Hôm nay,  

Valentine's Day, 2017

17/02/201700:00:00(Xem: 8243)

Tác giả: Nguyễn Tài Ngọc
Bài số 5046-18-30746-vb6021717

Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với nhiều bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ. Nhiều bài viết và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet, một số vừa thành sách "Xin Em Tấm Hình". Sau đây thêm một bài viết mới.

* * *

blank
Chàng và nàng, Đài Loan, tháng Hai 2017.

Không, quý vị không bị Alzheimer's nghĩ rằng tưởng là Valentine's Day đã qua sao bây giờ nhận được bài viết về Valentine. Óc quý vị vẫn còn minh mẫn, Valentine's Day đã qua, nhất là các ông đã mua quà cho tình nhân rồi thì đừng vì tựa đề này mà tưởng chưa mua nên sắn quần chạy ra department store mua: nàng sẽ được nhận quà đến hai lần nhưng chỉ cám ơn mình có một lần. Đại lỗ! Đại lỗ!

Tôi đi Taiwan hai tuần, không có thì giờ viết lách về đề tài ngày Valentine. Tôi mới về hôm qua và tuy rằng đã trễ ngày lịch sử, tôi vẫn muốn viết vài dòng, trước là để lấy điểm với vợ, sau là để bảo toàn tính mạng tối ngủ tôi yên tâm không bị vợ lụi cho một dao vì tôi quên ngày trọng đại Valentine's Day mỗi năm mới có một lần.

Theo thông lệ hàng năm, tôi phải chia sẻ tâm tư nguyện vọng, kiến nghị của các tầng lớp nhân dân, động viên cá nhân giữ gìn và phát huy nhan sắc vợ, giao cấu văn hóa, xin lỗi tôi dùng chữ sai, giao lưu văn hóa, đoàn kết xây dựng bằng nhiều hình thức thiết thực, hiệu quả, hành động cụ thể như mua hoa hồng tặng vợ, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách nàng hầu đạt được mục tiêu thắng lợi là tạo môi trường hòa bình, ổn định cho tính mạng của chính tôi.

Những năm đầu mới sang Mỹ, thấy người Mỹ trong một năm họ có đủ ngày đặc biệt Father's Day, Mother's Day, Boss' Day, Secretary's Day..., tôi cứ nghĩ là dân da trắng chú trọng quá nhiều về hình thức, họ làm như thế chỉ để quảng cáo bán hàng nên đặt ra những ngày đặc biệt để dụ dỗ thiên hạ mua sắm. Valentine's Day cũng là một trong những ngày mà tôi nghĩ họ bịa đặt.

Thế nhưng vài năm sau khi sống ở đây lâu dài hơn, tôi khám phá Ngày Valentine thật sự có lịch sử. Nó phát xuất từ Công Giáo, vào năm 270 sau Thiên Chúa Giáng Sinh. Valentine hay Valentinus là tên của ba người mà Công Giáo thăng chức Thánh. Thời Trung Cổ, Thánh Valentine là một trong thánh mà dân Anh và Pháp sùng bái nhất.

Có nhiều huyền thoại về Thánh Valentine, không biết đúng hay sai nhưng tất cả đều nhấn mạnh ở điểm Valentine là anh hùng.

Huyền thoại thứ nhất là Hoàng Đế Claudius II cấm không cho đàn ông lấy vợ trong thời chiến vì các ông bị yếu đi. Giám mục Valentine chống đối lệnh này, tiếp tục làm lễ hôn nhân trong dấu giếm. Claudius II biết được nên bắt giam và tử hình Valentine.

Huyền thoại thứ nhì là Valentine giúp đỡ dân Thiên Chúa Giáo thoát ngục giam của lính La Mã nên bị bắt. Khi ở trong tù, Valentine yêu con gái của người cai ngục nên gửi thư tình cho cô với dòng chữ "From Your Valentine". Dòng chữ này đến nay vẫn còn dùng. Năm 1537, Vua Henry VII của Anh chính thức đặt ngày 14-February là ngày Valentine.

Vào niên kỷ 1800's, các bác sĩ khuyến khích bệnh nhân ăn chocolate để đỡ nhớ người thân của mình nên Richard Cadbury là người đầu tiên đóng hộp chocolate bán cho người ta mua tặng nhau vào lễ Valentine vào cuối niên kỷ 1800. Đến nay thì hàng năm vào lễ Valentine, số kẹo chocolate bán ở Mỹ lên đến một tỷ dollars.

73% số người mua hoa tặng tình nhân của mình trong dịp lễ Valentine là đàn ông, trong khi tỷ lệ đàn bà mua chỉ là 27%.

Với khoảng một tỷ thiệp Valentine gửi mỗi năm, Valentine's Day là ngày người ta gửi thiệp nhiều thứ nhì trên thế giới, chỉ sau lễ Giáng Sinh.

Tôi xin thú tội trước “Tòa Án Nhân Dân” là tôi chẳng bao giờ mua hoa cũng như mua thiệp gửi cho vợ vào ngày lễ Valentine. Những gì chúng ta làm bây giờ thường bị ảnh hưởng kinh nghiệm khi còn bé. Vợ tôi ngày xưa thường được bố mẹ dẫn qua nhà hàng Văn Cảnh ăn món bò lúc lắc nên bây giờ nàng vẫn còn thích món bò lúc lắc. Ngày xưa khi còn bé túng quẫn không có tiền mua một bát chè, ly nước mía, thì bây giờ việc bỏ tiền mua hoa tặng vợ đối với tôi là món xa xí phẩm không cần thiết. Không có hoa nàng không chết nhưng nếu không có chè, không có nước mía, không có thức ăn ngày xưa thì chắc chắn tôi đã chết. Nếu ngày xưa tôi chết thì bây giờ làm gì nàng lấy được tôi? Thành thử tôi nghĩ hoa không quan trọng. Khi nghĩ đến phải mua hoa tặng vợ là tôi rởn da gà vì đó là một hành động xa lạ tôi không bao giờ thi hành được.

Đối với tôi, hoa chỉ là một hình thức tỏ ra mình thương vợ. Tôi là người không bao giờ quan tâm đến hình thức, chỉ chú trọng đến nội dung. Nội dung mới quan trọng: vợ là phái nữ, yếu đuối hơn đàn ông nên bất cứ việc gì ở nhà cần đến sự vận động của bắp thịt, từ dọn nhà, lau cầu tiêu đến đổ rác, ủi quần áo, tôi rất hồ hởi tình nguyện làm không một chút than vãn. Tôi cũng có hai tay hai chân như vợ tôi nên chẳng bao giờ tôi sai vợ một điều gì. Ngồi ở bàn ăn cơm nếu thấy thiếu gì thì tôi tự đứng dậy đi lấy. Ngược lại, nếu thấy nàng thiếu ly nước, thiếu chai ớt, tôi lấy để cho nàng khỏi phải dời gót ngọc.

Đời sống vợ chồng không thể nào không có cãi nhau. Có lẽ hầu hết chuyện cãi nhau do lỗi của tôi vì nàng rất hiền, và tôi tính nóng hơn Trương Phi. Nhận thức được lỗi từ mình rất quan trọng vì muốn sửa sai phải biết cái gì sai. Vì thế tôi tự kiềm chế, và chiều theo ý nàng. Tôi có thêm một triết lý cùn nữa là vợ hay người nhà là thân nhân của mình, mình có thua cũng chẳng chết một con ruồi, thua vợ mình chứ thua ai, thành ra tranh chấp lớn tiếng làm gì? Nếu muốn ăn thua đủ, tôi sẽ ăn thua đủ với người ngoài, người lạ mặt, chứ ăn thua với vợ thì chắc chắn là hành động của kẻ tiểu nhân.

Khi hai người hợp một lấy nhau thì ưu tiên trước nhất của người này là người kia. Hầu như cả đời tôi không bao giờ đi "uống cà-phê" với bạn trai vì làm như thế là ích kỷ: tôi đi chơi sung sướng, để vợ ở nhà một mình. Nếu đã là chồng là vợ thì khi vui phải cả hai người cùng vui; và dĩ nhiên, vui với vợ ưu tiên hơn là vui với bạn.

Mua hoa tặng vợ nhân ngày lễ Valentine không thể nào so sánh với thương vợ, thương người yêu mình 365 ngày một năm, và tỏ ra bằng hành động. Dĩ nhiên là làm việc gì mình không bao giờ nên kể công, nhưng hy vọng nếu tôi lỡ dại một ngày nào đó đi với một em nào mà vợ phát giác ra được, ban đêm tối tăm khi đang ngủ tôi bỗng dưng bị đánh thức vì nghe tiếng kéo xèng xẹc, mở mắt ra thấy nàng hai mắt đỏ ngầu tay trái cầm dao, tay phải cầm kéo, tôi hy vọng có thể van nài nàng xin tha thứ, xin nhớ lại những hành động tôi đã làm cho nàng không phải chỉ trong một ngày Valentine's Day, mà là mỗi ngày trong suốt những năm lấy nhau.

February 2017

Nguyễn Tài Ngọc

http://www.saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/vanNTN.htm

Ý kiến bạn đọc
16/03/201711:25:37
Khách
Tình cờ đọc được một số truyện ngắn của ông, tôi rất thích thú. Văn phong giản dị, sống động, dí dỏm, hóm hỉnh và lôi cuốn người đọc. Các bài viết rất công phu và phô bày kiến thức rộng rải của tác giả. Cám ơn ông đã chịu khó động não bỏ công tốn sức cho những bài viết quá vui và hay.
19/02/201716:46:22
Khách
Bạn nêu rất đúng sự khác nhau của dấu& giấy. Dấu chấm,dấu xưa. Còn tác giả thì nói theo Nam kỳ: liếc Dao xèng xẹc. BK thì: mài dao xoèn xoẹt. BK chỉ có liếc mắt,chứ không có liếc dao!
18/02/201700:09:48
Khách
Kính thưa Quý Vị,
Có rất nhiều người viết lầm lẫn hai chữ sau: (Xin đưa một số thí dụ.)
1). Dấu: Dấu xưa xe ngựa hồn Thu thảo. Ký tên đóng dấu. Dấu chấm câu. Dấu ngoặc đơn. Dấu mũ, Dấu hỏi . . .
2). Giấu: Cất giấu vàng bạc. Giấu đầu hở đuôi. Che giấu tội lỗi. Giấu tài . . .
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,329,388
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến