ngày xưa ba mẹ cháu vẫn cứ chiết cành như thế để gây ra thêm nhiều khóm quỳnh khác nhau đấy bác.

Ngày hôm sau Vinh ghé nhà bà tiên tóc trắng để xin về một chậu quỳnh nhỏ gồm ba nhánh. Chàng đem về để ở vườn sau nhà Tân và chăm bón cẩn thận. Nhìn cây quỳnh Vinh nhớ đến ba mẹ mình và cái quãng thời gian chàng còn ở với ba mẹ vào những ngày tháng xa xưa trước kia.

Dạo đó ba mẹ chàng đã biến cái sân thuợng thành một vườn hoa với đủ loại hoa từ những hoa có mùi thơm như nhài, ngọc lan đến những loại hoa đủ màu sắc như bông giấy, cây sứ Thái Lan, mai tứ quý, cúc, v.v... Trong số đó có một chậu quỳnh thật lớn mà từ khi trồng đến cả một hai năm sau Vinh vẫn chưa thấy có cái hoa nào. Theo trí nhớ của Vinh thì có lẽ phải mất vài năm sau khi trồng, các cây quỳnh này mới bắt đầu nở hoa. Những lúc ấy ba mẹ Vinh thuờng mời những người bạn trong xóm qua chơi để cùng uống trà ăn bánh và thuởng thức cảnh hoa nở về đêm.

Trong số những người bạn hàng xóm khi ấy của ba mẹ Vinh có cả một cặp vợ chồng thi sĩ. Sau khi được thuởng thức thú vui tao nhã ngắm hoa giữa không gian tĩnh lặng về đêm ở nhà Vinh, hai người bạn thi sĩ của ba mẹ chàng  đã xin phép để mời thêm nhiều thi sĩ khác đến cùng dự vào những dịp hoa nở sau đó. Nhờ thế mà Vinh được dịp biết mặt nhiều thi sĩ nổi tiếng ở miền Nam thời đó.

Những dịp như thế mẹ Vinh  thuờng trổ tài gia chánh làm thêm các loại bánh trái, ba chàng thì pha ấm trà ngon để mọi người cùng nhau ngồi thuởng thức bên gốc hoa. Trong suốt thời gian ngắm nhìn các nụ hoa từ khi bắt đầu hé nở rồi mãn khai cho đến khi héo tàn, nhiều câu thơ được lần lượt làm ra để ca tụng mọi khoảnh khắc của hoa. Giờ hồi tưởng lại Vinh vẫn còn nhớ như in trong đầu cái khoảng thời gian thanh bình đó khi chàng còn ở Sài Gòn cùng với ba mẹ. Giờ đây một thân một mình trên đất Mỹ nhiều khi chàng cảm thấy tiếc nuối về những ngày tháng xa xưa đó. Ba mẹ chàng giờ đã già yếu hiện đang sống chung với gia đình người em gái Vinh ở đất Úc xa xôi nên chàng ít có dịp gặp mặt thuờng xuyên.

Về phần Vinh, chàng qua Mỹ bằng một chuyến vượt biên trót lọt tính tới nay cũng đã được hơn 25 năm. Chàng là một trong những người cuối cùng được nhận trước khi trại tị nạn đóng cửa. Từ khi ba mẹ được người em bảo lãnh qua Úc, Vinh chưa một lần về lại Việt Nam vì đối với Vinh nơi đó chẳng còn gì để quyến luyến chàng.

Trước khi đi vượt biên Vinh đã là thợ tiện bậc 4 làm việc tại một nhà máy cơ khí ở Biên Hòa nên khi qua Mỹ chàng dễ dàng kiếm được việc ở một shop cơ khí nhỏ ở tiểu bang Virginia. Shop này chỉ có 6, 7 người do một người Mỹ làm chủ nhưng thợ máy thì toàn Việt Nam. Làm được năm năm thì người chủ qua đời trong một tai nạn máy bay nên shop phải đóng cửa. Trong khi các bạn bè làm chung với Vinh đều dễ dàng kiếm được việc mới ở các hãng lớn thì Vinh, mặc dù tay nghề cao có thể nói là hơn hẳn các bạn do kinh nghiệm từ thời còn ở Việt Nam, nhưng do không có bằng cấp ở Mỹ nên không nơi nào nhận. Người chủ shop là người có thể xác minh trình độ tay nghề của chàng thì nay đã mất nên Vinh đành phải trải qua một thời gian dài ăn tiền thất nghiệp rồi làm lai rai với vai trò phụ bếp ở các nhà hàng Tầu.

Sau này theo lời khuyên của các bạn, Vinh mới ghi tên học ở đại học cộng đồng (community college) địa phương để lấy cái certificate của thợ máy. Chẳng may cho Vinh là khi chàng vừa lấy được bằng thì đúng lúc xảy ra một cuộc khủng hoảng kinh tế tuy không nặng nhưng cũng đủ khiến cho chàng không kiếm được việc như ý muốn. Và đây cũng là một lý do khiến chàng vẫn còn độc thân cho đến tận bây giờ.

Sau một thời gian dài làm việc lặt vặt không đúng chuyên môn Vinh chuyển qua California theo lời rủ của người bạn quen khi còn ở trại tị nạn khi xưa. Gia đình người bạn có một nhà hàng Việt Nam ở quận Cam nên thời gian đầu chàng làm tại đây trong thời gian kiếm việc chuyên môn. Cũng phải mất cả năm Vinh mới kiếm được công việc hiện tại nên mặc dù có hơn 10 năm kinh nghiệm chuyên môn nhưng chàng vẫn phải ăn lương bậc thấp nhất trong department. Cũng may nhờ có vợ chồng Tân mà Vinh có một nơi tạm trú tương đối phải chăng, thoải mái mà chàng cũng cảm thấy ở đây như mái ấm của riêng mình. Thấm thoát mà đã hai năm trôi qua. Ba nhánh quỳnh ngày ấy qua vài lần đổi chậu lớn hơn nay đã thành một khóm quỳnh xum xuê và đã trổ một nụ đầu tiên.

Theo như kinh nghiệm ngày xưa của Vinh khi còn ở Việt Nam thì nụ hoa này nhất định sẽ hé nở tối nay lúc 8, 9 giờ và sẽ nở rực rỡ nhất vào khoảng 2, 3 giờ sáng để rồi từ từ khép lại trước khi ánh mặt trời ló dạng. “Giá mà hôm nay mình không phải đi làm”, Vinh chép miệng. Rồi chàng chợt nghĩ công việc trong hãng dạo này cũng không có gì gấp gáp nên Vinh bèn bốc điện thoại gọi cho người supervisor để xin nghỉ một buổi. Được sự chấp thuận của xếp, Vinh cảm thấy thoải mái vì tối nay nhất định chàng sẽ được sống lại cái thời xa xưa của tuổi trẻ, khi chàng ngồi cùng ba mẹ và các vị khách văn chương của hai người ngắm nụ hoa từ từ nở cho đến lúc tàn. Mặc dù với mức lương thấp như hiện nay của Vinh thì bỏ một ngày làm sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến thu nhập của chàng. Tuy có tiêu chuẩn nghỉ phép thuờng niên nhưng Vinh thuờng không xử dụng đến mà để dành cuối năm để đổi ra thành tiền.

Để chuẩn bị cho buổi thuởng hoa đêm nay, Vinh chạy ra ngoài chợ Việt Nam mua một hộp bánh đậu xanh và một hộp trà ướp nhài. Ngày thường Vinh không bao giờ uống trà nhưng để muốn hồi tưởng lại cái thời xa xưa chàng mượn bình trà của vợ chồng Tân để pha một ấm uống từ từ cùng nhâm nhi phong bánh đậu xanh, cũng là một món mà ngày xưa ba mẹ chàng cũng hay mua để dùng đãi khách trong những dịp như thế này. Chàng vẫn còn nhớ những miếng bánh đậu xanh nho nhỏ vuông vức béo ngậy của Bảo Hiên Rồng Vàng mà hồi đó ba mẹ hay sai chàng đạp xe chạy lên tận đường Gia Long để mua. Sau này qua đây có lẽ do ăn uống đầy đủ nên chàng bỗng cảm thấy dửng dưng với những món ngày xưa. Chỉ tiếc là vợ chồng Tân làm nail đến tối mịt mới về nên đã từ chối cùng tham gia ngồi ngắm hoa quỳnh nở cùng Vinh. Bởi vì dù sao thì cả hai vợ chồng Tân, những người chưa từng có một kỷ niệm nào về loài hoa tối nở sớm tàn này, làm sao có thể hiểu được những háo hức của một người muốn tìm về quá khứ như Vinh.

Trời buổi tối tháng 7 ở miền Nam Cali se se lạnh nên Vinh phải khoác chiếc áo gió vào để ngồi ngả lưng trên chiếc ghế xếp loại thuờng dùng ở các bãi biển bên đây. Bên cạnh chàng là chiếc ghế đẩu để ấm trà, tách nước cùng phong bánh đậu xanh. Lúc này Vinh bỗng cảm thấy thèm một điếu thuốc. Giá mà như ngày xưa thì nhất định trên mặt chiếc ghế đẩu ấy phải có thêm một bao Hero hay 555, hai loại thuốc đầu lọc hạng sang mà ngày xưa chàng rất ưa chuộng khi còn làm thợ tiện ở Việt Nam nhưng chỉ dám hút những khi đặc biệt khi túi rủnh rỉnh tiền đầu kỳ lãnh lương. Từ ngày qua Mỹ, Vinh đã bỏ hẳn được thói quen tốn tiền và rất có hại cho sức khỏe này. Nhưng giờ đây tự nhiên chàng muốn phá lệ một lần. Chỉ là nghĩ thế thôi nhưng Vinh vẫn còn kềm lại được và chấp nhận đêm nay sẽ chỉ có bánh đậu xanh, trà và trăng là bạn đồng hành cùng chàng để đón loài hoa mà một người thi sĩ bạn ba mẹ chàng khi xưa đã gọi là chúa của muôn hoa.

Do quen làm ca ba hàng ngày nên Vinh chẳng cần đến sự trợ giúp của cà phê để giúp chàng thức suốt đêm xem hoa. Sau khi cơm nước tối xong, Vinh ra vườn sau ngồi nhâm nhi tách trà. Vợ chồng Tân thuờng về trễ ăn uống qua loa sau chàng và có xẹt ra vườn thăm hỏi Vinh vài câu trước khi kéo nhau lên lầu ngủ để chuẩn bị cho một ngày miệt mài mài dũa móng chân, móng tay cho khách. Lúc đó đã là 10 giờ tối. Có lẽ trời mùa hè mặt trời lặn trễ nên giờ đó nụ hoa vẫn còn khép kín khiến Vinh hơi thất vọng do không có dịp để khoe với vợ chồng người bạn.

Đêm khuya yên tĩnh, ánh trăng hạ tuần chiếu một thứ ánh sáng nhờ nhợ lên khu vườn nhà Tân khiến cảnh vật bỗng dưng trở nên hư hư ảo ảo như trong những truyện ma Vinh vẫn thích đọc xưa kia. Nghĩ tới đây Vinh bỗng cảm thấy rùng mình ớn lạnh và kéo áo khoác lên cao cho kín cổ. Quên mất đồng hồ đeo tay lẫn cell phone trong nhà nên Vinh chẳng biết giờ đã là mấy giờ mà nụ hoa vẫn chưa hé nở. Húp một ngụm trà rồi nhẹ nhàng bốc một miếng bánh đậu xanh cho vô miệng ngậm để cảm nhận chất béo của miếng bánh tan ra trong miệng, Vinh bỗng như thấy nụ hoa chuyển động rồi mắt chàng trĩu nặng xuống và thiếp đi.

Giật mình mở mắt, Vinh thấy trước mặt chàng là bà tiên tóc trắng đang nhìn mình cười hiền hòa. Vinh dụi mắt nhạc nhiên thì thấy trước mặt lại là một người con gái mặc một bộ đồ trắng toát chứ không còn là bà tiên tóc trắng nữa. Có lẽ lúc nãy chàng nhìn lầm. Lật đật đứng lên Vinh ngạc nhiên hỏi:

- Xin lỗi, cô là ai mà sao giờ này lại có mặt ở trong vườn nhà tôi.


Người con gái trước mặt chỉ mỉm cười chứ không trả lời Vinh. Nụ cười thật duyên dáng vừa e ấp lại vừa có vẻ như muốn mời gọi. Tuy nhiên điều này cũng không khiến Vinh bớt cảm giác bực dọc do bị quấy rầy vào lúc chàng muốn yên tĩnh để hồi tưởng chuyện xưa. Chàng hơi gằn giọng hỏi lại:

- Xin lỗi cô là ai?

Lúc này người con gái mới trả lời, cũng với nụ cười duyên dáng ban nãy cùng với hai lúm đồng tiền thật xinh.

- Dạ em tên Quỳnh Hương. Xin lỗi đã đường đột khiến anh giật mình. Em chỉ ghé qua để chào và cám ơn anh đã có lòng đối với em từ bao lâu nay.

 

Quỳnh Hương vừa nói đến đây thì gió bỗng lay động các khóm cây trong vườn khiến Vinh giật mình tỉnh dậy. Thì ra chỉ là một giấc mơ ngắn. Vinh nhìn vội vào nụ quỳnh ban nãy thì thấy đóa hoa đã héo tàn gục đầu treo lủng lẳng trên cành. Tiếc ngẩn tiếc ngơ, Vinh tự trách mình sao lại có thể ngủ quên đúng vào cái giây phút chàng mong đợi như the. Cũng có thể thuờng ngày đây là giờ chàng phải chạy máy cùng các đồng nghiệp nên giờ đây ngồi có một mình lẻ loi trong không gian tĩnh lặng đã khiến chàng thiếp đi. Vinh cứ thắc mắc tại sao giấc mơ thật ngắn ngủi chỉ qua hai ba câu đối thoại mà đã kéo dài mấy tiếng khiến chàng lỡ hẳn cái giây phút quan trọng mà chàng hồi hộp mong đợi từ suốt buổi chiều. Vinh  chậm rãi đứng lên thu xếp ghế và đem tất cả đồ đạc vào trong nhà. Đồng hồ trên chiếc microwave trong bếp chỉ 4:00 giờ sáng. Còn hơn ba tiếng rưỡi nữa mới đến giờ chàng ra park đi bộ để gặp bà tiên tóc trắng. Nghĩ đến đây bỗng dưng Vinh cảm thấy hơi quê vì ban chiều lúc đi mua trà bánh chàng đã ghé qua nhà bác đồng hương này để thông báo về việc tối nay sẽ thức khuya canh hoa nở và sẽ kể lại vào buổi sáng đi bộ hôm sau. Vinh cũng tưởng tượng đến vẻ mặt khôi hài của vợ chồng Tân khi được nghe kể lại chuyện chàng ngủ quên.

Không muốn làm ồn phá giấc ngủ của gia đình người bạn, Vinh cứ ngồi yên lặng trong bóng tối nơi bàn ăn ở nhà bếp như thế cho đến khi trời sáng hai con trai Tân thức dậy để chuẩn bị ăn sáng trước khi đón xe trường đi học. Hai con của Tân sinh năm một nay đã học lớp 11 và 12 nên chúng có thể tự lo lấy cho mình không còn phải phụ thuộc nhiều vào ba mẹ. Vinh mong cho chóng đến 7g30 để chàng còn ra park đi bộ cùng bà tiên tóc trắng mặc dù nghĩ đến đây chàng vẫn còn cảm thấy hơi ngượng về việc ngủ quên của mình.

Như thuờng lệ ngoài park giờ này có rất nhiều người tập trung để tập thể dục. Đa số ở vào lứa tuổi đã về hưu nên họ chỉ tập những động tác nhẹ nhàng mà thông dụng nhất là đi bộ. Chỉ có một số ở lứa tuổi thanh niên thì chạy hoặc tập ở những xà ngang trên các bãi cỏ, hay hít đất. Vinh đang ở vào cỡ tuổi dở dang già chưa tới còn trẻ thì đã qua nên đi bộ cùng bà tiên tóc trắng là việc chàng cảm thấy hoàn toàn thoải mái. Từ xa Vinh thấy bà tiên tóc trắng đi bộ theo hướng ngược chiều với chàng do hai nhà ở hai hướng khác nhau. Thuờng Vinh thấy bác đồng hương này đi bộ một mình. Có khi chàng thấy bác đi chung với một vài người Việt Nam khác cũng ở độ tuổi đã về hưu sống ở gần công viên này. Thỉnh thoảng bác cũng đi chung với các con cháu từ tiểu bang khác qua chơi. Các con cháu của bác tất cả đều vui vẻ dễ mến không khác gì bà tiên tóc trắng của Vinh. Hôm nay Vinh thấy bà tiên tóc trắng đi bộ với một người con gái. Ánh nắng ban mai phản chiếu lên mái tóc bạch kim óng ánh cùng với chiếc áo thun trắng tinh của người con gái đi bên cạnh khiến Vinh có cảm tưởng làm sáng hẳn cả một góc công viên.

Khi đến trước mặt Vinh bà tiên tóc trắng quay qua cô gái giới thiệu:

- Đây là anh Vinh hay đi bộ cùng với bác. Anh Vinh cũng ở gần đây thôi

Rồi quay qua Vinh bà tiên tóc trắng nói

- Còn đây là cháu gái bác mới từ Georgia dọn qua đây ở tên là Quỳnh Hương. Hiện Quỳnh Hương ở tạm với bác.

Cô gái nhẹ nhàng gật đầu chào Vinh và nhoẻn miệng cười trong khi Vinh đứng ngây người như trời trồng. Bà tiên tóc trắng thì cứ ngỡ Vinh trúng tiếng sét ái tình khi gặp mặt cháu gái bà chứ bà có biết đâu là Vinh đang thảng thốt nghĩ đến giấc mơ đêm qua. Cũng cái tên Quỳnh Hương, cũng nụ cười với hai má lúm đồng tiền thật sâu và cũng bà tiên áo trắng xuất hiện cùng lúc như trong giấc mơ đêm qua. Sau một vài giây bỡ ngỡ Vinh lấy lại bình tĩnh chào hỏi Quỳnh Hương và cùng với hai bác cháu tản bộ như chàng vẫn làm thuờng ngày với bà tiên tóc trắng. Thỉnh thoảng Vinh cũng giả vờ đi chậm lại nhất là gặp những khúc có người đi ngược chiều hay những khúc đường hẹp để nhường cho hai bác cháu bà tiên tóc trắng đi trước nhưng kỳ thực là để có dịp ngắm Quỳnh Hương từ phía sau một cách kỹ càng và tự nhiên hơn. Quỳnh Hương mặc áo thun trắng  và quần thun bó loại để tập gym hay Yoga làm tôn lên những đường cong tuyệt mỹ của thiên nhiên ban cho nàng. Mái tóc dài cột đuôi ngựa đong đưa theo mỗi bước chân của Quỳnh Hương như có ma lực thôi miên Vinh khiến chàng không thể nào rời mắt. Có lẽ hôm đi bộ đó là buổi đi bộ vui vẻ nhất và cũng là buổi mà Vinh cảm thấy trôi qua nhanh nhất từ trước đến giờ.

Trong lúc đi bộ cùng nhau cả hai bác cháu đều cười vui vẻ khi nghe Vinh tần ngần kể lại chuyện ngủ gật nên không xem được hoa nở. Vinh cũng kể đến giấc mơ gặp bà tiên tóc trắng nhưng tuyệt đối không nhắc đến hình ảnh Quỳnh Hương trong giấc mơ của chàng. Đó là một bí mật riêng của chàng mà chính bản thân Vinh cũng không hiểu có phải do chàng tự tưởng tượng ra giấc mơ đó hay không. Chỉ có điều Vinh tự nhủ nhất định sẽ mua một tấm vé số vì chàng tin tưởng giấc mơ đó cùng với việc được quen với Quỳnh Hương chắc chắn sẽ đem lại may mắn cho chàng.

Điều khó tin nhưng lại xảy ra cho một người cả đời chỉ có mua một vài tấm vé số như Vinh đó là chàng đã trúng số độc đắc (jackpot). Chỉ có điều Vinh không phải là người duy nhất trúng giải lần đó nên chàng chỉ lãnh được khoảng hai triệu dollars sau khi đã trừ thuế. Hai triệu dollars là một số tiền lớn mà cả đời Vinh, và có thể biết bao nhiêu người khác nữa, không dám mơ ước đến. Tuy nhiên nếu lọt vào tay người không biết tính toán kỹ lưỡng thì hai triệu dollars cũng sẽ ra mây khói một cách nhanh chóng như đã từng xảy ra cho nhiều người trúng số trước đây. Rất may Vinh không phải loại người như thế.

Việc đầu tiên chàng làm là kiếm mua một căn nhà vừa phải ba phòng ngủ ở gần khu công viên này. Vinh vẫn muốn ở gần vợ chồng người bạn tốt, những người đã giúp chàng có một bầu không khí gia đình ấm cúng suốt hai năm qua. Hơn nữa lý do chính là do Vinh vẫn muốn hàng ngày tiếp tục được tản bộ và nghe những mẩu chuyện thú vị của bà tiên tóc trắng. Tất nhiên Quỳnh Hương cũng là một lý do, nếu không muốn nói là lý do lớn nhất, khiến Vinh quyết định mua nhà ở khu này.

Việc kế tiếp là Vinh đã bàn với vợ chồng Tân để hùn vốn mở một tiệm nail để vợ chồng Tân điều hành. Trái với sự phỏng đoán của nhiều người, Vinh vẫn tiếp tục giữ công việc thợ máy ở hãng hiện tại. Lý do chính cho quyết định này của Vinh là chàng vẫn muốn tiếp tục giữ bảo hiểm sức khỏe cùng quỹ lương hưu mà hãng dành cho nhân viên. Chỉ có khác là người thợ máy Vinh giờ đây không còn bỏ qua những ngày nghỉ phép để cuối năm đổi ra tiền lương như trước nữa mà chàng sẵn sàng tận dụng mọi cơ hội để đi du lịch đó đây và nhất là đều đặn làm những chuyến bay dài qua Úc thăm ba mẹ hoặc mua vé máy bay đón ba mẹ chàng qua Mỹ chơi những khi sức khỏe hai cụ cho phép. Dĩ nhiên Vinh cũng không quên đóng góp một ít cho một số tổ chức từ thiện cả ở Mỹ lẫn Việt Nam.

Như thế thì đã xong phần an cư và lạc nghiệp. Nhưng còn chuyện tình cảm của Vinh thì sao? Như đã giới thiệu trước đây Vinh đã qua thời tuổi trẻ nhưng vẫn chưa phải là già. Tuổi trẻ của Vinh đã qua đi lúc chàng vật lộn với cuộc sống qua những công việc làm tạm bợ khiến tình duyên, nếu không có duyên để đến với Vinh thì cũng do chàng đã để vuột mất ra khỏi tầm tay. Giờ đây chính là lúc để Vinh tìm kiếm phân nửa của mình cho quãng đời còn lại.

Ngay từ buổi đầu gặp gỡ Vinh đã có cảm tình sâu đậm với Quỳnh Hương có thể một phần do giấc mơ của đêm thuởng hoa quỳnh trước đó. Ban đầu chàng cho rằng cô Quỳnh Hương trong mơ chính là đóa hoa quỳnh đã cảm tạ chàng bao lâu nay chăm sóc. Đúng với câu thơ cổ.

Mỹ nhân tự cổ như danh tướng

Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu

Tướng giỏi cũng như người đẹp không thể để cho người ta thấy mình già đi. Có lẽ vì vậy mà đóa quỳnh đã khiến chàng ngủ thiếp đi để không chứng kiến cảnh các cánh hoa từ từ héo rũ một cách phũ phàng. Nhưng đến sáng hôm sau khi gặp Quỳnh Hương, Vinh lại cho rằng đó là duyên trời đã báo trước cho chàng.

Thành thật mà nói sau buổi sáng hôm đó tuy trong lòng Vinh thật phấn khởi nhưng trong lòng chàng không khỏi gợn lên một nỗi băn khoăn.Vinh chỉ là một anh thợ máy ăn lương giờ tương lai sự nghiệp bấp bênh liệu có xứng với Quỳnh Hương. Thật may mắn cho Vinh là cái vé số độc đắc xổ cuối tuần đó đã giúp cho Vinh trút bỏ được nỗi băn khoăn ấy.

Đến đây có lẽ cũng cần phải giới thiệu đôi dòng về nhân vật nữ chính của chúng ta. Quỳnh Hương mồ côi cha từ nhỏ. Mẹ nàng ở vậy nuôi con khôn lớn. Hai mẹ con Quỳnh Hương vượt biên qua Mỹ cũng vào cùng thời gian với Vinh và định cư tại tiểu bang Georgia. Quỳnh Hương có bằng y tá registered nurse nên kiếm việc khá dễ dàng ở một nhà thuơng lớn sau khi ra trường. Hai mẹ con sống êm đềm hạnh phúc bên nhau cho đến ngày mẹ Quỳnh Hương gặp tai biến mạch máu não phải nằm liệt giường. Từ đó cuộc sống nàng trở nên bận rộn hơn vì ngoài việc làm ở nhà thương Quỳnh Hương còn phải chăm sóc mẹ. Đây chính là lý do khiến con đường tình duyên của người con gái xinh đẹp duyên dáng trở nên lận đận. Một năm trước mẹ Quỳnh Hương mất khiến nàng lại càng sống khép kín hơn. Sau khi lo cúng giỗ đầu cho mẹ xong, Quỳnh Hương nghe lời người bác ruột xin nghỉ làm và dọn qua Cali sống để thay đổi không khí. Cái ngày mà Quỳnh Hương gặp Vinh lần đầu chính là ngày nàng vừa qua đó đang ở tạm nhà người bác, người mà cái anh chàng đi bộ cùng cứ gọi là bà tiên áo trắng, để chuẩn bị học thi lấy license hành nghề ở tiểu bang California.

Bà tiên áo trắng vẫn thuờng ca ngợi Vinh với cháu mình

- Cái cậu đó được lắm đấy cháu. Lễ phép tốt bụng, chí thú làm ăn không hút thuốc hay nhậu nhẹt gì hết.

Trong thâm tâm bà vẫn muốn gán ghép người bạn trẻ đồng hành đi bộ mỗi ngày với cô cháu gái của mình. Chỉ có một điều bà cũng hơi lấn cấn đôi chút là xét về hoàn cảnh thì cháu gái bà có vẻ cao hơn anh chàng kia một tí. Nhưng bà tự nhủ cũng không sao miễn là gặp người đàng hoàng chứ thời buổi này coi trọng câu môn đăng hộ đối làm gì.

Sau một thời gian đi bộ chung hàng ngày Quỳnh Hương cũng cảm thấy mến Vinh. Dù hai bên có một khoảng cách khá lớn về tuổi tác nhưng nói chung điều đó không gây nên trở ngại gì cho những câu chuyện của đôi bên. Mà cách biệt tuổi tác đâu là gì khi bà tiên tóc trắng đáng tuổi mẹ Vinh nhưng cả hai đều có thể kiếm được những mẩu chuyện mới để hàn huyên tâm sự suốt buổi đi bộ hàng ngày.

Vào dịp Quỳnh Hương thi đậu bằng hành nghề của tiểu bang California, Vinh đã làm một bữa tiệc mời gia đình Tân, gia đình người bạn ở trại tị nạn xưa kia, bà tiên tóc trắng và gia đình người con gái cùng Quỳnh Hương đến nhà chàng. Đây là bữa tiệc mà Vinh tuyên bố bao gồm hai mục đích, thứ nhất là mừng Quỳnh Hương lấy được license hành nghề, thứ hai là để ăn mừng tân gia của chàng. Tuy nhiên trong bụng mọi người đều nghĩ chắc chắn Vinh phải có một mục đích thứ ba nữa. Bởi thế trong bữa tiệc không ai ngạc nhiên khi thấy Vinh công khai săn đón chăm sóc Quỳnh Hương như thể chỉ có mình nàng là khách mời của bữa tiệc. Tất nhiên điều này chả làm ai phật ý mà họ còn cảm thấy vui nữa là đằng khác. Đối với Quỳnh Hương thì nàng cũng cảm thấy hơi ngượng ngập khi thấy Vinh chăm sóc mình một cách hơn mức bình thuờng trước mặt mọi người như thế. Để rồi đến cuối bữa tiệc khi người con trai hơn mình đúng một giáp mắt đắm đuối, ôm đàn guitar hát những lời nhạc của nhạc sĩ Phạm Duy trong Bình Ca 1,“này em anh đã già, tuổi cao thiếu sức khỏe, cuộc sống với trái tim cằn khô ...”, thì trái tim cô y tá đã đập rộn ràng và tự nhủ sẽ sẵn sàng chăm sóc người bịnh nhân này suốt cuộc đời của mình.

Thảo Lan

 

Ý kiến bạn đọc
08/11/201703:55:17
Khách
1 câu truyện rất dễ thương!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,256,595
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, Minh Thúy là cư dân miền Bắc California. Trong mùa lễ Tạ Ơn mới đây, bà đã cùng hội Huế địa phương, tổ chức mời ăn và tặng quà những người vô gia cư. Nhân đây cũng xin nhắc lại, là từ 16 năm trước, có tác giả Minh Thùy, một thuyền nhân Việt định cư tại thành phố Mainz, Germany đã nhận giải danh dự năm 2004. Hai bút hiệu Minh Thúy (2018, dấu sắc) và Minh Thùy (2004, dấu huyền) vốn dễ gây nhầm lẫn. Mong tác giả Minh Thúy tiếp tục viết và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, là bài mới của tác giả nhân mùa lễ Tạ Ơn.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết: Tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Tựa đề bài viết được đặt lại theo nội dung.
Đón Lễ Tạ Ơn, mời đọc chuyện về gia đình một thuyền nhân Việt từ Paradise, thị trấn vừa bị thiêu rụi vì nạn cháy rừng. Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College.
Thứ Năm 22-11 sắp tới là Ngày Lễ Tạ Ơn, mời đọc bài viết của Chu Kim Longh. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ đầu năm 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose, cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch HổHuế, có người cha toàn thân bị cộng sản chôn sống. Bài viết mới nhất của ông viết về tình nghĩa gia tộc, họ hàng nam bắc thời hậu chiến sau 1975, và trong ngoài nước hiện nay.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến