Hôm nay,  

Con Bé Nổi Loạn và Rùa Đá

24/06/201700:00:00(Xem: 12876)

Tác giả: Iris Đinh
Bài số 5152-18-30752-vb7062417

Tác giả đã nhận Giải Vinh Danh Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2003. Sau nhiều năm ngưng viết, tháng Năm 2017, Iris tái ngộ bạn đọc Việt Báo với "Chuyện Góc Bếp," tự sự của một bà mẹ độc thân nuôi con trên đất Mỹ. Sau 13 năm trở lại trường học và thực tập, tác giả hiện là một chuyên gia y tế tâm thần, lo việc bảo vệ các nạn nhân của bạo hành gia đình tại sở xã hội ở miền Bắc Cali. Bài viết mới là chuyện về Bê, cô con gái nổi loạn của tác giả. Một chi tiết đặc biệt: Bê chính là nhà nghiên cứu gốc Việt Anne Q. Phan tại đại học UC Irvine và UC San Diego, người đã xác định được gene gây đột biến giúp sinh vật mọc thêm tay chân, mà nhật báo O.C. Register đã đăng tin ngày 5 tháng Tư 2013. Hình trên báo O.C.Register.

* * *

blank
Cá mọc thêm chân tay.

Định cư ở California từ 1982, sau khi liên tiếp sanh hai con trai, cuối năm Giáp Tý 1984, tôi có thêm bé gái. Tên họ đầy đủ của con bé là Anne Q. Phan, tên gọi ở nhà là bé Bê. Nhưng con bé tuổi chuột này không phải là con bê hiền lành, mà trở thành “Con bé nổi loạn” tôi đã kể trong “Chuyện Góc Bếp.”

Khi thai nghén con, tôi đau ốm suốt. Bê sanh thiếu tháng, phải ở lại nhà thương ít ngày vì máu mẹ và con nghịch tính nên con bị bịnh vàng da. Tuy còi cọt vì kén ăn, con bé vẫn mau chóng cứng cáp, mới hai tuổi đã chạy nhanh như con chuột, nói chuyện lý sự như người lớn.

Ngay thời con bé còn mặc tã, đã có đêm nó không chịu đi ngủ như hai thằng anh, một mình đứng hằng giờ ở phòng khách chờ đợi. Một hai giờ khuya, cha mẹ vừa bước vào nhà, đã thấy ngay con bé mặc tã và áo thun, một tay chống nạnh, một tay chỉ mặt cha mẹ mắng bằng thứ tiếng Việt riêng của nó:

- Tại sao hai đứa không chịu về? Tại sao cứ phải đi làm đêm?

Rồi khóc òa ăn vạ. Tôi dỗ con mà ruột gan bào bọt.

Đó là thời gia đình khó khăn, hai vợ chồng nhiều đêm phải lo việc buôn bán, ba đứa nhỏ gửi bà chị và các chú em chồng ở chung nhà coi dùm. Được cả nhà cưng chiều, Bê hay đập đầu ăn vạ, la khóc gây sự.

Giận hai thằng anh không cho nó chơi chung, có bữa nhà đang đầy khách, con bé lăn đùng ra sàn nhà, la khóc đòi có thêm em gái.

Mãi tới năm 7 tuổi, đòi hỏi của Bê mới được toại nguyện. Bé Bô mới sanh ra đã khỏe mạnh, dễ ăn dễ ngủ, lúc nào cũng cười. Bấy giờ, tài chánh gia đình đã khá hơn, bà chị chồng và mấy người em ở chung nhà đã có gia đình và dọn ra, chúng tôi có người giúp việc nhà và tôi có thì giờ cho các con.

Kể từ khi vào mẫu giáo tới lớp năm, Bê ham chơi hơn học. Các thầy cô trong trường không ngừng gửi giấy hay điện thoại vì những vi phạm kỷ luật của con bé. Mẹ đành phải “ra tay kìm kẹp,” gia tăng việc kiểm soát giờ giấc, sách vở, phòng ốc.

Dù bướng bỉnh, chống đối, ngày thường Bê vẫn phải tiếp tục theo hai anh đi học võ hoặc tập gymnastic, thứ bảy đi học tiếng Việt ở Trung Tâm La San, sau đó tham gia Đoàn Văn Nghệ La San và trở thành phụ giáo dạy Tiếng Việt trong lớp.

blank
Anne Q. Phan tại UCI 2013.

Bị kìm kẹp kỹ quá, Bê thấy cuộc đời mình sao ngột ngạt, giống như ở tù. Mẹ trở thành đối thủ đáng gờm của nó. Con bé than thở:

- Sao má không ở lại Việt Nam với cộng sản đi. Mang lối sống cộng sản qua Mỹ làm gì cho khổ con cái.

Từ năm 12 tuổi, sau khi được chịu phép Thêm Sức, Bê rút vô phòng riêng, lập kế hoạch "phục thù." Có lúc Bê lấy giấy vẽ nhiều posters dán đầy tường trong phòng nó, và treo lủng lẳng từ trên trần nhà xuống với chỉ có một khẩu hiệu duy nhất: "I hate my mom."

Ở trường học phổ thông, con bé không học giỏi như hai anh, cứ lình xình trên dưới 3 chấm rưỡi điểm trung bình.

Khi vô trung học, con bé bắt đầu có nhiều bạn. Có lúc Bê còn "lãnh đạo" cả một đội bạn choai choai tuổi từ 13 tới 15. Các em hầu hết có cha mẹ khá giả nhưng bận rộn công việc, ít dành thì giờ cho các con. Riêng với Bê, đây cũng là lúc cha mẹ có nhiều chuyện xào xáo nặng nề khiến Bê thấy gia đình ngột ngạt. Mẹ dù thương và lo lắng, đã không hiểu được những nhu cầu tình cảm của tuổi mới lớn trên đất Mỹ, để chuẩn bị cho con vượt qua giai đoạn thử thách này một cách lành mạnh hơn.

Có lần bị can thiệp chuyện bạn bè, Bê nói thà bỏ gia đình, chứ không thể thôi bạn. Sau đó là nhiều buổi chiều Bê đi học không về, nhiều đêm cha mẹ thức trắng đi tìm con. Mẹ còn tìm thấy vết tích con xài thuốc cấm và uống rượu, dù chưa đủ tuổi.

Điểm học của Bê sụt nặng. Càng ngày con bé càng trốn nhà đi chơi nhiều hơn. Bê càng quậy, mẹ càng theo đuổi tìm kiếm ngày đêm. Bê nổi điên, đòi tự tử, và than với bạn rằng: "Má tao như phù thủy, tao đi tới đâu bả cũng biết, cũng kiếm tới được. Cả San Jose này ai bả cũng quen. Bả mà không để tao yên, tao sẽ tự tử."

Khi thấy con bắt chước bạn bè, lấy thuốc tẩy đổ thẳng lên đầu, tẩy tóc cho trắng ra để nhuộm xanh đỏ, mẹ hoảng sợ, nhưng mẹ lại cũng bắt chước bạn bè của mẹ, lấy kéo sởn tóc con. Con đã giận hờn từ lâu, bây giờ càng thù ghét mẹ thêm. Bê từng thề không bao giờ tha thứ cho mẹ.

Mẹ biết Bê buồn giận gia đình và muốn thoát ly, nhưng con bé còn nhỏ quá, bạn bè cũng toàn là những thiếu niên liều lĩnh mà thơ ngây dại khờ. Mẹ nhờ hai bác Hoa và Paul tìm chỗ học xa nhà để gửi Bê đi, mục đích giữ cho Bê được an toàn và tạm thời cách xa các bạn, nhưng cha không đồng ý, nghĩ rằng mẹ lo lắng quá đáng.

Chuyện gì phải đến rồi cũng đến. Một đêm, Bê dẫn hai bạn trèo cửa sổ lầu hai vô nhà khi mọi người trong nhà đã đi ngủ, lấy rượu của ba uống. Ba đứa trên dưới 15 tuổi, chưa có bằng lái, sau khi uống rượu, lấy xe của mẹ một bạn, chở nhau đi Sacramento đón một bạn khác. Trên đường về qua Pleasanton, xe chúng đâm vô gầm một xe tải đi phía trước. Ba bạn kia chỉ bị xây xát, Bê nằm ngủ ở băng ghế sau không cài dây an toàn, đầu bị hất lên cạnh sắc của cánh cửa bị đụng móp méo, rách một đường dài trên trán kéo lên tới giữa đầu. Xe cứu thương tới phải cưa xe để lấy con bé ra đưa vào nhà thương. Sau này Bê kể lại, vì đang ngủ và ngất luôn khi đụng xe, nên không còn nhớ chuyện gì đã xảy ra.

Trời còn thương, Bê được chữa lành. Tưởng đã biết sợ, dè đâu, con bé vẫn để bụng oán hận cha mẹ, ngay khi vừa ra khỏi bệnh viện, lại tiếp tục bỏ nhà đi chơi với đám bạn liều lĩnh. Lần này mẹ dứt khoát và cha cũng đồng ý là phải gửi con đi. Nơi Bê được gửi đến là Spokane, một thành phố nhỏ xa xôi gần biên giới Canada, thuộc tiểu bang Washington.

Sau hơn một năm ở với gia đình người bảo trợ trong chương trình coi sóc các thiếu niên gặp khủng hoảng, Bê học xong lớp 11 ở trường Saint Michael tại Spokane.

Mùa hè năm 2001, Bê mang bảng danh dự về nhà với điểm trung bình 4 chấm. Thêm một bất ngờ khác: Bê được giải thưởng trong cuộc thi vẽ poster đề cao tính đa văn hóa và sắc tộc của thành phố. Poster Bê vẽ, với nền là lá cờ vàng ba sọc đỏ của Việt Nam Cộng Hòa, đã được treo khắp nơi trên các đường phố Spokane, trong suốt ba tháng mùa xuân năm 2001.

Thay vì trở lại Piedmont Hills High School cho năm cuối bậc trung học, Bê nộp đơn học Middle College ở Evergreen Community College. Con bé siêng năng học, nhưng vẫn giận cha mẹ, nhất định ra ở riêng, lì lợm và quyết liệt tới mức không cần sự hỗ trợ tài chánh của gia đình. Nó mướn chung cư ở với bạn, đi làm tiệm Fantasia, bán các thức uống mấy tiếng một ngày sau giờ học, để tự trang trải mọi chi phí. Sau này Bê kể rằng, nhiều khi chỉ ăn một ổ bánh mì sandwich cho cả tuần lễ, nhưng vẫn học giỏi.

blank
Anne ngày ra trường và Alex, UCI 2014.

Một năm sau, chưa đầy mười tám tuổi, Bê vừa tốt nghiệp trung học vừa lấy được một số tín chỉ cho đại học. Bê được gia đình người bà con (Ejobpower) đưa vào hãng điện tử Spectrian sau được mua bởi Công Ty Remec. Đồng nghiệp ở Remec qua làm CFO cho Bay Microsystems, mướn Bê sang làm Administrative Asistant.

Trong 4 năm làm việc ở Bay Microsystems, công việc tốt đẹp và Bê được trả lương cao hơn. Đời sống bắt đầu ổn định, con bé học được nhiều điều bổ ích trong kỹ nghệ điện tử, giao tiếp thương mại, và trưởng thành trước tuổi.

Phần gia đình, cha mẹ sau nhiều lần cố hàn gắn không xong, đã phải ly thân rồi ly dị. Lúc này tuy vẫn ở riêng với bạn, nhưng Bê nói chuyện với mẹ và về nhà thường hơn. Bê bây giờ đổi tính, vui vẻ tử tế với đại gia đình hai bên cha mẹ, anh em trong nhà, hướng dẫn, bảo vệ em gái từ chuyện lớn tới chuyện nhỏ. Và thật ngạc nhiên, không lâu sau đó, Bê xin mẹ về ở chung với các anh em, chấp nhận điều kiện "giới nghiêm" của me. Chuyện Bê và mẹ làm hòa như thế nào, đã kể trong "Chuyện Góc Bếp."

Khi Bê chuẩn bị xong 4 năm đại học là lúc cô bạn tên Hiền lấy chồng. Hiền là cô bạn thân nhất trong những bạn "quậy" cũ của Bê từ tuổi 14, tuổi nổi loạn. Với hai dòng máu Mỹ Á, Hiền đẹp như tranh, nhưng thiếu thốn mọi bề. Cha Hiền lang thang nay đây mai đó, bà mẹ tuy có bằng cấp cao nhưng bịnh hoạn phải bỏ nghề làm cô giáo, và không lo nổi cho đứa con duy nhất. Bê luôn thương và sẵn sàng giúp bạn khi cần. Người chồng Hiền chọn là Larry, một anh kỹ sư điện toán trẻ, đẹp trai, tử tế, thương Hiền hết mực. Hiền bây giờ không còn thiếu thốn về vật chất nhưng là con một, không có quan hệ tốt đẹp với bố mẹ ruột, nên ao ước có gia đình đông anh em như Bê. Con bé xin mẹ cho Hiền làm một party nhỏ (bridal shower) ở nhà mẹ, để chuẩn bị cho lễ cưới. Ngày đám cưới, Bê và cả nhà tham dự. Ai cũng mừng cho Hiền từ nay có mái ấm gia đình.

Hiền đã yên bề gia thất, nhưng Bê vẫn tiếp tục đi tới. Từ thời lớp 9 ở Piedmont Hills High School, Bê giỏi môn toán và khoa học tự nhiên, nhưng thầy dạy Bê môn này, Mr. Eddy, khuyên Bê nên học về kinh tế tài chánh. Khi Bê chuyển trường lên San Jose State University, nhờ gặp người thầy, Dr. White, có viễn kiến, hiểu ý, và thấy Bê giỏi về khoa học nên khuyến khích nộp đơn cho chương trình tiến sĩ ngành molecular biology (sinh học phân tử). Vậy là Bê say sưa tìm hiểu thêm về sự tiến hoá của con người, về tuổi thọ, tật bịnh do lão hoá, về các phát minh y khoa, cũng như mặt trái của thuốc men và các phương pháp phẫu thuật trong việc chữa trị.

Để lấy kinh nghiệm làm phòng thí nghiệm như một điều kiện nộp đơn cho chương trình tiến sĩ. Bê phải bỏ ra cả năm đi thực tập không lương ở UC San Francisco. Mỗi ngày, từ 5 giờ sáng, con bé lái xe lên Fremont, rồi leo xe Bart từ đó đi San Francisco; đến tối mịt mới về.

Khi bàn chuyện học hành, vẫn trong một góc bếp, mẹ con trò truyện. Biết trong gia đình có người hành nghề thuốc bắc, thuốc nam và châm cứu, Bê hỏi mẹ về những khái niệm trong đông y. Nghe mẹ kể lõm bõm những gì đã nghe--và đã quên gần hết--như "bá đạo, vương đạo, đế đạo," con bé cười khoái chí:

- À, vậy thì dùng thuốc để trị bịnh là "vương đạo" và giải phẫu là "bá đạo.” Bê muốn học và thực tập "đế đạo."

blank
Me và Bê khi 2 tuổi, 1986.

Mẹ con trao đổi nghe như tán dóc chuyện kiếm hiệp Kim Dung, nhưng Bê viết ngay những khái niệm này vào bài luận văn trong hồ sơ xin nhập học của nó. Lạ thay, mấy tháng sau, cả hai trường Bê nộp đơn, City of Hope và UC Irvine, đều chấp nhận nhận cho học bổng tiến sĩ toàn phần. Lần này, ông trời trải thảm... gai cho Bê học hành kiểu "đế đạo."

Sau khi cân nhắc, Bê chọn trường UC Irvine. Chương trình học của Bê lẽ ra mùa thu mới bắt đầu, nhưng ngay đầu mùa hè năm 2008, con bé đã dọn xuống Orange County và tình nguyện nhận sớm việc làm luân phiên trong Cancer Lab của Dr. Hung Fan. Chính tại đây, Bê và Alex đã có cơ hội gặp gỡ và quấn quýt nhau, khi Alex đang hoàn tất thí nghiệm cuối cùng cho bậc cử nhân.

Alex (Alexander S. Hamil) là một sinh viên xuất sắc, mà 7 trường nổi tiếng trên nước Mỹ, kể cả Mayo Clinic và Stanford đều cho học bổng toàn phần. Thay vì Stanford, Alex chọn UC San Diego, cho gần Bê, lúc đó đang còn học và làm ở UC Irvine. Từ đó, hai đứa thành đôi bạn cùng nhau sát cánh trong việc học và việc làm suốt 9 năm qua.

Trong khi Alex tiếp tục theo đuổi và thành đạt trong việc chữa trị ung thư thì mùa thu 2008, Bê chuyển qua làm phòng thí nghiệm sinh học về tái tạo tay chân. Đây là chương trình thí nghiệm do Dr. Gardiner và Dr. Bryant khởi đầu từ năm 1982, được tài trợ bởi Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ.

Trong muôn loài mà Thượng Đế đã tạo dựng nên, cái cây bị chặt cành thì mọc ra cành khác, riêng phần lớn động vật thì khi cụt tay, mất chân, đành trở nên tật nguyền. Thế nhưng cũng có những biệt lệ, thí dụ con cua, con tôm gẫy càng thì mọc ra càng khác. Con thạch sùng (thằn lằn) đứt đuôi thì mọc ra đuôi khác. Làm cách nào cho con người có được khả năng ấy? Dưới sự huớng dẫn của Dr. Gardiner, Bê và nhóm nghiên cứu ở trường đại học danh tiếng UCI nghiên cứu sự tái tạo tay chân của loài cá Salamander, với hy vọng rằng một ngày nào đó con người cũng có thể tự mọc lại tay chân như những con cá đặc biệt này.

Theo phúc trình từ UCI, phòng thí nghiệm này đã đạt một bước tiến quan trọng, là việc tạo thêm những cánh tay mới mọc trên thân cá Salamander.

Bê là đệ tử may mắn và được yêu quý của Dr. Gardiner. Sau mấy năm làm nghiên cứu sinh trong phòng lab của ông, Bê đã nhận diện và xác định được gene gây đột biến trong quá trình tái tạo hay mọc thêm tay chân của cá Salamander. Cả phòng lab vui mừng, Dr. Gardiner thông báo tin vui cho cả trường, cơ quan tài trơ thuộc Bộ Quốc Phòng và mọi người liên hệ.

Theo Dr. Gardiner, việc nghiên cứu tái tạo chân tay là một tiến trình chậm chạp, và rất tỉ mỉ. Sau khi thành công trên cá, Bê sẽ còn phải thử trên chuột, sau đó mới thử nghiệm trên cơ thể con người. Dù sao, mục tiêu gần đã đạt. Phóng viên Sherri Cruz của báo Orange County Register đã tới tận trường phỏng vấn Bê và cả nhóm. Bài viết được đăng trên báo OC Register April 5, 2013. *

Để đạt được bước tiến này, suốt 6 năm ròng rã, Bê đã liên tục làm việc 360 ngày một năm, 16 tiếng một ngày, không về ăn Noel với gia đình vì thí nghiệm đang dở dang. Bê có sinh viên trong lab, nhưng thương nên cho học trò về mừng lễ, mình thì ở lại với cá và máy móc. Mỗi năm vài ba lần mẹ xuống thăm, cũng chỉ có thể loanh quanh bên con trong phòng lab, giúp cho cá ăn hay dọn dẹp.

Năm 2010, hai năm trước khi có kết quả chính thức cho thí nghiệm, thấy Bê căng thẳng quá, Dr. Gardiner cho Bê nghỉ 3 tuần đi chơi với mẹ về Việt Nam, thăm bà dì và họ hàng ngoài Bắc. Bê gặp cậu Đốc và các anh em họ cùng trang lứa. Mấy cậu cháu hợp tính nhau, cùng đi chơi Hà Nội, thăm Văn Miếu-Quốc Tử Giám, trường đại học đầu tiên của Việt Nam, có từ đời vua Lý Thánh Tông (1070), vái điện thờ Chu Văn An, thăm Khuê Văn Các.

Đứng trong vườn bia, nơi có 82 con rùa đá mang bia ghi danh các tiến sĩ thuộc nhiều triều đại Việt, cậu Đốc giải thích ý nghĩa và khuyến khích:

- Nếu cháu thành công, cậu sẽ làm tiệc ăn mừng và đúc cho cháu con rùa đá để ở sân nhà bà, khắc tên Tiến Sĩ Bê. Nếu cháu thất bại, cũng cứ về đây, cậu cháu mình nhậu một bữa say xỉn, rồi cùng khóc với nhau.

Trên chuyến bay trở về Mỹ, Bê còn xúc động khi nhắc lời cậu Đốc và thấy ra là anh chị em bên Việt Nam không có được cơ hội như mình, dù họ cũng siêng năng, tài giỏi.

Có thể nhờ sự khuyến khích từ vườn bia rùa đá ở Văn Miếu, Bê tiếp tục cố gắng và nhận học vị Tiến Sĩ năm 2014. Sau khi tốt nghiệp, Dr. Gardiner quý cô học trò ruột, nên lại gửi gắm Bê ở một phòng lab tương tự tại UC San Diego, chuyên nghiên cứu về da và các bộ phận khác trong cơ thể. Tại đây, Bê tiếp tục thử nghiệm việc tái tạo chân tay trên chuột. Khác với cá, khi bị thử nghiệm các thương tich nặng hơn, chuột nhiều khi không đủ sức vượt qua. Mỗi lần chuột chết, Bê lại gọi mẹ thở than, vừa chuyện thương chuột, vừa đủ chuyện khó khăn trở ngại.

blank
Rùa đá mang bia tiến sĩ tại Văn Miếu Hà Nội. Photo: Wickipedia.

Sau hai năm hoàn tất chương trình hậu tiến sĩ, Bê tiếp tục giảng dạy tại UC San Diego và nghiên cứu về Complex Carbohydrate, những phân tử điều hành việc gửi các tín hiệu (proteins) giữa các tế bào, để tìm hiểu làm sao cho các bộ phận trên cơ thể động vật có vú, như chuột và người, được mau lành khi bị thương tích hay được mọc lại khi mất đi.

Từ kết quả nghiên cứu của Bê trên cá, người ta đã có thể ứng dụng vào việc chữa lành các vết thương trên da hay các bộ phận khác như óc, gân, xương, gan, phổi... một cách mau chóng bằng cách cấy genes.

Về phần Alex, cũng từ 2014, luận án tiến sĩ cho đề tài dùng RNAi (**) để trị bịnh ung thư của Alex đã sẵn sàng, nhưng đúng lúc ấy xẩy một vụ nổ súng có liên quan tới phòng thí nghiệm nơi Alex làm việc, khi ông thầy là Dr. Dowdy bị bắn vì tranh chấp làm ăn. Hậu quả là phải chờ tới tháng Mười năm 2016, luận án mới được bảo vệ xong, dù trước đó, Alex đã có tới 7 công trình nghiên cứu về ung thư được công bố trên báo Nature Journal**. Những hệ lụy hung hiểm quanh việc Alex tìm ra loại thuốc mới để trị ung thư hiệu quả hơn sẽ phải cần tới một bài viết khác.

Sau 9 năm gắn bó, Bê và Alex nay sang tuổi 30 vững vàng, đang tính tới hôn nhân. Ngày lễ Mẹ năm nay, biết tôi sẽ dự buổi ra mắt Tuyển Tập Việt Bút 2017 được tổ chức cùng ngày tại hội trường Việt Báo, Bê và Alex từ San Diego--cách 2 tiếng lái xe-- bất ngờ tới chung vui với mẹ.

Hai đứa ăn mặc lịch sự, mặt mày sáng trưng, miệng cười rạng rỡ, thoải mái ngồi lại suốt buổi ra mắt sách. Lúc cùng mẹ và các bạn ăn uống, chụp hình, trò truyện vui vẻ, có ông bạn già hỏi phải con bé nổi loạn trong chuyện góc bếp không, Bê cười nói thay mẹ: Chính nó đây bác.

*

Bê, con bé nổi loạn của mẹ,

Mẹ yêu thích những quà tặng con và Alex đã mang đến cho mẹ, nhưng muốn hai đứa cùng biết thêm điều này: chính các con mới là món quà quí nhất mà mẹ được hưởng.

Sau biết bao khó nhọc khi “con đi trường học mẹ đi trường đời,” nhớ chuyện vui mẹ con tán dóc trong góc bếp về bá đạo, vương đạo, đế đạo, mẹ nghiệm ra rằng, đạo nào cũng là đạo, và khi ngộ biến phải tòng quyền. Cái đạo quan trọng nhất có lẽ chỉ là đạo làm người. Lòng bác ái vị tha, tính kiên nhẫn, và chấp nhận trả giá cho điều mình ao ước, là căn bản. Cố mà ăn ở sao cho tử tế hơn, với mình và với người. Chừng ấy thôi mà mẹ học cả đời vẫn còn thấy vấp váp, lúng túng.

Bài này viết cho các con yêu, Anne và Alex, mùa ra trường 2017. Mong các con bên nhau, cùng giúp mình và giúp đời xóa sợ hãi khổ đau, sao cho cho con người gần gũi hơn, với nhau, với thiên nhiên và với Thượng Đế.

Iris Đinh

Ghi chú:

(*) Cruz, S. (2013, April 5). UCI regeneration lab grows EXTRA limbs, Orange County Register, p. 3. Retrieved from http://www.ocregister.com/2013/04/05/uci-regeneration-lab-grows-extra-limbs/

(**) Mead BR. et al. (2014). Efficient delivery of RNAi prodrugs containing reversible charge-neutralizing phosphotriester backbone modifications. Nat Biotechnol. 2014 Dec;32(12):1256-61. doi: 10.1038/nbt.3078. Epub 2014 Nov 17. Retrieved from https://www.ncbi.nlm.nih.gov/m/pubmed/25402614/

Ý kiến bạn đọc
14/10/201722:37:50
Khách
Chao chi Iris Dinh,
Minh rat kham phuc ve cach giai quyet van de nan giai nay. Minh cung dang o trong tinh trang dien dau vi con, minh dang can mot cai phao de co the giup minh vuot qua noi lo buon nay. Chi co the cho minh dia chi email de minh xin y kien duoc khong ?
Cam on chi nhieu lam
30/06/201704:06:20
Khách
>Sau này Bê kể rằng, nhiều khi chỉ ăn một ổ bánh mì sandwich cho cả tuần lễ, nhưng vẫn học giỏi.

Man shall not live by bread alone. Matthew 4:4. I used to know a breatharian (a financial lady), every 2 weeks she ate only 1 small cup
of vegan ice cream (she loves ice cream). I came to this physical realm for vegan ice cream stuffed inside french baguette, so No to Breatharianism.

> À, vậy thì dùng thuốc để trị bịnh là "vương đạo" và giải phẫu là "bá đạo.” Bê muốn học và thực tập "đế đạo."
>Bê viết ngay những khái niệm này vào bài luận văn trong hồ sơ xin nhập học.City of Hope và UC Irvine, đều chấp nhận nhận cho học bổng tiến sĩ toàn phần.

The concept may be new to American universities, so she got the scholarship. Many years ago, I had a conversation with my mom, she
got treament at Stanford medical center (the university in north California), the doctors could not find anything, until 1 night
she had vision of 2 people helping her with the medicine. Later, she described the clothes of the 2 people and she asked me if I knew,
and I said Yes, and joking to her that human medicine has side effects and God medicine has none.
30/06/201702:52:11
Khách
>(Image of Man God by Da Vinci).
Should be "The Creation of Adam" is a fresco painting by Michelangelo, which forms part of the Sistine Chapel's ceiling.
26/06/201700:41:35
Khách
Xin được mượn lời ông đốc học của chúng tôi năm xưa gửi đến 126 sinh viên ngành tôi ra trường năm 1986 chúc mừng chị:
“Chỉ cần sự kiên nhẫn rồi với thời gian cây sẽ ra nụ và hoa sẽ đơm trái. Và ngày hôm nay các anh sẽ cùng tôi, chúng ta cùng nhau gặt hái thành tựu này.”
Sự kiên nhẫn và tấm lòng vị tha của người mẹ đã giúp gia đình chị vượt qua được mọi khó khăn để ngày hôm nay không những viết nên câu chuyện với niềm hãnh diện đã đạt được mà còn giúp độc giả chúng tôi thét lên được những lời kiêu hãnh mà người tị nạn đã đem đến cho đất nước này.
Như lời một ký giả Âu châu đã viết về một đứa bé VN mồ côi không nơi nương tựa tên Philipp Roesler trở thành phó thủ tuớng của nước Đức:
“Quyết định của chính phủ nước Đức khi mở rộng vòng tay đón nhận người tị nạn VN năm xưa hầu gửi thông đìệp nhân đạo đến những quốc gia trên thế giới thì ít mà ngày nay đã nhận được những quà tặng từ họ quá nhiều và còn rất nhiều đến cho các thế hệ con cháu của chúng ta mai sau những thành quả quá tốt đẹp từ khoa học, kinh tế, giáo dục qua đến chính trị không riêng cho nước Đức mà cho cả cộng đồng Châu Âu.”
Tôi vẫn ao ước một ngày nào đó sẽ nhận được tin vui từ con cháu một người tị nạn VN năm xưa được giải thưởng Nobel như là một món quà, một lời tri ân chân thành gửi tới những người ân nhân đón nhận chúng ta phải ra đi vì đại họa của một chủ thuyết vô thần.
25/06/201717:24:52
Khách
>Tại đây, Bê tiếp tục thử nghiệm việc tái tạo chân tay trên chuột. Khác với cá, khi bị thử nghiệm các thương tich nặng hơn, chuột nhiều khi không đủ sức vượt qua. Mỗi lần chuột chết, Bê lại gọi mẹ thở than, vừa chuyện thương chuột

Where are the supercomputers to simulate the whole processes (eliminate the bad karma)

>và chấp nhận trả giá cho điều mình ao ước.
Fair game, human medicine has side effects.

>Mong sao cho cho con người gần gũi với Thượng Đế.
Good point, in theory, Concentration on God, then you have no karma only merits
(the inner path (or the middle way) # the outer path = tà ma (maya/hoang tưởng) ngoại đạo).That was the teaching
of all the past Masters such as Shakymuni the Buddha, Jesus the Christ, Mohamed the Messiah, Nanak the Guru (the
Light keeper), Lão Tử - Đạo Đức Kinh, etc
The Almighty God created this domain (3 realms) which has positive and negative. You do good deeds then you get good
karma (better than bad karma), bad deeds then bad karma and you know what is your future "as ye sow so shall ye reap"
("if you love me keep my Commandments" John 14:15). When you came to this domain which has a lot of temptation: the
Ego, the material things, the girls, the power ("all the kingdoms of the world and their glory. All this I will give You,
if You fall down" Matthew 4:9), etc
In the beginning, you had many guardian angels, then you screwed up, then a few left because you were lack of certain virtue
(Image of Man God by Da Vinci). Now, you are in dangerous situation, better to shape up before it is too late.
24/06/201719:11:04
Khách
"Yêu cho roi cho vọt". Ấy chết, chớ, chớ nha. Đây là xứ Mỹ, phết roi mây, chổi lông gà vào mông con, là bị cảnh sát túm gáy đó.

Cuộc đời của cô bé nổi loạn tuổi choai choai này lẽ ra có thể đã tệ hại hơn nữa, nhưng nhờ bố mẹ đã làm được một quyết định đúng đắn là gửi cô con gái yêu vào "chương trình coi sóc các thiếu niên gặp khủng hoảng" ở Spokane. Và đó đã là một ngã rẽ đổi đời cho cô tiến sĩ tương lai.

Một bài viết rất hay không những về nội dung câu chuyện mà lời văn cũng giản dị và bố cục thì gọn gàng.
24/06/201716:19:36
Khách
Nhờ những công trình nghiên cứu như thế này, biết đâu trong tương lai, những thương phế binh, những người bị tai nạn xe hay trong công việc, có thể "mọc được" chân tay ra thì quá tốt. Mong thay.
24/06/201715:40:58
Khách
Thật khó có thể ngờ được một cô bé theo bạn bè liều lĩnh đi chơi đã trở thành một Tiến Sĩ có những nghiên cứu khoa học giúp ích cho đời như Bê. Lòng thương yêu con và sự kiên trì của Iris đã được đền bù xứng đáng.
Chúc Bê và Alex thành công và hạnh phúc bên nhau.
24/06/201715:03:12
Khách
Bài viết thật hay, tác giả, một người mẹ tuyệt vời, phải cần đảm, đối đầu với những nổi loạn của con gái và quyết không chấp nhận số phận. Kết quả đã là phần thưởng thật cao quý. Con gái đã vượt qua những khổ ải trong xã hội để có được ngày nay. Xin chúc mừng chị.
24/06/201714:45:12
Khách
Bài hát "Nỗi Buồn Hoa Phượng", có lẽ, không còn đúng ở đất nước này nữa vì rằng hàng năm vào khoảng thời gian này, cột VVNM lại có một số bài viết về sự thành công tột bực của giới trẻ, người Mỹ gốc Việt, hiện nay và đây là một niềm vui, trân quí và hãnh diện cho cộng đồng NVTNCS.

Bài viết độc đáo và khác những bài viết trước là từ một cô bé ngỗ nghịch, rebellious, nhưng nhờ có tài năng hơn người và do sớm ý thức được nên đã lật ngược tình thế để rồi trở thành một khoa hoc gia với danh vị Tiến Sĩ.

Người đọc rất mong được đọc kết quả công trình nghiên cứu của vị Tiến Sĩ này trong tương lai.

P.S: Xin được cám ơn tác giả nhiều vì bài viết làm người đọc cảm thấy vui, mấy tuần vẫn chưa hết, và lạc quan cho cộng động chúng ta nói riêng và HK nói chung.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,287,969
Tác giả đã nhận giải vinh danh tác phẩm Viết Về Nước Mỹ 2008 và ba năm sau, với bài "Thế Hệ Gạch Nối", cô nhận thêm giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Sinh năm 1972.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ, nhận giải từ năm 2000. Liên tục 16 năm qua, ông góp nhiều bài viết giá trị và vừa nhận thêm giải Danh Dự 2015.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo.
Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Bà sinh năm 1948 tại Biên Hòa, cựu học sinh Ngô Quyền. Trước 1975, dạy học. Qua Mỹ năm 1991 theo diện HO, hiện là cư dân Nam Ca Li.
Gió Đồng Nội là bút hiệu của một tác giả đã góp nhiều bài đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên.
Tác giả vừa đoạt giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ năm 2016 ngay năm đầu tiên tham gia viết bài cho Việt báo. Anh là một Kỹ sư Dầu Khí đang sống tại Sài Gòn và làm việc cho một Công ty Liên Doanh tại Việt Nam,
Tác giả vượt biên từ Rạch Giá đến Mã Lai, Pháp 1979, Mỹ 1987. Tốt Nghiệp Electrical Engineering 1990 tại University of Illinois at Urbana, Champaign, Illinois;
Tác giả tên thật Đặng Thống Nhất, giáo sư hồi hưu. Ông bà hiện là cư dân Brooklyn Park, Minnesota. Ông đã từng dạy ESL và Song Ngữ tại Hệ Thống Giáo Dục Công Lập Minneapolis
Tác giả sinh quán tại Hội An, Quảng Nam, tốt nghiệp Đốc Sự Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Cựu tù chinh trị, hiện định cư tại Virginia, đã góp bài cho Việt Báo Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua.
Tác giả từng nhận giải Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Ông hiện là cư dân Lacey, Washington State, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại Học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến