Hôm nay,  

Du Lịch Hawaii

17/08/201700:00:00(Xem: 14200)

Tác giả: Năng Khiếu
Bài số 5194-19-31037-vb4081617

Tác giả họ Trần, trước 1975 là công chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015, bà đã nhận giải đặc biệt năm 2016 và vừa nhận thêm Giải Danh Dự VVNM 2017.

* * *

blank
Lần đầu cậu bé 4 tuổi đi máy bay được phi công đưa vô phòng lái chụp hình.

Vào một buổi tối cuối năm 2016, ông bà Huấn đang ngồi xem TV. bỗng có phôn người con lớn gọi về, nhắc ông bà tám giờ sáng thứ sáu nhớ có mặt tại phi trường Los Angeles. Bà Huấn ngồi bên cạnh chen vào: “Còn hai ngày nữa mà lo gì sớm vậy con”.

Tuy nói vậy nhưng bà biết, con đã cẩn thận chu đáo lo mua vé máy bay, đặt khách sạn, cả năm sáu tháng trước, cho chuyến đi kỷ niệm mười năm đám cưới của vợ chồng cậu.

Người con lớn, từ hồi mới ra trường, đã làm việc ở Hawaii một thời gian, rồi sau đám cưới thỉnh thoảng cũng ra đây nghỉ vacation. Thấy phong cảnh hữu tình không khí trong lành, cậu cứ ao ước đưa bố mẹ đi du lịch một chuyến. Nhưng lúc trước còn đi làm, ông bà tham công tiếc việc không dứt ra mà đi được. Mười năm sau đám cưới, vợ chồng cậu đã có hai con, thằng nhóc đầu đã bồn tuổi, em bé còn nằm nôi, cô vợ đã chịu khó mang thêm cái bụng bầu đứa thứ ba. Chuyến du lịch hấp hôn, có ông bà nội đi theo, cả hai vợ chồng đều mừng.

Nhà con trai ông bà ở thành phố Oxnard đi xuống phi trường, ông bà ở Santa Ana đi lên. Hẹn nhau đến trước hai ba tiếng cho kịp.

Trời Nam Cali vào cuối năm khá lạnh, đúng 8:00AM, ông bà Huấn có mặt tại hãng máy bay Delta Air Lines. Sau khi tập họp điểm danh đầy đủ, gồm ông bà nội, gia đình con trai bốn người nữa, là sáu. Mọi người lớn bé xếp hàng gởi hành lý xong, lần lượt qua trạm kiểm soát an ninh phi trường. Ông Huấn đưa tay xem đồng hồ lẩm nhẩm, máy bay cất cánh vào lúc 10:25AM, vậy là còn cả tiếng nữa. Sớm chán!

Ông bà nội đã nhanh chóng qua được trạm kiểm soát. Ông thì tay kéo valise, vai đeo backpack, bà thì tay xách nách mang mấy cái túi nhẹ hơn, chuẩn bị điểm danh trước khi tìm cổng lên máy bay. Thế nhưng quay lại, thấy cô con dâu đang đứng bối rối bên bà Security, tưởng là có vấn đề với cái bụng bầu. Cậu con tay bồng tay dắt lại chỗ vợ xem có gì trục trặc. Thì ra bà bầu lo xa, mang nguyên một giỏ hai ba bình gallon sữa tươi, mười hộp sữa ensure nước, cho hai đứa nhỏ, nên phải giữ lại để chuyển đến chỗ đặc biệt, chuyên kiểm soát chất lỏng.

Đợi hơn nửa tiếng cũng chưa có kết quả, quay qua quay lại còn mười lăm phút nữa là máy bay cất cánh. Con trai đến nói với bố mẹ đi lên máy bay trước kẻo không kịp, nhưng ông bà nói: “Bố mẹ đợi các con cùng đi, nếu không kịp thì ở lại cả, chứ bố mẹ lên máy bay mà không có con cháu thì đi làm gì”.

Cũng may kiểm tra xong trước khi máy bay cất cánh, mọi người vội vàng chạy vào được đến cầu thang dẫn lên máy bay. Trên máy bay vài người tiếp viên đứng trước cửa để đón những hành khách cuối cùng. Họ ngạc nhiên thấy nguyên một gia đình, già, trẻ, lớn bé, đủ ba thế hệ thêm bà bầu ì ạch chạy sau cùng. Đúng lúc người pilot cũng có mặt, đến nói chuyện với bà bầu, ông được biết thằng bé bốn tuổi lần đầu tiên đi máy bay, liền bế nó vào phòng lái, rồi ông gỡ chiếc mũ bay trên đầu đội cho nó để ba má nó chụp hình kỷ niệm.

Mọi người rồi cũng yên vị trong chiếc Boeing 737, sau cuộc chạy đua với thời gian. Máy bay cất cánh từ phi trường LA 10:25AM. Đến phi trường Honolulu là 1:20 PM mà đồng hồ trên tay ông Huấn là 3: 25 PM. Như vậy chênh lệch nhau hai tiếng. Từ Cali đến Hawaii bốn năm tiếng đồng hồ, bà Huấn kêu mỏi lưng chùng gối.

Xe bus chở cả nhà ra cổng phi trường, đến chỗ mướn xe. Cậu con mướn một chiếc xe “van” lớn, đặt hai carseats cho rộng rãi. Chạy về khu khách sạn Hilton Hawaiian Village nằm trên đường Kalia Road, Honolulu. Nhận phòng xong mọi người đều đói bụng, kéo nhau đi ăn cơm chiều.

blank
Gia đình trước khách sạn.

Khách sạn nằm cách bờ biển khoảng trăm mét, các phòng sáng sủa, rộng rãi, cửa kính lớn với tầm nhìn toàn cảnh. Con ông bà đặt một suit gồm hai phòng ngủ, hai phòng tắm, trên tầng mười sáu, ngay góc nhìn ra biển. Các phòng được trang bị truyền hình, đèn ngủ, tủ đựng quần áo, trang trí theo phong cách truyền thống của Hawaii. Phòng khách rộng rãi, kê một bộ sofa sang trọng ngồi xem TV. thoải mái như ở nhà. Qua cửa kính phòng ăn, vừa ăn vừa ngắm cảnh. Phía bên trong là bếp, có tủ lạnh, microwave, nồi cơm điện. Tủ đựng chén bát gắn trên tường, đựng đầy bát đĩa, nĩa, thìa đủ cỡ lớn nhỏ(nhưng tìm hoài không thấy đũa). Tủ dưới gầm đựng nồi niêu song chảo cũng đủ size. Cặp máy giặt, máy xấy đặt gần phòng tắm. đầy đủ tiện nghi như một căn apartment. Phía dưới còn có hồ bơi nước ngọt ngoài trời, để du khách bơi thoải mái. Lần đầu tiên ông bà nội được thưởng thức cái cảm giác ở khách sạn năm sao, cứ suýt soa khen lấy khen để.

Hawaii là tiểu bang duy nhất của Mỹ có biển nước bao quanh, bốn mùa mát mẻ, nên người gốc Hawaii, từ lúc mới sanh ra được thở không khí trong lành ăn uống thoải mái, mát da mát thịt, người nào cũng tròn trịa, khoảng hai ba trăm pounds. Bãi biển Waikiki nước ấm màu xanh dương, sóng vỗ êm đềm, như Bãi Dâu ở Vũng Tàu VN, chứ sóng không ào ạt và lạnh ngắt như bãi biển Huntington Beach California.

Lần đầu tiên đặt chân đến Hawaii, mà người Việt hay gọi là Hạ Uy Di, đem lại cho ông bà Huấn một cảm giác như đến một chân trời mới. Rời Cali đang mùa đông lạnh giá, để đến một miền biển nắng rực rỡ, khí hậu ấm áp, thật tuyệt vời! Nhưng con trai của ông bà đã đến Hawaii nhiều lần, nên là thành viên (membership) của khách sạn Hilton.

Sáng Chúa nhật, cậu chở cả nhà đi dự lễ, tại nhà thờ St Peter & Paul Church. Các hàng ghế đầy kín người ngồi.Trước lễ cha chủ tế ngỏ lời chào đón các du khách mới đến thăm Haiwaii, cha mời đứng lên để mọi người chúc mừng. Ngoài đại gia đình ông bà Huấn còn có vài người từ Cali đến, và một số ở các tiểu bang khác, đều được các vị đại diện trong nhà thờ đến choàng vào cổ mỗi người một xâu chuỗi bằng những con ốc xoắn nhỏ, màu trắng nổi vân vàng bóng, đẹp như chuỗi ngọc trai. Những tràng pháo tay liên tiếp nổ dòn, khiến lòng du khách lâng lâng một niềm cảm mến cái xứ sở đầy tình thân ái.

Ngoài ra biểu tượng của Hawaii còn có hoa dâm bụt và hoa sứ (hoa đại). Những buổi tiếp tân, du khách thường được đón chào bằng một vòng hoa choàng cổ. Trong bảng phân phối dân cư của tiểu bang Hawaii người Á Châu chiếm đa so như: Korea, Philippine, China, Việt Nam… đông nhất là người Nhật, nên nhà hàng ăn của Nhật khá phổ biến.

Một buổi chiều cậu con trai chở cả nhà đi phố Waikiki đến một tiệm mì Udon nổi tiếng, lúc nào trước cửa cũng đông ngẹt khách xếp hàng dài sát lề đường. Ông bà nội cũng nghiêm chỉnh trong hàng ngũ, tay bà đặt trên chiếc xe nôi có thằng cháu hai tuổi nằm chễm trệ bên trong, nhích từng bước, gặp trời mưa, nhưng không ai chạy trú mưa sợ mất chỗ.

Tiệm mì Udon này rất đặc biệt, vừa bước chân vào cánh cửa thấp lè tè, gặp ngay những người thợ đang đứng nhào và lặn bột bằng tay, cắt tại chỗ. Có lẽ vì vậy mà những thực khách thích ăn mì tươi đã tìm đến đây. Mỗi người tự đến lấy một chiếc khay gỗ và tô, đem đến cho anh đầu bếp bỏ vắt mì Udon vào, rồi đổ thêm cho muôi nước lèo. Kháchlại đến tiếp một tủ đầy những thố chả cá, tôm chiên, hoặc thịt quay.v.v... Tùy mỗi người chọn món nào mình thích để ăn chung với mì. Muỗng, đũa, hay giấy napkin cũng tự đi lấy. Cuối cùng là đến quầy tính tiền, rồi tự đi tìm bàn nào trống thì ngồi ăn. Cả gia đình ông Huấn tìm được một bàn sáu chỗ gần cửa sổ. Ngoài trời đang mưa lất phất, mọi người vừa ăn vừa xì xụp húp món mì nóng. Ngon tuyệt!

Ngày thứ ba, bà nội đòi đi chợ mua đồ về nấu cơm. Mấy ngày nay bà phải theo con cháu đi xếp hàng chờ đợi, ở các nhà hàng món ăn nửa Âu nửa Á, bà thèm cơm canh muốn chết. Bà không hợp khẩu vị món Garlic Shrimp với butter thơm lừng mùi tỏi, hoặc món sushi, rong biển, tanh tanh. Cậu con đành chở bà đến China Town, ở đây đầy đủ rau quả, trái cây Á Châu, nhưng giá khá đắt. Bà Huấn mừng như trúng tủ, nên bà mua một giỏ nặng, nào ga tươi nguyên con làm sẵn, về ướp gia vị rồi đút lò, hai ba cục thịt heo về luộc hành, tôm về làm món tôm hỏa tiễn mà thằng cháu bà rất mê. Đủ các thứ rau xanh, đậu cô-ve, đậu bắp về hấp ăn cho mát ruột. Bà không quên mua chôm chôm và trái cóc cho bà bầu.

Về đến khách sạn có sẵn nồi niêu song chảo, bà xào xào, nấu nấu, mùi vị Việt Nam bay thơm phức. Hơn một tiếng đồng hồ là xong (toàn thức ăn healthy), dọn sẵn một bàn ăn thịnh soạn, con cháu đi chơi hay tắm biển về, đói bụng có sẵn cơm nóng canh sốt, mọi người ăn ngon lành.

blank
Thăm chiến hạm USS Missouri.

Các con bà nói “Mai mẹ đừng làm chi cho mệt, đi chơi thì phải để thì giờ enjoy, mẹ à!”.

Nhưng bà bảo “Mẹ đâu có mệt, thấy các con ăn ngon là mẹ vui rồi”. Từ đó chỉ ăn ở ngoài mỗi khi đi chơi xa, còn buổi chiều về là đã có bà nội làm cơm “ngon như mẹ nấu ở nhà”.

Buổi tối cơm nước xong, cả nhà vừa xem T.V. vừa thưởng thức trái cây, đu đủ Hawaii nhỏ nhưng thơm và ngọt ngào. Thằng cháu ngồi cạnh nói tiếng Việt rành rẽ: “Ba ơi! Con thít (thích) ông bà nội lắm, lần sau mình đi chơi đâu nhớ cho ông bà theo nha”.

Ba nó ngạc nhiên hỏi: “Tại sao?” Nó thật thà nói: “Vì ông nội đi đâu cũng bế con, còn bà nội nấu ăn ngon, lại coi em bé nữa”.

Mọi người nhìn nhau. Người ta thường nói “đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ” lời con trẻ nói thật nhưng không mất lòng. Bà Huấn nhìn thằng cháu nội cười vui, thấy thằng cháu nói đúng. Nhờ có bọn nhỏ mà ông bà nội mới có dịp “ăn theo” chuyến du lịch kỷ niệm 10 năm hôn lễ của bố mẹ chúng.

Sang ngày thứ tư, bà Huấn được con chở đi chợ trời Stadium Swap Meet. Phần nhiều là các cửa hàng bán đồ lưu niệm và quà tặng. Từ áo Tshirt, Sarong, đều in hình ảnh các loại hoa. Kẹp tóc, bông tai, dây đeo cổ, vòng đeo tay, cũng gắn hoa. Bà mua được một mớ về cho các cháu gái.Rồi chở bà đi Walmart mua kẹo chocolate, là đặc sản của Hawaii, để về làm quà cho anh em bạn bè.

Mỗi buổi tối bà Huấn và con dâu đi bách bộ, vừa tốt cho bà bầu vừa ngắm bãi biển về đêm, người qua lại đông đúc tấp nập, ai cũng mặc quần áo hoa hòe mát mẻ. Nghe tiếng nhạc tiếng trống rộn ràng, hai mẹ con vòng qua khu vui chơi, xem trình diễn trên sân khấu ngoài trời. Các vũ công nam nữ xinh đẹp, biểu diễn màn múa bụng, múa lửa, với vũ điệu cổ truyền Hawaii. Điệu hula mông ngực lắc rung hết cỡ, theo ánh đuốc bập bùng trong màn đêm mang một nét đẹp hoang dại. Khiến khách du lịch nhìn mê mẩn.

Cạnh khách sạn là những khu shopping, cửa hàng Boutique, quần áo, giày dép, phấn son, đồ trang sức. Hai mẹ con bước vàotiệm tạp hóa Á Châu, bán đủ thứ như một cái chợ nhỏ. Nào gạo, muối, đường, nước tương, dầu ăn, bánh mì lúa mạch, mì ăn liền…, còn có cả sữa tươi đủ loại mà trước đó con dâu bà không để ý, nên đem sữa từ Cali theo, đến phi trường bị giữ lại, thật là uổng công.

Ngày thứ năm. Một buổi sáng, con cháu gọi ông bà dậy sớm, để đi thăm khu kỷ niệm Trân Châu Cảng là một di tích lịch sử nổi tiếng. Sách báo phim ảnh, nói rất nhiều vì quân Nhật bất ngờ tấn công Trân Châu Cảng, làm cho Mỹ phải quyết định lao vào cuộc chiến… khởi đầu cho sự tham gia vào thế chiến thứ hai của Mỹ.

Vì rất đông du khách nếu đến muộn phải xếp hàng chờ lâu mới vào được. Đứng trên bờ, từ xa xa đã nhìn thấy nhà tưởng niệm có lối kiến trúc như một cái hộp hình chữ nhật màu trắng, đặt trên phao nổi neo ngay trên xác của chiến hạm USS Arizona đang chìm phía dưới, rỉ sét đen đủi, dưới làn nước trong vắt, du khách có thể thấy rõ từng đàn cá đang rỉa những rong rêu bám quanh.

Ghé thăm tàu USS Missouri. Nếu đứng trên Đài tưởng niệm USS Arizona nhìn về hướng nam sẽ thấy chiến hạm USS Missouri, đậu ngay cầu tàu, ngày nay đã thành viện bảo tàng để du khách thăm viếng. Có thể đứng trên boong chiến hạm cao ngất, ngắm trời nước bao la, và đi vào bên trong tàu, tham quan các phòng đều nhỏ hẹp, từ phòng làm việc, phòng ngủ của các sĩ quan, đến phòng ăn của các binh lính….

Ngày cuối cùng, cậu con mua vé ENoa Tours, đe ông bà tự do theo đoàn du khách tham quan thắng cảnh của đảo Oahu. Sáng sớm đúng bảy giờ, có xe tour bustới đón ông bàtrước khách sạn. Đây là chuyến đi suốt ngày quanh đảo, tour guide sẽ dừng lại và giải thích những địa điểm đã chọn.

Tài xế vừa lái xe, vừa làm tour giuide. Cô người gốc Hawaii, khoảng ngoài bốn mươi, thân thiện, vui vẻ. Cô ngồi chật chiếc ghế dành cho tài xế, vì bề ngang quá khổ so với chiều cao. Với chiếc micro nhỏ đeo mang tai, cô nói liên tục bằng tiếng Anh khá thành thạo. Du khách đến từ nhiều nước khác nhau, phần nhiều là từ bên Nhật, ngồi gần ông bà la một gia đình người Anh và hai người Tàu…Những điều cô nói về văn hóa, xã hội và con người tại Hawaii, rất hữu ích cho mọi người khỏi phải đọc trong các sách báo du lịch.

Xe chạy theo con đường ngoằn ngoèo ven biển. Thỉnh thoảng cô cho xe dừng lại để mọi người xuống ngắm cảnh, thư dãn gân cốt. Nhưng không phải muốn xuống chỗ nào cũng được, mà có bãi, có bến hẳn hoi của chính phủ sắp đặt.

Vừa lái xe cô vừa kể đủ mọi thứ chuyện để du khách khỏi buồn ngủ, chuyện người ta rồi lân la đến chuyện mình. Gia đình cô rất đông, ông bà cha mẹ, hai ba đời còn đầy đủ. Cô có chồng và hai đứa con đã lớn, đang học ở các trường đại học nổi tiếng. Tất cả những người gốc Hawaii, đều nhận được những ưu đãi, và nâng đỡ đặc biệt của Chính Phủ Liên Bang. Nhờ ngành du lịch phát triển, có nhiều công ăn việc làm nên dân chúng có cuộc sống khá đầy đủ. Cô có một căn nhà đang ở, mua đã lâu có mấy chục ngàn, mà bây giờ giá trị gần bạc triệu. Rồi cô chỉ những căn nhà nghỉ mát sát bên bờ biển giá cả ngoài tầm với của những người như cô. Hoặc những căn biệt thự cảnh trí đẹp tuyệt vời, của những vị tổng thống, hay thủ tướng các nước, đã chọn về đây hưu dưỡng, sống những ngày êm đềm cho đến cuối đời.

blank
Chùa Byodo-In tại Hawaii.

Đi ngang một khách sạn sang trọng, cô chỉ cho mọi người xem và nói, ở đó một phòng có giá năm ngàn đô la một ngày. Không tin vào tai mình, lúc về gặp con trai bà Huấn chợt nhớ lời kể của tour guide, bà hỏi con có đúng không, con cười cười: “Khách sạn năm sao mình đang ở cũng gần bằng, nếu con đặt phòng lên khoảng mươi tầng nữa thì cũng có giá đó”. Bà nghe mà thấy tiếc tiền, vì hồi còn đi làm lương một tháng, hai ông bà cộng lại cũng không bằng một ngày ở khách sạn. Thấy mẹ đắn đo tính toán, cậu trấn an “Mẹ đừng lo, vì là thành viên, con đã đóng tiền hàng năm, nên mỗi lần đến ở không tốn nhiều tiền đâu mẹ!”.

Nơi dừng chân tiếp theo, ở một tiệm tên là Tropical Farms Macadamia Nuts, để mọi người thử cà phê, và đi dạo quanh bên hai bức tượng vua và hoàng hậu khi xưa của Hawaii (không nhớ tên) tạc bằng gỗnhưng cao lớn như người thật đứng trước tiệm. Thử cà phê miễn phí thì đông, nhưng các thứ quà khác và hột mắc ca, để giá 9.99 đô la một pound, giáđắt quá ít người mua.

Xế trưa cô tài xế ghé trạm mua vé bao du khách vào thăm ngôi chùa Nhật Byodo-In, nằm phía trong khu nghĩa trang. Từ cổng vào, xe đi ngang qua những ngọn đồi thoai thoải, mồ mả, cây cỏ được chăm xóc cẩn thận, đẹp như một công viên. Xa xa phía trước, cây cầu đỏ kiểu Nhật đã hiện ra, mọi nguời lục tục xuống xe, qua cây cầu bắc ngang một con lạch. Nhìn từng đàn cá bơi lội dưới gầm cầu, óng ánh trên mặt nước những con cá Koi, lớn, nhỏ màu đỏ, cam, vàng, trắng thật đẹp mắt. Bà con đua nhau chụp hình.

Vào khoảng năm chục mét, một ngôi chùa xây theo lối kiến trúc cổ, giữa cảnh núi rừng hùng vĩ. Phía sau chùa ngọn núi cao chót vót như quyện vào áng mây trắng lững lờ trên bầu trời, tạo nên một khung cảnh linh thiêng, thanh thoát, đẹp như một bức tranh tuyệt tác của tạo hóa. Không bỏ lỡ cơ hội bà Huấn nhờ chụp vài tấm hình kỷ niệm, tiếc rằng không lấy được toàn cảnh dãy núi cao vút trên bầu trời.

Hơn một giờ trưa, tour guide mới đưa du khách đến tiệm cơm ven đường, với cái bụng đói meo. Mọi người phải xếp hàng rồng rắn ngoài trời, giữa trưa nắng để lấy số thứ tự, rồi ghé cửa sổ kế bên nhận hộp cơm, tôm ram trộn nước sốt, vài lá rau salat, mà giá đắt gấp ba ở Little Saigon Nam Cali. Măc dù sau nhà hàng xa xa là những vuông nuôi tôm.

Cơm nước xong, tài xế đưa du khách đến điểm dừng chân mới, để mọi người leo đồi cho đỡ cuồng cẳng. Trên đường đi mọi người dừng lại quay phim, chụp hình những đàn gà rừng đông đúc, gà trống gân cổ gáy vang trời. Gà mái đang bới mồi cục cục gọi đàn con. Thản nhiên không sợ người đến gần. Từ chỗ đậu xe lên đến nơi gọi là “vọng cảnh” rất cao, để du khách đứng trên đỉnh núi nhìn xuống toàn cảnh của một vùng thung lũng mênh mông, như đang ngồi trên máy bay nhìm xuống thành phố, nhà cửa cây cối nhỏ xíu, xa xa là núi và biển. Đứng chỉ một lúc phải xuống ngay, vì gió chiều lồng lộng bay tóc rối bù. Họ xây chung quanh những bức tường kiên cố cao ngang ngực, đóng sẵn những cọc vịn bằng sắt, nếu ai không nắm chắc sẽ bị gió quật ngã xuống nền xi măng dưới chân.

Điểm kế là nơi dừng chân lâu cả tiếng đồng hồ, để đi bộ ngắm cảnh núi rừng thiên nhiên. Có tên là công viên Waimea Valley, khu rừng nguyên thủy. Đi từ cổng vào sâu bên trong khoảng 3/4 mile (1000 metters) theo tấm bản đồ hướng dẫn, có rất nhiều đường vào đến điểm cuối cùng, là một thác nướcthiên nhiên tên là Majestic Waimea Falls, thác chảy xuống vũng lớn như một cái hồ tự nhiên có dịch vụ dã chiến cho thuê phao, để du khách tắm và bơi thoải mái. Nếu ai không đi bộ được thì mua vé xe điện đi đường núi, nhưng tà tà đi bộ thú hơn.

Gọi là rừng nguyên thủy, nhưng đúng ra nó là khu rừng, ven một góc núi, được người ta làm ra khu sinh thái, có nhiều suối và thác tự nhiên, kêu róc rách hòa với tiếng chim hót, như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh. Những cây cổ thụ hai người ôm, cây lớn cây nhỏ um tùm, xanh tốt. Những con đường xuyên rừng, làm bằng phẳng, để du khách đi lại dễ dàng và nhìn rõ các loại động vật, chim rừng, cá suối. Cây cỏ và các loại hoa rừng mọc hoang dã, nhưng tuyệt đẹp, đặc biệt chỉ có ở núi rừng nhiệt đới, có bảng tên gắn vào từng loại. Tour guide hướng dẫn đi quá nhanh, làm mọi người chạy theo mệt nghỉ.

Trạm cuối cùng ghé đồn điền trồng dứa của gia đình James Dole. Ông còn được biết là Vua Dứa, sống tại Hawaii từ năm 1899. Ông mua đất và thiết lập đồn điền trồng dứa tại đây, vì cho rằng dứa có thể trở thành một loại thực phẩm ưa chuộng khắp nơi. Năm 1901 ông xây dựng nhà máy đóng hộp gần đồn điền. Sau này đổi tên là Công Ty Thực Phẩm Dole. Năm 1907 ông xây thêm nhà máy đóng hộp lớn gần bến cảng Honolulu. Tổng cộng có tám công ty dứa tại Hawaii do gia đình James Dole quản lý.

Cô tài xế kiêm tour guide đưa mọi người vào một cửa hàng rất lớn, bán toàn đồ chế biến làm bằng dứa:kẹo dứa, bánh dứa, mứt dứa, nước uống cũng dứa… Dứa tươi được xếp từng thùng, nhưng du khách có thể mua lẻ, giá rất mắc, hơn sáu Đô la một trái, nhưng dứa ở Hawaii ăn rất ngọt và thơm.

Chiếc xe Tour Bus nhỏ chưa đến ba mươi chỗ. Khách lên xuống cũng mau mắn và đúng giờ, xe chạy trên Freeway trở về rất nhanh. Mọi người cảm thấy vui vẻ, nắm tay chào nhau “Aloha”, Ông bà cũng chào lại nhưng chưa hiểu. Nhờ du lịch Hawaii bây giờ ông bà Huấn biết được nghĩa chữ Aloha là: sự chào hỏi, hữu nghị, cảm ơn. “Xin chào” và tạm biệt.

Năng Khiếu

Ý kiến bạn đọc
11/11/202223:55:33
Khách
<a href="https://www.drp-rlcpa.com/">債務重組</a> - 李建民債務重組代名人|<a href="https://www.iva-rlcpa.com/">債務重組</a> - 李建民協助你解決債務困境|<a href="https://www.iva-co.com/">債務重組</a> - 李建民全港最多人選用
18/08/201701:35:31
Khách
Ở phần trên của bài, tác giả viết "Người con lớn, từ hồi mới ra trường, đã làm việc ở Hawaii một thời gian, rồi sau đám cưới thỉnh thoảng cũng ra đây nghỉ vacation".

Ở phần dưới, " Nào gạo, muối, đường, nước tương, dầu ăn, bánh mì lúa mạch, mì ăn liền…, còn có cả sữa tươi đủ loại mà trước đó con dâu bà không để ý, nên đem sữa từ Cali theo, đến phi trường bị giữ lại, thật là uổng công".

Chậc chậc, vậy hóa ra ông con trai đã không có cặp mắt quan sát đời sống ở Hawaii, cho dù đã có những khoảng thời gian cư ngụ ở Hawaii ? Nữa là, cả hai vợ chồng người con trai dễ thường không biết rằng Hawaii là một trong những tiểu bang của nước Mỹ chớ có phải là một hải đảo xa lạ nào mà lại không có các loại sữa như bày bán ở trong nội địa nước Mỹ ?!

Trước ngày mất nước, tui lớn lên ở trong miền Nam, chưa từng nghe ai nói " hấp hôn". Nay đọc trong bài viết này- của một cựu công chức Bộ Ngoại Giao Việt Nam Cộng Hòa- mới thấy nó. Hổng biết những chữ này " du nhập" từ đâu vậy ta ? Híc !
17/08/201723:13:17
Khách
Ngày mùng 5, tháng 8 năm 2017 được đi du lịch "Venezia - Venice" với tác giả Nguyễn Tài Ngọc. Tới ngày mùng 8, tháng 8 thì được cho đi xem "Biển Đen Khỏa Thân tại San Diego" với tác giả Dan Heaven. Chưa kịp hoàn hồn và lại sức thì ngày 15, tháng 8 lại được mời đi Ý lần nữa để viếng " Portofino Quyến Rũ" của tác giả Minh Tâm.

Ngày 17, tháng 8 nhận được giấy mời khẩn cấp đi, được bao hết từ A tới Z, "Du Lịch Hawaii" của tác giả Năng Khiếu. Tới được phì trường Honolulu thì người đọc thực sự hết hơi và mệt nhoài dù ngày nào cũng chạy trên treadmill và được tiện nội tẩm bổ không còn thiếu thứ gì.

Xin được chân thành cám ơn tất cả các tác giả trên cho lòng tốt và hiếu khách. Năm tới xin quý vị cứ gườm gượm cho, nếu được, để người đọc có thì giờ thưởng thức cho tới nơi tới chốn và được vui vẻ cả làng.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,264,721
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Từng là một chiến binh VNCH biết nhà tù cộng sản, rồi thành Hát Ô Một, tới Mỹ năm 1990,
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ 2007 và đã nhận giải thưởng đặc biệt. Trước 75, cô là một viên chức trong Quân Đội Việt Nam Cộng Hoà, vượt biển năm 1989 và định cư tại San Francisco.
Gió Đồng Nội là bút hiệu của một tác giả đã góp nhiều bài đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên. Bà là một chuyên gia từng làm việc tại Trung Tâm Không Gian Kennedy
Tác giả là cư dân Miami, từng nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Bài viết, của ông tuy ngắn, nhưng luôn cho thấy tấm lòng của ông với đất đai, quê hương, con người.
Tác giả hiện là cư dân vùng Little Sài Gòn, làm việc tại Bureau of Barbering & Cosmetology (Nha Khảo Thí ngành Thẩm Mỹ) tại Los Angeles. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, nhận Giải Chung Kết 2001,
Tác giả tên thật là Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn trong một gia đình công chức người Bắc di cư. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh).
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm trước, khi ông còn ở Việt Nam. Ông đã định cư tại Mỹ, nhưng thỉnh thoảng cũng về Việt Nam đi xây nhà cho người nghèo quê cũ.
Tác giả là cư dân Greenville, South Carolina, có ba cuốn sách Việt ngữ và Anh ngữ đã xuất bản. Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, Sao Nam Trần Ngọc Bình đã nhận Giải Đặc Biệt. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả đã nhận Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2016. Các ông già Noel đang xuất hành khắp nơi. Đã tới lúc nghĩ trước tới món bánh giống cây củi mùa đông.
Tác giả tên thật là Trần Năng Khiếu, đến Mỹ năm 1994, theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012, hiện là cư dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8, 2015.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến