Hôm nay,  

Hoa Tàn Hoa Nở

30/05/201700:00:00(Xem: 11783)

Tác giả: Vũ Long Hương
Bài số 5131-18-30811-vb3053017

Tác giả là một chuyên gia từng làm việc tại nhiều vùng tại Hoa Kỳ. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là “Hoa Phượng Florida,” và “Hoa Xoan Bên Thềm Cu.” Sau đây, thêm một bài mới kể về tình đồng hương giữa người Việt tại Raleigh, thủ phủ của bang North Carolina, nơi ông bà định cư.

* * *

blank
Hoa Hồng trước nhà.

Thăm người đồng hương sở hữu căn nhà thơ mộng có hoa soan bên dòng suối tháng giêng đầu năm 2016, lúc đó cây rừng và hoa trơ cành trụi la... nên hẹn ngắm hoa nở khi Xuân đến nhưng rồi bận chuyện này nọ mãi đến năm 2017, chờ dịp trăm Hoa đầu tháng Năm (May Flowers) đua nở trong số có hoa Soan, bà xã Kim-Vân của tôi hẹn đến thăm gia đình Huy-Hương và hai cháu cùng ăn ngoài trời vào trưa thứ bảy luôn tiện ngắm hoa.

Một bụi hoa hồng nở hoa đỏ rực trước nhà chào khách khiến vợ chồng chúng tôi trầm trồ vui thích, đang ngắm hoa thì Thu-Hương bước ra niềm-nỡ tươi cười chào, hỏi thăm sức khỏe và hỏi thăm các con của Kim-Uyên bây giờ sống ra sao (con gái Uyên của chúng tôi đã mất 3 năm trước, cũng đã từng đến thăm Huy-Hương) và Thu-Hương cho biết hai cháu Lâm và Thảo-Nhi đã được bố Huy đưa đi ăn sinh nhật bạn học.

Sau cơn mưa đêm qua, trời nhiều mây và mát dịu thích hợp cho buổi ăn ngoài trời. Chúng tôi mang theo một hộp gà chiên KFC mới mua còn hơi nóng để trên bàn picnic, Thu-Hương cắt vài đóa hoa hồng quanh nhà cắm vào bình hoa nhỏ mang ra bàn gổ dưới gốc hoa Soan, còn chịu khó mang ly trà nóng đãi khách và chúng tôi cùng Thu-Hương vừa ăn trưa ngoài trời hàn-huyên tâm-tình.. chuyện mình, chuyện người trong lúc những cánh hoa Soan màu tím nhạt rơi rụng khắp nơi bên thềm gần căn phòng gỗ có lưới ngăn muổi để ngủ những đêm hè sau khi đốt lửa trại, không cần đi dã ngoại xa xôi mà ngay bên thềm nhà.

Ăn ngoài trời nhớ đến chuyện phim tình cảm "Picnic" trình chiếu ở Sàigòn đầu thập niên 60. Diển-viên William Holden trong vai sinh viên nghèo trẻ tuổi đẹp trai là Hal Carter phong trần lảng tử đi tìm việc gặp và yêu cô gái xinh đẹp Madge Owens (Kim Novak), vì hoàn cảnh khó-khăn nên họ hẹn gặp nhau một nơi xa để kết hôn sống đời bên nhau, chàng đi trước và nàng lên xe Bus theo sau, đi theo tiếng gọi của con tim, phim thật là tuyệt vời. (William gặp được Kim Novak còn tôi thì gặp được Kim-Van, chúng tôi 3 năm nữa là mừng lễ kim-cương).

Nghe hai Cô và Cháu nói đủ thứ chuyện thật thú vị tưởng như bà con thân tộc lâu ngày gặp lại, tôi ngồi im lặng ngước lên nhánh hoa Soan cao nhìn những cánh hoa màu tím nhỏ bé mong-manh xinh-xắn rơi rơi theo gió thoảng, mây trời nổi trôi, nhìn quanh khu rừng thưa cây lá xanh tươi, cảnh dịu êm ấm-áp lòng người. Kim-Vân hỏi thăm Thu-Hương bệnh xá có đông khách không, trả lời cũng khá đông phần nhiều là khách di dân nghèo không muốn đi khám bác-sĩ người Mỹ vì sợ trả tiền khám nhiều quá, Hương còn cho biết sẽ đi khám miễn phí cho họ đạo một thành phố xa theo yêu cầu của cha sở công giáo. Ăn trưa xong Hương mời vào nhà ăn trái cây, trong lúc đi vào nhà, Kim-Vân hỏi: "Cô có người quen là cô giáo tên Thanh còn trẻ có con gái tám tuổi nếu cô ấy muốn đến thăm được không?" Hương mau mắn nói: "Được, cô mời cô ấy đến chơi làm quen", Kim-Vân nói tiếp:" Cô ấy dễ thương lắm, đang dạy trường đại học Eastern ở T.P. Greenville, North Carolia, cô chú đi ăn tối với cổ hoài".

Vào trong nhà thấy trên bàn vài quyển sách bọc ngoài dầy cộm viết về chiến tranh Việt-Nam của tác giả người Mỹ, tôi nói với Hương là đang có bán sách cũ ở North Carolina State Fairground, Thu-Hương mang computer ra gõ một lúc và cho biết địa-điểm khu bán sách, hai cô cháu lên lầu tìm sách cũ xem có cuốn nào viết về lịch-sử Việt-Nam mượn cho thằng cháu ngoại chúng tôi đọc để biết thêm vì cậu bé này thích đọc sách về sử nên năm học tới chọn ngành "History" tại NCSU (North Carolina State University). Thu-Hương kể về các con khi chúng tôi hỏi thăm được biết cháu Lâm 13 tuổi thích đọc sách lịch-sử nên trong nhà đầy sách, cô con gái 10 tuổi xinh đẹp rất dễ thương Thảo-Nhi thì thích vẽ-vời nghệ-thuật và thích đồ cổ và cũng thích nhâm-nhi uống trà như người lớn. Hai cháu rất ngoan hiền và lễ phép cũng do cha mẹ khéo dạy từ tấm bé.

Trong lúc hai cô cháu nói chuyện thì tôi mạn phép gia chủ đi ra suối sau nhà thăm lại con suối quen vào đầu năm ngoái giờ đây có dáng vẽ xanh tươi mát mẻ sau cơn mưa đêm qua, dòng suối vẫn uốn quanh co êm-ái nhẹ-nhàng bên cây rừng xanh rờn màu lá non, đường ra suối rêu mọc xanh rì mềm-mại cứ tưởng mình đang trở lại tuổi thơ thế kỷ trước đi thăm suối tiên ở quê nhà trong núi Dinh làng Long-Hương Bàrịa năm xưa, quên hết chuyện đời trong giây lát... và cũng cãm thấy cô đơn bên bờ suối vắng bóng người, làm sao có thể sống đơn độc với cảnh vật thiên nhiên dù là bồng lai tiên cảnh mà không có tình người?! nhớ chuyện hai chàng Lưu, Nguyển trong bản nhạc "Thiên-Thai" của Văn Cao... cho dù có tình yêu với tiên nữ trên cỏi thiên tiên cũng bồi hồi muốn về quê thăm một chuyến, hai nàng tiên nữ biết trước khi tình lang trở về trần thì không thể nào quay lại chốn bồng lai tiên cảnh được nữa nên bịn-rịn tiển đưa hai chàng về trần. Hai chàng Lưu, Nguyển về đến làng cũ không còn gặp ai quen hỏi ra mới biết mình đã rời quê hơn trăm năm rồi, buồn bã quay gót tìm lại lối về bồng lai thì không tìm thấy đâu! Các cháu sanh sau là người Mỹ gốc Việt tìm về quê của cha, ông qua sách vở! có ai trở lại cũng không tìm ra thân nhân thân tộc, ông bà cha mẹ đã qua đời từ lâu. Kiếp nhân-sinh tục-lụy biết bao trầm-luân đau khổ khi phải sống kiếp đời tử biệt sinh ly! Người lớn tuổi như chúng tôi đây đang sống nơi quê hương thứ hai thì không mong gì hơn là sống những ngày tháng cuối đời còn lại được bình-yên để chờ ngày trở về quê Trời, nơi thật sự là chốn vĩnh-cữu nghỉ-ngơi an-lạc của kiếp nhân-sinh. Viết đến đây tôi nhớ có một người chọn cuộc sống sơn dã đơn-độc, coi kiếp nhân sinh như mây trời...

Xin kể hầu chuyện xưa: vào thập niên 50 thế kỷ trước, làng Long-Hương có một nam tu-sĩ cất căn chòi trên đỉnh núi Dinh tu hành, mỗi lần hạ-san với bộ áo nâu sồng bạc mầu, đi ngang qua làng, gánh trên vai kỳ hoa dị thảo bán lấy tiền đổi gạo và thức ăn, nhân sinh quan thoát tục xa lánh trần thế, lúc ấy tôi còn bé khoảng độ 9, 10 tuổi nên còn nhớ ông với gương mặt thanh tú trong sáng hiền-hậu tươi cười mỗi khi bọn trẻ chúng tôi vây quanh hỏi han chuyện này nọ.

Nhiều năm sau tôi quên bẵng đi ông thầy tu trên núi Dinh và lớn khôn lặn ngụp trong bễ đời đầy gian truân rồi nổi trôi đến nước Mỹ xa-xôi, liên-lạc được Cô Hiệu trường trung-học Sĩ-Tải là thân nhân ông Đạo, bà cho biết nhiều năm ông Đạo không còn xuống núi gặp thân nhân nữa, có người đi săn tình cờ đi qua căn nhà chòi của ông Đạo thì thấy ông đã qui tiên từ lâu, nằm dưới phần mộ lấp đất, mọi người đoán ra lúc lâm chung, tự vùi thân kéo đất lấp phủ đầy lên thân mình, không phiền lụy đến thân nhân. Chuyện ông Đạo như vậy đó! Cô Hiệu là con gái của cựu quan đốc-phủ đầu tỉnh Bàrịa thời Pháp thuộc.

blank
Thảo Nhi trong khu bán sách cũ.

Chưa thấy Huy và hai cháu Lâm & Nhi về nhà, chúng tôi chào từ giả, Thu-Hương ân-cần tiển khách với bó hoa hồng trong tay cho cô Kim-Vân, tôi nói:" Sẽ mang hoa cho Kim-Uyên chắc nó vui lắm, em Uyên cám ơn chị Hương". Gặp bác-sĩ Trịnh Thu-Hương bà xã Vân hết bịnh "buồn", cùng nói tiếng Việt, chia sẻ hỏi thăm chuyện con, cháu... còn gì an-ủi hơn cho kẻ già nua như chúng tôi! Thu-Hương nói:" Con có hai cây Phong Nhật Bản, chú mang về trồng ". Cây còn nhỏ cao độ nửa thước tây, lá màu nâu thân cây màu xanh, tôi chọn một cây và còn có thêm cây bông hoa vàng, bó rau cần và lỉnh kỉnh nhiều thứ khác nữa, cám ơn gia chủ một lần nữa trước khi ra về. Sau hai mươi phút lái xe về lại nhà kịp giờ ngủ trưa một giấc, thức dậy Kim-Vân hỏi:" Anh đi mua sách nổi không, chỉ sợ anh còn mệt? " tôi nhanh nhẩu trả lời:" Không mệt còn đi được " Thiệt là tuổi già có khác, đến như bà xã tay yếu chân mềm của tôi còn "khi dễ" tôi đến vậy huống chi là ai khác nữa, mất mặt quá! nhớ thuở xưa khi còn trẻ lái xe từ Miami, Florida đi và về thủ phủ Ottawa, Canada đường dài trên ngàn dặm mấy lần như không vậy, bây giờ.. hồi đó sao mà một trời một vực thật đáng buồn! Tuổi trẻ thần tiên ơi! ước gì chúng tôi trở lại tuổi 20 một lần nữa. Nhớ chuyện của văn hào Jack London tả một ông võ sĩ già đầy kinh-nghiệm, lớn tuổi đấu với vỏ sĩ trẻ tuổi hơn thì sức lực là yếu tố thắng bại hơn là kinh nghiệm đấu trường vì những phút nghỉ giữa hiệp đấu võ sĩ trẻ hồi sức rất mau và những quả đấm mạnh-mẻ hơn đã làm đối thủ già đo ván. Chúng tôi như võ sĩ già trên trường đời dù kinh-nghiệm sống có thừa nhưng làm sau thắng được đối thủ "thời-gian"?!

Vừa bước vào trung-tâm bán sách thì gặp Huy hỏi thăm trao đổi vài ba vài câu chuyện rồi chia tay mạnh ai nấy lựa sách, phòng trưng bày rộng khoảng 50 ngàn feets vuông, 4 dảy bàn chất đủ loại sách, tôi chọn khu bán sách Tiểu-sử và Lịch-sử ( Biography & History ). Đang mê mẫn trong rừng sách thì cháu Lâm và Thảo-Nhi đến chào hỏi, sau đó tôi lựa được vài cuốn viết về lịch-sử Việt-Nam như " No Peace No Honor", (đọc vài trang đầu tác giả kể chuyện thời đó 1972-73 không ngày nào mà báo giới và truyền thông thiên tả để yên cho Tổng Thống Mỹ Nixon được tĩnh tâm đối phó với kẻ địch), "The War Within", "In Retrospect (The Tragety and Lessons of Vietnam)" của Robert S. McNamara... hình màu bìa cứng sách dày mỗi cuốn một Mỹ Kim. Chúng tôi còn đang lựa sách thì hai cháu đến chào ra về. Nghe nói còn mở cửa bán hôm sau ngày Chúa-Nhật với giá một thùng 3 Mỹ Kim, một thùng có thể chứa đến chục cuốn sách dày, quả là giá tốt cho những ai thích đọc sách, sách cũ của thư viện quận Wake bang North Carolina mỗi năm đến tuần đầu tháng Năm thì bán hạ giá cho công chúng.

Sách đã cũ có lẽ nhiều người đã đọc qua, câu chuyện đã hơn nữa thế kỷ trước không còn giá trị thời gian nữa cũng như lớp tuổi 90, 100 trở lên thời đệ nhị thế chiến vài người còn sống và Chiến-tranh Việt-Nam lớp tuổi 80 trở lên cũng đã lần lượt kẻ mất người còn. Lớp tuổi 70 trở lên, người Việt vong quốc khắp nơi trên thế giới còn nhiều người vẫn nhớ ngày Quốc-Hận. Chúng tôi có báo tin bán sách cũ, hôm sau Cô Giáo Thanh dẫn bé Ngọc đi mua được vài cuốn vì đến trễ quá nên không còn bao nhiêu sách vừa ý.

Ngày "Hiền Mẫu" chàng rể người Hồng-Kông nói tiếng Mỹ mời bà mẹ vợ Kim Vân đi ăn tối nhà hàng Trung Hoa, chúng tôi gặp lại bốn cháu ngoại chuyện trò bằng tiếng Việt vui vẻ, con gái không còn nữa nhưng chàng rể vẫn giữ tình thân, ông ngoại làm tài xế rước các cháu khi tan trường và bà ngoại giúp một tay trông nôm cháu nhỏ 5 tuổi (cháu lớn 18 tuổi) và nấu vài món ăn cho các cháu trong tuần.

Từ Florida hai người rất thương mến Kim-Uyên là Mỹ Hằng và Mỹ-Châu gởi thiệp chúc Happy Mother's Day với quà ngân phiếu, Cô bạn người Mỹ cũng từ Florida của Kim-Uyên tên Christiane cũng gởi thiệp chúc ngày Hiền Mẫu, ông chồng người Mỹ cũng thường xuyên gọi điện thoại hỏi thăm chúng tôi. Cô bạn học thời tiểu học của Kim-Uyên tên Suzanne từ Kanata, Canada cũng gởi thiệp chúc mừng Happy Mother's Day, mùa hè năm ngoái gởi ngân phiếu cho tiền mua hoa tươi và bình đựng hoa để ở mộ phần Uyên và năm nay lại gởi nữa, chúng tôi rất cảm kích cám ơn nhưng lần này không nhận, giữ ngân phiếu làm kỷ-niệm, Cô Giáo Thanh cũng trạc tuổi Uyên mời đi ăn tối tại tiệm Việt-Nam "MOTE" cùng bé Ngọc ngày của Mẹ tại thủ phủ Raleigh, North Carolina, chúng tôi cứ tưởng Thanh là Kim-Uyên. Những Người "Cháu" mà chúng tôi kể trong bài viết là người Đồng-Hương Việt-Nam. Con gái Uyên của chúng tôi không còn nữa nhưng những đóa hoa xuân sắc khác lại nở. Những kẻ xa cố hương như chúng tôi còn vui sống được đến hôm nay cũng nhờ Tình Người... như những đóa "Hoa Tình Yêu" nở rộ bên dòng đời nổi trôi.

Cảm ơn Nước Mỹ, Cảm ơn Nước Canada & Thân-Nhân, Bạn Bè đồng hương, đồng môn và Cám ơn Thượng-Đế!

Vũ Long Hương

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,098,499
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”
Nhạc sĩ Cung Tiến