Hôm nay,  

Chuyến Đi Canada

12/07/201700:00:00(Xem: 11460)

Tác giả: Sao Nam Trần Ngọc Bình
Bài số 5165-19-31009-vb4071217

Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Bài mới của ông kể về chuyến đi Canada.

* * *

blank
Các cháu lớp Việt Ngữ đang múa quạt, ảnh Hiệp Võ.

Được tin chị tôi hơi mệt tôi tính đi Canada một chuyến thăm chị xem sao vì. Cách đây lối 5 năm tôi đã đi thăm bà chị bên Canada. Nay nghe tin bà mệt lại, tôi rất muốn sang thăm bà.

Năm năm là một thời gian khá dài và khá lâu nhất là đối với nhưng người ở lứa tuổi thất thập cùng với dấu+ như tôi và chị tôi.

Tôi mới chỉ nghĩ tới “đi” thăm chị nhưng còn do dự trong việc mua vé máy bay thì một hôm nhân lúc lái xe xuống thăm con gái tôi ở thành phố Anderson, SC thì anh chàng rể trong lúc mở PC ra coi đã táy máy click vào cái web bán vé máy bay giá rẻ “Expedia” coi chơi.

Bất ngờ anh chàng la lên vé đi Canada còn 2 chỗ giá cả thuế là 514.00 đô Bố, Má đi không.

Thật đúng là “buồn ngủ mà gặp chiếu manh!” Thấy giá hời và đang sẵn có ý định qua Canada thăm chị tôi, tôi ô kê liền.

Thế là tôi khăn gói quả mướp bay qua Canada mà chẳng chuẩn bị gì cả. Do đó, từng lúc “hú hồn” , sẽ kể ở cuối bài.

Điều này mới là hơi liều mạng.

Tôi sẽ tường trình cho quý độc giả ở đoạn sau.

Từ phi trường Greenville - Spartanburg viết tắt là GSP tôi bay tới phi cảng New York viết tắt là LGA bằng phi cơ của công ty WestJet.

Sau khi nghỉ để chờ phi cơ ở phi cảng New York lối một giờ rưỡi tôi tiếp tục bay tới phi trường Toronto và phi cơ đáp xuống nhà ga phi cảng tại Terminal 3.

Trước khi lên máy bay tại phi trường Greenville,SC tôi yêu cầu trạm bán vé của hãng máy bay cho tụi tôi 2 cái wheelchair vì cả hai tụi tôi bị trặc chân để di chuyển cho tiện lợi.

Anh chàng người Mễ phục vụ chúng tôi thật là ân cần.

Có lẽ vì thiếu người nên chàng ta cứ lần lượt đẩy từng cái wheelchair một đưa chúng tôi tuần tự vào, ra thang máy từng người một rất chu đáo.

Đến khi xong việc anh chàng còn hỏi có cần gì nữa không rồi mới từ biệt.

Trước khi khởi hành một ngày tôi đã email cho cháu tôi biết nhà ga cuối cùng ở Toronto là Terminal 3 thế nhưng khi nhìn quanh quẩn chẳng thấy bóng dáng cháu trai, cháu gái của chúng tôi đâu.

Hai cô gái Canada đẩy wheelchair đã quan tâm tới khách hàng rất mực.

Thấy không ai đón tụi tôi một cô hỏi tôi số phone của cháu tôi để cô gọi giúp có lẽ vì thấy chúng tôi gọi mãi mà không ai trả lời.

Cô này gọi mãi mới được có lẽ vì cô cháu dâu của tôi thấy số phone lạ nên không trả lời phone chăng?

Trời ạ! Cuối cùng thì mọi việc cũng đâu vào đấy.

Trước khi tạm biệt cô đẩy wheelchair tên là Hanah bảo tôi cứ đứng chờ ở cái cột có đánh số 35 vì cô đã báo cho cháu gái tôi biết rồi.

Chẳng mấy chốc thì chiếc xe van của H., con trai bà chị của tôi xuất hiện.

P., vợ H., xuống xe tíu tít xách hành lý của chúng tôi mang lên xe miệng thì líu lo nói nói cười cười vì mừng gặp lại Ông cậu sau 7 năm xa cách.

Lên xe mới vỡ lẽ vì quá mừng nên H.,cháu tôi, đã lái xe đến Terminal 1 thay vì Terminal 3 để đón vợ chồng tôi! Thảo nào!

Bé Trâm Anh cách đây 7 năm còn cầm tay Ông cậu trong suốt buổi đi chơi từ Toronto tới thác Niagara nay thì rõ ra là một thiếu nữ duyên dáng mặn mà.

Trâm Anh nay đã biết mắc cỡ nên không cầm tay Ông cậu như trước nhưng nhất quyết đòi đi đón Ông cậu cho bằng được.

Cách đây lối 7 năm khi tôi đi thăm bà chị tôi cũng là lần đầu tiên bé gặp tôi và ngay lập tức bé đã rất tự nhiên cầm tay tôi suốt buổi du hành từ Tororonto đến thác Niagara không rời bàn tay của Ông cậu dù chỉ một phút cho đến khi bé tạm biệt tôi.

Còn hai anh trai của bé Trâm Anh thì cả hai đã không ngừng mời Ông cậu về ngủ tại nhà 2 cháu dù chỉ là lần gặp đầu tiên.

Bây giờ tôi giải thích ra sao về cảm tình rất sâu đậm mà các bé đã dành cho tôi.

Cứ theo như tôi hiểu, theo đạo Phật thì có lẽ trong kiếp trước tôi và bé Trâm Anh đã là cha và con nên trong kiếp này bé như tìm lại người cha của tiền kiếp nên mới lưu luyến tôi không rời tay tôi ra dù chỉ một phút như thế.

Thế còn tình cảm của 2 anh của bé Trâm Anh?

Cũng vậy thôi lần đầu gặp tôi, hai anh của bé Trâm Anh đã tỏ ra có tình cảm thật sâu đậm với Ông cậu lập tức và cứ nhất định mời Ông cậu về nhà của hai cháu ngủ chứ không chịu để cho Ông cậu ngủ ở nhà bà nội tức là nhà chị tôi.

Tình cảm của ba cháu và của mẹ cháu dành cho tôi thật là chân tình và làm cho tôi xúc động cho tới bây giờ và mãi mãi.

Trong dịp đi thăm bà chị tôi lần này tôi cũng may mắn có dịp tham dự Lễ Mãn Khóa lớp Việt Ngữ của Trâm Anh.

Trong dịp này cô giáo Lớp Việt Ngữ cũng đã cho tổ chức màn trình diễn Múa Quạt của các em trong Lớp Việt Ngữ trong đó có Trâm Anh tham dự nữa. Hình các cháu trong lớp Việt Ngữ đang múa quạt do Ông Hiệp Võ chụp và cho phép tác giả kèm theo bài viết.

Các em trong Lớp Việt Ngữ đã uyển chuyển dịu dàng trình diễn màn vũ dân tộc này.

blank
Ảnh vợ chồng tác giả trước bảng mừng Quốc Khánh Canada năm thứ 150.

Trong dịp qua Canada này thật là không may cho tôi tôi đã bỏ quên cái camera ở nhà nhưng lại may mắn thay Ông Hiệp Võ là cameraman trong buổi lễ này đã ưu ái gởi hình màn trình diễn Múa Quạt để tôi đăng kèm với bài viết này.


Nhân đây xin Ông Hiệp Võ nhận nơi đây lời cám ơn chân thành của tôi.

Câu “Tre già măng mọc” của các cụ ta thật đúng trong trường hợp này.

Cả ba anh em của cháu Trâm Anh sau khi mãn khóa đã không quên ơn dạy dỗ của Lớp Việt Ngữ nên cả ba đều “lại quả” cho Lớp bằng cách dạy thiện nguyện lại cho các em Việt thế hệ sau các em học tiếng Việt trên quê hương thứ hai là Canada này!

Nghĩa cử của các em đã bắc cầu cho thế hệ sau tiếp nối!

Các em đã qua sông nhưng các em vẫn bắc cầu cho thế hệ tiếp nối sang sông!

Các Em đã không chặt cầu!

Có thể nói không ngoa rằng các em Việt Nam sinh sau đẻ muộn tại Toronto không sợ quên tiếng mẹ đẻ nếu cha mẹ các em chịu khó lái xe chở các em đi học tiếng Việt một cách chuyên cần!

Ngoài Lớp Việt Ngữ nơi đây còn tổ chức những lớp dạy tiếng mẹ đẻ cho các sắc dân khác nữa như Ấn, Phi…

Sau Lễ Mãn Khóa khách tham dự được mời tham dự bữa ăn nhẹ do phụ huynh các em mang tới.

Thật là chu đáo!

Xin cám ơn Ban Tổ Chức.

Lại nói qua về bà chị của tôi.

Trước Tết Mậu Thân 1968 anh rể của tôi đã hy sinh trong cuộc chiến chống lại cuộc xâm lăng Việt Nam Cộng Hòa của CS Tàu ngụy trang bằng quân CS tay sai xâm lăng Bác Việt.

Chị đã thủ tiết thờ chồng và nuôi con cho đến nay mà không tái giá.

Tôi có chú em cũng định cư ở thành phố Toronto. Chú tốt nghiệp khóa Hàng Hải Thương Thuyền. Sau năm 1975 chú được một xì thẩu người Hoa mời lái con tàu do ông ta tổ chức. Chuyến vượt biển thành công.

Chú nói với tôi anh em mình ít khi có dịp gặp nhau, tuổi em cách tuổi của anh lối 15 tuổi, thành ra mình không có dịp hàn huyên. Anh bị CS cầm tù quá lâu còn em khi sang tới Canada đầu tắt mặt tối lo hai job một job đi làm nuôi cái thân một job kia là đi học để có chỗ đứng vững vàng trong cuộc sống. Anh cũng vậy anh cũng đã tất bật mưu sinh thành ra hai anh em mình không có dịp gặp nhau hàn huyên tâm sự.

Nhân dịp anh qua thăm chị L, nên hôm nay em xin nghỉ một buổi để đưa anh đi thành phố Toronto này và đặc biệt là Tháp CN Tower anh nhé!

Được lời như cởi tấm lòng chúng tôi và cô cháu gái con của bà chị tôi cùng lên xe đi chơi với chú em tôi.

Chú lái xe rất ung dung tự tại, khiến tôi có cảm tưởng là chú đang Thiền thở trong lúc cầm tay lái.

Được một lúc thì chú em tôi chỉ tay về phía xa xa và nói em sẽ đưa anh chị tới cái Tháp CN Tower có nhà hàng quay chung quanh trục của nó 360 độ dùng bữa để kỷ niệm chuyến đi này.

Chú X. mua vé và chúng tôi phải qua kiểm tra bằng điện tử trước khi lên thang máy của Tháp CN Tower như khi lên máy bay.

Bìa Thực đơn của Nhà Hàng có hình màu một lá phong rất đẹp. Lá phong là biểu tượng của quốc gia Canada.

Những món ăn món nào cũng có giá rất mắc nhưng vừa miệng có lẽ ai cũng thíchlên đây thưởng thức cho biết nhưng có lẽ để trở lại lần thứ hai thì chẳng bao giờ có ai dám nghĩ tới.

Trong lúc ngồi ăn tôi kể cho chú em tôi nghe hồi hôm tôi vừa bị bón vừa không tiểu tiện, nhức thấu đến đỉnh đầu nhưng tôi không dám kêu emergency vì mình không mua bảo hiểm khi đi du lịch nên cứ chịu trận. May sao cuối cùng thì nó cũng tạm thông.

Chú em tôi cho biết chú cũng đã bị một trận như tôi, mới đây khi khám bác sĩ thì ông ta cho biết chú bị nhiễm trùng đường tiểu và cho chú uống trụ sinh như Amocilline là hết.

Bí đại tiện thì 7 ngày mới về chầu Diêm Vương còn bí tiểu sẽ đi thăm ông bà trong 24 tiếng là xong đời, một anh bạn đã nói với tôi vậy.

Có lẽ lần này ông bà tôi chờ tôi mà không được gặp do tôi liên tục tập Yoga không ngừng từ năm 1980 cho tới nay nên Yoga đã kích thích Hệ Thống Miễn Nhiễm giúp cơ thể tôi tự chữa được bịnh nhiễm trùng đường tiểu chăng nên tôi tự nhiên đã tiểu được.

Hú hồn!

Trước khi rời khỏi CN Tower chú em tôi không quên chụp một tấm hình vợ chồng chúng tôi đứng trước hàng chữ “Canada 150” để kỷ niệm năm thứ 150 thành lập nước Canada. Quốc khánh Canada là ngày 1 tháng Bẩy.

Khi trở về Mỹ tôi phone hỏi Hãng bảo hiểm Medicare Advantage của tôi thì hãng cho biết nếu cần Emergency thì trước khi đi gọi phone báo về Hãng là yên tâm Hãng sẽ trả mọi chi phí nhưng chỉ khi nào cần Emergency mà thôi!

Ngay cả khi đi du lịch trong nước Mỹ cũng vậy khi cần phải đi Emergency thì trước khi đi cứ gọi báo cho Hãng biết là đủ!

Hú hồn! Thế là bây giờ nếu tôi có du lịch bất cứ đâu tôi không còn phải lo nữa.

Các cháu con của H., con trai bà chị của tôi, lần này cũng đã dành cho tôi sự tiếp đón thật nồng hậu như lần trước.

Trên đường trở về Mỹ lúc phi cơ đáp ở Chicago tôi mang vé ra quầy customer service để xác nhận chuyến bay cho chắc ăn thì may mắn làm sao tôi gặp ngay có tiếp tân người Phi Luật Tân cô này cho biết chuyến bay của tôi phải chờ tới 4 tiếng sau mới bay vì bị hoãn lại.

Cô sẽ giúp tôi về Greenville sớm bằng cách đổi cho tôi qua máy bay của Hãng Air Canada mà không phải trả thêm lệ phí.

Để cho chắc ăn tôi hỏi “Are you sure?”Cô ta trả lời “Don’t worry! I take care of it!”

Rồi cô ta mau mắn dùng phone gọi xe đến chở chúng tôi qua trạm Air Canada cho kịp giờ lên máy bay!

Cám ơn cô nhé, mong có lúc cô đọc được lời cám ơn này.

Chỉ nửa tiếng sau là Air Canada cất cánh về thẳng Phi Trường GSP ở Thành Phố Greenville.

Từ chuyến đi này tôi rút ra được kinh nghiệm nên hỏi Hãng bảo hiểm sức khỏe của mình xem nếu gặp trường hợp cần Emergency hãng có lo cho mình không mỗi khi di du lịch.

Sao Nam Trần Ngọc Bình

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,208,361
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến