Hôm nay,  

Yêu Nhau Lại Từ Đầu

21/02/201700:00:00(Xem: 14595)

Tác giả: Dan Heaven
Bài số 5021-18-30721-vb3022117

Tác giả đã về hưu một nửa. Làm việc cho hãng làm máy bay. Hiện sinh sống tại Huntington Beach. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là “Ngôi Nhà Mới tại Quận Cam”, đã được phổ biến từ tháng Ba 2014. Bài viết thứ ba của ông được viết cho mùa Valentine 2017.

* * *

Chuyện tình của anh mới bắt đầu vào lúc anh vừa bước sang tuổi năm mươi bảy. Chuyện tình này anh thấy thơ mộng hơn thủa mười sáu, đắm say hơn lúc hai mươi, nóng bỏng hơn thời ba mươi, và đậm đà hơn lúc bốn mươi.

Chuyện bắt đầu hôm anh ở nhà thương về và từ lúc anh vừa vượt qua cuộc giải phẫu sa ruột (hernia repair).

Hôm ấy,

Lúc anh vừa mơ màng tỉnh giấc, đầu óc vẫn còn chưa phân biệt được điều gì đang xẩy ra thì anh nghe tiếng người bảo với anh.

- Cố gắng một tí nữa đi. Tôi sẽ kéo cái quần lên cho ông. Đau lắm phải không? Cái quần có vẻ hơi chật?

Anh cố gắng nhướng cái mông lên để cô y tá kéo cái quần cho anh nhưng thân thể của anh dường như chìm xuống. Đúng ngay lúc ấy anh mơ màng trông thấy vợ anh và con gái đến bên cạnh. Anh nghe tiếng con gái gọi.

- Daddy. Daddy. How do you feel?

Bỗng nhiên anh cảm thấy hơi ấm của bàn tay xoa đều trên cánh tay trái của mình. Anh mở to đôi mắt trông lên thấy vợ anh đang mĩm cười.

- Anh thấy thế nào? Em lo quá. Tiếng nàng nghẹn nghẹn trong cổ.

Anh mĩm cười nhìn qua lại.

- He is fully awake. Tiếng cô y tá reo lên.

- Yes. Anh tỉnh hẳn rồi. Vợ anh mừng rỡ đáp lời.

Lúc này anh mới xác định được là mình đang nằm trên giường bịnh tại trung tâm giải phẩu Kaiser ở thành Phố Irvine.

Anh cảm thấy hơi lạnh ở phần bụng, toan lấy tay kéo vuông chăn lên thì vợ anh đã nhanh tay làm và nói.

- Bác sĩ đã băng chỗ mổ lại rồi. Để em sửa soạn cho anh ngồi dậy. Cô y tá muốn dắt anh đi bộ.

Khoảng hơn hai giờ sau thì bệnh viện cho anh về.

Dật dờ trong men thuốc anh chỉ cho chị lái xe quẹo phải hay quẹo trái trên một đoạn đường trong thành phố dài thượt từ Irvine về đến nhà ở Huntington Beach. Có những lúc chị quẹo quá nhanh hay xe lăn qua những cái bệ ngăn cao giữa đường khiến anh nhăn mặt la lớn.

- Chầm chậm thôi em. Xe dằn mạnh làm anh đau lắm.

Cuối cùng thì chị cũng cho xe từ từ lăn bánh vào sân nhà. Chị thở hắt ra.

- Cám ơn Chúa đã cho mình về đến nhà bình yên.

Từ sân nhà vào đến cửa, ngày thường anh chỉ đi dăm bước thì buổi sáng này cũng những đoạn bước quen thuộc ấy đối với anh đã trở thành vô cùng nhiêu khê. Vợ anh và con gái út đỡ anh từ ghế ngồi trong xe xuống đất. Chị và con gái mỗi người xốc một bên thân thể anh. Anh muốn điều khiển các bước chân nhưng cơ thể dường như chẳng nghe theo sự sai khiến. Phần đau, phần đầu óc dật dờ, anh cố gượng bước mà như không. Từng bước, từng bước...anh nương theo bước của mọi người run run bước vào nhà.

Lúc đến cạnh giường anh không tài nào ngồi xuống được. Vợ anh phải ngồi xuống trước và anh bám vào người nàng rồi từ từ đặt cái bàn tọa xuống mặt nệm. Anh muốn ngả người xuống giường nhưng cũng không tài nào lăn được xuống giường. Thấy anh lóng ngóng mãi nàng hiểu ý trèo lên giường rồi cuộn người nàng tròn lại như một cái gối để anh tựa lưng vào. Xong nàng từ từ giản thân thể của nàng ra cho đến lúc người nàng hoàn toàn nằm xuống. Anh tựa cả sức nặng của mình vào người nàng và từ từ buông người xuống giường.

Trong lúc anh cẩn thận ngả người xuống thì con gái anh khẽ nhắc đôi chân của anh lên và đặt xuống giường. Lúc thân thể anh đã hoàn toàn nằm trên giường thì vợ anh mới từ từ nhoài người nàng ra khỏi lưng của anh và nàng đưa tay của nàng ra cho anh tựa. Lúc này thì tay nàng đỡ bắp lưng anh và tay con gái đỡ lấy đầu của anh. Hai mẹ con nàng dùng sức đẩy anh lên để cho anh từ từ buông sức nặng thân thể của anh xuống cho đến lúc thân thể của anh hoàn toàn nằm trong vị trí nghỉ ngơi.

Sau cùng thì nàng lại nâng đầu của anh lên để sửa sang lại vị trí áo cho anh nằm được thoải mái và sửa vị trí gối cho anh kê đầu.

Vợ anh, con gái, và anh nhìn nhau rồi cùng mĩm cười thở ra khoan khoái. Anh giương to đôi mắt pha lẫn chút thán phục và lẫn chút kinh ngạc nhìn mọi người. Anh nói yếu ớt.

- Anh cám ơn em. Ba cám ơn con.

Nàng hôn lên má anh.

- Anh mới uống thuốc ở bệnh viện lúc mười hai giờ trưa. Đến bốn giờ chiều mới uống lại. Y tá dặn bốn tiếng uống một lần. Để em lấy đá lạnh cho anh chườm chỗ đau. Anh có muốn uống nước không? Nàng nhìn anh âu yếm hỏi. Và không chờ anh trả lời, nàng đưa cho anh ly nước lạnh.

Anh uống một chút nước. Chất lạnh thấm vào cổ làm cho anh thấy tỉnh. Anh đưa tay xoa xoa bờ vai của vợ mà nghe lòng ấm áp thật lạ. Anh nắm lấy bàn tay nhỏ nhắn của con nghe lòng mình thương con làm sao.

Nàng đập tay nhẹ nhè lên ngực anh dặn dò.

- Anh uống nước thêm. Nhiều vào. Y tá dặn anh cần phải “pee”. Lúc nào anh cần nhớ gọi em

- OK. OK. Anh đáp lời. Nói rồi hai mắt anh trĩu nặng. Anh bảo vợ.

- Anh buồn ngủ quá.

Nàng kéo vuông chăn lên che ngực cho anh xong nhẹ nhàng đi ra ngoài.

Anh không nhớ mình đã thiếp đi được bao lâu, nhưng đến lúc thức dậy thì anh bỗng muốn “pee”.

Anh chưa kịp ới ơi gọi nàng thì đã thấy nàng ở bên cạnh. Anh cục cựa lăn mình để tìm cách xuống giường nhưng vết cắt đau quá. Mỗi lần trở mình anh cảm thấy thân thể thật nặng nề. Anh ngượng nghịu cầm tay vợ.

- Em ơi. Anh muốn “pee” quá nhưng làm sao anh xuống giường được?

Nghe anh nói thế nàng cuống lên.

- Chờ em chút để em lấy cái bình mang ở bệnh viện về.

Nói rồi nàng cầm cái bình dúi nó vào.

Anh mắc cỡ cắn môi nhìn vợ.

- Kỳ lắm. Thôi em ra ngoài đi. Anh làm được.

Không nói không rằng nàng tất tả giúp anh. Anh ngượng nghịu cứ để nước chảy tự nhiên. Một lát thì anh ngưng hẳn. Lúc anh xong thì nghe vợ anh bảo.

- Y tá nói nếu đến tối mà anh không có “pee” thì phải đi cấp cứu. Bây giờ thì em yên tâm rồi. Anh dậy ăn miếng cháo, uống thuốc, và đi bộ một chút.

Cứ như thế ...vợ anh và con gái vất vả giúp cho anh trèo lên giường và leo xuống giường cũng đã được một ngày rưỡi.

Hôm trước ngày đi giải phẩu anh là một người mạnh khỏe mà chỉ sau cuộc giải phẫu anh đã thành người khuyết tật. Anh biết là sau thời gian tĩnh dưỡng sức khỏe anh sẽ trở lại bình thường vì cái nhúm ruột sa kia đã được nhét vào vị trí cũ trong cơ thể của anh.

Anh đã lì lượm sống với cái nhúm ruột sa này gần ba năm rồi. Thỉnh thoảng mỗi lần bị cảm cúm, trong lúc đang ho, lấy bàn tay lần bụng anh thấy cái nhúm ruột sa ấy phập phồng như trái bong bóng nhỏ nhét trong người. Thường thì sau một đêm nghĩ ngơi nó bớt đau nhưng sau một ngày làm việc về nhà thì anh cảm thấy ê ẩm lắm. Anh phải giới hạn các công việc dùng sức rất nhiều. Tập thể dục anh không dám tập bụng vì nó đau lắm nên chắc vì thế mà cái bụng của anh nó cứ phồng ra. Bạn bè cứ chọc là anh phát tướng.

Bác sĩ luôn nhắc chừng anh nếu cái nhúm ruột sa ấy không ảnh hưởng nhiều đến đời sống hàng ngày của anh thì anh không cần phải giải phẫu nhưng anh luôn luôn phải để ý coi chừng. Đừng bao giờ dùng sức quá cái nhúm ruột ấy có thể tuôn ra nhiều hơn và nếu các ống ruột quấn vào nhau thì anh sẽ bị nguy đến tính mạng.

Có lần anh đi định bệnh với ông bác sĩ trẻ người Việt, có lẽ cuộc trò chuyện cởi mở quá nên trước khi anh ra về ông bác sĩ luôn miệng nhắc là làm ít ít cái vụ đó thôi. Đừng có làm nhiều quá mà bị nguy hiểm. Anh phá lên cười đùa.

- Tôi thì OK. Nhưng có nhiều lúc… tôi không được quyết định.

Bây giờ thì anh đã giải phẩu xong rồi. Sức khỏe của anh sẽ tốt hơn và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của anh sẽ thoải mái hơn. Đó là viễn ảnh sau khi phục hồi sức khỏe còn bây giờ, nếu không có sự trợ giúp của vợ và con gái thì anh không thể nào tự tay lấy được ly nước uống hay tự mặc lấy cái quần. Đó là chưa kể đến việc vệ sinh hàng ngày mà lúc khỏe anh chẳng bao giờ phải bận tâm.

Đang miên man suy nghĩ anh nghe tiếng điện thoại reo. Anh hối hả đón cú điện thoại vì anh đoán cô y tá gọi đến cho anh. Có nghĩa là anh đã nằm giường được hai hôm. Cô y tá gọi đến theo cuộc hẹn để xem chừng mọi diễn tiến của anh sau khi giải phẩu có xuông xẻ không. Bên kia đầu máy giọng cô y tá vang lên. Cô y tá nhắc chừng anh sau bốn mươi tám tiếng đồng hồ anh cần phải đi tắm. Anh phải tắm như thế nào và chăm sóc vết thương ra sao? Anh phì cười pha trò.


- Cô làm như tôi không biết tắm như thế nào hả?

Cô y tá phá lên cười dòn tan.

- Dĩ nhiên là ông phải biết nhưng tôi vẫn phải dặn ông. Vì tôi phải làm tròn trách nhiệm của tôi.

Trước khi tạm biệt cô y tá không quên nhắc anh là nếu anh có thắc mắc điều gì hay trong trường hợp khẩn cấp thì phải gọi ai và phải biết làm gì.

Anh cảm ơn cô và đáp lời.

- Cô chu đáo quá.

Tối hôm ấy sau khi tiễn khách đến thăm ra về, vào phòng tắm chuẩn bị đánh răng để đi ngủ thì anh bỗng cảm thấy có cái gì chạy nhồn nhột ở đùi. Anh cúi nhìn xuống cái quần cắt lửng thì thấy máu chảy ra đẫm cả quần và tuôn ra sàn nhà thành vũng, anh hốt hoảng kêu lên.

- Em ơi! Em ơi! Máu. Máu nhiều quá!

Nghe tiếng anh kêu, vợ anh và con gái từ nhà bếp chạy vội vào phòng tắm. Trông thấy anh run rẩy hai tay ôm vết thương, đứa con gái thét lên.

- OMG. Daddy. Daddy. Are you OK?

Vợ anh mặt tái mét vừa khóc mếu máo vừa thấm máu trên đùi của anh.

Anh vừa sợ hãi vừa cảm thấy tê buốt ở phần bụng, nhưng nhìn thấy vợ và con trong nỗi kinh hoàng, anh lấy lại bình tĩnh ngay. Anh chợt nhớ đến phần học băng bó vết thương trong lớp CPR mà anh đã từng được huấn luyện trong sở làm. Điều đầu tiên là phải tìm cách cầm máu. Anh cố gắng lấy hai tay ấn mạnh lên vết thương để máu bớt chảy rồi nói con gái gọi cấp cứu.

Người trực đầu giây hỏi tới thì con gái anh mất bình tĩnh không trả lời được. Anh cầm lấy cái cell phone trong bàn tay đầy máu trả lời từng chữ một thật chậm rãi vì anh sợ mình sẽ không còn cơ hội để nhắc lại những tin tức ấy lần thứ hai. Cuối cùng thì anh mệt quá và buông điện thoại.

Trong khoảnh khắc thì xe cứu thương và cảnh sát đến. Ông cánh sát đến bên anh nhìn thoáng qua thì bước ra ngoài để nhường chỗ cho hai người trong ban cứu thương đẩy băng ca đến.

Một trong hai người cứu thương viên đến bên hỏi anh có thể bước đến băng ca được không? Anh cố bước đến băng ca. Người thứ hai hỏi anh có thể trèo lên băng ca được không? Anh lại cố trèo lên băng ca.

Băng ca đã lót dăm ba lớp giấy ngăn nắp và họ hạ băng ca thấp xuống cho vừa tầm của anh để anh leo lên.

Anh vừa ngã người xuống băng ca là họ lấy giấy còn thừa chung quanh cuộn anh lại. Anh bây giờ nằm trên băng ca như một con sâu. Băng ca được họ đẩy lên xe cứu thương.

Anh vẫn còn rất tỉnh nên đã nhận ra đó là hai thanh niên còn trẻ. Họ chỉ trong khoảng hai mươi lăm. Cả hai người thật vui vẻ, lịch sự, và mau mắn. Người cứu thương viên thứ nhất thì đo máu và nhiệt độ cho anh; còn người cứu thương viên thứ hai thì đưa cho anh những cuộn băng vải lớn và giúp anh dằn cuộn băng lên vết thương để cầm máu.

Anh lo âu nhìn người cứu thương viên thứ nhất đang chăm chú nhìn vào cái máy đo điện tim và máu huyết lưu thông trong cơ thể anh rồi hỏi.

- Tôi có mất nhiều máu lắm không?

Anh cứu thương viên đáp.

- Ông chỉ mất độ chừng vài ly thôi. Rồi anh ta chỉ vào cái biểu đồ trên mặt máy điện tâm đồ. Những tin tức này cho tôi biết ông vẫn còn đủ máu để sống. Ông vẫn còn đủ sức để chúng tôi di chuyển ông đến bệnh viện Kaiser bên Irvine. Thường thì chúng tôi sẽ đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất, nhưng vì ông vừa mới giải phẫu ở đây và đã có hồ sơ ở bệnh viện này nên chúng tôi đưa ông đến đó để nếu cần gì thì họ sẽ làm ngay. Tôi đã báo tin cho họ rồi. Nếu cần tiếp máu thì họ sẽ tiếp. Hơn nữa đêm nay freeway không bị kẹt xe nên chúng ta có thể sẽ đi đến đó rất nhanh.

Anh cứu thương viên thứ hai đưa cho anh cuộn băng vải khác lớn hơn, bảo anh luồn cuộn băng vào trong quần và đè lên vết thương.

Anh bảo người cứu thương.

- Anh có thể cắt cái ống quần của tôi ra cũng được.

Anh cứu thương viên này lấy một cái kéo lớn và thật dài với hai đầu tròn có bọc hai cái khuyên bằng cao su rồi từ từ cắt cái ống quần của anh.

Ngay lúc này anh cảm thấy một cảm giác lành lạnh chạy ran trong cơ thể của mình. Anh hốt hoảng la lên.

- Don't cut my d....

Nghe anh nói thế, cả hai anh cứu thương viên đều buông tiếng.

- Youre safe my friend.

Anh nằm im như thế một lúc lâu thì thấy xe chạy chậm lại và ngừng hẳn. Lúc băng ca vừa rời khỏi xe, anh đã thấy vợ anh và con gái đứng lóng ngóng gần bên.

Trong khoảnh khắc anh lại được đẩy vào phòng cấp cứu. Ba người y tá đang chờ sẵn. Bộ quần áo đẫm máu mau chóng được cắt bỏ thùng rác. Và...chỉ trong khoảnh khắc đủ thứ dây nhợ của các dụng cụ y khoa đã cuốn đầy người anh.

Sau khi toán nhân viên xe cấp cứu chào từ biệt anh, thì bà bác sĩ trực vào thăm. Bà hỏi anh đôi điều, khám vết thương, rồi anh nghe loáng thoáng bà bảo cô y tá đặt máu. Bà bác sĩ nói với anh.

- Tôi không biết rõ điều gì đã xẩy ra vì ông vừa mới mổ xong. Máu vẫn còn rỉ ra nhưng không nhiều. Tôi cần gọi một bác sĩ giải phẫu trực đêm nay đến gấp cho ông.

Nói xong thì bà bác sĩ quay sang dặn y tá điều gì đó rồi bước ra ngoài.

Khoảng hơn năm phút sau thì ông bác sĩ giải phẫu trực đến. Ông bác sĩ người Á Châu còn rất trẻ, giới thiệu tên tuổi của mình xong thì ông cẩn thận khám vết thương cho anh. Xem xét vết thương một chút thì ông ấy nhìn anh rồi hỏi.

- Trông ông vẫn còn lo sợ?

- Vâng . Anh đáp. Tôi còn sợ lắm.

Ông bác sĩ nhìn anh im lặng rồi bỗng phá lên cười. Ông ấy nói.

- Không sao. Tôi không biết rõ nguyên nhân nhưng anh chỉ không được may mắn.

Anh lập lại.

- Không may mắn?

Ông bác sĩ lập lại.

- Vâng. Ông không được may mắn. Chỉ thế thôi. Tôi tin là người bác sĩ giải phẫu kia đã làm tròn công việc của ông ấy. Ngưng hơi một chút rồi ông tiếp. Có thể một mạch máu nào đó bị bể. Bây giờ vết thương đã cầm máu rồi. Ông có thể nằm nghỉ ngơi một lát. Sau đó cô y tá sẽ cho ông đi bộ. Chúng tôi muốn ông cử động bình thường để xem máu còn ra nữa hay không. Sau đó, nếu tất cả mọi việc tốt đẹp chúng tôi sẽ cho ông ra về.

Anh ngần ngại hỏi.

- Lỡ về nhà máu ra nữa thì sao?

Ông bác sĩ thân mật vỗ nhẹ lên cánh tay anh trả lời từ tốn.

- Tôi nghĩ mọi chuyện sẽ yên ổn. Chúc anh nhiều may mắn.

Anh đăm chiêu nằm im. Xa xa vợ anh ngồi im lặng nơi chiếc ghế kê ở góc phòng. Anh đoán có lẽ chị đang cầu nguyện.

Cách một khoảng trống, trên một mặt bàn nhỏ thỉnh thoảng vang lên những tiếng tích tích của cái máy điện tâm đồ.

Màn chắn cửa của căn phòng cấp cứu đã kéo kín. Tất cả y tá đều đã ra ngoài. Anh mệt nhoài thiếp đi.

Anh đang ngủ thì bỗng thấy có người lay dậy. Anh mơ màng thấy cô y tá đập nhẹ vào tay anh và nói.

- Wake up. Wake up. Tập đi bộ một chút.

Anh tỉnh hẳn. Anh ngượng ngùng nhìn cô y tá vì biết là mình đang không có cái gì để che thân chỉ ngoài một mảnh giấy đắp trên người. Như đoán được ý của anh, cô y tá đang ngần ngừ thì đúng lúc vợ con của anh cùng bước đến.

- Ông ấy cần một cái quần. Cô y tá nói.

Vợ anh giật mình như đã tỉnh giấc hẳn sau cơn ngủ gục.

- Có. Có. Em có đây. Nàng thò tay vào giỏ đeo vai lôi ra một bộ quần áo ngủ.

- Wow. You have a good wife. Cô y tá nói.

Vợ anh nâng chân anh lên toan xỏ cái quần vào nhưng anh khoát tay ý bảo nàng dừng lại vì anh đau người quá không thể nhấc chân lên được. Nàng hiểu ý anh nên đã nhanh nhẹn biến cái quần dài thành cái quần lửng. Cô y tá lấy khăn giấy lau vội vết máu trên người anh rồi cô lẩn ra ngoài để cho vợ anh tiếp tục lo cho anh.

Sau buổi tối hôm ấy về đến nhà anh mệt lắm. Những ngày tiếp theo mọi cử động của anh đều phải có sự tiếp sức của vợ anh và con gái anh. Nàng bây giờ không chỉ đơn thuần là người vợ mà còn là chính thân thể của anh. Nàng thở để anh thở và nàng đi để anh bước. Có những việc nàng làm đã khiến anh ngượng đến chín người mà nàng vẫn chẳng hề quản ngại.

*

Thấm thoát, đã hơn một tháng qua. Đêm nay lần đầu tiên từ khi anh đi mổ, hai vợ chồng nằm cạnh nhau thảnh thơi cùng ngắm ánh trăng thu.

Ngoài trời trăng sáng vằng vặc. Ánh trăng lơi lả trên những chùm lá nhãn lung linh ngoài sân. Gió thổi rất nhẹ nhưng cũng đủ đưa được hương thơm thoang thoảng của hoa Ngọc lan vào đến tận trong phòng.

Anh thầm thì kể lại cho vợ nghe một câu chuyện tình của cái thế kỷ mà chính anh được sống. Câu chuyện chỉ có hai nhân vật đã quá nửa chừng xuân là nàng và chàng đã “yêu nhau lại từ đầu” như ngày mới cưới.

(Viết cho Cẩm Vân và bé Hannah với lòng cám ơn của anh. Phố Biển, Feb 2017)

Dan Heaven

Ý kiến bạn đọc
27/02/201701:53:15
Khách
Hay quá!
Bài viết thật tuyệt vời! Ý toi muốn nói về cách tác giả đã trân trọng tình cảm của vợ con dành cho mình và chân tình tri ngộ thê nhi của ông.
Đàn ông Việt Nam theo phong tục, có mấy ai nói lời cảm ơn với bà xã .
Dau đớn đối phó với tình hình sức khỏe như thế mà còn sáng suốt ghi nhận công lao của vợ con đáng quý lắm.
Hoan nghênh tác giả.
" Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau "
Mấy ông da trắng hơi chút " Thank you " , có khi còn " Thank you honey" nhưng nói nhiều nên lắm khi nó giảm trọng lượng mất, ong Việt - Mỹ này nói đúng lúc rõ ràng là tuyệt chiêu!
Hoan nghênh.😊
21/02/201718:47:37
Khách
Bài viết rất hay về tình trạng sức khỏe mà tác giả đã phải trải qua sau cơn giải phẫu bệnh sa ruột .
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,234,182
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2017 và thêm giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà là nhà giáo dạy ngôn ngữ và văn hóa Việt tại University of California, Riverside và là tác giả Kim Dzung Phạm, sách “Vietnamese: An Intro-ductory Reader” do Viện Việt Học và Đại học Riverside xuấn bản năm 2008. Sau đây là bài mới nhất của tác giả.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài mới của ông.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen của sinh hoạt Việt Báo. Tác giả hiện là cư dân Bắc California.
Nhân mùa Vu Lan báo hiếu, xin mời đọc bài viết của Susan Nguyễn. Bà là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada. Với bài viết “Đi Tìm Xác Ba”, tác giả đã nhận giải Hồi Ức 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân.
Khiếu.Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH.Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster.Tham dự Viết Về Nước Mỹ năm 2015.Đã nhận giải Đặc Biệt năm 2016. Giải Danh Dự VVNM 2017. Sang năm 2018 nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm, thường được gọi đùa là giải Á hậu.
Tác giả tên thật Đặng Thống Nhất, là một nhà giáo hồi hưu, sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota, hiện cư ngụtại Brooklyn Park, Minnesota. Với nhiều bài viết đặc biệt, ông đã tham dự và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến