Hôm nay,  

Ép Dầu, Ép Mỡ, Sao Nỡ Ép...

08/07/201700:00:00(Xem: 14772)

Tác giả: Y Châu
Bài số 5161-19-31005-vb6070717

Tác giả là cư dân Miami, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, quê hương, con người. Viết Về Nước Mỹ 2015, Y Châu nhận Giải Đặc Biệt. Bài mới của ông đề cập tới quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong việc học hành trên đất Mỹ.

* * *

blank
Một lớp học “Girls Who Code” tại Miami, Florida.

Từ khi qua Mỹ, ông anh họ tôi sống ở miền Trung Đông của tiểu bang California, nơi có nhiều đồi núi, đất rộng người thưa, một vùng đất hứa dành cho những người di dân siêng năng cần cù.

Nghe nhiều người quen biết kể về những vùng đất khác của Cali có nhiều người Việt Nam đông vui như San José, quận Cam, hoặc xa hơn như Texas, anh cũng chịu khó đi xem, so sánh thiệt hơn, và quyết định trụ lại. Bây giờ gia đình anh là một trong những cư dân kỳ cựu ở đây, anh yêu mến từng ngọn đồi, dải cỏ cây xanh của thành phố, anh thích thú mùa đông rét mướt, gió thổi vi vu, mùa hè nắng cháy đổ lửa.

Anh kể: Gần nhà anh có cây hồng dòn tới mùa oằn trái, ngọt thanh không chát, năm nào anh cũng đến mua và để chứng minh, anh đã gởi cho tôi một thùng, đúng là ngon tuyệt.

Người xưa thường nói, "an cư lạc nghiệp", anh rất tự hào về đứa con ngoan, học giỏi. Sau khi tốt nghiệp trung học, cháu học làm phụ tá nha sĩ. Tôi ngạc nhiên hỏi anh:

- Giữa bác sĩ nha khoa và phụ tá nha sĩ, sao không học làm trưởng lại học làm phó, tiếc quá đi! Làm cộng đồng Việt Nam mất đi một tài năng.

Anh phân trần:

- Học làm bác sĩ nha khoa, thời gian rất dài, rồi tiền học phí. Sau khi tốt nghiệp phải gánh trên vai: tiền nợ ngân hàng, trách nhiệm trước bệnh nhân,... Hơn nữa làm phụ tá chỉ đứng sau một người là bác sĩ, tiền lương cũng không tệ, không có nhiều trách nhiệm, lo toan, khỏe hơn.

Đa số người Á châu trong đó có người Việt mình coi trọng mặt mũi, "một miếng giữa làng, hơn một sàn xó bếp", thường mong muốn và gây sức ép lên con cái để chúng học những ngành nghề danh giá, kiếm nhiều tiền, ít ra cái bằng cấp phải có chữ "sĩ", chữ "kỹ", để làm rạng danh dòng họ tổ tông.

Nhưng sự thật là những đứa trẻ sanh ra tại Mỹ, được giáo dục bởi nền giáo dục của Mỹ khác với suy nghĩ của cha mẹ. Các cháu thích ngành nào thì học ngành đó; còn có các thầy cô, "counselor" có nhiều kinh nghiệm góp ý nữa. Nhiều em phải nghỉ học giữa chừng, do chọn sai ngành nghề, do bị cha mẹ ép...

Có nhiều bằng chứng, mà chúng ta nhìn thấy chung quanh. Một nhà báo trên truyền hình STBN ở California, có đề cập tới trường hợp một người từng tốt nghiệp ngành thuốc, rồi bị sự quyến rũ của ngành truyền thông nên đã bỏ nghề.

Trong cộng đồng người Ấn Độ, họ rất trân trọng môn đánh vần tiếng Anh. Trong các kỳ thi đáng vần tiếng Anh ở Mỹ, các học sinh Ấn Độ luôn chiếm đầu giải. Họ thành lập cả "Club" đánh vần trong cộng đồng nữa. Cha mẹ có con đoạt giải rất là danh dự, khi gặp nhau họ đem con ra khoe; không khác gì người Việt Nam khoe con là bác sĩ, dược sĩ, nha sĩ,...

Tôi có một người thân, có nhiều ước mơ vì nhiều lý do, khi còn nhỏ anh không thực hiện được.

May mắn thay, anh có một đưa con út thông minh; đứa con sẽ là người thực hiện những hoài bão của anh. Sau giờ học ở trường anh có sẵn thời dụng biểu:

- Sau giờ học ở trường, đi học thêm ở "Kumon Class".

- Khi thì chở con đi học đàn piano, giúp bé thư giãn hòa mình vào âm nhạc, dễ thông minh hơn.

- Khi thì đi học tennis, làm cường thân, kiện thể.

Việc học hành của đứa con ở trường học rất tốt đẹp. Cháu được hãng Verizon tài trợ khóa học trong mùa hè, thời gian 7 tuần, tại FIU. Hai mươi nữ học sinh, được tuyển chọn từ các trung học ở Miami-Dade, để học khóa "Girls Who Code"

Theo các chuyên gia về "Markerting", thì người viết "code", lâu nay đa số là nam (70%), nhưng người dùng nó lại đa số là nữ; nên họ chọn các học sinh nữ, để cân bằng, có thể sẽ khám phá được những tài năng từ nữ giới!

Girls Who Code là một hội bâ`1t vụ lời hoạt động tại Hoa Kỳ, được nhiều hãng internet danh tiếng tại trợ.

Còn nhớ năm 1957, ngôn ngữ điện toán chính đầu tiên dưới dạng FORTRAN. Ngôn ngữ này được thiết kế tại IBM cho máy tính khoa học.

Trong khóa "Girls Who Code," các em học về khoa học máy vi tính. từ những điều cơ bản của khoa học máy tínhtừ Robot đến xây dựng một trang web,... Kết thúc khóa học, tờ nhật báo Miami Herald có một cuộc phỏng vấn để đưa tin về chuyện này. Họ mời những học viên tốt nghiệp trở lại dạy, có thù lao. Nhờ học khóa này của đứa con, anh hiểu biết nhiều hơn trong việc xử dụng máy vi tính.

Những chuyện đời thật không giống như mơ, đứa con chọn ngành Business, sau khi tốt nghiệp, nạp đơn nhiều nơi xin việc làm. Họ bảo chờ, vì số cử nhân ra trường mỗi năm quá đông. Đứa con lên "internet" tìm kiếm, thấy ngành thuốc luôn luôn cần người, vì con người sống thọ hơn nên từ bác sĩ, dược sĩ, nha sĩ, y tá,... không sợ thất nghiệp, lại lương cao.

*

Mùa hè ngày dài đêm ngắn, chỉ hơn 6 giờ sáng mà mặt trời đã ửng hồng ở phương đông. Chung quanh sân Biltmore Golf, Colral Gable đã có người đi tập thể dục, càng trưa càng đông người hơn, ồn ào náo nhiệt dưới ánh nắng vàng.

Bên trong khu vực sân golf, có sân tennis, hai tay vợt một gìa một trẻ đang tranh tài cao thấp. Người già dùng tuyệt kỹ "backhand", "forehand" khi dài ở cuối sân, khi thì bỏ nhỏ gần lưới ăn điểm dễ dàng thắng ván đầu.

Sang ván 2, người trẻ dường như học bài học từ người già, dùng cách "gậy ông đập lưng ông", người già chỉ còn lo chống đỡ. Một lần cứu banh ông đâm vào lưới trặc chân, không đứng dậy được. Người trẻ chạy lại nâng ông lên:

- Sorry ba! Có sao không ba? Đường banh nầy con học từ ba, tuyệt chiêu, không cứu được đâu!

Đứa con dìu cha ra góc sân, lấy dầu xoa bóp chỗ chân bị đau.

- Từ nay ba đừng lo gì cả, con sẽ thực hiện những ước mơ của ba, con sẽ trở lại trường và đổi qua ngành thuốc.

Người cha nhìn con. Cha con cười vui.

Khi sống ở xứ sở nầy, những đứa trẻ được tự do chọn lựa tất cả, không ai được ép dù là cha mẹ.

Câu chuyện của anh làm tôi chợt nhớ lại thời chính mình còn là học trò tại Việt Nam. Thời ấy, hơn 42 trước, trong giới học sinh, sinh viên có câu nói quen quen, vẫn còn có giá trị:

"Nhất Y, nhì Dược
Tạm được Bách Khoa
Sư Phạm bỏ qua..."

Y Châu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,272,895
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ đầu năm 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose, cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California. Sau đây là bài viết thứ hai. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Thụy Nhã, sinh năm 1980, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, khi vừa học vừa làm “full time job” tại trạm kiểm soát hành khách trong phi trường Salt Lake City. Năm 2001, khủng bố cướp phi cơ tấn công nước Mỹ, cô viết “Check Point, Những Ngày Ta Mất Nhau” và nhận giải bán kết Vinh Danh Tác Phẩm. Bẩy năm sau, cô nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2008, với bài “Chuyện của Cây Vông”. Tác giả tốt nghiêp cử nhân ngành tâm lý học và đã hoàn tất chương trình thạc sĩ (master) ngành điều dưỡng, chuyên về AGNP, hiện làm việc tại một bệnh viện và là cư dân Nam California. Bài sau đây, chuyện từ một dòng suối trên cao nguyên miền Nam tới Bolsa Chica, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Mậu Tuất.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 194, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây thêm một bài viết mới.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego. Bài trước đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang. Sau đây là bài tiếp.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài mới viết mới, về chương trình Hospice cung cấp cho người bệnh trong tình trạng chờ mãn phần, không phân biệt tuổi tác, tình trạng gia đình hay lợi tức.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Tác giả là một nhà thơ, sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Ông tiếp tục làm thơ và góp nhiều bài tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên.
Nhạc sĩ Cung Tiến