Hôm nay,  

Trận Đánh Saratoga Và Lịch Sử Mỹ

01/04/201700:00:00(Xem: 13986)

Tác giả: Sáu Steve Brown
Bài số 5087-18-30787-vb7040117

Tác giả là một cựu chiến binh Mỹ từng đóng quân ở Biên Hoà và kết hôn với một phụ nữ Việt. Viết Về Nước Mỹ, ngày 18 -12-2012 phổ biến bài viết trực tiếp bằng tiếng Việt đầu tiên của ông, kể chuyện tình 40 năm trước giữa chàng thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ và một cô gái Việt. Với bài "Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ", Sáu Steve Brown đã nhận Giải Việt Bút mang tên Bà Trùng Quang năm đầu tiên, 2013. Ông bà nay có 7 người con, hiện ở Ohio. Bài mới, ông Sáu kể về nhóm du kích “Green Moutain Boys” và trận đánh quyết định cuộc chiến dành độc lập của nước Mỹ tại Saratoga năm 1777.

* * *

blank
Công viên lịch sử quốc gia.

Trong thập niên 1960s gia đình tôi ở một nơi thôn quê hướng Tây tiểu bang Vermont, nơi có lịch sử khoảng 200 năm. Khoảng 100 thước từ phía Nam nhà tôi có một đài kỷ niệm làm bằng đá granite, nằm kế bên đường đất. Chữ chạm trên đài nói rằng: trong mùa hè năm 1777, một đại binh Mỹ rút lui trốn thoát lực lượng nước Anh đã đi ngang qua chỗ này. Nó làm tôi suy nghĩ là có biến cố nào đưa đến tình hình như thế?

Đến năm 1777 thì chiến tranh Độc Lập Mỹ đã kéo dài hơn hai năm rồi. Dầu cho đã có khá nhiều trận đánh, vẫn không bên nào giành được thắng lợi. Lực lượng Anh biết nếu họ tấn công chia đôi 13 thuộc đia Mỹ, họ có thể giành toàn thắng trong cuộc chiến.

Theo kế hoạch, họ tấn công từ thành phố Montreal (nước Canada) xuống thung lũng Champlain và kết hợp với lực lượng Anh khác tại sông Hudson (hướng Bắc thành phố New York). Cùng lúc đó họ cũng có một đại binh khác tấn công qua thung lũng Mohawk nữa.

Từ Montreal xuống Mỹ phải đi qua hồ Champlain dài hơn 100 dặm, hồ này nằm giữa hai tiểu bang Vermont và New York. Tháng 5 năm 1775 hai ông Ethan Allen và Benedict Arnold (hai người này là tổ tiên của tác giả) đem nhóm du kích gọi là Các Chàng Trai Núi Xanh (Green Mountain Boys) từ Vermont qua hồ Champlain, bất ngờ chiếm lấy pháo đài Ticonderoga. Sau đó, lực lượng Mỹ xây một pháo đài khác bên kia hồ, trên núi Độc Lập. Như thế hai pháo đài này có thể bảo vệ nước Mỹ, chặn đứng những cuộc xâm lăng đi qua hồ Champlain từ phía Bắc.

Mùa xuân năm 1777 một đại binh Anh bắt đầu xuống thung lũng Champlain để thực hiện mục đích chiến lược của họ. Đại binh đó có 7,863 người: 3,724 lính Anh, 3,016 lính Đức, 473 lính pháo binh, 250 người Canada và Mỹ trung tín với nước Anh, và 400 (người) dân tộc da đỏ. (*)

Tại hai pháo đài Ticonde-roga và Độc Lập tổng số lính Mỹ là 2,500 người. Ở gần hai pháo đài đó có một đồi cao 244 thước, rất khó lên được. Một Trung úy Mỹ góp ý là nên bảo vệ đồi đó, nhưng ông tướng chỉ huy lực lượng Mỹ nghĩ rằng không ai kéo súng đại bác lên đó được.

Khi lực lượng Anh xuống hồ Champlain đến gần hai pháo đài Mỹ, ông tướng pháo binh Anh tên Phillips nói rằng “Nơi mà con dê đi được, con người cũng đi được. Nơi con người đi được họ có thể kéo súng đại bác đi nữa.” Ngày hôm sau lực lượng Anh kéo hai đại bác đến đỉnh đồi. Hai pháo đài Mỹ chống lại không được. Khi biết vậy ông tướng chỉ huy Mỹ St. Clair quyết định lực lượng Mỹ phải bỏ hai pháo đài mà rút lui, đêm đó chính là ngày 4 tháng 7 năm 1777.

blank
Tháp Kỷ Niệm tại Saratoga.

Sáng hôm sau lực lượng Anh khám phá hai pháo đài bỏ trống, họ đuổi theo ngay. Lúc đó đại binh Mỹ đã đi theo đường mòn đến tới khu đất của tổ phụ gia đình tôi. Lực lượng Anh đuổi theo gồm có một trung đòan Anh và một trung đòan Đức. Hôm đó nóng nực lắm nên đến 4 giờ chiều họ quyết định ngừng lại nghỉ, dự tính sẽ tấn công vào sáng sớm ngày hôm sau.

Tướng St. Clair để đa số đại binh tiếp tục rút lui, chỉ giữ lại 1,000 lính ở tại làng Hubbardton để chống cự lực lượng Anh đi theo. Chuẩn bị như thế mà họ vẫn bị tấn công bất ngờ vào bình minh sáng ngày 7 tháng 7. Rốt cuộc lực lượng Mỹ bị thất bại trong trận đánh này nhưng họ đã giúp những người đã trốn thoát có cơ hội đánh nhau với lực lượng Anh tại những nơi khác.

Trong khi trận đánh ở Hubbardton đang diễn ra, tướng Burgoyne của Anh đem lực lượng còn lại tiếp tục xuống hướng Nam. Những người lính du kích Mỹ dùng đủ cách để ngăn cản đại binh Anh nên họ tiến rất chậm. Theo kế hoạch của ông Burgoyne, một đại binh Anh khác tại pháo đài Stanwix trong thung lũng Mohaw (New York) sẽ đến ủng hộ, nhưng lực lượng này đã bị thua trong trận đánh ở đó. Vì vậy ông tướng Burgoyne quyết định tiếp tục xuống hướng Nam vì ông ta nghĩ một đại binh Anh khác từ thành phố New York vẫn sẽ lên ủng hộ họ.

Khi tới một nơi hướng đông thị xã Bennington (tiểu bang Vermont) ông tướng Burgoyne quyết định gởi 800 người lính đi lấy ngựa và lương thực ở Bennington. Khi họ gần tới nơi, họ bị phục kích, rất nhiều người lính bị chết, bị thương, hay bị bắt. Như thế đại binh Anh không có lương thực mà lại bị yếu đi một ít nữa.

Sau thảm bại đó ông tướng Burgoyne đem đại binh Anh tiếp tục xuống hướng Nam. Càng đi xa thì càng khó khăn về lương thực. Ông ấy cũng được tin là đại binh Anh ở thành phố New York sẽ không đến giúp đỡ. Như thế họ bị kẹt tại một nơi xa xôi, không có hy vọng được ủng hộ gì cả. Nếu họ quay lại trở lại Montreal thì lại nghĩa là không thực hiện được mục đích

Khi họ tới gần thị xã Saratoga, gặp đại binh Mỹ quá mạnh, họ không tìm cách nào đi qua được. Họ tấn công vài lần nhưng thất bại. Rồi họ rút lui ra xa nhưng không được đi nữa nên từ từ bị bao vây. Không đi đâu được mà càng lâu hoàn cảnh càng khó khăn, lương thực không có nên dần dần họ bị yếu đi. Sau mấy ngày bị bao vây trong khi lực lượng Mỹ pháo kích vô liên tục, ông tướng Burgoyne bắt đầu thương lượng các điều kiện đầu hàng. Đến ngày 17 tháng 10 năm 1777, họ đầu hàng. Đây là cuộc đại thắng của lực lượng Mỹ.

blank
Con tem Hoa Kỳ 1927, kỷ niệm 150 năm trận chiến Saratoga.( Hình ảnh trích từ Wikipedia)

Trong chiến dịch năm 1777 có rất nhiều chi tiết mà tôi không kể đến. Không phải vì những chi tiết đó không hay nhưng vì tôi có mục đích khác khi nhắc đến câu chuyện lịch sử này. Đó là kết qủa chính của thắng lợi của lực lượng Mỹ năm 1777.

Dù nước Mỹ đã tự xưng là độc lập từ ngày 4 tháng 7 năm 1776, cho tới năm 1777, chưa có một nước quan trọng nào xác nhận sự độc lập của Mỹ. Trước trận đánh Saratoga nước Pháp chỉ giúp nước Mỹ một phần nhỏ. Nhưng chỉ ít lâu sau chiến thắng tại Saratoga, nước Pháp bắt đầu thương lượng với nước Mỹ. Kết qủa là Đồng Minh Pháp Mỹ ra đời. Nước Pháp gởi lục quân, hải quân, vũ khí, và lương thực đến vì họ thấy có hy vọng là Mỹ sẽ chiến thắng Anh.

Tại trận đánh quan trọng Yorktown năm 1781 một đại binh Anh bị thất bại khi bị lực lượng đồng minh Pháp Mỹ bao vây và tấn công. Nếu không có sự ủng hộ của nước Pháp trong Chiến Tranh Cách Mạng Mỹ thì nước Mỹ không thể thắng được. Vì chính phủ nước Anh thấy là không thắng được cuối cùng họ ký tên Hoà Ước Ba-Lê ngày 3 tháng 9 năm 1783, và chiến tranh Mỹ - Anh hoàn toàn kết thúc.

Trận đánh Saratoga năm 1777 quả thật rất quan trọng trong lịch sử nước Mỹ.

Tôi ở trên khu đất của tổ phụ, nơi đại binh Mỹ đã đi qua, cho đến gần 15 tuổi. Thủơ nhỏ, thỉnh thoảng tôi lại đi tìm kiếm, mong tìm được vật gì mà các lính Mỹ, Anh, hay Đức đã làm rơi lại trên đường đi. Nhưng tôi không bao giờ tìm được một cái gì hết, có lẽ vì khoảng cách thời gian quá xa. Nhưng hình ảnh của đoàn binh Mỹ vẫn luôn luôn gắn liền với mảnh đất đó và luôn ở trong lòng tôi.

Sáu Steve Brown

(*) Furneaux, Robert (1971), The Battle of Saratoga, Stein and Day/ Publishers/ New York

Ý kiến bạn đọc
19/06/202406:51:43
Khách
<a href=https://cialis.lat/discover-the-best-prices-for-cialis>generic cialis for sale</a> With their high number it also means that you can read more
18/11/202320:08:51
Khách
Trận Đánh Saratoga Và Lịch Sử Mỹ means The Battle of Saratoga And American History.
If you want to say The Battle of Saratoga In American History then it should be Trận Đánh Saratoga Trong Lịch Sử Mỹ.
Although you are fluent in Vietnamese, it is normal that non-native speakers will miss slight nuance every once in a while.
It's the same with English for us Vietnamese, there are times that non-native speakers like me will miss nuances and even cannot read between the lines.
23/03/202303:14:20
Khách
I take Jarrow Curcumin 95 500 mg every day <a href=https://buycialis.boats>cialis 5 mg best price usa</a> 1, 12 In one small study, abscesses with less viscous contents, as indicated by the air fluid levels or peripheral air bubbles, were drained successfully by percutaneous methods in 95 of cases
24/07/201819:02:39
Khách
Bài viết rất hay , nhưng câu : < hôm đó nóng nực lắm ...> là tôi giật cả mình . Vì đó là phương ngữ NH quê tôi thường dùng . Cám ơn STEVE BROWN nhiều lắm , chúc mọi điều tốt lành
10/04/201711:04:29
Khách
Xin chào Andy Vo, Anh Vu, Nguyễn Hưng, Ngọc Anh, và Paul Nguyen. Tôi cám ơn các bạn đọc bài của tôi và cũng có lời khen.

Chúc các bạn mọi sự thật tốt đẹp.

Sáu.
03/04/201719:24:07
Khách
Tuyệt vời! Cám ơn chú Sáu Steven Brown.
02/04/201719:05:49
Khách
Chú Sáu là viên ngọc quí của VVNM . Nếu không đọc tiểu sử, khó mà biết chú là người Mỹ. Thật đáng nễ phục cách viết văn rõ ràng chính xác và trong sáng. Mong chú Sáu tiếp tục con đường văn chương chữ nghĩa tiếng Việt .
01/04/201720:52:47
Khách
Khả năng viết tiếng Việt của tác giả thật đáng khen ngợi. Không có câu văn nào khó hiểu cả. Thêm nữa là không có chữ nghĩa của Việt cộng chen vô.
01/04/201715:41:34
Khách
Chào Anh Sáu Steve Brown,
Cám ơn bạn Sáu Steve Brown đã viết bài về lịch sử nước Mỹ mà các công dân Mỹ nhập tịch như chúng tôi không biết. Một người Mỹ viết tiếng Việt giỏi như vậy quả là hiếm hoi lại còn là cựu quân nhân TQLC Mỹ đã tham chiến tại Việt-Nam trước năm 1975, nhân dịp này tôi bày tỏ long biết ơn bạn Steve Brown đã chiến đấu cùng quân đồng-minh Việt-Nam Cộng-Hòa. Cám ơn Bạn rất nhiều

Một cựu quân VNCH
Anh Vũ
01/04/201714:43:19
Khách
rất hay. rất phong phú
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,230,970
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến