Hôm nay,  

Chút Tình Với Houston

01/10/201700:00:00(Xem: 11807)

Chút Tình Với Houston
Tác giả: Song Lam

Bài số 5232-19-31075-vb8100117
 

Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey, một vùng ít cư dân Việt. Sau đây, thêm bài mới của Song Lam.
 

***
 

Sau những ngày vui với bè bạn khi gặp lại ở Cali,  chúng tôi về lại New Jersey mới một tuần thì cơn bão Harvey ào ào dập xuống Texas. Hàng ngày, tôi dán mắt trên tivi để nghe đài Mỹ, đài Việt tường trình về cơn bão khủng khiếp này. Tôi hối hả, cuống quit gọi điện thoại cho bè bạn, học trò sống rải rác ở Texas, cụ thể là Houston, thành phố trong mắt bão. Tôi vui mừng với những gia đình biết tin họ bình an, và lo âu với những bè bạn đến hôm nay vẫn chưa liên lạc được.

Texas là tiểu bang đông người Việt chỉ sau California, cho nên thân tình chằng chịt ấy sẽ không lạ gì với người Việt Nam sống trên nước Mỹ này trong 42 năm lưu lạc. Những địa danh Austin, Dallas, San Antonio,… tôi đều có bè bạn, học trò cư ngụ từ rất lâu, và chúng tôi ao ước được đến với họ để thăm viếng, đặc biệt là Houston. Chúng tôi có dự định sẽ dành ra một tuần thăm Houston để bàn bạc về reunion với học sinh trường NT năm tới ở Canada, thăm lại các bạn đồng nghiệp, các bạn từ trung học ở Việt Nam… Con số 30 năm, 50 năm chưa gặp lại ở xứ người đủ lớn để cho chúng tôi, những người già có dịp ôn lại những kỷ niệm tuổi nhỏ vì không còn kịp nữa… Cơn bão Harvey đã cuốn trôi dự định của tôi rồi!

Từ San Antonio đến Houston phải dùng highway số 10 rất dài, cần 3 tiếng lái xe, bây giờ con đường này trở thành biển cả với sông xô dập dềnh chiếc ca nô cứu nạn. Cảnh tượng này khiến tôi liên tưởng đến bài hát ngày xưa Má tôi hay nói vè cho chúng tôi nghe:

Nghe vẻ nghe ve

Nghe vè nói ngược

Xe chạy dưới nước

Tàu chạy trên bờ…

Đó là bức tranh Houston trong cơn bão Harvey kéo dài hơn một tuần từ thứ sáu 25/8/17. Bức tranh Houston dâu biển chưa từng có trong lịch sử Hoa Kỳ: cây cối ngã đổ, nhà cửa tan hoang, ngập lụt khắp nơi, xe cộ đâm sầm xuống vực nước xoáy… Khi đội cứu hộ kéo được chiếc van trắng lên bờ đường, thì hỡi ơi, họ mới tá hỏa với 6 thi thể co quắp chết lạnh trong xe… Bao cụ già trong nursing home ngồi bất động khi nước ngập ngang ngực chờ người đến cứu giúp. Trời hỡi, nửa người ngâm trong nước lũ chực chờ dâng cao thêm, những đôi chân quắt queo trên wheelchair, bây giờ tê cứng hết cảm giác… Trực thăng, tàu chiến, quân đội các binh chủng của Mỹ được lệnh đến Houston để cứu người không thể kể là đêm hay ngày. Nhân viên 911 hay đang làm nhiệm vụ (trong số đó, có cả người Việt Nam) ở các bệnh viện, cả tuần không được về nhà, chập chờn giấc ngủ vài 3 tiếng trong đêm mà thôi!

Hình như trái tim của chúng ta se thắt khi biết được ở Houston, người police Mỹ hy sinh mạng sống của mình trên đường đến Houston cứu giúp người bị nạn vì anh qua một đoạn đường nước ngập sâu, vùng nước xoáy.

Chúng ta cũng cúi đầu xót xa cho 50 nạn nhân chết thảm giữa trận lụt lỡ đất long trời này, dù chính quyền huy động toàn bộ lực lượng cơ giới và sức người cứu hộ. Bây giờ, hàng trăm ngàn người còn ở shelter, hàng trăm ngàn căn nhà hư hại…

Chúng tôi chỉ mới đến Houston một lần từ 7, 8 năm về trước,  nhưng cũng đủ  để biết Houston là thành phố bận rộn, đông đúc với nhiệt độ hơn 100 của ngày hè, cây cối không xanh mát như ở vùng Northeast. Houston đông dân và người Việt sống chen chúc thành đạt cứ như là “đất lành chim đậu.”

Không như thành phố lân cận như San Anotnio, Dallas, Austin có nhiều sắc dân Mễ, Đại Hàn, Ấn Độ,… Houston qui tụ nhiều dân Việt hơn, và cộng đồng Mỹ trắng cũng nhiều hơn. Houston là thành phố lớn với chiều ngang dài 100 cây số, gần như khoảng cách Sài Gòn – Vũng Tàu của quê nhà. Có nhiều highway để đến Houston từ phía Tây nếu đi từ San Antonio, và từ phía Đông nếu đi từ Austin hay Louisiana. Xa lộ ở đây làm chết khiếp người từ xa đến như chúng tôi vì nó nhiều quá, chồng chéo, đan xen đến chóng mặt.Chúng tôi hoảng hồn với xa lộ 8 đường lane mỗi bên của Cali, thì Houston cũng gần gần như thế.

Vùng Đông Bắc nguyên sơ là núi rừng trùng điệp, đồi thấp đồi cao nên xa lộ hẹp, chỉ 3 lane cho mỗi bên là nhiều. Các bạn nghị sao về tốc độ ở đây? Người Việt Nam mình thật giỏi hòa nhập, giới trẻ có thể phóng 90 miles một giờ ở Texas hay ở Cali mà không lo police thổi còi, vì đường xá rộng rãi, đường ai nấy đi!

Sau này, nhờ internet, Houston ngày càng rõ nét trong trái tim già nua của riêng tôi vì ở đó, tôi tìm được những  họ hàng xa gần “di cư” từ New York City đến đây. Houston có Sugar Land là nơi người Việt Nam mình cư trú đông đảo và downtown là nơi nhiều business của đồng hương. Điểm đặc biệt của Houston vừa là trung tâm thương mại của người Việt, vừa là tấm lòng nhân ái của họ được bày tỏ rất rõ nét. Cộng đồng ở đây trong chương trình “Cám ơn Anh, người thương binh Việt Nam Cộng Hòa” đã chia xẻ hơn nửa triệu dollars gửi về San Jose, Bắc California.

Nói là trong cơn bão Harvey, Houston là mắt bão, nhưng thật ra, chỉ có phía Đông Houston là “lạnh trọn đêm mưa”; còn phía Tây Houston, đường ngược về San Antonio chỉ ảnh hưởng đôi chút. Theo sự dò hỏi của người viết, bạn bè ở phía Tây Houston chỉ bị ảnh hưởng sơ sài: nước ngập lé dé ngoài sân, nhà bị tốc mái, cây cối ngã đổ… chứ không ngập sâu như phía Đông Houston, nước lên gần chục feet.

Điểm son cần được nhắc nhở ở đây về đồng hương của chúng ta ở Houston, đó là tình người đầm ấm.Trong những shelter, người Việt không thiếu thứ gì vì đồng hương giúp đỡ kịp thời những nhu cầu cấp bách, thiết yếu. Dù vậy, khi  một số người chạy bão về lại nhà, ngao ngán nhìn cảnh tang hoác, hư hại của mái ấm thân yêu mà thở dài thườn thượt. Tương lai rồi sẽ như thế nào đây cho hàng trăm ngàn người mất nhà mất việc?


FEMA cũng đã và đang ráo riết cứu trợ, và đồng hương Việt Nam khắp nơi cũng đang mở lòng “nối lại vòng tay”. Chương trình Hand-in-hand của Mỹ cũng đang quảng bá rộng rải để mọi người trên đất nước Hoa Kỳ này donate tiền bạc giúp Houston khôi phục đời sống sau cơn bão lớn này. Mới đây vài hôm, chúng tôi biết được lưỡng viện đồng thuận xét duyệt chi 15 tỉ 250 triệu cho cơn bão Harvey, đó là tin mừng cho mọi người. Tin mừng tiếp theo với đồng hương Việt Nam, đó là triệu phú Hoàng Kiều vừa đến Houston tặng Harvey 5 triệu dollars. Đó là niềm an ủi, cũng là nổi vui mừng hãnh diện của chúng ta vì người đồng hương Việt Nam rộng rãi cứu giúp người lâm nạn không phân biệt sắc dân, tôn giáo này. Được biết, nửa năm trước ở San Jose, người triệu phú này cũng donate số tiền tương đương như thế!

Trong giới nghệ thuật của Mỹ, những diễn viên nổi tiếng của Mỹ cũng dang rộng tình người hiến tặng số tiền không nhỏ, số tiền hàng triệu cho cơn bão Harvey và mới đây Michael Dell người chủ sáng lập computer Dell cũng là dân Houston đã chi 35 triệu cho cuộc từ thiện giúp nạn nhân quê nhà. Chúng ta nghiêng mình cảm phục nhĩ ân nhân đó!

Ông bà xưa nói: “Phước bất trùng lai, họa vô đơn chí” có nghĩa là cái may mắn không đến 2 lần nhưng cái hoan nan, tai ương thì luôn luôn song song đếm bước. Điều này thật buồn khi Harvey vừa lắng xuống cuồng phong Hurricane Irma lại hung hãn bủa vây bờ biển Caribbean. Nó quần nát bờ biển xinh đẹp như thiên đường này, quật ngã Cuba và không quên “viếng thăm” Florida, tiểu bang xanh tươi nhiệt đới của Mỹ. Kỷ lục sức gió như chưa bao giờ mạnh hơn với 185 miles/giờ từ bờ biển Caribbean. Tới Keywest, dù sức gió có giảm đi đôi chút, nhưng vẫn nuốt gọn Keywest và những quần đảo lân cận với sự tàn phá gần 90%. Rõ ràng, con người dù tài giỏi đến đâu, khoa học kỹ thuật dù tiến bộ đến đâu, cũng phải cúi đầu thức thủ qui hàng, làm kẻ bại trận trước cơn giận dữ, thịnh nộ điên cuồng của trời đất, của thiên nhiên vô địch.

Các cơn bão đất trời đã đi qua, nhưng trong lòng mỗi con người, cơn bão lòng vẫn còn dấy lên cơn sóng dữ. Sự tiêu hao, sự còn mất không chỉ về vật chất, tiền của, mà còn là sự thương vong về tình cảm, tinh thần: Nam nhân sau cơn bão sẽ làm gì, nghĩ gì cho cuộc sống trước mặt? Mỗi gia đình đều có hoàn cảnh sống khác nhau.Một mái ấm gia đình với người Việt Nam đến Mỹ trong năm tháng đầu tiên là mơ ước tuyệt vời. Mơ ước đó được gầy dựng từ nhiều chục năm khốn khó, khi hành lý mang theo chỉ là quê hương xa vời, mảnh đời rách nát, và hai bàn tay trắng trống trơn. Vậy mà, trong phút chốc, cơn thịnh nộ của đất trời xóa sạch, phủi sạch công lao gầy dựng bằng bao nhiêu mồ hôi khó nhịc, chịu đựng nhục nhằn! Người viết xin gửi lòng thương cảm, chia xẻ những ưu tư đó của Houston.

Người đờ thường nói: “Hãy làm lại từ đầu, go back to the beginning!”, sẽ không dễ dàng gì đâu nếu không có ý chí và lòng can đảm vượt qua mọi trở lực, đó là chưa nói đến những hậu chấn của cơn bão để lại.

Bão Katrina ở Louisana, bão Sally ở New Jersey dần dà được khôi phục.Houston cũng sẻ được hồi sinh.Người người giúp sức, nhà nhà hỗ trợ, nhưng vết thương Houston quá lớn, hồi phục không phải một sớm, một chiều ngày một ngày hai, mà phải tính bằng năm dài tháng rộng.Tuổi thanh niên còn có sức khỏe nhưng người già và trẻ nít là mốilo của toàn xã hội.Có phải vậy không?

Cơn bão đã tan, nước đã lui về biển cả, nhưng di hại của nó còn sờ sờ trước mặt. Rác rưỡi, bùn sình, xác động vật, cây cối gãy đổ choán lối đi, cột điện gãy… và cúp điện.Hiện nay, hàng triệu người ở Houston và Florida không có điện. No power. Người bệnh sẽ ngưng tim ở bệnh viện, người già sẽ trút hơi thở sau cùng ở Nursing home. Chuyện này đã xảy ra ở Keywest, Florida và xảy ra ở bất cứ nơi nào trong tâm bão. Sự sống và cái chết gần kề nhau trong gang tấc đối với người già trong những đêm trăn trở muộn màng…

Chúng tôi muốn đến với Houston đầu thu 2017, cũng như đã đến với San Antonio mùa thu năm ngoái, để chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của xứ cao bồi cũng như thăm lại bè bạn xưa đã ngoài 70 hết rồi, thời gian “không chờ được nữa”. Chúng tôi muốn đến Houston hần hai sau 7, 8 năm vì bây giờ có nhiều họ hàng “di cư” đến, để thăm lại chùa Việt Nam rộng lớn uy nghi có tượng Phật bà Quán Thế Âm cao vòi vọi, từ highway đã thấy tượng Phật bà uy nghi, sừng sững trước sân chùa. Chúng tôi muốn thăm lại chợ Hồng Kong, ngôi chợ đẹp sạch và lớn nhất vùng Houston…

Mấy hôm nay trời không có nắng. Có thể New Jersey ảnh hưởng cái ướt át, u sầu của cơn bão Harvey ở Texas hay Irma ở Florida; hay mùa thu tình yêu đang về với đất trời Đông Bắc? Chúng ta đang hướng về nạn nhân cơn bão dữ bằng trái tim yêu thương, chia xẻ và cầu mong mọi sự yên bình cho tất cả mọi người ở đây không phân biệt màu da, giai cấp hay tín ngưỡng.

Cầu mong an vui cho tuổi già cầu mong mọi điều may mắn, tốt đẹp sẽ đến với Houston, thành phố lớn của Texas với sự phát triển nhanh về khoa học kỹ thuật, sự thịnh vượng của kinh tế và sự giàu có của tình người.

Chúng ta đang hướng về Houston với sự cầu nguyện âm thầm: “Sau cơn mưa, trời lại sáng.” Với cá nhân người viết, xin lỗi thật nhiều với Houston vì những dự tính bôn bề “nửa đường gãy gánh” với bè bạn gần xa, với các em học sinh ngày cũ gần 40 năm chưa gặp gỡ một lần.

Với tình yêu viết hoa, tình người nồng ấm, chúng ta hy sinh thêm một chút để giúp Houston để thành phố xinh đẹp này sớm được hồi phục. Các foundation ở khắp nơi đang ráo riết làm việc, kêu gọi đóng góp tiền bạc của mọi người ở Mỹ, ở các nước lân cận. FEMA và Red Cross là hai bộ phận chủ lực sẽ giúp Houston.Vấn đề còn lại là thời gian. Chúc Houston giữ vững niềm tin yêu và hy vọng!         

Song Lam

Ý kiến bạn đọc
02/10/201718:48:21
Khách
Một bài viết hay. Bằng lời văn giản dị, dễ đọc, tác giả kể lại một cách bao quát về hai trận cuồng phong Harvey và Irma mới đây đã tàn phá Houston và Florida, gây thiệt hại nặng nề về nhân mạng và tài sản, những nỗ lực cứu trợ của chính quyền, tình đồng hương giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng người Việt, cùng cảm xúc của tác giả.

Người Việt tuy định cư ở hai tiểu bang khác nhau, nhưng tình thương đã nối liền:

24/09/2017 - Liên Trường Trung Học Việt Nam-Nam California, Hội Cựu Sinh Viên Quốc Gia Hành Chánh-Nam Cali và Hội Dược sĩ Viêt Nam tại Hoa Kỳ sẽ phối hợp tổ chức môt buổi cơm Gây Quỹ vào lúc 6:00 chiều Chủ Nhật ngày 29 tháng 10 năm 2017.

***24/09/2017- Ban Tổ Chức Ngày Đi Bộ và Đại Nhạc Hội Cộng Đồng trân trọng kính mời quý đồng hương tham gia cuộc vận động gây quỹ cứu trợ bão lụt vào ngày 15 tháng 10, từ 8 giờ sáng đến 3 giờ chiều tại Tòa Thị Chính Thành Phố Westminster .
02/10/201715:50:09
Khách
Tác giả dù không ở gần nơi xảy ra thảm hoạ nhưng đã mô tả tương đối chính xác tình hình. Đây không hẳn là bài phóng sự, nhưng gần như là một bức thư tình dành cho những nạn nhân của thiên tai. Song Lam đã viết bằng cả tấm lòng, nghĩ về đồng bào và đồng loại đã trải qua những ngày mưa bão kinh hoàng tại vùng đất Houston và cả một phần Miami. Với giọng văn tình cảm đầy thuyết phục, Song Lam đã khiến người đọc không thể không mũi lòng. Xin mọi người tiếp tục đóng góp giúp đỡ Houston. Xin cảm ơn Song Lam, một ngòi bút của tình yêu và tình người.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,000,727
Khi nói về biên giới, ai cũng nghĩ đến lằn ranh chia đôi giữa nước này với nước kia, mà ít ai nghĩ đến cái biên giới giữa cái sống và cái chết
Hàng năm, tuy không hẹn trước nhưng vợ chồng tôi cứ nhắm chừng con heo đất hơi nặng là lật đật đập ra mua vé lơn tơn về Việt Nam
Lâu nay tôi bị khó chịu ở cổ, rồi bị đau luôn cái chân bên phải. Mỗi lần muốn nhấc chân lên để bước đi, dù chỉ là một bước ngắn cũng đã là khó khăn lắm.
Chưa vào hè, Ontario, Đông CA có ngày nhiệt độ trên 100 độ F. Từ tiểu bang Texas trải dài qua vùng Trung Tây mưa lũ, nước ngập tràn sông Mississippi.
Năm đó, tôi theo bạn dự lễ ở nhà thờ, tình cờ ngồi bên cạnh một ông cụ trông ốm yếu, ho hen.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My từ tháng 5/2019. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada. "Huế -Dallas" là bài viết đầu tiên kể về người chị và những kỷ niệm thời mới lớn của hai chị em tại Huế đã được phổ biến từ tháng Sáu 2019. Bài thứ hai, mới nhất, là một truyện tình khác thường, dữ dội như lời ca Phạm Duy, “Yêu người xong chết được ngày mai.” Nhân vật chính, một người nữ gốc Việt sinh tại Hoa Kỳ, và một chàng Argentina. Họ gặp nhau trong lễ hội hóa trang tại Venice. Chuyện được nàng và chàng trực tiếp kể bằng lời tự sự, cho thấy cách viết độc đáo của tác giả. Mong bà tiếp tục.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ.
Nhạc sĩ Cung Tiến