Hôm nay,  

Viện Bảo Tàng Không Quân Hoa Kỳ

27/10/201700:00:00(Xem: 12607)
Tác giả: Triều Phong (TPN)

Bài số 5254-19-31097-vb6102717

 
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

image002

Vợ con tác giả cùng hai người bạn Minh Thư và Chi Đào.

image004

Trái “Little boy atomic bomb”; tên mã của quả bom nguyên tử được thả xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản vào ngày 6 tháng 8 năm 1945 bằng máy bay Boeing B-29 Superfortress Enola Gay. Hình Chi Đào chụp.

image010

Hình ảnh thời chiến tranh Việt Nam.

image011

Và đây là pháo đài bay B-52” dùng trong chiến tranh VN.

 
***
 

Theo Trip Advisor, một trang mạng quảng cáo và thương mại thì Viện Bảo Tàng Không Quân Quốc Gia Hoa Kỳ (National Museum of the United States Air Force, viết tắt là NMUSAF) ở thành phố Dayton, bang Ohio, là một trong hai mươi lăm nơi mà du khách khi đến Mỹ nên ghé thăm.  Vì sao? Bởi đó là Viện Bảo tàng Không quân Mỹ,  không chỉ lớn nhất ở Hoa Kỳ mà còn có thể nói là lớn nhất thế giới nữa.

Tôi vốn đang định cư tại đây nên sẽ rất thiếu sót nếu “Viết Về Nước Mỹ” mà không viết về nơi này nên giữa Tháng Tám vừa qua nhân dịp có cô bạn của vợ tôi từ Florida tới Cincinnati ăn cưới và ghé thăm, chúng tôi đã đưa cô bạn ấy tới thăm NMUSAF như giới thiệu về một số địa điểm nổi tiếng tại vùng chúng tôi ở.

Hôm nay để kỷ niệm bảy mươi năm ngành hàng không Hoa Kỳ do cố Tổng Thống Truman ký đạo luật An Ninh Quốc gia vào ngày 18 tháng 09 năm 1947 để thành lập ngành không quân như một tổ chức quốc phòng mới và phát triển độc lập, tôi xin được góp bài giới thiệu sơ qua đôi nét về viện bảo tàng này.

Dựa vào lịch sử của Viện Bảo Tàng Lực Lượng Không Quân Quốc Gia Hoa Kỳ thì năm 1923, Phòng Kỹ thuật tại khu McCook Field của Dayton lần đầu tiên bắt đầu thu thập các hiện vật kỹ thuật để gìn giữ. Năm 1927, bộ sưu tập này được chuyển tới Wright Field trong một phòng thí nghiệm. Năm 1932, nó được đặt tên là Căn Cứ Bảo Tàng Hàng Không Không Quân (Air Force Museum foundation-AFMF) và đặt trong một tòa nhà được xây dựng bởi Work Progress Administration (WPA) từ năm 1935 cho đến Thế chiến II. Đến năm 1948, nó vẫn được xem như là một nơi riêng tư của Bảo Tàng Kỹ thuật Không Quân. Năm 1955, Bảo Tàng Không quân trở thành công cộng và được đặt trong căn cứ cố định đầu tiên, Tòa Nhà 89 của khu Patterson trước đây ở Fairborn, một kho chứa đại tu động cơ cho đến bây giờ.  Có nhiều chiếc máy bay chịu được thời tiết nơi đây nên được trưng bày ở phía bên ngoài.

 Hiện nay bảo tàng hàng không quân sự lâu đời này đang nằm tại căn cứ Không Quân WPA (Wright-Patterson Air Force Base), khoảng sáu dặm về phía đông bắc của Dayton, Ohio, với tên mới là Viện Bảo Tàng Quốc Gia Của Lực Lượng Không Quân Hoa Kỳ (National Museum of the United States Air Force viết tắt là NMUSAF.)

Vào đây người ta có thể tìm hiểu lịch sử phát triển kỹ thuật ngành hàng không, không quân Hoa Kỳ với hơn ba trăm sáu mươi phi cơ và hỏa tiễn các loại được trưng bày và trong số đó có một máy bay cuối cùng còn lại của bốn chiếc Convair B-36 Peacemakers - chiếc máy bay chiến đấu XB-70 Valkyrie và Bockscar Bắc Mỹ - Boeing B-29 Superfortress đã thả trái bom nguyên tử Fat Man xuống Nagasaki trong những ngày cuối của Thế chiến II.

Bên dưới là trái “Little boy atomic bomb”; tên mã của qua bom nguyên tử được phi công Paul W. Tibbets, Jr., chỉ huy của Nhóm Composite 509 Lực lượng Không Quân Hoa Kỳ, thả xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản vào ngày 6 tháng 8 năm 1945 trong Chiến tranh thế giới II bằng máy bay Boeing B-29 Superfortress Enola Gay.

 Trong Phòng trưng bày tổng thống tại tòa nhà Thứ Tư mới, chúng ta có thể thấy tất cả máy bay mà từ Tổng Thống Franklin D. Roosevelt, Harry Truman và Dwight D. Eisenhower đã sử dụng. Trọng tâm của bộ sưu tập máy bay của Tổng thống là SAM 26000, một chiếc Boeing 707 được sửa đổi là VC-137C, được sử dụng thường xuyên bởi các tổng thống John F. Kennedy, Lyndon B. Johnson và Richard Nixon. Chiếc máy bay này đã đưa Tổng Thống và bà Kennedy tới Dallas vào ngày 22 tháng 11 năm 1963 - ngày Tổng Thống bị ám sát. Phó Tổng thống Johnson đã tuyên thệ nhậm chức tổng thống ngay trên tàu sau vụ ám sát, và chiếc máy bay sau đó mang xác của Kennedy về Washington. Nó trở thành chiếc máy bay dự phòng của tổng thống sau nhiệm kỳ đầu của Nixon.

Một điều thú vị khác là quan khách có thể chiêm ngưỡng con “chim bồ câu đưa thư” mà chúng ta thường thấy qua phim ảnh trong chiến tranh Thế Giới Thứ I cũng được trưng bày tại đây.

Nhìn trong ảnh chúng ta thấy có một cái ống và bức thư.  Thư này sẽ được nhét vào trong cái ống rồi kế đó được cột vào chân chim và thả cho bay đi.  Một liên lạc viên cổ điển thời chinh chiến xa xưa!

Sau đó chúng tôi lang thang trong cái viện bảo tàng rộng mênh mông đi cả ngày không hết này để xem các hình ảnh, kỷ vật của từng cuộc chiến mà Hoa Kỳ tham dự được trưng bày cùng quân phục, huy hiệu không quân… và không khỏi xót xa khi thấy lại quê hương Việt Nam qua những năm khói lửa ở đây.

 Từ việc “ngăn chặn” vết dầu loang cộng sản chủ nghĩa trong thời kỳ đầu của chiến tranh lạnh mà Hoa Kỳ đã xem Việt Nam như tiền đồn của tự do ở biên giới Đông Nam Á để đấu tranh quốc-cộng, mở ra một thời kỳ khốc liệt đưa đến nhiều đau thương mất mát cho cả Mỹ lẫn Việt Nam.

“Thần sấm sét B-52” đã được dùng trong chiến tranh Việt Nam được trưng bày trong khu này.

Ngoài ra, chúng ta còn thấy có cả chiếc  “Hanoi Taxi” là một máy bay chiến lược Lockheed C-141 Starlifter phục vụ với Không lực Hoa Kỳ và trở nên nổi tiếng khi đưa các tù nhân đầu tiên trở về trong Operation vào ngày 12 tháng 02 năm 1973. Chính Thượng Nghị  Sĩ John McCain cũng trở về Mỹ bằng máy bay này.  Năm 2003 nó được đưa về đây triểm lãm cho công chúng tới xem.  Năm 2005 phi cơ này được dùng chở dân chúng di tản trong cơn bão Katrina.  Và vào lúc 9 giờ 30 phút sáng Thứ Bảy ngày 06 tháng 05 năm 2006 no đã hạ cánh lần cuối xuống Căn Cứ Không Quân Wright-Patterson của Bảo Tàng Không Lực Quốc Gia Hoa Kỳ trong nghi lễ ngừng phục vụ chính thức.

Thật là thiếu sót nếu không nhắc tới anh em nhà Wright, Orville và Wilbur, là hai người Mỹ, các nhà phát minh, và những người tiên phong của ngành hàng không, những người đươc xem là các nhà sáng tạo, xây dựng và bay máy bay thành công đầu tiên của thế giới.

Sau cùng quan khách có thể ghé lại phòng lưu niệm để mua áo thun, nón, viết, ly, kính mát và tất cả các mẫu mã lớn nhỏ của các loại máy bay có in hình hay huy hiệu của lực lượng Không quân Hoa Kỳ để làm quà cho bạn bè hoặc người thân lúc trở về…

Hằng năm có hơn triệu du khách trong và ngoài nước ghé thăm viện bảo tàng này.  Thỉnh thoảng người ta cũng bắt gặp những người cựu chiến binh Mỹ đã từng tham chiến ở đây.  Họ nay đã già, đi lụm cụm hay được con cháu đẩy đi trên các chiếc xe lăn.  Họ đưa bạn bè, người thân trở lại đây và giới thiệu những chiếc trực thăng hay phi cơ chiến đấu mà họ từng điều khiển như đi thăm lại người bạn và nhớ tới một giai đoạn oanh liệt thời trai trẻ!

Có vào đây xem triển lãm, người ta mới thấy được bước tiến to lớn của ngành hàng không Hoa Kỳ trong lĩnh vực quân sự.  Bên cạnh những tiến bộ lớn lao của khoa học là nỗi ngậm ngùi đau thương do chiến tranh tạo nên.

Dayton, Ohio,

ngày 18 tháng 09 năm 2017

Triều Phong (TPN)

 
Ghi chú:

- Tài liệu tham khảo từ trang mạng NMUSAF, Wikipedia, và một số nguồn tư liệu khác.

Ý kiến bạn đọc
27/11/201713:43:04
Khách
Tình cờ đọc chơi bài này lòng bỗng lại buồn cho người Việt, nước Việt khi thấy bản đồ Việt Nam. Cám ơn tác giả cho biết thêm đôi điều hữu ích.
Khách
28/10/201723:41:53
Khách
Cám ơn chú Sáu. Chú ở Dayton lâu năm nên biết viện bảo tàng này nhiều, thiếu sót gì chú bổ túc thêm giùm cháu nhé. Kelly nhắc chú luôn mỗi khi nói chuyện với cháu đó.
Mến
TP
28/10/201714:18:57
Khách
Chào cháu Ngôn,
Bài viết cháu rất hay với nhiều chi tiết thú vị. Viện bảo tàng đó càng lâu càng phát triển nhiều hơn.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,453,180
Năm nay, tháng Năm ngày 12, sẽ là Ngày Lễ Mẹ. Mời đọc bài viết của Pha Lê. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ năm của bà.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Bài viết mới là chuyện ngôi nhà đã mất sau tháng Tư 1975.
Tác giả dự Viết về nước Mỹ từ năm 2000, Tám năm sau, ông nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Tác phẩm đã xuất bản: “Lá Số Vượt Biên”. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới, với lời ghi của tác giả: Thương kính viết tặng để tưởng nhớ Anh Tư - Cố Đại úy Pháo đội trưởng Trương Văn C., Tiểu đoàn 183, Sư đoàn 18 Pháo Binh.
Khôi An định cư ở Bắc California. Cô là một kỹ sư từng làm việc ở hãng Intel hơn hai mươi năm. Sau đó, Khôi An trở lại trường lấy bằng Master về Ngôn Ngữ Học rồi đi dạy tiếng Việt ở các trường đại học vùng Vịnh San Francisco. Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2008, cô đã nhận giải Chung Kết 2013. Sang năm 2015, thêm giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những nỗ lực phát huy văn hóa Việt trên đất Mỹ. Từ 2016, cô là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo. Bài đăng 2 kỳ. Phần cuối: Chuyện 30 Tháng Tư của sinh viên gốc Việt tại Đại Học Stanford 2015 - 2019.
Khôi An định cư ở Bắc California. Cô là một kỹ sư từng làm việc ở hãng Intel hơn hai mươi năm. Sau đó, Khôi An trở lại trường lấy bằng Master về Ngôn Ngữ Học rồi đi dạy tiếng Việt ở các trường đại học vùng Vịnh San Francisco. Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2008, cô đã nhận giải Chung Kết 2013. Sang năm 2015, thêm giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những nỗ lực phát huy văn hóa Việt trên đất Mỹ. Từ 2016, cô là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài tác giả mới viết sau đám tang của Ó Đen Lý Tống.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ. Sau đây là bài viết thứ tư.
Tác giả hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây thêm một bài viết mới.