Hôm nay,  

Ý Nghĩ Mùa Đông: Stop!

24/11/201000:00:00(Xem: 916143)

Ý Nghĩ Mùa Đông: STOP!

Tác giả: Phan
Bài số 3049-28349-vb4112410

Tác giả là một nhà báo, từng trong nhóm chủ trương Tuần báo Trẻ tại Dallas. Bài viết ngắn của ông là một suy ngẫm đặc biệt.

***

Chúng ta có thể thấy tấm bảng mang chữ “Stop” khắp nơi trên địa cầu, cho dù được viết bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, nhưng cùng nội dung là “dừng lại”. Tấm bảng nói lên bản chất con người: không biết dừng lại tự nguyện trước lòng tham, thú tính và hiểm nguy nên người ta mới gắn bảng “Stop” trước tư hữu của người khác, nơi công cộng hay vực thẳm, đèo cao…
Cứ tưởng tượng ra một ngày tấm bảng mang chữ “Stop” chỉ còn trong viện bảo tàng như mũi tên đồng của người tiền sử. Loài người đã biết tự dừng lại thì thế giới hoà bình, quan toà thất nghiệp, nhà tù đóng cửa. Những ý nghĩ không tưởng trong đầu tôi thoáng hiện khi đi đóng ticket cảnh sát vì tội không dừng hẳn xe trước bảng “Stop”, rồi lời hay ý đẹp thoáng mất theo dòng sống đua chen…
Một buổi sáng năm nào, tôi lái xe trong xóm nhà vắng vẻ, có bà cụ Việt Nam ngơ ngác bước thấp bước cao... Nhìn gương mặt hớt hải của cụ trong kính chiếu hậu, không thể đi luôn. Tôi trở lại hỏi cụ đã lạc đường phải không. Cụ mếu máo, sau khi con cháu đã đi học đi làm, cụ thấy nắng đẹp, định bụng ra khỏi nhà, đi loanh quanh trong xóm cho giãn gân giãn cốt. Trước nhà cụ có tấm bảng “Stop” màu đỏ, chữ trắng. Nhưng giờ đây trước mắt cụ có  nhiều ngôi nhà nằm ở ngã tư đường, có tấm bảng “Stop” trước nhà nhưng không phải nhà cụ.
Thì ra biết “dừng lại” cũng chưa đủ! Phải dừng lại ở đâu, đúng lúc đúng chỗ.
Một hôm đọc báo, thấy chữ nghĩa trong nước đã biến dạng theo chủ nghĩa xã hội. Giữa Hà nội ngàn năn văn vật, một cửa hiệu buôn bán, không muốn khách hàng vô tiệm kế bên mà đậu xe trước tiệm mình, nên thương chủ đã cắm bảng, “Đi chỗ khác” cũng dùng hình dạng và màu sắc của tấm bảng “Stop”. “Đi chỗ khác” thay vì “xin đừng đậu xe” hay “chỗ đậu dành riêng cho tiệm…” Nói tóm lại là tấm bảng hiệu không cho đậu xe, nhưng ngôn ngữ và nho nhã của người Hà Nội đã chết thẳng cẳng. Một Hà nội thô lỗ, cộc cằn đang là thủ đô Việt Nam. Buồn.


Sáng nay tuyết rơi. Tivi không nói học trò được nghỉ. Thằng cu hậm hực phải đi học, không được ra chơi tuyết. Ngồi sau xe bố chở đi học, nó bấm lia bấm lịa cái máy ảnh. Miệng luyên thuyên những câu ngây ngô tuổi nhỏ… “Tội nghiệp mấy con bò bạn con quá! Tụi nó đứng ngoài trời tuyết có lạnh không" Sao người ta không cho nó vô nhà, mở heat…” 
Ngoài trời bông tuyết bay, bao người bất đắc dĩ mới phải ra đường. Hìa, người bản xứ kia đi bộ trên con đường trơn trợt, thời tiết giá băng để đến trạm xe buýt…  Trong thời tiết này, có bao người được ấm bụng với bữa sáng no nê như nó, bao người không có chỗ dung thân. Vậy mà hắn, người di dân được lái xe có máy sưởi, chở con đi học.
Đã tới đường vào  trường, vẫn thấy bà cụ già cầm cái bảng “Stop” ngăn xe cho đám nhóc học trò băng qua đường. Bà cụ co ro trong tuyết bay, cầm cái bảng “Stop” lộn đầu.
Bảo thằng cu chụp cho tía tấm hình người cầm bảng “Stop”. Những người làm công việc này thường lớn tuổi, đã về hưu và có lòng yêu thương trẻ nhỏ, tinh thần xã hội cao, chứ lương bổng bao nhiêu.  Bà đã dừng lại đúng lúc, đúng chỗ của tuổi già. Tấm bảng không cần cho bà nữa nhưng còn cần cho nhiều người chỉ vì sợ mình trễ vài phút mà bất chấp sinh mạng học trò, thích vui giỡn trên đường đến lớp, có thể chạy băng qua đường rất bất tử thì sao.
Dù sao, tấm bảng “Stop” lộn đầu trong một sáng mùa đông, tuyết bay rợp trời. Sự thầm lặng đến với tuổi học trò của bà cụ là sự đóng góp lớn lao với xã hội. Ngược với những nhân danh đủ thứ lớn lao trên đời, xua người ta vào chỗ chết chỉ để mưu đồ đảng phái bá vương.
Phan

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,146,619
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.