Tác giả: Orchid Thanh Le
Bài số 5095-18-30795-vb8041617
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là nhà giáo làm việc tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Bài viết tưởng nhớ Tháng Tư Đen sau đây, tường thuật cuộc phỏng vấn Nguyễn Thanh Thủy, Biệt Đội Trưởng Tình Báo Thiên Nga, cùng phu quân của bà là Đại Úy Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa Lê Thành Long.
Hoài niệm về một tháng Tư năm nào luôn nặng trĩu những ngậm ngùi. Ký ức của người kể khởi nhớ thị xã Mỹ Tho, nơi cô sống với tuổi thơ trôi êm đềm bên giòng sông Tiền.
Ngày đó, Thanh Thủy thi đậu có hạng vô lớp Đệ Thất nên được nhận học bổng suốt thời gian theo học trường Trung Học Nguyễn Đình Chiểu, tiền thân là Collège de My Tho, một trong những ngôi trường trung học lâu đời nhất của Việt Nam. Nhưng cô học ở đó chỉ hai năm.
Sau khi trường Nữ Trung Học được xây dựng, các nữ sinh của trường Trung Học Nguyễn Đình Chiểu được chuyển sang ngay khóa đầu tiên, năm học 1957-1958. Từ đó trường Nguyễn Đình Chiểu chỉ dành riêng cho nam sinh cho đến năm 1975.
Thanh Thủy bắt đầu làm quen với ngôi trường Nữ Trung Học mang tên công chúa Lê Ngọc Hân. Hồi tưởng lại, trí cô còn đậm nét hình ảnh ngôi trường ẩn mình dưới những hàng me trên con đường Ngô Quyền, bước qua cổng trường là thấy phượng vĩ nở đỏ rực sau cơn mưa tháng năm.
Tốt nghiệp Tú Tài II, Thanh Thủy thi đậu Đại Học Dược Khoa theo ước muốn của ba cô. Không bao lâu các thầy dạy khuyên Thanh Thủy nên chuyển ngành học do cô bị viêm xoang mũi quá nặng, không thể hoàn tất phần thực tập vì phải tiếp xúc với nhiều hóa chất. Anh Hai của cô lúc đó đang theo học Chính Trị Kinh Doanh ở bên Pháp hướng dẫn cô chọn cùng ngành như anh. Cô ghi danh tại Viện Đại Học Đà Lạt, đồng thời cũng theo học luôn Sư Phạm Công Giáo. Đối với dân miền tây như Thanh Thủy, khí hậu Đà Lạt quá lạnh. Ngoài viêm xoang mũi, cô còn bị bệnh thống phong. Dù có xe đưa rước đến tận cửa lớp nhưng cô vẫn đi đứng khó khăn, phải bỏ học ngang về Sài Gòn chữa trị.
Cùng năm đó Học Viện Cảnh Sát lần đầu tiên mở khóa đào tạo nữ cảnh sát. Một anh bạn học cũ đang làm cảnh sát thấy thông tin niêm yết liền báo cho Thanh Thủy biết. Cô dự thi để cốt ý được theo học ở nơi có khí hậu ấm áp thích hợp cho sức khỏe mặc dùbản thân chưa rõ nghề Biên Tập Viên Cảnh Sát sắp tới của cô sẽ làm công việc cụ thể ra sao.Số lượng thí sinh ghi danh đông nhưng Học Viện chỉ tuyển số ít. Bài thi của cô đạt điểm xuất sắc, sau này các thầy nhắc lại và hỏi thì Thanh Thủy cho biết nội dung thi tập trung vào đề tài chính trị mà cô đã từng học ở Đà Lạt nên cô làm bài hết sức tự tin và vững vàng.
Trúng tuyển vô ngành là một chuyện. Trải qua thời gian huấn luyện cam go và vượt hết các vòng sát hạch đầy thử thách lại là một chuyện khác. Nếu nói đây là khóa đầu tiên và cũng là khóa duy nhất đào tạo chính qui nữ cảnh sát thì không sai bởi vì sau đó Cảnh Sát Quốc Gia chỉ tuyển thành phần đào tạo ngắn hạn mà thôi. Kết quả cho thấy 18 cô Biên Tập Viên có bằng cấp Tú Tài II cùng 30 cô Thẩm Sát Viên với Tú Tài I được công nhận tốt nghiệp. Thanh Thủy được bổ nhiệm về làm việc tại Khối Đặc Biệt.
Tháng 8 năm 1968, Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia quyết định thành lập Biệt Đội Thiên Nga chỉ gồm các nữ nhân viên nhằm đáp ứng nhu cầu tình báo trên toàn lãnh thổ miền Nam. Thanh Thủy được chỉ định làm Biệt Đội Trưởng cho đến ngày Sài Gòn thất thủ.
Năm 1973 Mỹ rút quân. Họ có kế hoạch cho đàn Thiên Nga vỗ cánh: các cô tốt nghiệp từ Học Viện Cảnh Sát với cấp bậc sĩ quan có tên trong danh sách đưa sang Mỹ. Hạ sĩ quan phải ở lại. Thanh Thủy đã phần nào dự cảm chánh biến sẽ xảy ra nhưng chỉ chưa biết chính xác lúc nào mà thôi.
Vào thời điểm Tháng Tư Đen một chín bảy lăm, Thanh Thủy trằn trọc mất ngủ cả tháng. Hạ sĩ quan không được bốc đi thì các hồ sơ lưu với đầy đủ mật danh và ám số ắt gây nguy hiểm cho họ. Họ gồm đủ thành phần: hồi chánh viên, cộng tác viên, mật báo viên. Họ còn là những sinh viên, học sinh, phụ nữ có con nhỏ.
Khi nghe tin tức dồn dập rằng vị Tư Lệnh và vị Trưởng Khối Đặc Biệt đã rời nhiệm sở, Thanh Thủy hít một hơi dài, mím môi, tự động quyết định. Đôi cánh đầu đàn không đủ rộng để che chở tất cả thì ít ra cô phải tận dụng khả năng của mình để giữ an toàn cho cả đàn Thiên Nga.
Đó là những ngày cùng tháng tận. Thanh Thủy không liên lạc được với tài xế để đưa cô đến sở làm. Cô nhờ chồng chở xe gắn máy đến gần Bộ Tư Lệnh, cô đi bộ vào sở còn anh qua trường Sư Phạm ngồi chờ. Thanh Thủy được cấp một thẻ ưu tiên ra vào Khối Đặc Biệt bất cứ lúc nào. Tự tay cô soạn, và cũng chính tay cô hủy hồ sơ để bảo đảm rằng không hồ sơ nào bị sót lại. Đối với các chị em đã được đưa ra ngoài để làm việc tại các cơ sở khác, Thanh Thủy trấn an rằng họ cứ làm việc bình thường vì cô đã lo mọi chuyện chu toàn. Ngoài ra, cô vẫn giữ bí mật, không hề thổ lộ với ai rằng mình đã hủy hồ sơ.
Giữ bí mật là nguyên tắc bắt buộc của ngành tình báo. Ngay chính người bạn đời trăm năm thân thiết của Thanh Thủy cũng không hề biết vợ mình là Thiên Nga đầu đàn.
Việt Cộng muốn ám sát cô nhiều lần nhưng không tìm ra đúng người. Sau những lần đụng địch, tài liệu của phía địch bị tịch thu cho thấy chúng đã biết đàn Thiên Nga hoạt động nhưng chưa nhận diện được cụ thể người nào vì các Thiên Nga tuổi trạc như nhau, vừa tầm nhau. Thanh Thủy ít khi đi một mình. Cô vô cửa này mà đi ra cửa khác. Đi làm cô mặc thường phục, đôi khi ngụy thức, tức hóa trang đủ mọi thành phần, nên hành tung khó đoán.
Chiều 30 tháng Tư, chúng theo dõi nhưng tìm nhà không ra vì đường hẻm khó kiếm.
Ngay từ ngày 1 tháng 5, chúng đã tống đạt giấy triệu tập trình diện trong khi Thanh Thủy đưa con gái bị sốt cao đi bác sĩ. Chồng ở nhà nhận giấy triệu tập chuyển lại cho vợ. Giấy tờ nêu đích danh Nguyễn Thanh Thủy, Thiếu tá Biệt Đội Trưởng Tình Báo Thiên Nga. Anh chưng hửng. Lần đầu tiên anh đọc thấy cái tên Biệt Đội Thiên Nga. Anh nói ngay khi vợ về đến nhà:
- Hồi sáng có thằng công an xuống đưa cái giấy triệu tập em.
- Làm gì có!
- Anh đọc rành rành đây mà.
Chồng của Thanh Thủy đi từ chưng hửng này đến chưng hửng khác...
“Chưng hửng kể từ lần đầu biết cổ lận!” Anh nhắc nhớ kỷ niệm với những lời trìu mến. Chưng hửng vì cô đã hớp hồn anh từ giây phút mới gặp. Chưng hửng vì cô duyên dáng, mặn mà. Ngay đến giờ này sống bên cô, anh vẫn chưa hết chưng hửng vì người bạn đời của anh lúc nào cũngđằm thắm.Trong lúc chồng còn bồi hồi với ký ức năm xưa thì vợ nối lời: “Ảnh nghĩ cưới một cô giáo chớ đâu có nghĩ cưới cô cảnh sát đâu!” Để rồi tiếng cười ròn rã tiếp theo sau: “Nếu biết sớm chắc ảnh xuống tàu đi mất luôn.”
Ngày đó, Lê Thành Long, chàng trai quê ở Cần Giuộc, Long An, tốt nghiệp khóa 13 Thủ Đức, biệt phái về Năm Căn, Cà Mau để góp tay thực hiện công tác bình định gom dân lập ấp. Lần đầu tiên Long về phép, chiếc xe đò đưa anh từ Bạc Liêu ghé qua Cần Thơ đón thêm khách trước khi về Sài Gòn. Trước đó Thanh Thủy xuống Cần Thơ thăm người bạn. Vào ngày Long đáp chuyến xe về phép, Thanh Thủy ra bến xe Cần Thơ mua vé về lại Sài Gòn. Bước lên xe, chiếc ghế trống bên cạnh Long được Thanh Thủy tình cờ chọn ngồi. Tưởng chỉ là cuộc chuyện trò đặng quên quãng đường dài, đặng rút ngắn thời gian chờ qua hai bến phà sông Hậu và sông Tiền, có ngờ đâu cú sét ái tình đánh trúng chàng Long trong chuyến xe đò duyên phận này.
Thời xưa con gái giữ ý lắm, không đường đột đưa tên tuổi mình cho người mới quen huống hồ là địa chỉ. Vừa xuống xe đò, Thanh Thủy xăm xăm đón tắc-xi về thẳng nhà. Có biết đâu khi chiếc xe đò chở hai người vừa cập bến xe Chợ Lớn thì Long đón ngay chiếc tắc-xi khác chạy theo chiếc tắc-xi chở Thanh Thủy tận đến con hẻm dẫn vô nhà cô.
Qua hôm sau Long đến đúng chỗ, nói kiếm cô em trong cái nhà này. Ông anh tưởng là bạn của em gái, xăng xái mời vô. Tình cảm đôi bên được dịp bắc cầu.
Khi Long hoàn tất khóa học Chỉ Huy Tham Mưu Trung Cấp tại Đà Lạt, anh được trường Võ Bị tuyển chọn làm Trưởng Ban Nghi Lễ. Đối với sĩ quan độc thân như Long, Trường Võ Bị dành cho anh chỗ ở tại Khách Sạn Thủy Tiên 2, đối diện với Đại Học Xá Đà Lạt nơi Thanh Thủy theo học. Những thắng cảnh thơ mộng của Đà Lạt là nơi hò hẹn của đôi uyên ương trước khi đi đến hôn nhân.
Lấy nhau xong,chồng vẫn đóng tại Đà Lạt còn vợ làm việc tại Sài Gòn. Lâu lâu anh về phép không báo trước. Đôi khi, trong những lần bất ngờ đó Thanh Thủy phải đi kích đêm. Thường thì cô để đồ dã chiến ở trong sở, vô đó mới thay đổi quân phục rồi ra đi với lính có súng ống hẳn hòi vào mật khu. Gặp lúc chồng về phép không báo trước, Thanh Thủy đành nói: “Cho em đi. Mới có lệnh công tác. Giới nghiêm em về tới.”
Long biết vợ làm việc ở Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát, ngoài ra không biết gì hơn. Tin tưởng vợ là đủ.
Tài xế lái chiếc xe mang số ẩn tế, tức loại bảng số dành cho mục đích công vụ, đến đón vợ Long đi. Công tác xong cô trở lại sở thay quần áo, lính lái xe đưa về nhà. Xe ngang qua ngã sáu bùng binh Chợ Lớn, cô nói với lính:
- Cho tui xuống đây đi rồi chú lái trở lại Bộ Tư Lệnh cất xe. Ông xã tui chơ đằng kia.
- Sao chị hay vậy?
- Chớ sao nữa!
Quả nhiên ở đằng quán sinh tố, anh Long đang thấp thỏm, thấy vợ xuất hiện thì mới an lòng. Anh chỉ hỏi:
- Em làm gì mà khuya lắc khuya lơ mới về tới?
Vợ đáp gọn lỏn:
- Em công tác ở Củ Chi mới về.
Vậy là thôi. Không hỏi tới nữa.
Từ ngày 1 tháng 5 năm 1975 cho đến lúc Thanh Thủy chính thức đi tù cải tạo, Việt Cộng liên tục đến nhà xét hỏi, lục soát giấy tờ, đập phá nền nhà để đào bới xem cô có chôn dấu hồ sơ tài liệu về Biệt Đội Thiên Nga hay không. Mỗi ngày cô phải vào Khối Đặc Biệt trình diện. Cô bị kết tội trụ tại một chức vụ liên tục 10 năm nên chắc chắn nắm rất rõ nội dung công việc; tội thứ hai la ắt hẳn cô thấm nhuần lý tưởng Việt Nam Cộng Hòa nên mới gia nhập quân ngũ cùng nam giới trong khi phái nữ không bị bắt buộc động viên. Chưa kể cô bị qui kết là có cấp bậc Trung tá. Thực sự, sau này gặp lại vị chỉ huy cũ ở bên Mỹ, cô mới biết được rằng giấy bổ nhiệm thăng cấp Trung tá cho cô đã về tới nhưng Sở còn chờ đến 1 tháng 6 năm đó, Ngày Truyền Thống Cảnh Sát Quốc Gia, mới gắn lon.
Ngoài Thanh Thủy với cấp bậc Thiếu tá Cảnh Sát Trưởng Biệt Đội Thiên Nga của Khối Đặc Biệt, các anh em trong gia đình của cô lần lượt đi tù cải tạo: anh Ba là Trung úy Công Binh, anh Tư tốt nghiệp Võ Bị khóa 20 là Đại úy Bộ Binh Sư Đoàn 7. Cậu Sáu em trai Thanh Thủy tốt nghiệp Võ Bị khóa 22 là Thiếu úy đã trở thành thương phế binh trong trận đụng địch trước năm 1975. Tuy cậu Sáu không bị vướng tù cải tạo nhưng sau đó bị bắt giam không lý do. Ngày ngày vợ cậu phải đem cơm nuôi tù và cậu chỉ được thả khi bị buộc ký giấy giao cho chính quyền cộng sản căn nhà nhỏ trong hẻm mà vợ chồng Thanh Thủy và vợ chồng cậu đang ở chung.
Phía bên Long cũng chịu kiếp nạn tương tự. Chồng của chị Hai là Thiếu tá làm việc tại Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung, chồng của chị Ba là Đại úy đóng tại Trung Tâm Truyền Tin Viễn Địa; Long là Đại úy Bộ Binh Sư Đoàn 21, chú Sáu em trai Long là Đại úy Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 3/15 Sư Đoàn 9 bị bắt làm tù binh ngay năm 1972 và giải đi tận Yên Bái, tù chục năm có dư.
Mỗi gia đình có bốn người trong quân ngũ. Hai lần bốn là tám, vị chi hai bên sui gia có tám người ở tù: con ruột, con rể, và con dâu. Nữ tù nhân Thanh Thủy lại là người ở tù lâu năm nhất, bóc đến 13 quyển lịch đời. Hai ông sui gia, từng là bạn đồng môn Sư Phạm Sài Gòn khi xưa, vào thời điểm đó trở thành hai ông giáo già ngậm ngùi chia sẻ nỗi đau thời cuộc để rồi không bao lâu lần lượt qua đời. Ông thân sinh của Long đổ bệnh mà chết chỉ vài tháng sau ngày mất miền Nam.
Tư-thục Thủ-Khoa tại thị xã Mỹ Tho do thầy giáo Nguyễn Ngọc Phái, thân sinh của Thanh Thủy, thành lập và là hiệu trưởng từ đầu thập niên 60 đến ngày mất miền Nam,bị cộng sản tịch thu. Chúng đòi chiếm luôn căn nhà ba gian mà hai vợ chồng ông, mấy đứa con, cùng đàn cháu dại đang tạm sống qua ngày. Ông thường xuyên bị kêu hỏi, hăm dọa, khó dễ. Đến ngày nhắm mắt lìa đời ông vẫn không hề biết con gái mình làm việc gì cụ thể trong ngành Cảnh Sát.
Học trò của ông rất đông, đi tù cải tạo cũng nhiều. Ngày trở ra tù, họ đến thăm ông và hỏi: “Thầy có biết con gái Thầy làm gì không?” Nghe mà bần thần, ông hỏi tới. Họ chỉ kết luận: “Con gái Thầy đi không biết khi nào mới về được” để rồi thấy ông nhìn trân trân vào khoảng không trước mặt, lặng im.
Người cha già ngày một sinh bệnh cho đến lúc từ biệt cõi trần vẫn còn khắc khoải rằng con gái yêu của ông đã làm gì mà chịu tù tội đọa đày đến thân tàn ma dại.
Vợ chồng Long và Thanh Thủy đi tù cải tạo mỗi người một ngả. Ba đứa con thơ sắp lớp: bảy tuổi, sáu tuổi, và đứa nhỏ nhất chưa đầy bốn tuổi mà trong đó hai đứa bệnh tật, sớm chịu phận côi cút theo dì Tám về nương náu bên ngoại.
Long ra khỏi trại tù cải tạo ở Suối Máu năm 1981. Anh khiếu nại lấy lại căn nhà bị tịch thu thì nhận câu trả lời: “Nhà anh nay công an ở rồi, anh phải ngủ ở trước cửa thôi.” Nương náu tại nhà chị, nhà em của Long cũng không đặng vì cứ nửa đêm là gia chủ bị đập cửa hoạch họe kiểm tra hộ khẩu. Long đành về quê làm ruộng kiếm sống qua ngày.
Lần đầu tiên Long đi thăm nuôi vợ tại trại tù Long Thành, ngay lúc Thanh Thủyđang bị kỷ luật rút phép thăm nuôi sáu tháng. Năn nỉ cách mấy đều không được, Long đành gửi lại túi đồ thăm nuôi rồi ra về mà buồn tê tái. Phải đợi đến khi Thanh Thủy chuyển sang trại tù khác thì Long mới gặp lại vợ mình, tính ra đã hơn bảy năm xa cách.Tâm cang anhchết lặng vì không thể mường tượng người nữ tù nhân còm cõi, hốc hác đang đứng trước mặt lại làngười vợ thân yêu của mình. Bản thân từng trải qua sáu năm tù đày nên Long càng thấu hiểu sự tình, lòng đau đớn khôn nguôi.
Ngoài vô số lần biệt giam lẻ tẻ, Thanh Thủy là nữ tù nhân duy nhất bị chuyển đến trại giam Thủ Đức để chịu cảnh biệt giam hơn một năm: bị cô lập hoàn toàn, ăn uống thiếu thốn, cán bộ chấp pháp luân phiên hỏi cung ngày đêm nên cô phải đấu trí liên tục để bảo mật cho Biệt Đội ThiênNga. Tên Đại tá chấp pháp đã nhiều lần nổi dóa, đập bàn la hét: “Bản tự khai của chị viết cả nghìn trang rồi mà nội dung cứ lửng lơ con cá vàng nghĩa là sao?” Đau yếu quặt quẹo, cô chỉ có thể trườn bò khi di chuyển vì không đủ sức mà đứng lên đi lại dù chỉ là một đoạn ngắn từ chỗ bị giam đến nhà vệ sinh.
Đôi lần tưởng rằng tử thần đã đem cô đi. Lần đó, cơn sốt rét rừng ác tính ở Hàm Tân khiến côrét run vật vã. Một bạn tù là bác sĩQuân Ygom góp thuốc từ các anh emtù để giúp cô cắt cơn. Lần khác thì bao tử cô bị xuất huyết trầm trọng. Lúc đó vào khoảnggiữa năm tù thứ 13, bao tử của cô không còn nghiền nổi bo bo và các lát khoai mì mốc meo khôkhốc được nữa. Nhưng không ăn thì chết đói nên đành phải đưa các thứ khó tiêu hóa đó vô miệng ngậm cho mềm rồi nuốt trệu trạo. Một bạn tù khác làm đội trưởng nhà bếp thấy tội nghiệp mỗi ngày sớt cho một “gô” (các tù nhân gọi tắt cho loại lon đựng sữa bột Guigoz) nước cơm chắt để cô uống cầm cự. Vậy chơ hai hàm răng để đâu mà sao không tiếp sức cho bao tử? Xin thưa: hàm răng trên đã mất hết, hàm dưới còn vài cái răng trồi sụt, làm sao mà nhai? Nướu tụt, lở loét vì những chiếc răng đau được nhổ bởi cái xà beng được chế tác từ cái muỗng kim loại mà tù hình sự quăng lén cho mượn. Cái dụng cụ thô sơ đó được sát trùng bằng cách nhúng vào nước nấu sôi rồi đưa vô miệng nạy, nhổ răng. Đau chết ngất. Máu chảy ròng khó kềm.
Người cùng quê đi thăm nuôi người nhà của họ khi trở về ái ngại nhắn với gia đình cô:
- Phải lo thăm nuôi chỉ đi vì chỉ bị xuất huyết bao tử nặng lắm rồi,còn không thì chỉ chết.
Thanh Thủy chẳng hề dám trông đợi thăm nuôi. Thăm tù đã là chuyện khó mà nuôi tù lại là chuyện xa xỉ đối với hai bên nội ngoại của các con. Dì Tám tụi nhỏ bậm môi cố không khóc để nói với chị mình: “Em thăm chị kỳ này chớ lần sau em không thể thăm được nữa. Chắc chị không hình dung nổi nhà mình nghèo cỡ nào đâu!”
Thơ của dì Út cô gửi vô cho biết khi đến chúc Tết ba mẹ cô chỉ thấy ông bà ăn chuối chấm muối tiêu thay cơm. Còn gia đình bên Long trồng củ cải đem bán nên quà thăm nuôi cô thường là củ cải phơi khô ngâm nước mắm, kế đến là món muối sả, may mắn lắm mới có thêm bịch đường cát. Kiếm tiền mua vé xe cho mấy đứa con để lâu lâu chúng được gặp mẹ là điều ráng hết sức của người chồng rồi.
Sau này có người hỏi Long: “Thời đó các bà đi thăm nuôi chồng tù cải tạo chớ có nghe nói chồng đi thăm nuôi vợ đâu?” thì nhận nụ cười hiền hòa đáp lại: “Người ta ca ngợi những cánh cò lặn lội thăm chồng thì đúng rồi nhưng tui cũng cực khổ không thua gì các bà hết! Cảnh gà trống thăm vợ chăm con ngậm ngùilắm đa.”
Sang năm tù thứ 13, Thanh Thủy lao động khổ sai tại xưởng may. Trại tù ký hợp đồng may quần áo lạnh xuất khẩu sang các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, buộc tù nhân may theo chỉ tiêu bằng vớitốc độ máy may công nghiệp trong khihọ phải làm việc với những chiếc máy may cà rịch cà tang. Gần đến ngày giao hàng, tù nhân phải ăn, ngủ ngay chỗ làm việc để hoàn tất sản phẩm. Đến khi những chiếc xe chở hàng đến lấy xong xuôi thì các tù nhân đều vật ra ngủ tại chỗ, không thể về trại nổi.
Cán bộ coi tù thấy Thanh Thủy sau giờ lao động hoặc trong giờ nghỉ giải lao đều cặm cụi ngồi may tay những miếng vải vụn thành quần áo gửi về cho các con, đã phải động lòng mà thốt: “Ở đây có bà mẹ giờ này vẫn còn nhớ tới con.” Thậm chí, cô còn nhắn gia đình mua lại những áo len cũ gửi vào để cô gỡ ra từng sợi đan lại thành áo chờ gặp dịp nhờ người thăm nuôi cùng quê đem về đưa cho em gái bán lấy tiền mua thức ăn cho các con.
Một ngày kia, một người khách từ Bộ Nội Vụ ghé thăm nhà tù:
- Chị này bịnh gì mà nằm đây?
Trại trưởng đáp lại:
- Báo cáo đồng chí: chị hai này bịnh nặng lắm rồi. Tui đề nghị nhiều lần rồi sao không thấy cho về. Để chỉ chết ở đây mình mang tiếng.
Người khách đi trở lên, yêu cầu lấy hồ sơ ra coi, xétthấy nhân thân Nguyễn Thanh Thủy không vi phạm điều gì nên ký giấy cho về trong số những tù nhân bịnh nặng.
Không còn bộ đồ nào khác, Thanh Thủy đành mặc bộ đồ tù bước ra khỏi trại tù Z30–D Hàm Tân, Thuận Hải. Hai bên túi áo tù còn nhét hai chiếc bao tay may ráp bởi những rẻo vải vụn. Đôi bao tay được dùng để nhổ cỏ ngoài giờ lao động khổ sai tại xưởng may. Kêu về mà có phát giấy ra trại đâu! Khi xe tù đưa về Sài Gòn làm thủ tục tại quận Nhì, cô còn bị phỏng vấn cắc cớ:
- Bà được Mỹ can thiệp hay chánh phủ nhà nước cho về?
Là người sau cùng bước khỏi nơi làm thủ tục ra tù, Thanh Thủycòn đang phân vân: nhà cửa không còn mà hộ khẩu cũng chẳng có, bất ngờ cô nghe tiếng gọi. Vợ chồng cậu Sáu đọc báo thấy có đợt thả tù nhân bèn chạy đến tìm cầu may, nào ngờ gặp được chị mình. Từ quê, anh Long được nhắn tin. Vợ chồng gặp nhaumừng mừng tủi tủi, đưa nhau về ngoại gặp các con. Lúc đó, hai đứa con gái dù bệnh tật cũng gắng sức phụ dì Tám và bà ngoại se cói kiếm cơm. Con trai đi làm công lột vỏ dừa cho người ta, bữa đói bữa no.
Vợ chồng gắng trụ lại Sài Gòn mở quán vỉa hè lây lất nuôi gia đình, chia sẻ cùng nhau bao gian truân cho đến ngày sang Mỹ theo diện tỵ nạn chính trị. Bước đầu định cư nơi xứ người, gia đình Long và Thanh Thủy cũng trải qua những tháng năm vất vả như bao người Việt tỵ nạn khác nhưng cả nhà được sum họp, yên ổn, không bị xách nhiễu. Quán bán thức ăn nhanh mà vợ chồng Long và Thanh Thủy duy trì được bảy năm mang tên Thiên Nga để nhắc nhớ hình ảnh Biệt Đội Thiên Nga thời chiến đã thầm lặnggóp cánh bảo vệ đất nước Việt Nam Cộng Hòa và sắt son giữ vững lý tưởng.
Ngồi kể lại mà nước mắt Thanh Thủy lăn dài. Cô hãnh diện về đàn Thiên Nga trong cảnh tù đày: các chị em rất thương yêu và đùm bọc cho nhau. Dù Biệt Đội Trưởng đã ngầm dặn rằng chị em Thiên Nga cứ đổ hết trách nhiệm cho cô nhưng các cộng sự không hề làm vậy, họ khai báo ngắn gọn và giữ y lời khai. Ra tù cô đạp xe kiếm thăm các chị em Thiên Nga nhưng hầu hết đã hồi hương hoặc cải đổi danh tánh nên không biết tìm đâu mà gặp lại. Đàn Thiên Nga tan tác. Nếu tính tuổi đời, các Thiên Nga hiện nay hầu hết đã mỏi cánh.Từ ngày sang Mỹ nếu liên lạc được với Thiên Nga nào còn ở lại Việt Nam mà biết họ cần giúp đỡ, Thanh Thủy không bao giờ đợi họ phải nói đến lần thứ hai, vấn đề chỉ là giúp được bao nhiêu thôi chớ cô chưa hề từ chối.
Huyền thoại kể rằng vào lúc cuối đời, những con Thiên Nga vốn chỉ im lặng sẽ cất tiếng hót ngọt ngào. Cô đàn trưởng Thiên Nga giờ đây chỉ muốn nói lên tiếng lòng rằng trong suốt bao nhiêu năm nay cô luôn nhớ đến các Thiên Ngacộng sự, ao ước gặp đông đủ các chị em một lần cuối. Mong lắm thay!
Thiên Nga, loài thủy cầm quyến rũ, còn là một trong những biểu tượng của tình yêu và lòng chung thủy vì tập tính kết đôi suốt đời. Con trống luôn đi sau bảo vệ và dõi theo con mái, còn con mái thường âu yếm quay đầu về phía con trống. Cặp đôi Long và Thanh Thủy từ lúc kết duyên đến nay hiểu rằng trái tim họ thuộc về nhau dù có lúc phải chia xa bởi các bước ngoặt lớn nhỏ khác nhau trong đời mỗi người. Tuổi già kèm theo bệnh tật là điều không tránh khỏi, nhất là từ hệ lụy của những năm tháng đọa đày. Ông từng được chữa trị ung thư máu. Từ khi cô con gái đầu lòng của ông bà qua đời sau những chống chọi với căn bệnh, bà đã trải qua thời gian dài trầm cảm, rồi phải cắt bỏ khối u, nay lại cao máu, cao mỡ, tiểu đường nặng, đau bao tử kinh niên,và phải đặt máy trợ tim. Mắt bà mờ không phân biệt được độ cao thấp nên bước hụt và té liên tục nhưng luôn có ông một bên nắm taydắt bà đi.
Ông quan niệm: “Thương yêu nhau thì phải giúp đỡ nhau”.Đơn giản!
Bà nhắc nhở ông lịch hẹn khám bịnh, uống thuốc; ông đi lâu chưa về tới là ngóng là chờ. Chăm chút vậy thôi. Bà cũng có phần trăn trở riêng mình. Vẫn biết rằng Chúa thương cho bà sống đến ngày hôm nay nhưng bà vẫn chưa sẵn sàng ra đi khi Chúa gọi vì bà mong được ở bên những người thân yêu càng lâu càng tốt, nhất là bên cô con gái út bệnh tật.
Có đàn có đôi. Thiên Nga muôn đời là thế!
Orchid Thanh Lê
* Chú thích của người viết: “ngụy thức”, “kích đêm”, “ẩn tế” là thuật ngữ dùng trong ngành Cảnh Sát Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa.
Bài số 5095-18-30795-vb8041617
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là nhà giáo làm việc tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Bài viết tưởng nhớ Tháng Tư Đen sau đây, tường thuật cuộc phỏng vấn Nguyễn Thanh Thủy, Biệt Đội Trưởng Tình Báo Thiên Nga, cùng phu quân của bà là Đại Úy Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa Lê Thành Long.
* * *
Hoài niệm về một tháng Tư năm nào luôn nặng trĩu những ngậm ngùi. Ký ức của người kể khởi nhớ thị xã Mỹ Tho, nơi cô sống với tuổi thơ trôi êm đềm bên giòng sông Tiền.
Ngày đó, Thanh Thủy thi đậu có hạng vô lớp Đệ Thất nên được nhận học bổng suốt thời gian theo học trường Trung Học Nguyễn Đình Chiểu, tiền thân là Collège de My Tho, một trong những ngôi trường trung học lâu đời nhất của Việt Nam. Nhưng cô học ở đó chỉ hai năm.
Sau khi trường Nữ Trung Học được xây dựng, các nữ sinh của trường Trung Học Nguyễn Đình Chiểu được chuyển sang ngay khóa đầu tiên, năm học 1957-1958. Từ đó trường Nguyễn Đình Chiểu chỉ dành riêng cho nam sinh cho đến năm 1975.
Thanh Thủy bắt đầu làm quen với ngôi trường Nữ Trung Học mang tên công chúa Lê Ngọc Hân. Hồi tưởng lại, trí cô còn đậm nét hình ảnh ngôi trường ẩn mình dưới những hàng me trên con đường Ngô Quyền, bước qua cổng trường là thấy phượng vĩ nở đỏ rực sau cơn mưa tháng năm.
Tốt nghiệp Tú Tài II, Thanh Thủy thi đậu Đại Học Dược Khoa theo ước muốn của ba cô. Không bao lâu các thầy dạy khuyên Thanh Thủy nên chuyển ngành học do cô bị viêm xoang mũi quá nặng, không thể hoàn tất phần thực tập vì phải tiếp xúc với nhiều hóa chất. Anh Hai của cô lúc đó đang theo học Chính Trị Kinh Doanh ở bên Pháp hướng dẫn cô chọn cùng ngành như anh. Cô ghi danh tại Viện Đại Học Đà Lạt, đồng thời cũng theo học luôn Sư Phạm Công Giáo. Đối với dân miền tây như Thanh Thủy, khí hậu Đà Lạt quá lạnh. Ngoài viêm xoang mũi, cô còn bị bệnh thống phong. Dù có xe đưa rước đến tận cửa lớp nhưng cô vẫn đi đứng khó khăn, phải bỏ học ngang về Sài Gòn chữa trị.
Cùng năm đó Học Viện Cảnh Sát lần đầu tiên mở khóa đào tạo nữ cảnh sát. Một anh bạn học cũ đang làm cảnh sát thấy thông tin niêm yết liền báo cho Thanh Thủy biết. Cô dự thi để cốt ý được theo học ở nơi có khí hậu ấm áp thích hợp cho sức khỏe mặc dùbản thân chưa rõ nghề Biên Tập Viên Cảnh Sát sắp tới của cô sẽ làm công việc cụ thể ra sao.Số lượng thí sinh ghi danh đông nhưng Học Viện chỉ tuyển số ít. Bài thi của cô đạt điểm xuất sắc, sau này các thầy nhắc lại và hỏi thì Thanh Thủy cho biết nội dung thi tập trung vào đề tài chính trị mà cô đã từng học ở Đà Lạt nên cô làm bài hết sức tự tin và vững vàng.
Trúng tuyển vô ngành là một chuyện. Trải qua thời gian huấn luyện cam go và vượt hết các vòng sát hạch đầy thử thách lại là một chuyện khác. Nếu nói đây là khóa đầu tiên và cũng là khóa duy nhất đào tạo chính qui nữ cảnh sát thì không sai bởi vì sau đó Cảnh Sát Quốc Gia chỉ tuyển thành phần đào tạo ngắn hạn mà thôi. Kết quả cho thấy 18 cô Biên Tập Viên có bằng cấp Tú Tài II cùng 30 cô Thẩm Sát Viên với Tú Tài I được công nhận tốt nghiệp. Thanh Thủy được bổ nhiệm về làm việc tại Khối Đặc Biệt.
Tháng 8 năm 1968, Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia quyết định thành lập Biệt Đội Thiên Nga chỉ gồm các nữ nhân viên nhằm đáp ứng nhu cầu tình báo trên toàn lãnh thổ miền Nam. Thanh Thủy được chỉ định làm Biệt Đội Trưởng cho đến ngày Sài Gòn thất thủ.
Năm 1973 Mỹ rút quân. Họ có kế hoạch cho đàn Thiên Nga vỗ cánh: các cô tốt nghiệp từ Học Viện Cảnh Sát với cấp bậc sĩ quan có tên trong danh sách đưa sang Mỹ. Hạ sĩ quan phải ở lại. Thanh Thủy đã phần nào dự cảm chánh biến sẽ xảy ra nhưng chỉ chưa biết chính xác lúc nào mà thôi.
Vào thời điểm Tháng Tư Đen một chín bảy lăm, Thanh Thủy trằn trọc mất ngủ cả tháng. Hạ sĩ quan không được bốc đi thì các hồ sơ lưu với đầy đủ mật danh và ám số ắt gây nguy hiểm cho họ. Họ gồm đủ thành phần: hồi chánh viên, cộng tác viên, mật báo viên. Họ còn là những sinh viên, học sinh, phụ nữ có con nhỏ.
Khi nghe tin tức dồn dập rằng vị Tư Lệnh và vị Trưởng Khối Đặc Biệt đã rời nhiệm sở, Thanh Thủy hít một hơi dài, mím môi, tự động quyết định. Đôi cánh đầu đàn không đủ rộng để che chở tất cả thì ít ra cô phải tận dụng khả năng của mình để giữ an toàn cho cả đàn Thiên Nga.
Đó là những ngày cùng tháng tận. Thanh Thủy không liên lạc được với tài xế để đưa cô đến sở làm. Cô nhờ chồng chở xe gắn máy đến gần Bộ Tư Lệnh, cô đi bộ vào sở còn anh qua trường Sư Phạm ngồi chờ. Thanh Thủy được cấp một thẻ ưu tiên ra vào Khối Đặc Biệt bất cứ lúc nào. Tự tay cô soạn, và cũng chính tay cô hủy hồ sơ để bảo đảm rằng không hồ sơ nào bị sót lại. Đối với các chị em đã được đưa ra ngoài để làm việc tại các cơ sở khác, Thanh Thủy trấn an rằng họ cứ làm việc bình thường vì cô đã lo mọi chuyện chu toàn. Ngoài ra, cô vẫn giữ bí mật, không hề thổ lộ với ai rằng mình đã hủy hồ sơ.
Giữ bí mật là nguyên tắc bắt buộc của ngành tình báo. Ngay chính người bạn đời trăm năm thân thiết của Thanh Thủy cũng không hề biết vợ mình là Thiên Nga đầu đàn.
Việt Cộng muốn ám sát cô nhiều lần nhưng không tìm ra đúng người. Sau những lần đụng địch, tài liệu của phía địch bị tịch thu cho thấy chúng đã biết đàn Thiên Nga hoạt động nhưng chưa nhận diện được cụ thể người nào vì các Thiên Nga tuổi trạc như nhau, vừa tầm nhau. Thanh Thủy ít khi đi một mình. Cô vô cửa này mà đi ra cửa khác. Đi làm cô mặc thường phục, đôi khi ngụy thức, tức hóa trang đủ mọi thành phần, nên hành tung khó đoán.
Chiều 30 tháng Tư, chúng theo dõi nhưng tìm nhà không ra vì đường hẻm khó kiếm.
Ngay từ ngày 1 tháng 5, chúng đã tống đạt giấy triệu tập trình diện trong khi Thanh Thủy đưa con gái bị sốt cao đi bác sĩ. Chồng ở nhà nhận giấy triệu tập chuyển lại cho vợ. Giấy tờ nêu đích danh Nguyễn Thanh Thủy, Thiếu tá Biệt Đội Trưởng Tình Báo Thiên Nga. Anh chưng hửng. Lần đầu tiên anh đọc thấy cái tên Biệt Đội Thiên Nga. Anh nói ngay khi vợ về đến nhà:
- Hồi sáng có thằng công an xuống đưa cái giấy triệu tập em.
- Làm gì có!
- Anh đọc rành rành đây mà.
Chồng của Thanh Thủy đi từ chưng hửng này đến chưng hửng khác...
“Chưng hửng kể từ lần đầu biết cổ lận!” Anh nhắc nhớ kỷ niệm với những lời trìu mến. Chưng hửng vì cô đã hớp hồn anh từ giây phút mới gặp. Chưng hửng vì cô duyên dáng, mặn mà. Ngay đến giờ này sống bên cô, anh vẫn chưa hết chưng hửng vì người bạn đời của anh lúc nào cũngđằm thắm.Trong lúc chồng còn bồi hồi với ký ức năm xưa thì vợ nối lời: “Ảnh nghĩ cưới một cô giáo chớ đâu có nghĩ cưới cô cảnh sát đâu!” Để rồi tiếng cười ròn rã tiếp theo sau: “Nếu biết sớm chắc ảnh xuống tàu đi mất luôn.”
Ngày đó, Lê Thành Long, chàng trai quê ở Cần Giuộc, Long An, tốt nghiệp khóa 13 Thủ Đức, biệt phái về Năm Căn, Cà Mau để góp tay thực hiện công tác bình định gom dân lập ấp. Lần đầu tiên Long về phép, chiếc xe đò đưa anh từ Bạc Liêu ghé qua Cần Thơ đón thêm khách trước khi về Sài Gòn. Trước đó Thanh Thủy xuống Cần Thơ thăm người bạn. Vào ngày Long đáp chuyến xe về phép, Thanh Thủy ra bến xe Cần Thơ mua vé về lại Sài Gòn. Bước lên xe, chiếc ghế trống bên cạnh Long được Thanh Thủy tình cờ chọn ngồi. Tưởng chỉ là cuộc chuyện trò đặng quên quãng đường dài, đặng rút ngắn thời gian chờ qua hai bến phà sông Hậu và sông Tiền, có ngờ đâu cú sét ái tình đánh trúng chàng Long trong chuyến xe đò duyên phận này.
Thời xưa con gái giữ ý lắm, không đường đột đưa tên tuổi mình cho người mới quen huống hồ là địa chỉ. Vừa xuống xe đò, Thanh Thủy xăm xăm đón tắc-xi về thẳng nhà. Có biết đâu khi chiếc xe đò chở hai người vừa cập bến xe Chợ Lớn thì Long đón ngay chiếc tắc-xi khác chạy theo chiếc tắc-xi chở Thanh Thủy tận đến con hẻm dẫn vô nhà cô.
Qua hôm sau Long đến đúng chỗ, nói kiếm cô em trong cái nhà này. Ông anh tưởng là bạn của em gái, xăng xái mời vô. Tình cảm đôi bên được dịp bắc cầu.
Khi Long hoàn tất khóa học Chỉ Huy Tham Mưu Trung Cấp tại Đà Lạt, anh được trường Võ Bị tuyển chọn làm Trưởng Ban Nghi Lễ. Đối với sĩ quan độc thân như Long, Trường Võ Bị dành cho anh chỗ ở tại Khách Sạn Thủy Tiên 2, đối diện với Đại Học Xá Đà Lạt nơi Thanh Thủy theo học. Những thắng cảnh thơ mộng của Đà Lạt là nơi hò hẹn của đôi uyên ương trước khi đi đến hôn nhân.
Lấy nhau xong,chồng vẫn đóng tại Đà Lạt còn vợ làm việc tại Sài Gòn. Lâu lâu anh về phép không báo trước. Đôi khi, trong những lần bất ngờ đó Thanh Thủy phải đi kích đêm. Thường thì cô để đồ dã chiến ở trong sở, vô đó mới thay đổi quân phục rồi ra đi với lính có súng ống hẳn hòi vào mật khu. Gặp lúc chồng về phép không báo trước, Thanh Thủy đành nói: “Cho em đi. Mới có lệnh công tác. Giới nghiêm em về tới.”
Long biết vợ làm việc ở Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát, ngoài ra không biết gì hơn. Tin tưởng vợ là đủ.
Tài xế lái chiếc xe mang số ẩn tế, tức loại bảng số dành cho mục đích công vụ, đến đón vợ Long đi. Công tác xong cô trở lại sở thay quần áo, lính lái xe đưa về nhà. Xe ngang qua ngã sáu bùng binh Chợ Lớn, cô nói với lính:
- Cho tui xuống đây đi rồi chú lái trở lại Bộ Tư Lệnh cất xe. Ông xã tui chơ đằng kia.
- Sao chị hay vậy?
- Chớ sao nữa!
Quả nhiên ở đằng quán sinh tố, anh Long đang thấp thỏm, thấy vợ xuất hiện thì mới an lòng. Anh chỉ hỏi:
- Em làm gì mà khuya lắc khuya lơ mới về tới?
Vợ đáp gọn lỏn:
- Em công tác ở Củ Chi mới về.
Vậy là thôi. Không hỏi tới nữa.
Từ ngày 1 tháng 5 năm 1975 cho đến lúc Thanh Thủy chính thức đi tù cải tạo, Việt Cộng liên tục đến nhà xét hỏi, lục soát giấy tờ, đập phá nền nhà để đào bới xem cô có chôn dấu hồ sơ tài liệu về Biệt Đội Thiên Nga hay không. Mỗi ngày cô phải vào Khối Đặc Biệt trình diện. Cô bị kết tội trụ tại một chức vụ liên tục 10 năm nên chắc chắn nắm rất rõ nội dung công việc; tội thứ hai la ắt hẳn cô thấm nhuần lý tưởng Việt Nam Cộng Hòa nên mới gia nhập quân ngũ cùng nam giới trong khi phái nữ không bị bắt buộc động viên. Chưa kể cô bị qui kết là có cấp bậc Trung tá. Thực sự, sau này gặp lại vị chỉ huy cũ ở bên Mỹ, cô mới biết được rằng giấy bổ nhiệm thăng cấp Trung tá cho cô đã về tới nhưng Sở còn chờ đến 1 tháng 6 năm đó, Ngày Truyền Thống Cảnh Sát Quốc Gia, mới gắn lon.
Ngoài Thanh Thủy với cấp bậc Thiếu tá Cảnh Sát Trưởng Biệt Đội Thiên Nga của Khối Đặc Biệt, các anh em trong gia đình của cô lần lượt đi tù cải tạo: anh Ba là Trung úy Công Binh, anh Tư tốt nghiệp Võ Bị khóa 20 là Đại úy Bộ Binh Sư Đoàn 7. Cậu Sáu em trai Thanh Thủy tốt nghiệp Võ Bị khóa 22 là Thiếu úy đã trở thành thương phế binh trong trận đụng địch trước năm 1975. Tuy cậu Sáu không bị vướng tù cải tạo nhưng sau đó bị bắt giam không lý do. Ngày ngày vợ cậu phải đem cơm nuôi tù và cậu chỉ được thả khi bị buộc ký giấy giao cho chính quyền cộng sản căn nhà nhỏ trong hẻm mà vợ chồng Thanh Thủy và vợ chồng cậu đang ở chung.
Phía bên Long cũng chịu kiếp nạn tương tự. Chồng của chị Hai là Thiếu tá làm việc tại Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung, chồng của chị Ba là Đại úy đóng tại Trung Tâm Truyền Tin Viễn Địa; Long là Đại úy Bộ Binh Sư Đoàn 21, chú Sáu em trai Long là Đại úy Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 3/15 Sư Đoàn 9 bị bắt làm tù binh ngay năm 1972 và giải đi tận Yên Bái, tù chục năm có dư.
Mỗi gia đình có bốn người trong quân ngũ. Hai lần bốn là tám, vị chi hai bên sui gia có tám người ở tù: con ruột, con rể, và con dâu. Nữ tù nhân Thanh Thủy lại là người ở tù lâu năm nhất, bóc đến 13 quyển lịch đời. Hai ông sui gia, từng là bạn đồng môn Sư Phạm Sài Gòn khi xưa, vào thời điểm đó trở thành hai ông giáo già ngậm ngùi chia sẻ nỗi đau thời cuộc để rồi không bao lâu lần lượt qua đời. Ông thân sinh của Long đổ bệnh mà chết chỉ vài tháng sau ngày mất miền Nam.
Tư-thục Thủ-Khoa tại thị xã Mỹ Tho do thầy giáo Nguyễn Ngọc Phái, thân sinh của Thanh Thủy, thành lập và là hiệu trưởng từ đầu thập niên 60 đến ngày mất miền Nam,bị cộng sản tịch thu. Chúng đòi chiếm luôn căn nhà ba gian mà hai vợ chồng ông, mấy đứa con, cùng đàn cháu dại đang tạm sống qua ngày. Ông thường xuyên bị kêu hỏi, hăm dọa, khó dễ. Đến ngày nhắm mắt lìa đời ông vẫn không hề biết con gái mình làm việc gì cụ thể trong ngành Cảnh Sát.
Học trò của ông rất đông, đi tù cải tạo cũng nhiều. Ngày trở ra tù, họ đến thăm ông và hỏi: “Thầy có biết con gái Thầy làm gì không?” Nghe mà bần thần, ông hỏi tới. Họ chỉ kết luận: “Con gái Thầy đi không biết khi nào mới về được” để rồi thấy ông nhìn trân trân vào khoảng không trước mặt, lặng im.
Người cha già ngày một sinh bệnh cho đến lúc từ biệt cõi trần vẫn còn khắc khoải rằng con gái yêu của ông đã làm gì mà chịu tù tội đọa đày đến thân tàn ma dại.
Vợ chồng Long và Thanh Thủy đi tù cải tạo mỗi người một ngả. Ba đứa con thơ sắp lớp: bảy tuổi, sáu tuổi, và đứa nhỏ nhất chưa đầy bốn tuổi mà trong đó hai đứa bệnh tật, sớm chịu phận côi cút theo dì Tám về nương náu bên ngoại.
Long ra khỏi trại tù cải tạo ở Suối Máu năm 1981. Anh khiếu nại lấy lại căn nhà bị tịch thu thì nhận câu trả lời: “Nhà anh nay công an ở rồi, anh phải ngủ ở trước cửa thôi.” Nương náu tại nhà chị, nhà em của Long cũng không đặng vì cứ nửa đêm là gia chủ bị đập cửa hoạch họe kiểm tra hộ khẩu. Long đành về quê làm ruộng kiếm sống qua ngày.
Lần đầu tiên Long đi thăm nuôi vợ tại trại tù Long Thành, ngay lúc Thanh Thủyđang bị kỷ luật rút phép thăm nuôi sáu tháng. Năn nỉ cách mấy đều không được, Long đành gửi lại túi đồ thăm nuôi rồi ra về mà buồn tê tái. Phải đợi đến khi Thanh Thủy chuyển sang trại tù khác thì Long mới gặp lại vợ mình, tính ra đã hơn bảy năm xa cách.Tâm cang anhchết lặng vì không thể mường tượng người nữ tù nhân còm cõi, hốc hác đang đứng trước mặt lại làngười vợ thân yêu của mình. Bản thân từng trải qua sáu năm tù đày nên Long càng thấu hiểu sự tình, lòng đau đớn khôn nguôi.
Ngoài vô số lần biệt giam lẻ tẻ, Thanh Thủy là nữ tù nhân duy nhất bị chuyển đến trại giam Thủ Đức để chịu cảnh biệt giam hơn một năm: bị cô lập hoàn toàn, ăn uống thiếu thốn, cán bộ chấp pháp luân phiên hỏi cung ngày đêm nên cô phải đấu trí liên tục để bảo mật cho Biệt Đội ThiênNga. Tên Đại tá chấp pháp đã nhiều lần nổi dóa, đập bàn la hét: “Bản tự khai của chị viết cả nghìn trang rồi mà nội dung cứ lửng lơ con cá vàng nghĩa là sao?” Đau yếu quặt quẹo, cô chỉ có thể trườn bò khi di chuyển vì không đủ sức mà đứng lên đi lại dù chỉ là một đoạn ngắn từ chỗ bị giam đến nhà vệ sinh.
Đôi lần tưởng rằng tử thần đã đem cô đi. Lần đó, cơn sốt rét rừng ác tính ở Hàm Tân khiến côrét run vật vã. Một bạn tù là bác sĩQuân Ygom góp thuốc từ các anh emtù để giúp cô cắt cơn. Lần khác thì bao tử cô bị xuất huyết trầm trọng. Lúc đó vào khoảnggiữa năm tù thứ 13, bao tử của cô không còn nghiền nổi bo bo và các lát khoai mì mốc meo khôkhốc được nữa. Nhưng không ăn thì chết đói nên đành phải đưa các thứ khó tiêu hóa đó vô miệng ngậm cho mềm rồi nuốt trệu trạo. Một bạn tù khác làm đội trưởng nhà bếp thấy tội nghiệp mỗi ngày sớt cho một “gô” (các tù nhân gọi tắt cho loại lon đựng sữa bột Guigoz) nước cơm chắt để cô uống cầm cự. Vậy chơ hai hàm răng để đâu mà sao không tiếp sức cho bao tử? Xin thưa: hàm răng trên đã mất hết, hàm dưới còn vài cái răng trồi sụt, làm sao mà nhai? Nướu tụt, lở loét vì những chiếc răng đau được nhổ bởi cái xà beng được chế tác từ cái muỗng kim loại mà tù hình sự quăng lén cho mượn. Cái dụng cụ thô sơ đó được sát trùng bằng cách nhúng vào nước nấu sôi rồi đưa vô miệng nạy, nhổ răng. Đau chết ngất. Máu chảy ròng khó kềm.
Người cùng quê đi thăm nuôi người nhà của họ khi trở về ái ngại nhắn với gia đình cô:
- Phải lo thăm nuôi chỉ đi vì chỉ bị xuất huyết bao tử nặng lắm rồi,còn không thì chỉ chết.
Thanh Thủy chẳng hề dám trông đợi thăm nuôi. Thăm tù đã là chuyện khó mà nuôi tù lại là chuyện xa xỉ đối với hai bên nội ngoại của các con. Dì Tám tụi nhỏ bậm môi cố không khóc để nói với chị mình: “Em thăm chị kỳ này chớ lần sau em không thể thăm được nữa. Chắc chị không hình dung nổi nhà mình nghèo cỡ nào đâu!”
Thơ của dì Út cô gửi vô cho biết khi đến chúc Tết ba mẹ cô chỉ thấy ông bà ăn chuối chấm muối tiêu thay cơm. Còn gia đình bên Long trồng củ cải đem bán nên quà thăm nuôi cô thường là củ cải phơi khô ngâm nước mắm, kế đến là món muối sả, may mắn lắm mới có thêm bịch đường cát. Kiếm tiền mua vé xe cho mấy đứa con để lâu lâu chúng được gặp mẹ là điều ráng hết sức của người chồng rồi.
Sau này có người hỏi Long: “Thời đó các bà đi thăm nuôi chồng tù cải tạo chớ có nghe nói chồng đi thăm nuôi vợ đâu?” thì nhận nụ cười hiền hòa đáp lại: “Người ta ca ngợi những cánh cò lặn lội thăm chồng thì đúng rồi nhưng tui cũng cực khổ không thua gì các bà hết! Cảnh gà trống thăm vợ chăm con ngậm ngùilắm đa.”
Sang năm tù thứ 13, Thanh Thủy lao động khổ sai tại xưởng may. Trại tù ký hợp đồng may quần áo lạnh xuất khẩu sang các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, buộc tù nhân may theo chỉ tiêu bằng vớitốc độ máy may công nghiệp trong khihọ phải làm việc với những chiếc máy may cà rịch cà tang. Gần đến ngày giao hàng, tù nhân phải ăn, ngủ ngay chỗ làm việc để hoàn tất sản phẩm. Đến khi những chiếc xe chở hàng đến lấy xong xuôi thì các tù nhân đều vật ra ngủ tại chỗ, không thể về trại nổi.
Cán bộ coi tù thấy Thanh Thủy sau giờ lao động hoặc trong giờ nghỉ giải lao đều cặm cụi ngồi may tay những miếng vải vụn thành quần áo gửi về cho các con, đã phải động lòng mà thốt: “Ở đây có bà mẹ giờ này vẫn còn nhớ tới con.” Thậm chí, cô còn nhắn gia đình mua lại những áo len cũ gửi vào để cô gỡ ra từng sợi đan lại thành áo chờ gặp dịp nhờ người thăm nuôi cùng quê đem về đưa cho em gái bán lấy tiền mua thức ăn cho các con.
Một ngày kia, một người khách từ Bộ Nội Vụ ghé thăm nhà tù:
- Chị này bịnh gì mà nằm đây?
Trại trưởng đáp lại:
- Báo cáo đồng chí: chị hai này bịnh nặng lắm rồi. Tui đề nghị nhiều lần rồi sao không thấy cho về. Để chỉ chết ở đây mình mang tiếng.
Người khách đi trở lên, yêu cầu lấy hồ sơ ra coi, xétthấy nhân thân Nguyễn Thanh Thủy không vi phạm điều gì nên ký giấy cho về trong số những tù nhân bịnh nặng.
Không còn bộ đồ nào khác, Thanh Thủy đành mặc bộ đồ tù bước ra khỏi trại tù Z30–D Hàm Tân, Thuận Hải. Hai bên túi áo tù còn nhét hai chiếc bao tay may ráp bởi những rẻo vải vụn. Đôi bao tay được dùng để nhổ cỏ ngoài giờ lao động khổ sai tại xưởng may. Kêu về mà có phát giấy ra trại đâu! Khi xe tù đưa về Sài Gòn làm thủ tục tại quận Nhì, cô còn bị phỏng vấn cắc cớ:
- Bà được Mỹ can thiệp hay chánh phủ nhà nước cho về?
Là người sau cùng bước khỏi nơi làm thủ tục ra tù, Thanh Thủycòn đang phân vân: nhà cửa không còn mà hộ khẩu cũng chẳng có, bất ngờ cô nghe tiếng gọi. Vợ chồng cậu Sáu đọc báo thấy có đợt thả tù nhân bèn chạy đến tìm cầu may, nào ngờ gặp được chị mình. Từ quê, anh Long được nhắn tin. Vợ chồng gặp nhaumừng mừng tủi tủi, đưa nhau về ngoại gặp các con. Lúc đó, hai đứa con gái dù bệnh tật cũng gắng sức phụ dì Tám và bà ngoại se cói kiếm cơm. Con trai đi làm công lột vỏ dừa cho người ta, bữa đói bữa no.
Vợ chồng gắng trụ lại Sài Gòn mở quán vỉa hè lây lất nuôi gia đình, chia sẻ cùng nhau bao gian truân cho đến ngày sang Mỹ theo diện tỵ nạn chính trị. Bước đầu định cư nơi xứ người, gia đình Long và Thanh Thủy cũng trải qua những tháng năm vất vả như bao người Việt tỵ nạn khác nhưng cả nhà được sum họp, yên ổn, không bị xách nhiễu. Quán bán thức ăn nhanh mà vợ chồng Long và Thanh Thủy duy trì được bảy năm mang tên Thiên Nga để nhắc nhớ hình ảnh Biệt Đội Thiên Nga thời chiến đã thầm lặnggóp cánh bảo vệ đất nước Việt Nam Cộng Hòa và sắt son giữ vững lý tưởng.
Ngồi kể lại mà nước mắt Thanh Thủy lăn dài. Cô hãnh diện về đàn Thiên Nga trong cảnh tù đày: các chị em rất thương yêu và đùm bọc cho nhau. Dù Biệt Đội Trưởng đã ngầm dặn rằng chị em Thiên Nga cứ đổ hết trách nhiệm cho cô nhưng các cộng sự không hề làm vậy, họ khai báo ngắn gọn và giữ y lời khai. Ra tù cô đạp xe kiếm thăm các chị em Thiên Nga nhưng hầu hết đã hồi hương hoặc cải đổi danh tánh nên không biết tìm đâu mà gặp lại. Đàn Thiên Nga tan tác. Nếu tính tuổi đời, các Thiên Nga hiện nay hầu hết đã mỏi cánh.Từ ngày sang Mỹ nếu liên lạc được với Thiên Nga nào còn ở lại Việt Nam mà biết họ cần giúp đỡ, Thanh Thủy không bao giờ đợi họ phải nói đến lần thứ hai, vấn đề chỉ là giúp được bao nhiêu thôi chớ cô chưa hề từ chối.
Huyền thoại kể rằng vào lúc cuối đời, những con Thiên Nga vốn chỉ im lặng sẽ cất tiếng hót ngọt ngào. Cô đàn trưởng Thiên Nga giờ đây chỉ muốn nói lên tiếng lòng rằng trong suốt bao nhiêu năm nay cô luôn nhớ đến các Thiên Ngacộng sự, ao ước gặp đông đủ các chị em một lần cuối. Mong lắm thay!
Thiên Nga, loài thủy cầm quyến rũ, còn là một trong những biểu tượng của tình yêu và lòng chung thủy vì tập tính kết đôi suốt đời. Con trống luôn đi sau bảo vệ và dõi theo con mái, còn con mái thường âu yếm quay đầu về phía con trống. Cặp đôi Long và Thanh Thủy từ lúc kết duyên đến nay hiểu rằng trái tim họ thuộc về nhau dù có lúc phải chia xa bởi các bước ngoặt lớn nhỏ khác nhau trong đời mỗi người. Tuổi già kèm theo bệnh tật là điều không tránh khỏi, nhất là từ hệ lụy của những năm tháng đọa đày. Ông từng được chữa trị ung thư máu. Từ khi cô con gái đầu lòng của ông bà qua đời sau những chống chọi với căn bệnh, bà đã trải qua thời gian dài trầm cảm, rồi phải cắt bỏ khối u, nay lại cao máu, cao mỡ, tiểu đường nặng, đau bao tử kinh niên,và phải đặt máy trợ tim. Mắt bà mờ không phân biệt được độ cao thấp nên bước hụt và té liên tục nhưng luôn có ông một bên nắm taydắt bà đi.
Ông quan niệm: “Thương yêu nhau thì phải giúp đỡ nhau”.Đơn giản!
Bà nhắc nhở ông lịch hẹn khám bịnh, uống thuốc; ông đi lâu chưa về tới là ngóng là chờ. Chăm chút vậy thôi. Bà cũng có phần trăn trở riêng mình. Vẫn biết rằng Chúa thương cho bà sống đến ngày hôm nay nhưng bà vẫn chưa sẵn sàng ra đi khi Chúa gọi vì bà mong được ở bên những người thân yêu càng lâu càng tốt, nhất là bên cô con gái út bệnh tật.
Có đàn có đôi. Thiên Nga muôn đời là thế!
Orchid Thanh Lê
* Chú thích của người viết: “ngụy thức”, “kích đêm”, “ẩn tế” là thuật ngữ dùng trong ngành Cảnh Sát Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa.
Rất ngưỡng mộ những ý kiến ý cò sâu sắc của bác. Nhờ có bác lên tiếng mạnh mẽ mà những tay mơ viết lách như em mới có dịp thi thố tài năng đăng đàn Viết về nước Mỹ. Tuy nhiên, em thấy có một điều không công bằng ở đây là có những bài viết bác Khách triệt thì cũng nên có những bài viết đúng tiêu chuẩn thì bác cũng nên bỏ vài ý kiến khen ngợi để người viết lên tinh thần. Chẳng hạn, em sẽ viết bài đầu tiên với nhân vật là một gã thanh niên vượt biên khỏi nước Việt Nam. Nhờ cha gã lúc đó còn trong trại cải tạo mà gã được vô nước mỹ. Tuổi trẻ bồng bột nên nhân vật này muốn quên đi cái quá khứ của dân tộc sinh gã ra, ngay cả gốc tích gia đình gã mà chỉ muốn hội nhập vào nước Mỹ càng nhiều càng tốt. Cụ thể cho việc hội nhập nước mỹ nhanh chóng thì nhân vật này ăn rất nhiều bơ sữa đến một lúc bị tiểu đường, béo phì. Rồi cuối bài viết em sẽ để nhân vật này chết từ từ và tùy mọi người sẽ rút ra nhiều thông điệp khác nhau: chết vì ăn; kẻ vong bản; đáng kiếp, v.v... Bác thấy bài viết của em đúng tiêu chuẩn VVNM đề ra không? Sẽ có nhiều chi tiết giải trí ngoài các chi tiết hội nhập nước Mỹ nữa bác Khách ơi. Đảm bảo là một trong những bài viết đỉnh.
Em sẽ thoả thuê viết lách, ít nhất 5 bài một năm như bác vẽ ra. Bài viết của bác về chiếc xe đạp hay cực, em đã post lên trang mạng VEMCHONGPHA.NET để ai cùng chí hướng sẽ thưởng thức.
Một lần nữa, cám ơn bác Khách.
<br></div>tôi xin phép ngừng tranh luận với anh nhé vì tôi thấy khi anh đuối lý, anh quay sang nói khích. Tôi sẽ không phí thời giờ cho những người không biết tranh luận.
Câu chuyện nguyên thủy là tôi đề nghị VB lọai các bài lạc đề. Sau một hồi tranh luận cù nhầy, anh đâm ra lạc đề khi cãi nhau về chuyện lạc đề. Thay vì tâp trung phản bác chuyện tôi nói bài Thiên nga này lạc đề, anh lại tập trung vào khả năng viết của tôi. Ừ, thì cứ cho là tôi không biết viết văn đi, nhưng điều đó không làm thay đổi cái sự thật mà anh rất sợ là bài Thiên nga, bài Đi tây thời bao cấp, bài Màu thời gian, bài Tháng 4 chữ thăng chũ trầm, bài du lịch Phú quốc, bài Sài gòn mắt đem đèn vàng...tất cả đều lạc đề chiếu theo cái tên VVNM và điều lệ.
Tôi không phí thời gian với những cái đầu cố chấp và bào thủ. Nếu anh không có lý lẽ nào để bẻ gẫy lập luận của tôi thì tôi xin phép ngừng cuộc đối thọai ở đây nhé. Lúc đầu tôi nghe lời giới thiệu của VB về anh, tôi rất nể phục. Nhưng càng nói chuyện với anh tôi càng thất vọng. Lời bình luận đầu tiên, không những anh ủng hộ chuyện lạc đề, anh còn đề nghị mở nhiều mục như du lịch mà trong du lịch phải rõ ràng là du lịch Mỹ, du lịch Pháp, không được nhập nhằng. Anh còn đề nghị trao giải mỗi tuần thay vì mỗi năm. Vậy mà hôm sau anh quay 180. Anh than là VB không có tiền thì làm sao làm nhiều mục; nào là tôi đọc chùa mà còn đòi hỏi phân chia đề tài v.vv...Không biết anh bị lẫn, trí nhó không tốt hay tình anh thuộc lọai đón gió trở cờ, thấy đám đông chửi tôi, anh hùa theo.
Vậy nhé anh Đức, nếu tranh luận nghiêm túc, hãy tập trung vào chuyện lạc đề thì tôi sẽ rất hân hạnh hầu chuyện anh. Còn nếu anh lạc đề, khiêu khích hay chửi bới vô lối thì tôi xin kiếu
tôi cố tình viết cái bài lọan (chứ không phải luận) văn xe đạp để giúp cho những cái đầu u mê, thủ cụu từ bỏ cãi chày cãi cối chuyện lạc đề. Nói cách khác, khi tranh luận nghiêm túc, dùng logic thì bạn vá Lê Như Đức không chịu hiểu; vì thế tôi phải tìm cách khác. Cái này Mỹ nó gọi là analogy.
Tôi hứa vai hai bạn, nếu VB lọai bỏ các bài lạc đề, tôi sẽ viết ít nhất 5 bài hòan tòan liên quan đến nước Mỹ. Bài viết sẽ nghiêm túc chứ không lọan như bài xe đạp. Tôi tin chắc là các bài tôi sẽ viết (nếu VVNM lọai bỏ các bài lạc đề) sẽ đem lại những chi tiết hữu ích cho những ai đang sống tại Mỹ và sẽ có tính tiêu khiển cao. Đương nhiên là các bạn cho tôi là khóac lác. Tôi hòa nhập vào dòng chính Hoa kỳ cho nên mỗi ngày đều quan sát và có nhiều điều đẻ ghi nhận. Môi ngày học một sàng khôn. Các bạn cũng nên làm như thế. Đừng ngồi ở nhà hay quanh quẩn trong cộng đồng VN rồi phán một câu xanh rờn là người Việt không thể viết hơn 1 bài nếu chỉ nói về nước Mỹ. Nhà văn Chu Tất Tiến viết rất nhiều bài chỉ về nước Mỹ, không có 1 chút gì lạc đề về VN. Hai bài gần nhất của ông, một bài viết về các tiệm ăn VN tại Cali, một bài về chuyện hầu tòa tại Cali; hòan tòan không lạc đề. Trái lại, bài Hầu tòa rất bổ ích cho đồng hương nếu phải tranh tụng trong tương lai. Bạn Trần Du Sinh, tuy có 1 hay 2 bài rất lạc đề, nhưng hầu hết các bài của TDS hòan tòan về nước Mỹ.
Sau hơn 2 tuần tranh luận (hay đúng hơn là bị nghe chửi), tôi hiểu tại sao bộ môn phê bình văn học của VN không có. Các nuớc khác, bộ môn này (Mỹ nó gọi là critique hay critic) giúp cho các nhà văn viết hay hơn vì nó chỉ ra khuyết điểm của tác phẩm văn học. Còn VN thì mới góp ý cho các bài lạc đề quá rõ ràng thì bị chứi mắng thậm tệ. Nếu mà tôi phê bình các bài đúng chủ đề thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra.
Tôi thấy thương hại cho Khách.
Không chừng bài lọan văn về xe hơi trên mà gời vô VVNM không những đuợc đăng mà còn biết đâu trúng giải
Để chứng minh hai bạn là tôi không phải là lọai người nói ngông, từ hôm trỏ đi, dù không được VB khiến, tôi sẽ xung phong làm cái việc sàng lọc bài viết. Bài nào lạc đề, tôi sẽ đăng ngay cái thể lệ VVNM. Tôi sẽ làm việc này cho tới khi nào VB đổi tên và điều lệ giải thưởng VVNM. Các bạn sẽ thấy là tôi rất công bằng trong việc lên tiếng vì tất cả các bài( dù là đề tài gì, không cứ là về chuyện trước 1975) lạc đề sẽ được tôi tặng cái điều lệ của VVNM. Hy vọng sau 1 thời gian, các bạn không còn chụp cái nón cối cho tôi. Bây giờ tôi có nói gì thì các bạn vẫn chụp cho tôi cái nón CS. Hành động và thời gian sẽ giải thích
Thôi nhé sợ lắm rồi.