Hôm nay,  

Chỉ Cần Một Tay

17/01/201600:00:00(Xem: 8909)
Tác giả: Thang Chu
Bài số 3726-17-30226vb8011716

Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My, chỉ bằng một bài viết ngắn nhưng ghi nhận về những cách ứng xử đáng suy ngẫm. Theo bài viết, tác giả mới định cư tại California theo diện bảo lãnh thân nhân. Bút hiệu của ông chưa được đánh dấu tiếng Việt. Mong Thang Chu sẽ tiếp tục viết, bổ túc địa chỉ liên lạc và sơ lược tiểu sử.

* * *

Mọi công nhân đều đã đi ăn trưa ngoài căn-tin. Một mình Phong ở lại căn nhà kho và lấy hộp cơm đã nguội ăn chậm chạp vì mãi nghĩ tới cách ông chủ hãng đối xử với mình hôm nay.

Hai mươi năm làm việc ở quê nhà Phong đã chịu biết bao áp bức. “Dùng chữ áp bức đúng không ta? Nhưng còn chữ nào chính xác hơn?” Phong thầm nghĩ. Tám tiếng thành mười tiếng là chuyện thường; công thì thêm mà tiền vẫn vậy! Lương chả đủ sống. Ấy là chưa nói nhiều khi chủ thiếu lương thợ đến cả tháng! Ai chịu được thì làm không thì để những giọt mồ hôi nước mắt lao động trôi theo giòng nước lã. Những lúc đó thì chỉ biết mượn nợ mà sống cho qua ngày. Rồi nợ đòi mình, mình đòi chủ. Chủ thiếu mình, mình thiếu nợ. Nợ đòi mình, mình đòi chủ. Chủ khai lỗ thì mình đói luôn rồi tìm chỗ làm khác! Cứ thế chu kỳ lẩn quẩn này tái diễn ít nhất một lần trong năm. Riết rồi cũng quen. Quen rồi thành lệ. Lệ rồi thành chán. Chán rồi thành nhậu! Ấy chẳng lạ gì dân ta nhậu dữ dằn nhất thế giới!

Niềm an ủi duy nhất còn lại để Phong sống là chờ ngày đi Mỹ do ông anh vượt biên năm 88 bảo lãnh.

Rồi ngày đó cũng đến sau mười hai năm độc thân chờ đợi. Kiếp tằm nhả tơ, kiếp thợ làm mướn. Phong làm trong nhà hàng mười hai tiếng một ngày khu phố Bolsa. Dĩ nhiên là cực nhưng đủ sống nhờ ăn uống khỏi lo. Chỉ cần trả $300 tiền phòng là dư được cả hơn ngàn mỗi tháng rồi.

Có điều Phong khó chịu ấy là cách người ta đối xử nhau.

Hình như chủ và thợ ở đây cũng có giai cấp y như ở quê nhà. Chủ muốn nặng lời thì nặng lời, muốn chê thì chê, muốn đuổi thì đuổi. Mấy bạn đồng nghiệp nói, “Chuyện thường tình ở huyện anh ơi. Mình làm lấy tiền mặt, được ăn uống free, lại còn lãnh thêm welfare nữa thì than thở gì nữa anh! Ổng, bả muốn nói gì kệ; ngày hai lần cũng không sao miễn em có việc được rồi. Vẫn còn hơn ở Việt Nam!”

“Vẫn còn hơn ở Việt Nam!” Phong lập lại khi nhìn trân người mới nói đó rồi gật gù cái đầu bắt đầu hiện tượng hói. “Ừ mà cũng đúng. Cứ nhìn hai em sinh viên du học kia là hiểu rồi. Chúng có học mà còn chịu đựng được nữa là!”

Ấy thế mà Phong vẫn không chịu được lời cằn nhằn trách móc của chủ sau hai tháng làm việc; chưa kể cái thói thượng đội hạ đạp của đồng nghiệp. “Vậy mà mình cứ ngỡ ở Mỹ thì khác. Thôi, mình thử làm hãng xem sao.”

Dòng đời tiếp tục chảy kéo trôi lênh đênh những chiếc lá như Phong. Đã hơn hai tuần làm hãng lắp ráp điện tử nhỏ với chưa đến mười hai nhân công, Phong chuyên việc nhận và đóng hàng, nhưng hôm nay mới gặp được ông chủ khi ông xuống kho hỏi gói hàng quan trọng đã về chưa.


Bằng hai tay, Phong trịnh trọng đưa gói hàng cho ông. Ông đứng yên, nhìn thẳng mắt anh một chặp rồi nói: “Gói hàng này nhẹ mà, anh chỉ cần một tay đưa tôi cũng được.”

Phong đứng chết trân ngạc nhiên vì phản ứng của chủ. Từ hồi ấu thơ anh đã đuợc dạy trao bất cứ đồ gì cho người lớn hơn về tuổi tác hoặc vai vế phải dùng cả hai tay. Đứa trẻ nào cũng phải làm vậy, ở nhà như ở trường. Đến tuổi trưởng thành thì đã thành thói quen cộng thêm kính nể chủ, hay vì sợ chủ giận, nên cứ hai tay mà đưa. Một người trao già đó bằng hai tay, một người nhận gì đó bằng một tay thì rõ ràng, dù người vô tâm cách mấy, cũng thấy tính giai cấp hoặc vai vế trong đó. Độc tài hay dân chủ bắt đầu từ đây thì phải. Cái sợ người trên mình đã mọc rể trong lòng đứa trẻ từ khi mới lọt lòng. Không được cãi, không được nói lại, không được suy nghĩ độc lập, không được nói không khi không thích. Biết bao cái “không được” đó từ khi mới chào đời đã ngấm lòng dân mình. Lại thêm những tuồng kịch hoặc cải lương đầy những phản ảnh những “không được” này. “Chẳng trách gì mình cứ không được!” Phong lầm thầm.

“Are you OK?” Ông chủ lên tiếng kéo Phong về thực tại.

“Im OK. Sorry!”

“Thank you for your help.”

Ông chủ đi rồi mà Phong lại một lần nữa ngạc nhiên vì tiếng “Thank you” vui vẻ của ông. “Cả đời mình có ông bà chủ nào thank you mình đâu!” Mà cũng không trách họ được; vì ông bà cả bên nội lẫn ngoại, cả cha mẹ Phong cũng chẳng bao giờ “thank you” anh! Hình như tiếng “thank you” chỉ để xấp nhỏ nói với người trên.

“Hey! Phong, làm gì mà ngẩn người ra thế? Không đi ăn trưa à?” Anh toán trưởng đập vai Phong và hỏi có vẻ ngạc nhiên. “Lần đầu tiên tôi thấy anh ngồi đây giờ break đấy nhé. Đã gần nữa năm ở Mỹ rồi vẫn còn nhớ nhà à?”

“Ừm! Chắc phải lâu nữa mình mới quen đời sống mới này,” Phong chậm rãi nói, mắt vẫn nhìn vào cõi xa xăm, “Hình như hai đời sống là hai thái cực ấy.”

“Rõ ràng là vậy chứ hình như gì anh bạn. Đồ ăn khác, giờ giấc khác, độ cao khác, khí hậu khác, ngôn ngữ khác, giao thông khác, nhất là nếp sống khác.” Anh toán trưởng vừa nói vừa lúi húi lục túi lấy ra cái gì đó rồi một tay chìa ra gói quà, “Này, mời anh bạn mới thưởng thức hương vị cá hộp sardine này, tuyệt cú mèo của người bạn ở Norway gửi tớ đấy!”

Phong như giựt mình trở lại thực tế, rồi nhìn chăm vào mắt anh toán trưởng, ánh mắt sáng lên, một tay đưa ra và thốt hai chữ, “Thank you!”

Một tay nhận quà và “Thank you” đã trở thành phản xạ của Phong từ hôm nay sau cuộc đối thoại vài phút với ông chủ anh.

“Chỉ vài phút cũng có thể làm thay đổi cả một ý thức hệ,” Phong thầm nghĩ khi nhìn lên bầu trời trong xanh thăm thẳm như đang mở ra một cõi mênh mông mới lạ. “Nghĩ cũng lạ, hai tay vẫn thất bại, một tay lại thành công!”

Phong mỉm cười một mình và lầm bầm, “Tuổi ba mươi bốn của mình chưa muộn để lấy vợ.”

Thang Chu

Ý kiến bạn đọc
18/01/201611:58:59
Khách
Tác giả nhận xét về 2 chữ "Thank you" làm tôi nhớ tới bọn trẻ lớn lên ở Mỹ về Vn cho tiền các cô chú bà con ở VN, qua Mỹ lại, phàn nàn rằng không ai biết nói tiếng "cám ơn"
18/01/201607:13:10
Khách
Khi tôi tặng quà cho cô Hiệu Trưởng nhân dịp Giáng Sinh và Năm Mới bằng hai tay như một nét văn hóa của người Việt, cô ấy nhận món quà nhưng trong ánh mắt chứa đầy sự ngạc nhiên. Nơi tôi ở, chỉ có tôi là người VN duy nhất. Tôi cứ bị ám ảnh mãi bởi đôi mắt đó. Giờ đọc bài này hiểu tại sao rồi. Người Mỹ không có chuyện trao quà bằng hai tay, vì vậy họ không hiểu tín hiệu ngôn ngữ này.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,301,659
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.