Hôm nay,  

Thăm Lại “Mái Nhà” Xưa

07/07/201700:00:00(Xem: 14935)

Tác giả: Captovan
Bài số 5161-19-31005-vb6070717

Captovan là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài mới của ông.

* * *

blank
Di ảnh H.O. Hà Tiên Nguyễn Hữu Hào, chủ quán Lan Hương ở Garden Grove.

Hà Tiên là ám danh đàm thoại truyền tin của Thiếu Úy Nguyễn Hữu Hào, Đại Đội Phó Đại Đội 4 (ĐĐ4) Tiểu Đoàn 2 TQLC, (TĐ2/TQLC). Dù mới chỉ là thiếu úy, nhưng anh đã mang trên ngực Bảo Quốc Huân Chương, huy chương cao quý của quân đội.

Sau nhiền năm bị đầy ải trong lao tù VC, Hà Tiên Nguyễn Hữu Hào được định cư tại Little Saigon, USA, theo diện H.O 7.

Đúng nghĩa: “Trâu chậm uống nước đục” nên anh chị Hào, tuổi quá cao để tìm việc mà lại quá trẻ để hưởng nhàn nên đã mở một “quán nhỏ bên đường” Westminster (góc Euclid) với cái tên LAN HƯƠNG để mưu sinh qua ngày.

Khởi đầu là như vậy, nhưng “đất lành chim đậu”, Lan Hương quán trở thành tụ điểm sinh hoạt của đồng đội cũ, bạn bè xưa nên hầu như bất cứ Cọp Biển (TQLC) nào, từ anh cả Tư Lệnh đến chú em út, ở khắp các tiểu bang Hoa Kỳ, mỗi khi về thủ đô tỵ nạn Little Saigon thì Lan Hương quán trở thành nơi tổ chức “đại hội, bỏ túi” của gia đình Cọp Biển. Từ Anh Cả Lạng Sơn (Tư Lệnh), anh Thứ Tango (TLP), đến các anh sáu (đại tá) Saigòn, Đồ Sơn, Cao Bằng, Tinh Châu, các anh năm, anh tư v.v.. đã từng nhiều lần ngồi quanh bàn tròn với ly trà, cafe Lan Hương.

Những lúc khách đông như vậy, chiếm hết ghế ngồi chỉ uống cafe, trà, “nhớ nhà châm điếu thuốc” thì chủ quán lỗ, nhưng Hà Tiên vẫn cười, vẫn cặm cụi châm thêm trà từ bình này sang bình khác. Nếu những buổi họp của Hội... ở nơi khác thì tham dự viên thưa thớt, nhưng nếu họp ở Lan Hương quán thì đầy đủ.

Ngoài tình đồng đội thì Lan Hương quán hay tư gia Hà Tiên cũng là tổ ấm cho thế hệ thứ hai, gọi là YM (Young Marines) trưởng thành, YM Thu Hà đã trở thành nghị viên thành phố Garden Grove có sự đóng góp tinh thần và vật chất không nhỏ của Hà Tiên.

Ngày xưa bên chiến hào, anh em sống chết bên nhau, nay có chút cháo rau ở hải ngoại, Hà Tiên không bao giờ quên cảnh cơ cực của thuộc cấp ở trong nước nên vẫn cứ “lá rách đùm lá nát”, nhưng điều mong ước nhất của Hà Tiên là làm sao có dịp trở về để cùng các em đi thắp nhang cho những đồng đội đã nằm lại rải rác khắp chiến trường xưa.

Nguyễn ước ấy chưa thành thì anh ngã bệnh và qua đời tháng 7/2016. Trước khi nhắm mắt Hà Tiên còn trăn trối với chị là gửi về cho Đông Triều số tiền anh để dành cho chuyến đi để thực hiện nguyện vọng của anh.

Sau đây là thư của Đông Triều

- Thưa Chị Hà Tiên.

Sau khi chúng em tổ chức lễ tưởng niệm Hà Tiên xong thì em mơ thấy Hà Tiên bảo tụi em nên đi thăm “mái nhà xưa”, tức là mồ mả và những nơi đồng đội của Hà Tiên đã tử trận. Khi nào đi thì nhớ dẫn “ông thầy” đi theo. Vì vậy tụi em quyết định sẽ đi một chuyến, mang theo di ảnh của Hà Tiên. Số tiền chị gửi về sẽ dùng thuê xe và nhang khói, ai đi thì tự túc việc ăn ở..

Saigon 31/07/2016.

Kính thăm chị.

Đông Triều, thuộc cấp của Hà Tiên

Sau đây là chuyện về cuộc hành trình “Thăm Lại Mái Nhà Xưa, Tưởng Nhớ Các Đồng Đội Đã Hy Sinh, theo ý nguyện của Hà Tiên. Hình ảnh, chi tiết do Đông Triều cung cấp.

*

blank
Trước Cổ Thành Quảng Trị, thương binh Đinh V Toàn cụt hai chân ngồi xe lăn ôm di ảnh Hà Tiên.

- Hôm nay ngày 06/3/2017, chiếc xe Ford đời mới 2016 khởi hành đúng 4 giờ sáng lên đường chở theo khung hình của Hà Tiên cùng 8 anh chị em gồm có Th/Sĩ Rơi, Tr/Sĩ 1 Ngọc Ngà, Tr/Sĩ Phúc, Mũ Xanh (MX) Oanh, MX Hùng (4), MX Phước, MX Toàn (TPB) đến 7 giờ 30 sáng đã có mặt tại nhà Đông Triều (Phan Thiết), sau đó đón thêm 2 người ngoài dự trù, là Th/Sĩ Nguyễn Đăng Thọ (Ninh Thuận), và MX Vương Công Danh (Đà Nẵng).

Bãi biển Mỹ Khê, cách nay hơn 40 năm, sáng 29/3/1975, “Cuộc lui binh nghẹn ngào tức tưởi”, chúng tôi chia tay nhau mỗi người một ngả, nhưng lạ lùng thay, trong lúc chuẩn bị cho chuyến đi thì cả hai anh Thọ và Danh bất ngờ liên lạc với tôi để xin tháp tùng vì các anh nằm mơ thấy Hà Tiên ra lệnh cho các anh đi cùng chúng tôi để “thăm lại mái nhà xưa”.

Không riêng hai anh Thọ và Danh, trên suốt dọc đường từ Phan Thiết ra Đà Nẵng chúng tôi còn nhận được nhiều điện thoại các anh em thuộc TĐ2 xin đi theo. Chuyến đi này chúng tôi chỉ thông báo và tổ chức cho một số anh em sống quanh vùng Saigon nhưng các anh sống rải rác dọc Quốc Lộ 1 đều biết vì các anh được Hà Tiên báo mộng, nhưng số chỗ trên xe có hạn, đành hẹn dịp khác.

Tới An Hòa, Huế, thật bất ngờ lại có thêm Th/Sĩ Trần Sơn, thường vụ ĐĐ4 đang chờ chúng tôi, mặc dù anh em chưa một lần gặp lại sau 42 năm, nay “biết tin”.., anh cứ liên tục nôn nóng gọi phone theo dõi hành trình của chúng tôi để cùng đi theo

Con đường từ Huế ra Quảng Trị dường như ngắn lại so với ngày xưa khi chúng tôi ở lại đây làm “Địa Phương Quân” giữ đất. Anh Sơn ngồi cạnh tôi làm hướng dẫn viên, xe ra đến cầu Phò Trạch, Phong Điền, cột mốc số 17 trên QL1 anh Sơn ra dấu cho xe dừng lại bên đường, cách cầu Phò Trạch khoảng 300 m, anh chỉ gò đất cao, bảo:

- Đây là nơi Trung Tá Lê Hằng Minh- TĐT/TĐ2 và 40 Trâu Điên đã nằm xuống trong trận bị phục kích xe vào ngày 29/6/1966.

Hồi đó anh Sơn là Tr/Sĩ mới ra trường, được bổ sung về BCH/TĐ2, vì thế sau khi đánh bật đối phương ra khỏi tuyến phục kích, anh chạy đến chỗ của TĐT Lê Hằng Minh, thấy các y tá đang băng bó vết thương... nhưng đã quá trễ rồi, anh Minh đã ra đi! Anh Minh đã nằm tại nơi này cùng hơn 40 thuộc cấp, nay anh Sơn dẫn chúng tôi đến viếng anh linh các Trâu Điên.

Trời Trị Thiên mây mù giăng kín, thật ảm đạm, buồn bã, lất phất những hạt mưa phùn nhè nhẹ như đang nhỏ lệ tiếc thương anh hùng vắn số Lê Hằng Minh cùng các đồng đội. Chúng tôi vội vàng xuống xe, đi nhanh đến gò đất ven đường mà cứ tưởng đó là ngôi mộ của các anh đã hơn 50 năm không người viếng thăm nhang khói. Chúng tôi cùng thắp nhang để tưởng nhớ người anh cả Trâu Điên cùng đồng đội. Hôm nay, những thằng em, những con Trâu lạc bầy, mới vừa hội ngộ, cùng đến đây thăm các anh, thắp một nén nhang để cầu mong anh linh các anh sớm về cõi Vĩnh Hằng. Khói nhang cuốn vào nhau vươn lên cao trong mưa bụi. Chúng tôi dành một phút mặc niệm, xin từ giã các anh để tiếp tục về Quảng Trị, chiến trường xưa nơi đó còn nhiều nấm mộ...

blank
Thắp nhang cho đồng đội tại làng Nại Cửu.

Khi đến trường học Bồ Đề, di tích chiến tranh của “Mùà Hè Đỏ Lửa”, Tr/Sĩ Thảo đứng chờ, anh đang mơ màng, dường như anh đang nhớ về ngày xưa, ngày của 45 năm về trước, anh và đồng đôi tiến chiếm từng tấc đất, từng ngôi nhà, từng góc phố.

Đến thị xã Quảng Trị đúng 15 giờ chiều, chúng tôi đến Cổ Thành ngay, nơi mà Sư Đoàn TQLC làm nên một chiến thắng vang dội, dựng được Quốc Kỳ trên Cổ Thành thì TQLC đã phải chịu thương vong khoảng 150 người mỗi ngày (theo sách “Trận Chiến Trong Mùa Phục Sinh Năm 1972” Trung Tướng Ngô Quang Trưởng TLQĐI).

Chúng tôi đến cửa trước Cổ Thành (trên đường Lý Thái Tổ) để thắp nhang cho anh linh của những TQLC, Nhảy Dù, Liên Đoàn 81 BCND, Nha Kỹ Thuật, Biệt Động Quân, Thiết Giáp cùng những đơn vị đã tham dự chiến dịch tái chiếm Thị Xã và Cổ Thành Quảng Trị. -Chúng tôi cũng không quên thắp nhang cho những người “anh em” phía bên kia đã “sinh Bắc tử Nam”.

Từ giã Cổ Thành, chúng tôi tới bờ sông Thạch Hãn, nơi có tòa hành chánh và dinh tỉnh trưởng. Năm xưa, đây chính là mục tiêu cuối cùng mà ĐĐ4/TĐ2 bằng mọi giá phải dứt điểm trong ngày 15 tháng 9 năm 1972. Chúng tôi ra bờ sông Thạch Hãn để chụp hình lưu niệm, và thả hoa, nhìn những cành hoa trôi theo dòng nước về bên kia bờ sông nơi có đài tử sĩ của miền Bắc. Chính nơi đó là tuyến xuất phát của những người “anh em” phía bên kia để tiếp viện cho mặt trận Quảng Trị. Nơi đó đã tiễn đưa hàng ngàn thanh niên miền Bắc qua “Sông Dịch” và hầu hết họ chẳng bao giờ trở lại!

Chiến tranh thật khốc liệt, trong phạm vi thị xã nhỏ bé này đã có ngàn-ngàn thanh niên hai miền Nam-Bắc ngã xuống, đã nằm lại vĩnh viễn nơi đây. Chúng tôi những người lính Miền Nam xin nguyện cầu cho linh hồn các anh được sớm siêu thoát. Chúng ta tuy không cùng chiến tuyến, nhưng vẫn cùng chung dòng giống Lạc Hồng.

Rời sông Thạch Hãn, chúng tôi đến Thánh Địa La Vang, nơi từng diễn ra trận đánh đẫm máu giữa TĐ11 Nhảy Dù và một trung đoàn quân Bắc Việt. Thánh Địa La Vang nay chỉ còn trơ lại tháp chuông hoang tàn, đổ nát, rêu phong, chúng tôi vào để nguyện cầu cho anh linh các chiến hữu Nhảy Dù, các người lính Bắc quân.

Chúng tôi đến làng Thanh Lê, quan sát xung quanh để cố nhớ lại vị trí xảy ra chiến trận năm xưa. Ngày ấy, Th/Úy Nguyễn Hữu Hào đã phát giác một chòm cây trong làng bị héo, với con mắt đầy kinh nghiệm chiến trường, Hà Tiên biết đó là vị trí chiến xa địch được ngụy trang.

Từ bìa làng 2 chiếc thiết giáp BTR 50 của VC xông ra, thượng liên trên xe bắn xối xả vào đội hình Trung Đội 43 của Th/Úy Hào, Hạ Sĩ 1 Trãi trúng đạn và hy sinh. Th/Úy Hào phát lệnh khai hỏa bằng khẩu M72 bắn cháy ngay chiến xa đầu tiên và cứ như thế hàng loạt M72 thanh toán những chiến xa còn lại, Kết quả ta bắn cháy, tịch thu nhiều chiến xa, Hà Tiên được gọi là “Ông Già M72” từ ngày đó. Hôm nay đây,di ảnh của anh trở lại chiến trường xưa, gặp lại HS1 Trãi và các đồng đội đã nằm xuống tại bìa làng Thanh Lê.

Chúng tôi đến bờ sông Vĩnh Định, nơi mà tiểu đội của Tr/Sĩ Thảo đã có 4 anh em nằm xuống bên bờ sông ngay phút đầu dụng trận. Tr/Sĩ Thảo vừa thắp nhang khấn nguyên vừa nhìn xuống dọc bờ sông, hình như anh đang xác định vị trí mà ngày xưa các đồng đội của anh đã năm lại, trong đó có Vân, Hài (Tây lai), Khánh, Sen.(H)

Rời bờ sông Vĩnh Định, đi theo trục tiến quân ngày xưa, chúng tôi tiến dần đến làng Nại Cửu, nơi đây hơn 40 năm trước Bắc quân thuộc Sư Đoàn 325 tấn công đêm vào vị trí đóng quân của ĐĐ4 và họ đã bị thiệt hại nặng. Anh em ĐĐ4 chúng tôi đã chôn cất hơn 30 xác bị các “đồng chí” bỏ lại trên chiến địa.

Giã từ làng Nại Cửu, chúng tôi đến chợ Sãi, nơi xảy ra những trận đánh ác liệt, hai bên đã giành giật nhau từng căn nhà, từng con đường, máu của những chiến binh hai bên đã thấm đậm nơi vùng đất này sau 15 ngày quyết chiến, cuối cùng ĐĐ4/TĐ2 cũng đã kiểm soát được mặt trận, nhưng cái giá phải trả là hằng chục anh em đã nằm xuống trong đó có hai trung đội trưởng là Th/Úy Hội và Ch/Úy Dương.

blank
Bên sông Bến Hải.

Chiến tranh đã tàn lụi lâu lắm rồi, hận thù đối với các bạn không còn nữa nơi cõi hư vô, chúng tội nguyện cầu cho anh linh của tất cả anh em đã nằm lại nơi này sớm siêu thoát, được an nhàn nơi cõi Vĩnh Hằng.

Rời Quảng Trị để về lại Huế, chúng tôi dừng chân tại đài tưởng niệm “Đại Lộ Kinh Hoàng” để thắp nhang cho những oan hồn của Dân, Quân, Cán Chính đã nằm xuống nơi này năm 1972 dưới làn đạn pháo của “Trung Đoàn Bông Lau”.

Qua khỏi cầu Mỹ Chánh chúng tôi dừng lại để nhớ về “ngày ấy năm xưa”:

Ngày ấy, bên đường rày xe lửa, trung đội của Thiếu Úy Lộc phòng thủ, trong lúc anh em đang cầm những bịch gạo xấy, ngồi ăn bữa cơm chiều, thì bất ngờ bị một trận bom kinh hoàng, “quân ta đánh quân mình”, 2 chiếc F4 của Mỹ đánh nhầm mục tiêu, một quả bom trúng ngay gữa mâm cơm, 8 anh em “biến mất”, chỉ còn lại một hố bom sâu. Chúng tôi lặng lẽ thắp cho các bạn mình:

- Các anh đã không còn nguyên vẹn hình hài để trở về với gia đình, vợ con đang từng ngày mong đợi khi nghe tin chiến cuộc tàn khốc đã xảy ra nơi vùng địa đầu giới tuyến, thân xác các anh đã tan biến vào cõi hư vô, nhưng hôm nay chúng tôi trở lại chiến trường xưa thăm các anh, các anh vẫn sống mãi với địa danh đã được ghi vào Quân Sử một thời.

Tạm biệt các anh, chúng tôi cũng vô cùng biết ơn anh Hà Tiên, chị quả phụ Nguyễn Hữu Hào, NT Long Hồ, Lê Quang Liễn và cháu gái Katherine Quỳnh Lê, cùng tất cả các anh chị em trong gia đình Trâu Điên hải ngoại đã tạo điều kiện vật chất cũng như khích lệ tinh thần để chúng tôi thực hiện được ước mơ “Thăm Lại Mái Nhà Xưa” vào những năm tháng cuối cuộc đời./.

Captovan

Ý kiến bạn đọc
11/07/201701:17:19
Khách
Xin cám ơn các chiến sĩ VNCH, các anh đã quên mình giử gìn an ninh cho quê hương dân tộc trong những năm miền Nam bị xâm lấn. CS đã gây ra biết bao nhiêu tang thương chết chóc cho quân lính cả hai bên và thường dân vô tội. Họ đã đem lại lợi ích gì cho dân, cho nước Việt khi họ thành công trong mưu đồ nhuộm đỏ hết đất nước?
10/07/201704:11:21
Khách
Chúng em những thế hệ sau các anh lính VNCH xin cám ơn và mãi tri ân các anh dù đã hy sinh hay còn tại ghế. Vì có các anh nên chúng em được an lành ngồi ghế nhà trường trong những năm chiến tranh khốc liệt trước 1975.
08/07/201715:40:00
Khách
Chúng tôi mãi mãi không quên các anh, những anh hùng trong cuộc chiến Nam Bắc tương tàn. Cám ơn tác giả Captovan đã ghi dấu cuộc hành trình đầy tình nhân bản về Thăm Lại Mái Nhà Xưa
07/07/201719:20:47
Khách
Bài viết cho thấy tinh thần"huynh đệ chi binh" cao quý của những người lính quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Trong chuyến đi thăm mồ mả và những nơi mà những người lính thủy quân lục chiến đã tử trận, nhóm cựu quân nhân mũ xanh này cũng thắp nhang cho anh linh của những người lính thuộc các binh chủng khác nữa- vì trong trận chiến, khi một mệnh lệnh hành quân phối hợp được ban ra là những người lính của tất cả các binh chủng tham dự đều cùng nhau phải chia xẻ mọi hiểm nguy trên chiến trường, chớ không phân biệt một binh chủng nào cả. Và thắp nhang cho oan hồn của những người dân xấu xố đã cùng ở chung chiến tuyến bảo vệ tự do chống quân xâm lược.

Bài viết cũng cho thấy tính nhân bản của những người lính Việt Nam Cộng Hòa, nguyện cầu cho ngay cả linh hồn của những kẻ mà trước kia, trên chiến địa, đã từng hung hãn thề "phanh thây, uống máu quân thù".
07/07/201719:03:59
Khách
"Những Người chiến sĩ già, các anh chỉ mờ daần đi chứ không bao giờ chết".
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,270,221
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 28 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục thêm bài mới.
Tác giả là một dược sĩ tại Toronto. Với bài viết đầu tiên “Hai Bà Đầm,” ông đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011. Ba năm sau, 2014, ông góp thêm bài “Hồi Ký Của Một Người Tên Ông.” Năm 2016, thêm bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ.” Sang năm 2018, thêm bài thứ tư, “Đứa Con Lai...Hải Tặc.” Bài viết mới thứ 5 “Chuyện Tình...Hải Tặc” là phần kết của câu chuyện. Bạn đọc Viết Về Nước Mỹ trên Việtbao Online chỉ cần double click vào tên tác giả ở đầu bài, sẽ thấy bài cũ của cùng tác giả. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp và hết.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông, sống trong trại lính, làm việc theo một hợp đồng dân sự. Chuyện làm việc ở Trung Đông, bài đầu đã được phổ biến ngày 4 tháng 5. Sau đây là bài viết thứ hai, chuyện của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan.
Tác giả tên thật Huỳnh Thị Huệ, 69 tuổi, đến Mỹ năm 1991 theo diện HO. hiện đang là cư dân Downey, California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là chuyện đau thương có thật của gia đình, khi ntgười con trai tử nạn trên xa lộ vì bị một anh Mễ không giấy tờ say rượu lái xe.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ tư của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết gần đây là ký ức Mậu Thân của cô bé thời mới lớn. Và sau đây, thêm một bài viết mới.
Từ 2005, tác giả Hoàng Đức, một nhà giáo hưu trí tại Westminster, góp bài “Dodautre tại Mỹ” và nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Mười ba năm sau, 2018, thêm một bài mới của Hoàng Đức 2018. Theo tiểu sử do tác giả mới tự sơ lược, tại Việt Nam, 1963-1975, ông là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Sau 1975 là mười năm thất nghiệp. Công việc tại Hoa Kỳ từ 1985: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu từ 2002. Mong ông tiếp tục viết và bổ túc địa chỉ liên lạc.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bài viết mới của bà là chuyện tấm hình một cô bé học trò 15 tuổi. Tấm hình từng qua tay kẻ trộm, trở thành bùa hộ mạng của một thuyền nhân, với những tình tiết éo le dài gần một đời người lưu lạc.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến