Hôm nay,  

Tháng Tư, Nhận và Cho

28/04/201700:00:00(Xem: 10644)

Tác giả: Triều Phong (TPN)
Bài số 5105-18-30785-vb6042817

Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC của Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài mới của anh là câu chuyện một nhóm bạn Phật tử tại Dayton, Ohio cùng nhau thực hiện hạnh bố thí, góp phần vào công tác xã hội, nhân dịp 42 năm sau Tháng Tư 1975.

* * *

blank
Nhóm bạn và người viết chuyển tặng vật vào nhà kho cứu trợ.

Kể từ 1975, cứ vào độ Tháng Tư là người Việt hải ngoại ở khắp nơi như Úc, Pháp, nhất là Hoa Kỳ lại tổ chức những buổi lễ tưởng niệm, quốc hận... để ghi nhớ biến cố đau thương khi chế độ Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ vào ngày 30 tháng Tư năm ấy.

Tháng Tư đang trở lại cũng là lúc để nhắc nhở những hậu duệ của chúng ta là các thế hệ gốc Việt tương lai, đừng quên gốc rễ và ý chí tự do của ông cha, từng biến nỗi đau nhục vong quốc thành sức mạnh đi tới, gầy dựng được một cộng đồng gốc Việt mạnh mẽ tại nước Mỹ và trên toàn thế giới.

Cùng ý nghĩa ấy, như mọi năm Hội Cao Niên phối hợp với Cộng Đồng Người Việt Dayton tại Ohio sẽ làm lễ tưởng niệm Ngày Quốc Hận vào chiều Chủ Nhật, ngày 30 tháng 04 năm 2017 để người Việt có cơ hội gặp gỡ hàn huyên ôn lại lịch sử, tri ân và tưởng nhớ tới các anh hùng của dân tộc, những đồng đội đã hy sinh trên chiến trường hoặc ở các trại tập trung cải tạo xa xôi hẻo lánh, những đồng bào đã tử nạn trên đường vượt biên, vượt biển tìm tự do, lánh nạn cộng sản.

Bên cạnh những buổi lễ chính thức tưởng nhớ “Tháng Tư Đen”, nhóm bạn chúng tôi; gồm một số người Việt tị nạn ngày xưa định cư tại Dayton, Ohio cùng nhắc nhở nhau về sự bao dung lớn lao và những trợ giúp mà nước Mỹ, người Mỹ đã dành cho chúng ta từ những ngày đầu đi tị nạn.

Bốn mươi hai năm sau biến cố tháng Tư năm xưa đã là một thời gian đủ dài để người Việt hải ngoại nuôi dưỡng thành công những con em, thuộc thế hệ một rưỡi hoặc thứ hai, thứ ba thành công vượt bực trong mọi lĩnh vực. Họ đã góp phần không nhỏ cho xã hội Hoa Kỳ để làm rạng danh người Việt.

blank
Nhóm bạn và người viết chuyển tặng vật vào nhà kho cứu trợ.

Từ sự sự trưởng thành ấy, chúng tôi bảo nhau rằng Tháng Tư cũng là lúc cần thể hiện lòng tri ân đối với miền đất đã nuôi dưỡng chúng ta. Và tất cả đồng ý cùng nhau đóng góp tài chánh để mua quà biếu tặng cho một vài cơ sở từ thiện nào đó đang giúp đỡ những người nghèo khó trên đất Mỹ như một công tác xã hội thiết thực.

Tình cờ một hôm chúng tôi gặp được Cô Jenn LaDu nhân viên của cơ quan từ thiện Saint Vincent de Paul, Dayton, Ohio, chuyên lo về “Homeless Shelter for Women and Families.” Khi biết ý định của nhóm bạn chúng tôi, Jenn ngạc nhiên thích thú và “welcome” trước tinh thần “give back” này và đã giới thiệu cơ quan của cô cho chúng tôi.

Trên tinh thần tự nguyện chia xẻ khó khăn, đùm bọc yêu thương, một số phật tử như anh Anh đã phát tâm tặng hai ngàn năm trăm đô, vợ chồng anh Đức chị Phương chủ tiệm Venetian Nails and Spa ở Beavercreek đóng góp một ngàn đô, thân mẫu của chị sốt sắng góp năm trăm đô và em Andrew, một du học sinh, hiện la “manager” của Venetian cũng hăng hái tham gia đóng thêm vào ngân quỹ hai trăm đô để đi Sam Club mua tặng phẩm cho công tác từ thiện này.

Rồi sáng sớm một hôm, anh em chúng tôi tập trung tại nhà cô Phương, chủ tiệm Veneatian Nails. Sau khi dùng điểm tâm nhẹ mọi người nhanh nhẹn khuân đồ ra xe và tìm đến địa chỉ của cơ quan từ thiện mà cô Jenn đã cho.

Vì là chỗ chứa hàng nên cơ quan nằm cặp theo con sông ở dưới phố Dayton trên một khu đất tương đối hẻo lánh và hơi khuất tất. Sau một hồi đi lòng vòng tìm kiếm cuối cùng chúng tôi cũng tới nơi, lúc thấy một toà nhà lớn với hàng chữ “Donate Here Anytime” thật to nằm tít trên cao.

blank
Nhóm bạn và người viết chuyển tặng vật vào nhà kho cứu trợ.

Khi chúng tôi đến thì đã có vài ba người Mỹ điạ phương cũng mang đồ cũ lại cho. Mọi người nhìn nhau cười đồng cảm trong tinh thần tương thân tương ái. Nhân viên làm việc ở đây mừng rỡ khi thấy chúng tôi mang tới rất nhiều quà mới va vô cùng hài lòng với số đồ đạc này. Sau khi phụ chúng tôi khiêng tặng phẩm vào trong họ ghi cho chúng tôi một biên nhận cám ơn của cơ quan.

Công việc nhỏ mọn của chúng tôi lúc này là chỉ muốn nói lên lời cám ơn chân thành của những nạn nhân được trực tiếp giúp đỡ như bao người Việt của chúng ta đã làm trên nước Mỹ mà thôi.

Trên đường về, trong không khí lành lạnh của gió xuân chúng tôi cảm thấy lòng nhẹ nhàng hơn vì đã làm được một việc có chút ý nghĩa. Trưa đó trong buổi cơm chay tại nhà anh Đức và cô Phương mọi người chuyện trò vui vẻ trên tinh thần của “Bố Thí Pháp; một pháp môn tu đầu tiên mà Phật đã dạy cho người Phật tử trong phép tu tập để thực hiện hạnh xả bỏ!”

Câu chuyện về “cho và nhận” từ Bố Thí Pháp giúp tôi thấy thêm ý nghĩa và niềm tin cho chính mình, nhân dịp kỷ niệm 42 năm Tháng Tư đổi đời. Trong tinh thần ấy, xin cám ơn đất nước Hoa Kỳ đã cho chúng tôi thêm một cơ hội để phục vụ xã hội. Vì như Anne Frank đã từng nói “No one has become ever poor by giving / không ai nghèo khi cho đi bao giờ!”

Ohio, Tháng Tư 2017

Triều Phong (TPN)

Ý kiến bạn đọc
12/06/201712:39:49
Khách
Vỉệc làm này của mấy anh hay quă vì đã tạo hình ảnh đẹp cho người Việt Nam trên xứ Mỹ. Xin cám ơn nhiều!
Khách
01/05/201711:46:45
Khách
Cám ơn các bạn đã đồng lòng ủng hộ, tôi nghĩ đây là công việc đáng làm và càng có nhiều người hưởng ứng thực hiện vào tháng 04 hằng năm thì càng tốt.
Triều Phong (TPN)
28/04/201719:25:04
Khách
Rat men phuc anh Trieu Phong cung cac ban cua anh da dong gop thiet thuc cho que huong thu hai cua chung ta.
28/04/201717:43:38
Khách
Rất trân trọng tấm lòng của tác giả và bạn hữu.
28/04/201716:30:19
Khách
"Tháng Tư cũng là lúc cần thể hiện lòng tri ân đối với miền đất đã nuôi dưỡng chúng ta". Tác giả Triều Phong.

Đồng ý với người viết, thực hiện đúng lời dạy của người xưa "Ăn cây nào, rào cây ấy", " Uống nước nhớ nguồn"... Nếu có tiền dư hãy giúp những người bất hạnh ở địa phương nơi quốc gia mình định cư hoặc gửi về nước giúp thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa. Chớ nên gửi về Việt nam để lo giùm việc xã hội "xóa đói giảm nghèo" cho bè đảng Cộng sản bán nước, hại dân. Đảng của chúng, thay vì dùng ngân quỹ quốc gia giúp đỡ dân nghèo, thì lại lấy tiền thuế của dân để cung cấp cho hơn 3 triệu đảng viên- đó là chưa kể bộ máy công quyền Nhà nước kềnh càng; tuyển 7 triệu tên công an để chuyên đi đàn áp, bắt bớ những người yêu nước, cưỡng chế cướp đoạt ruộng đất của dân oan- tăng từ hơn 1 triệu trong năm 2000; thuê hơn 80,000 dư luận viên để chuyên lên các trang mạng chửi rủa, vu khống những người kêu gào tự do, dân chủ; phong tướng, bổng lộc đầy rẫy cho nhau, hơn 400 tướng công an, 480 tướng trong quân đội- thời chiến chỉ có 60 tướng; xây hàng trăm tượng đài Hồ chí Minh- mà chỉ riêng tượng đài ở Sơn La đã tốn 1,400 tỷ đồng, v...v...
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,012,124
Khi nói về biên giới, ai cũng nghĩ đến lằn ranh chia đôi giữa nước này với nước kia, mà ít ai nghĩ đến cái biên giới giữa cái sống và cái chết
Hàng năm, tuy không hẹn trước nhưng vợ chồng tôi cứ nhắm chừng con heo đất hơi nặng là lật đật đập ra mua vé lơn tơn về Việt Nam
Lâu nay tôi bị khó chịu ở cổ, rồi bị đau luôn cái chân bên phải. Mỗi lần muốn nhấc chân lên để bước đi, dù chỉ là một bước ngắn cũng đã là khó khăn lắm.
Chưa vào hè, Ontario, Đông CA có ngày nhiệt độ trên 100 độ F. Từ tiểu bang Texas trải dài qua vùng Trung Tây mưa lũ, nước ngập tràn sông Mississippi.
Năm đó, tôi theo bạn dự lễ ở nhà thờ, tình cờ ngồi bên cạnh một ông cụ trông ốm yếu, ho hen.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My từ tháng 5/2019. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada. "Huế -Dallas" là bài viết đầu tiên kể về người chị và những kỷ niệm thời mới lớn của hai chị em tại Huế đã được phổ biến từ tháng Sáu 2019. Bài thứ hai, mới nhất, là một truyện tình khác thường, dữ dội như lời ca Phạm Duy, “Yêu người xong chết được ngày mai.” Nhân vật chính, một người nữ gốc Việt sinh tại Hoa Kỳ, và một chàng Argentina. Họ gặp nhau trong lễ hội hóa trang tại Venice. Chuyện được nàng và chàng trực tiếp kể bằng lời tự sự, cho thấy cách viết độc đáo của tác giả. Mong bà tiếp tục.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ.
Nhạc sĩ Cung Tiến