Hôm nay,  

Valentine's Day, 2017

17/02/201700:00:00(Xem: 8183)

Tác giả: Nguyễn Tài Ngọc
Bài số 5046-18-30746-vb6021717

Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với nhiều bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ. Nhiều bài viết và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet, một số vừa thành sách "Xin Em Tấm Hình". Sau đây thêm một bài viết mới.

* * *

blank
Chàng và nàng, Đài Loan, tháng Hai 2017.

Không, quý vị không bị Alzheimer's nghĩ rằng tưởng là Valentine's Day đã qua sao bây giờ nhận được bài viết về Valentine. Óc quý vị vẫn còn minh mẫn, Valentine's Day đã qua, nhất là các ông đã mua quà cho tình nhân rồi thì đừng vì tựa đề này mà tưởng chưa mua nên sắn quần chạy ra department store mua: nàng sẽ được nhận quà đến hai lần nhưng chỉ cám ơn mình có một lần. Đại lỗ! Đại lỗ!

Tôi đi Taiwan hai tuần, không có thì giờ viết lách về đề tài ngày Valentine. Tôi mới về hôm qua và tuy rằng đã trễ ngày lịch sử, tôi vẫn muốn viết vài dòng, trước là để lấy điểm với vợ, sau là để bảo toàn tính mạng tối ngủ tôi yên tâm không bị vợ lụi cho một dao vì tôi quên ngày trọng đại Valentine's Day mỗi năm mới có một lần.

Theo thông lệ hàng năm, tôi phải chia sẻ tâm tư nguyện vọng, kiến nghị của các tầng lớp nhân dân, động viên cá nhân giữ gìn và phát huy nhan sắc vợ, giao cấu văn hóa, xin lỗi tôi dùng chữ sai, giao lưu văn hóa, đoàn kết xây dựng bằng nhiều hình thức thiết thực, hiệu quả, hành động cụ thể như mua hoa hồng tặng vợ, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách nàng hầu đạt được mục tiêu thắng lợi là tạo môi trường hòa bình, ổn định cho tính mạng của chính tôi.

Những năm đầu mới sang Mỹ, thấy người Mỹ trong một năm họ có đủ ngày đặc biệt Father's Day, Mother's Day, Boss' Day, Secretary's Day..., tôi cứ nghĩ là dân da trắng chú trọng quá nhiều về hình thức, họ làm như thế chỉ để quảng cáo bán hàng nên đặt ra những ngày đặc biệt để dụ dỗ thiên hạ mua sắm. Valentine's Day cũng là một trong những ngày mà tôi nghĩ họ bịa đặt.

Thế nhưng vài năm sau khi sống ở đây lâu dài hơn, tôi khám phá Ngày Valentine thật sự có lịch sử. Nó phát xuất từ Công Giáo, vào năm 270 sau Thiên Chúa Giáng Sinh. Valentine hay Valentinus là tên của ba người mà Công Giáo thăng chức Thánh. Thời Trung Cổ, Thánh Valentine là một trong thánh mà dân Anh và Pháp sùng bái nhất.

Có nhiều huyền thoại về Thánh Valentine, không biết đúng hay sai nhưng tất cả đều nhấn mạnh ở điểm Valentine là anh hùng.

Huyền thoại thứ nhất là Hoàng Đế Claudius II cấm không cho đàn ông lấy vợ trong thời chiến vì các ông bị yếu đi. Giám mục Valentine chống đối lệnh này, tiếp tục làm lễ hôn nhân trong dấu giếm. Claudius II biết được nên bắt giam và tử hình Valentine.

Huyền thoại thứ nhì là Valentine giúp đỡ dân Thiên Chúa Giáo thoát ngục giam của lính La Mã nên bị bắt. Khi ở trong tù, Valentine yêu con gái của người cai ngục nên gửi thư tình cho cô với dòng chữ "From Your Valentine". Dòng chữ này đến nay vẫn còn dùng. Năm 1537, Vua Henry VII của Anh chính thức đặt ngày 14-February là ngày Valentine.

Vào niên kỷ 1800's, các bác sĩ khuyến khích bệnh nhân ăn chocolate để đỡ nhớ người thân của mình nên Richard Cadbury là người đầu tiên đóng hộp chocolate bán cho người ta mua tặng nhau vào lễ Valentine vào cuối niên kỷ 1800. Đến nay thì hàng năm vào lễ Valentine, số kẹo chocolate bán ở Mỹ lên đến một tỷ dollars.

73% số người mua hoa tặng tình nhân của mình trong dịp lễ Valentine là đàn ông, trong khi tỷ lệ đàn bà mua chỉ là 27%.

Với khoảng một tỷ thiệp Valentine gửi mỗi năm, Valentine's Day là ngày người ta gửi thiệp nhiều thứ nhì trên thế giới, chỉ sau lễ Giáng Sinh.

Tôi xin thú tội trước “Tòa Án Nhân Dân” là tôi chẳng bao giờ mua hoa cũng như mua thiệp gửi cho vợ vào ngày lễ Valentine. Những gì chúng ta làm bây giờ thường bị ảnh hưởng kinh nghiệm khi còn bé. Vợ tôi ngày xưa thường được bố mẹ dẫn qua nhà hàng Văn Cảnh ăn món bò lúc lắc nên bây giờ nàng vẫn còn thích món bò lúc lắc. Ngày xưa khi còn bé túng quẫn không có tiền mua một bát chè, ly nước mía, thì bây giờ việc bỏ tiền mua hoa tặng vợ đối với tôi là món xa xí phẩm không cần thiết. Không có hoa nàng không chết nhưng nếu không có chè, không có nước mía, không có thức ăn ngày xưa thì chắc chắn tôi đã chết. Nếu ngày xưa tôi chết thì bây giờ làm gì nàng lấy được tôi? Thành thử tôi nghĩ hoa không quan trọng. Khi nghĩ đến phải mua hoa tặng vợ là tôi rởn da gà vì đó là một hành động xa lạ tôi không bao giờ thi hành được.

Đối với tôi, hoa chỉ là một hình thức tỏ ra mình thương vợ. Tôi là người không bao giờ quan tâm đến hình thức, chỉ chú trọng đến nội dung. Nội dung mới quan trọng: vợ là phái nữ, yếu đuối hơn đàn ông nên bất cứ việc gì ở nhà cần đến sự vận động của bắp thịt, từ dọn nhà, lau cầu tiêu đến đổ rác, ủi quần áo, tôi rất hồ hởi tình nguyện làm không một chút than vãn. Tôi cũng có hai tay hai chân như vợ tôi nên chẳng bao giờ tôi sai vợ một điều gì. Ngồi ở bàn ăn cơm nếu thấy thiếu gì thì tôi tự đứng dậy đi lấy. Ngược lại, nếu thấy nàng thiếu ly nước, thiếu chai ớt, tôi lấy để cho nàng khỏi phải dời gót ngọc.

Đời sống vợ chồng không thể nào không có cãi nhau. Có lẽ hầu hết chuyện cãi nhau do lỗi của tôi vì nàng rất hiền, và tôi tính nóng hơn Trương Phi. Nhận thức được lỗi từ mình rất quan trọng vì muốn sửa sai phải biết cái gì sai. Vì thế tôi tự kiềm chế, và chiều theo ý nàng. Tôi có thêm một triết lý cùn nữa là vợ hay người nhà là thân nhân của mình, mình có thua cũng chẳng chết một con ruồi, thua vợ mình chứ thua ai, thành ra tranh chấp lớn tiếng làm gì? Nếu muốn ăn thua đủ, tôi sẽ ăn thua đủ với người ngoài, người lạ mặt, chứ ăn thua với vợ thì chắc chắn là hành động của kẻ tiểu nhân.

Khi hai người hợp một lấy nhau thì ưu tiên trước nhất của người này là người kia. Hầu như cả đời tôi không bao giờ đi "uống cà-phê" với bạn trai vì làm như thế là ích kỷ: tôi đi chơi sung sướng, để vợ ở nhà một mình. Nếu đã là chồng là vợ thì khi vui phải cả hai người cùng vui; và dĩ nhiên, vui với vợ ưu tiên hơn là vui với bạn.

Mua hoa tặng vợ nhân ngày lễ Valentine không thể nào so sánh với thương vợ, thương người yêu mình 365 ngày một năm, và tỏ ra bằng hành động. Dĩ nhiên là làm việc gì mình không bao giờ nên kể công, nhưng hy vọng nếu tôi lỡ dại một ngày nào đó đi với một em nào mà vợ phát giác ra được, ban đêm tối tăm khi đang ngủ tôi bỗng dưng bị đánh thức vì nghe tiếng kéo xèng xẹc, mở mắt ra thấy nàng hai mắt đỏ ngầu tay trái cầm dao, tay phải cầm kéo, tôi hy vọng có thể van nài nàng xin tha thứ, xin nhớ lại những hành động tôi đã làm cho nàng không phải chỉ trong một ngày Valentine's Day, mà là mỗi ngày trong suốt những năm lấy nhau.

February 2017

Nguyễn Tài Ngọc

http://www.saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/vanNTN.htm

Ý kiến bạn đọc
16/03/201711:25:37
Khách
Tình cờ đọc được một số truyện ngắn của ông, tôi rất thích thú. Văn phong giản dị, sống động, dí dỏm, hóm hỉnh và lôi cuốn người đọc. Các bài viết rất công phu và phô bày kiến thức rộng rải của tác giả. Cám ơn ông đã chịu khó động não bỏ công tốn sức cho những bài viết quá vui và hay.
19/02/201716:46:22
Khách
Bạn nêu rất đúng sự khác nhau của dấu& giấy. Dấu chấm,dấu xưa. Còn tác giả thì nói theo Nam kỳ: liếc Dao xèng xẹc. BK thì: mài dao xoèn xoẹt. BK chỉ có liếc mắt,chứ không có liếc dao!
18/02/201700:09:48
Khách
Kính thưa Quý Vị,
Có rất nhiều người viết lầm lẫn hai chữ sau: (Xin đưa một số thí dụ.)
1). Dấu: Dấu xưa xe ngựa hồn Thu thảo. Ký tên đóng dấu. Dấu chấm câu. Dấu ngoặc đơn. Dấu mũ, Dấu hỏi . . .
2). Giấu: Cất giấu vàng bạc. Giấu đầu hở đuôi. Che giấu tội lỗi. Giấu tài . . .
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,055,712
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”
Nhạc sĩ Cung Tiến